Hiển thị các bài đăng có nhãn TẢN MẠN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẢN MẠN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Tướng do tâm sinh, thay đổi vận mệnh bắt đầu từ tâm


Trong cuộc sống của một người, mặc dù vận mệnh của cả một đời đã được định trước, nhưng người ấy vẫn được vận tốt nếu anh ta làm điều tốt và tốt bụng, ngược lại sẽ gặp vận xấu nếu anh ta làm những điều xấu. Vận mệnh của một người có thể thay đổi bất cứ lúc nào, phụ thuộc vào tâm tính của người ấy tốt hay xấu. Trời, đất và Thần giám sát rất kỹ, và không thiên vị. Nếu tâm của một người luôn tập trung vào điều tốt, người đó sẽ tích được đức và vận may, và thậm chí khi họ đối mặt với nguy hiểm, Thần sẽ có thể giúp chuyển vận rủi thành phúc lành. Ngược lại, nếu một người làm những điều xấu, mưu tính những điều xấu xa thì thậm chí nếu anh ta có vận mệnh tốt đi nữa anh ta vẫn kết thúc trong sự đau khổ. Đó là cái mà chúng ta gọi là quy luật nhân quả. Với tâm tính tốt, một người sẽ có vận mệnh tốt, và với tâm tính xấu, một người sẽ có vận mệnh xấu. Có rất nhiều ví dụ trong các cổ thư. Dưới đây là một số từ cuốn sách “Thái thượng cảm ứng thiên hối biên”.
Hai anh em sinh đôi có hai số phận khác nhau, mặc dù họ có cùng mệnh
Trong triều đại nhà Tống, có hai anh em sinh đôi tên là Cao Hiếu Tiêu, và Cao Hiếu Tích, cả hai giống nhau cả về hành vi, trí tuệ và sự thông minh. Năm 16 tuổi, họ cùng đỗ Tú tài. Cùng năm đó, họ lập gia đình, bố mẹ của họ bảo họ mặc quần áo và giày khác nhau để vợ của họ có thể nhận ra.
Một ngày họ gặp Đạo nhân Trần Hy Di, người sau khi nhìn tướng mạo của cả hai, và nói: “Cả hai người đều rất tuấn tú, sống mũi thẳng, môi có sắc hồng. Tai trắng mà có đường viền đỏ, khí thanh thần triệt, đều sẽ đậu vòng trong. Hơn nữa, cả hai đều có hào quang trong mắt, sẽ rất thành công trong kỳ thi!”.
Khi kỳ thi đến vào mùa thu, cả hai đến kinh đô để dự thi và ở với một người họ hàng thân thuộc. Hàng xóm là một quả phụ đẹp. Cao Hiếu Tiêu dốc lòng học tập, không động tư tình. Tuy nhiên, Cao Hiếu Tích đã không kiềm lòng, đã tán tỉnh và tư thông với người quả phụ. Sau đó bị người ta phát giác, nói cho dòng họ của người quả phụ. Người quả phụ sợ tội, đã trầm mình xuống sông tự sát.
Sau kỳ thi, cả hai đến thăm Đạo nhân một lần nữa. Khi Đạo nhân Trần Hy Di nhìn thấy họ, ông khá sốc và nói: “Đã có một sự thay đổi lớn trong tướng mạo. Một đã trở nên thậm chí tốt hơn và một trở nên rất xấu. Hiếu Tiêu có hào quang màu tía trên lông mày, và mắt thì sáng như sao. Cậu sẽ chắc chắn đỗ cao. Lông mày của Hiếu Tích cũng đã thay đổi. Mắt anh ta phù lên, chóp mũi đỏ và tối tăm. Thần sắc đã tiêu tan và biến mất. Sự thay đổi này phải là do đạo đức bị tuột dốc. Cậu sẽ không chỉ trượt kỳ thi, mà còn có dấu hiệu sẽ chết yểu”. Sau đó kết quả kỳ thi được công bố, quả thật Cao Hiếu Tích bị rớt, rồi chết trong thất vọng.
Sau đó, Cao Hiếu Tiêu làm một đại quan và có thanh danh hiển hách, con và cháu của ông cũng có tài năng, phẩm giá. Khi ông tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi, Đạo nhân Trần Hy Di cũng đến chúc mừng. Trong bàn tiệc ông nói, “Thật là khá dễ dàng để xem tướng cho một người bình thường, tuy nhiên sẽ không dễ biết kết quả được. Bởi vì vận mệnh được quyết định bởi thiên thượng, trong khi đó tướng mạo được quyết định bởi những việc mà người ấy làm. Nếu một người có thể thuận theo các nguyên lý của thiên thượng và sống hài hòa với xã hội, thì người đó sẽ chắc chắn thịnh vượng. Thiên thượng rất phân minh công bằng, vận mệnh có thể xuống dốc vì làm việc xấu, và người ta có thể chuộc lỗi bằng cách làm điều tốt. Sự thăng hoa trong tâm tính của một người có thể thể hiện qua gương mặt, và không điều gì có thể tránh khỏi con mắt của người khác. Đó là tại sao chúng ta nói rằng không có cánh cửa của vận may hay vận rủi, bởi vì nó đến và đi căn cứ theo đức hạnh của người ấy”.
Định Thực đỗ vị trí thứ sáu
Trong triều đại nhà Thanh, có một học giả tên là Định Thực. Anh là một người rất thông minh lanh lợi và rất có tài năng, tính cách phóng khoáng. Vì anh ta thích đánh bạc, anh ta thường bị cha nhắc nhở, nhưng anh ta không sửa. Cha anh ta trở nên tức giận và đuổi anh ra khỏi nhà. Định Thực phiêu bạt đến kinh đô, và bằng nhiều cách khác nhau, anh ta được nhận vào trường Thái học.
Một ngày Định Thực đi qua chùa Tướng Quốc, ở đây anh gặp một thầy tướng số bảo anh: “Thần sắc anh trông rất tốt! Ta đã xem tướng mạo cho nhiều người, và ta thấy tướng mạo của anh là tốt nhất”. Sau khi thầy tướng số hỏi tên anh, ông ta viết vào một mảnh giấy và dán lên tường: “Định Thực sẽ đỗ đầu trong năm nay.” Sau đó, Định Thực rất vui vẻ và bắt đầu trở nên kiêu ngạo, anh ta đánh bạc thậm chí còn nhiều hơn. Khi anh ta nghe rằng có hai thí sinh giàu có từ Tứ Xuyên tới, anh ta mời họ đánh bạc. Định Thực liên tục thắng, và cuối cùng anh ta thắng sáu triệu lạng bạc.
Vài ngày sau đó, Định Thực tới chùa Tướng Quốc một lần nữa, thầy tướng số ngạc nhiên nhìn anh ta và hỏi: “Tại sao trông anh kinh khủng thế? Anh không có hy vọng vượt qua kỳ thi, nói chi là đậu Trạng Nguyên”. Vừa nói ông ta vừa gỡ mảnh giấy ông ta từng viết dán lên tường kia xuống. Ông ta thở dài nói: “Nó đã làm hoại danh tiếng của ta. Ta đã đoán sai lần này.” Định Thực ngạc nhiên hỏi ông ta tại sao ông làm thế. Người thầy bói nói: “Khi nhìn tướng mạo, chúng tôi đầu tiên nhìn trán. Nếu màu vàng và sáng bóng, nó là dấu hiệu của điềm lành. Bây giờ, trán của anh trông rất khô và tối. Anh chắc hẳn đã có suy nghĩ xấu hay thu lợi bất chính. Anh đã làm chư Thần nổi giận”. Định Thực hoảng sợ và bảo người thầy bói chuyện đã xảy ra. Anh ta hỏi trong bối rối: “Tôi chỉ vui một chút. Có gì là nghiêm trọng đâu?”. Thầy tướng số phản đối, nói: “Đừng nói với tôi là anh chỉ vui một chút. Bất cứ việc gì bao gồm cả tiền bạc đều được kiểm soát bởi Thiên thượng. Khi một người đã nhận của cải bất chính, thì ông ta sẽ tự nhiên mất đi phúc đức”. Định Thực rất hối hận về những gì đã làm và lo lắng hỏi: “Tôi có thể hoàn lại tiền chăng?”. Thầy tướng số nói: “Nếu anh thật tâm muốn sửa chữa lỗi lầm và trở thành tốt hơn, anh vẫn có thể đỗ thứ 6 trong kỳ thi”. Định Thực vội vàng trả lại tiền cho hai thí sinh giàu có, và thề rằng sẽ không bao giờ đánh bạc một lần nữa.
Quả nhiên, khi danh sách thí sinh thi đậu được công bố, một người tên là Từ Đạt đã đỗ đầu còn Định Thực thì đỗ thứ 6.
Theo minhhue
read more...

BÁN VỊT NỘI (PHEN NÀY MỖ QUYẾT VẪN BUÔN VỊT)


TIẾT CANH VỊT


"Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý, hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người".

Nguồn: Chôm chỉa và bịa đặt bởi Lê Bá Nổ

Nhà mỗ có nuôi 1 đàn vịt siêu thịt, trong đàn có một con tự nhận là mình có tài cao nhất thiên hạ, nhưng vì không có người thưởng thức, cũng chả ai trọng dụng, mỗ thì chả thèm để ý tới nó mỗi khi nó trỗ tài, nên suốt ngày nó đi hết chuồng này đến chuồng kia than thở. Nó đâm ra buồn chán, buồn chán chính nó, buồn chán cả đàn vịt mái yêu thương của nó và nó sinh cáu bẳn, cục cằn, cục cằn đến mức những tiếng “cạp cạp” của loài vịt mà nó cũng bỏ và rồi nó liền sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ mới toanh, đi đâu nó cũng dùng, khiến cho đàn vịt phẫn nộ. Chuyện này gây phiền toái cho nó rất nhiều, không những phiền toái cho nó mà còn phiền toái cho cả nền văn hóa Việt khiến cho các nhà ngôn ngữ học, triết học, văn hóa học, sử học… phải đau đầu tra từ điển, truy tìm nguồn gốc của mớ ngôn ngữ hỗn độn và tối nghĩa này trong tất cả những gì họ có thể. Nó buồn chán, nó thất vọng, nó chê bai, nó chửi bới, nó văng tục… nó than thở cũng chỉ vì nó nghĩ nó có tài trong bụng mà không có người dùng, chủ của nó là mỗ thì lúc nào cũng dọa thịt đánh tiết canh nên nó thất vọng thê thảm.

Một hôm mỗ đang lùa cả đàn ra đồng, nó liền nhào tới hỏi mỗ:
- Ông chủ ơi! Thiên hạ to lớn, không có chỗ để cho tôi đặt chân chăng, chẳng lẽ tôi phải nằm chết dí ở trong đàn vịt của ông chờ ngày lên đĩa à?”
Mỗ nén cơn thèm tiết canh và nhẹ nhàng khuyên:
- Thiên hạ to lớn, chỗ này không phải nơi để ngươi đặt chân là gì? Chuồng mỗ làm đủ lớn để vịt mái đẻ trứng, đủ chỗ cho chú đú đỡn, đủ rộng cho chú vỗ cánh mỗi khi bèo, cám dính người. Chú còn đòi hỏi gì cao xa mà không biết tự hài lòng với bản thân?

Nó lại gặng:

- Nhưng con muốn như con chim hồng chim hộc bắt cá bể khơi. Con muốn như chị thiên nga bay ngang bầu trời. Con muốn giống anh đại bàng tinh anh, móng nhọn. Con muốn như chị cú mèo có dung mạo đẹp đẽ…

Mỗ tóm 2 chân nó lên và bảo:

- Này con vịt đực ngu đần và kiêu ngạo kia? Còn ta thì muốn ngươi vào nồi luộc, tiết của ngươi thì được làm tiết canh. Thân thể ngươi đem làm món xáo măng. Ngươi thỏa lòng rồi chứ?

BÀN:
Người kiêu ngạo thì giống như toà nhà xây trên cát, xây mộng ảo trên mây để rồi chết lúc nào không biết. Mà có khi đến khi chết họ vẫn không biết mình đã chết để rồi suốt ngày chỉ là cái vong vật vờ đi tìm thân xác của mình. Thương thay!
Mà kiêu ngạo là gì? Người kiêu ngạo là người nghĩ về mình quá cao, cho mình là quan trọng và có giá trị hơn tất cả mọi người. trên đời này không gì khó chịu bằng phải đối diện một người kiêu ngạo, vì người có tính kiêu ngạo luôn cho mình là hay mà không bao giờ thấy cái hay cái tốt nơi người khác. Người đó không chấp nhận người khác bằng mình chứ đừng nói đến chuyện chấp nhận người khác hơn mình. Kiêu ngạo là không biết mà phách lối, không học mà đòi dạy người khác…
Vì sao họ lại như thế? Là vì họ học chưa tới nơi tới chốn, họ chỉ mới học ghép vần nhưng khoái phun ra thơ, họ mới viết thạo đã đi dung ngôn từ để thể hiện những lời chợ búa. Tóm lại, họ chỉ mới bước chân đứng nơi thềm cửa nhà đã la lên: “Trong nhà chẳng có gì đáng quan tâm”…Họ đến lớp học, mới thấy ông thầy, đã chê ông thầy này dở, ông thầy kia kém…
Họ biết được vài kỹ xảo, học được vài chữ thì liền coi đó như mình đã học hết chữ của thiên hạ để rồi họ nghĩ họ đứng trên đầu thiên hạ và thiên hạ đều chả ra gì, chỉ là cái ụ đất để họ dẫm lên. Chính điều này đã khiến người khác nhìn vào và cảm thấy thương hại, tội nghiệp cho họ.

Mỗ cũng vậy! Mỗ tội nghiệp cho con vịt của mỗ lắm. Giá như nó khiêm tốn một chút, nó biết học hỏi một chút, biết đâu một ngày nào đó nó sẽ vỗ cánh bay được vài mét và thốt lên: Trời đất bao la như thế nầy, từ xưa đến nay ta chỉ nghĩ trời cao không quá giàn mướp, biển rộng không qua bờ ao…”.
Đấy! Người kiêu ngạo cũng như thế: ở đâu họ cũng cảm thấy không xứng đáng cho mình đặt chân, vì họ cho mình vượt trội hơn tất cả.

Cho nên:

Hình hài của mẹ của cha
Trí khôn đời dạy, đói no tự mình
Sang hèn trong kiếp nhân sinh
Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi
Không hơn hãy cố gắng bằng người
Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh

Có chí thì ham học
Bất chí thì ham chơi
Trí khôn tạo nên người
Đức nhân tìm ra bạn
Thành đạt nhờ đức dày
Làm nên nhờ có thầy
Đủ đầy nhờ có bạn
Gái ngoan nhờ đức hạnh
Trai mạnh nhờ lực cường
Tươi đẹp lắm người thương
Lực cường nhiều kẻ mạnh
Dễ thích nghi thì sống
Biết năng động thì nên
Đủ tài trí làm nên
Đủ sức bền thì thắng
Biết mình khi hoạn nan
Hiểu bạn lúc gian nguy
Nghèo hèn bởi tự ti
Ngu si vì tự phụ
Tài đức cao hơn phú
Hạnh phúc đủ hơn giàu
Sống trung tín bền lâu
Tình nghĩa sâu hạnh phúc
Đủ tài thì đỡ cực
Đủ sức thì đỡ nghèo
Dốt nát hay làm theo
Hiểu biết nhiều thì lợi
Hỏng việc thì hấp tấp
Va vấp bởi vội vàng
Cảnh giác với lời khen
Bình tâm nghe lời trách
Quá nghiêm thì ít bạn
Dễ dãi bạn khinh nhờn
Không hứa hão là khôn
Không tin xằng ít vạ
Làm ơn đừng mong trả
Được ơn nhớ đừng quên
Nhu nhược bị ép trèn
Quá cương thì bị gãy
Cái quý thì khó thấy
Dễ lấy thường của tồi
Của rẻ là của ôi
Dùng người tội sinh vạ
Đẹp lòng hơn tốt mã
Nền nã hơn kiêu kì
Thận trọng từng bước đi
Xét suy khi hành động
Hiểu biết nhiều dễ sống
Luôn chủ động dễ thành
Thận trọng trước lợi danh
Giữ mình đừng buông thả
Tránh xa phường trí trá
Tai vạ bởi nể nang
Tài giỏi chớ khoe khoang
Giàu sang đừng kênh kiệu
Học bao nhiêu vẫn thiếu
Học bao nhiêu chẳng thừa
Nhân đức nhờ bán mua
Được thua không nản trí
Đủ đức tài bớt lụy
Đủ dũng khí chẳng hàng
Có vợ đảm thì sang
Có bạn vàng thì quý
Đói nghèo vì bệnh sĩ
Quẫn trí dễ làm liều
Tỉnh táo với tình yêu
Biết điều khi yếu thế
Lo việc nhà chớ kể
Ân nghĩa chớ đếm đong
Người phúc lộc nhờ nguồn
Sống bất nghĩa tai ương
Sống bất lương tù ngục
Phải cầu xin là nhục
Phải khuất phục là hèn
Hay đố kị nhỏ nhen
Hay ép trèn độc ác
Lắm gian truân càng sáng
Nhiều hoạn nạn càng tinh
Với mình phải nghiêmminh
Với chúng sinh thân ái
Đang thắng phòng khi bại
Gặt hái phòng mất mùa
Thói quen thường khó chừa
Say sưa thường khó tỉnh
Sống ỉ lại ăn sẵn
Dễ bạc phân tán mình
Sống dựa dẫm ngu đần
Sống bất cần phá sản
Hay đua đòi hoạn nạn
Quá nể bạn tai ương
Gia đình trọng yêu thương
Sống nhịn nhường hỉ hả
Thiếu tình thương man trá
Gắn vàng đá cũng tan
Biết dạy dỗ con ngoan
Chịu bảo ban con giỏi
Tinh khôn nhờ học hỏi
Cứng cỏi nhờ luyện rèn
Sống vì nhau dễ bền
Sống vì tiền đổ vỡ
Rèn con từ mới nở
Khuyên vợ lúc mới về
Muốn hiểu cần lắng nghe
Khốn nạn quên mẹ cha
Tốt đẹp hãy bày ra
Xấu xa nên đậy lại
Có ích thì tồn tại
Có hại thì diệt vong
Nhiều tham vọng long đong
Lắm ước mong lận đận
Hay vội vàng hối hận
Quá cẩn thận lỗi thời
Biết được người là sáng
Hiểu được bạn là khôn
Khiêm tốn là tự tôn
Kiêu căng là tự sát
Hứa trước thì khó đạt
Hèn nhát thì khó thành
Thù hận bởi lợi danh
Tranh giành vì chức vị
Giàu sang hay đố kị
Tài trí sinh ghét ghen
Tham giàu thì cuồng điên
Tham quyền thì độc ác
Vì tiền thì dễ bạc
Vì tình nghĩa bền lâu
Người hiểu nói trọn câu
Người dốt tâu phách lối
Có quyền thì hám lợi
Có tội thường xum xoe
Khờ dại hay bị lừa
Nó bừa hay vạ miệng
Đa ngôn thì tai tiếng
Ngậm miệng dễ được tin
Hám lợi hay cầu xin
Hám quyền hay xu nịnh
Thật thà hay oan trái
Thẳng thắn hay bị hại
Thông thái hay bị ngờ
Chiều con quá con hư
Tiền của dư con hỏng
Giàu mạnh thường thao túng
Nghèo vụng dễ theo đuôi
Người tài giỏi khó chơi
Kẻ trây lười khó bảo
Thành tâm thì đắc đạo
Mạnh bạo việc dễ thành
Quân tử thì trọng danh
Tiểu nhân thì trọng lợi
Bất tài hay đòi hỏi
Lộc lõi khó khiêm nhường
Tình nghĩa thường khó quên
Nợ nhân duyên khó trả
Khó thuần phục kẻ sĩ
Khó phòng bị tướng tài
Biết chấp nhận thảnh thơi
Hay hận đời đau khổ
Của quý thì khó giữ
Con cầu tự khó nuôi
Nhà dư của hiếm hoi
Nhà lắm người bạc cạn
Khó gần người quá sạch
Vắng khách tại quá nghèo
Dễ nổi danh kị hiền
Dễ kiếm tiền khó giữ
Kiếp người là duyên nợ
Lành vỡ lẽ thường tình
Bại thành từ lực trí
Thời gian đừng uổng phí
Biết suy n
read more...

VỊT ĐỰC XUẤT NGOẠI

VỊT ĐỰC XUẤT NGOẠI

(PHEN NÀY MỖ QUYẾT ĐI BUÔN VỊT)

PHẦN 1: VỊT ĐỰC XUẤT NGOẠI (Tặng Công Tử Rừng Phong)

Nguồn: Chôm và bịa bởi Lê Bá Nổ


Vịt đực từ lúc thoát khỏi Việt Nam sang Mỹ định cư và được tiếp xúc với một nền văn minh ngoài nông nghiệp, hắn ngẫm lại mà than: Cha mẹ mình đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nên chả biết tí gì là văn minh, nghèo nàn lạc hậu nhưng lại hay lên mặt dạy con những điều hay lẽ phải… Từ đó, nó càng ngày càng cảm thấy cha mẹ là đạo đức giả, khó mà thông cảm, nó cảm thấy tất cả mọi người trên đất tổ là lạc hậu, nhạt nhẽo, không tiến bộ, xã hội thì lỗi thời, lỗi thời đến mức hắn đem cả văn hóa ra chế giễu.

Quả thật, nó không thể chịu đựng, và không ngừng chỉ trích, trách móc, nó hỏi Thượng Đế:
- Thế giới này sao lại vô vị đến vậy, người Việt tại sao lại lỗi thời, cổ hũ đến vậy, Ngài xem có cách gì sửa đổi được không?

Thượng Đế liền bảo:
- Này con, sửa đổi lại không phải là thế giới này, không phải là tộc Việt này mà người phải sửa đổi chính là con đó.

Thượng Đế nói tiếp:

- Nếu tri thức để cho người kiêu ngạo, thì tri thức sẽ làm cho người ấy ngã nhào. Nếu sự giàu có để cho người hợm hĩnh, khinh người thì người ấy coi như đang tự bóp cổ mình. Nếu người tự kiêu căng, ngạo mạn tức người đó đang tự túm tóc mình lôi lên. Nếu người khong biết mình thì người ấy cũng chỉ giống con ếch, tự pình cổ mình ra để to bằng con bò. Và nếu học vị để cho người ham hư vinh, thì học vị giống như một bức tường vậy, đem người ta đóng kín ở bên trong…

BÀN

Có người được may mắn đi định cư nước ngoài (Bằng con đường vượt biên hay hội tụ gì không biết) họ trở nên vênh vang tự đắc, coi bạn bè, đồng bào, đất nước không ra gì.
Có người ra nước ngoài học được vài chữ thì khoe khoang khắp nơi, đem cái mác được cấp đi lòe thiên hạ. Nhưng thực chất họ học hành chẳng ra cái giống gì cả.
Người Việt ngày nay thường có tính sính ngoại, đồng ý là các nước ấy văn minh, tiến bộ, nhưng ta nên học những cái hay của họ, để áp dụng cho mình, giúp ích cho tổ quốc. Chứ không phải là học cái thói kiêu căng, ngạo mạn và khinh người như rác, chửi bố mẹ như hát hay, phỉ nhổ vào tổ quốc của mình.
Có người ra đi, tiếng bản địa thì dần quên, ngôn ngữ mới thì bập bõm vậy mà đã coi khinh, chửi bới lại nơi mình sinh thành. Họ chê luôn cả cái xứ mà cuội nguồn tổ tiên họ vĩnh viễn nằm lại.
Tôi nghiệm thấy rằng, họ chê vì họ không đủ trình độ để hiểu, đọc mà chẳng hiểu gì, đọc như trẻ em tiểu học đọc sách đại học, đọc được mặt chữ, còn ý nghĩa thì như người mù sờ voi. Trường hợp này ngày nay không thiếu, và mỗ cũng đã có dịp diện kiến nhiều người sau khi trở về Việt Nam rồi.
Đến đây mỗ thấy, có lẽ những con người này đáng thương hơn đáng trách. Thương vì lẽ ngàn năm ăn khoai ăn sắn, chân đất mắt toét theo mẹ ra đồng, chẳng khi nào được bữa com ngon vì lũ lụt thiên tai… Thương vì họ đang là những người Việt thơ ngây, khi ra đi thì vập ngay 1 nền văn minh mới, mọi thứ đều mới để rồi nền văn minh đó, đồ ăn đó đã vỗ béo cái xác, khiến mỡ lợn bít kín tâm hồn họ, nên họ quay sang phỉ bang quê hương cũng là chuyện thường tình. Nên hãy coi đó như là bệnh dịch vậy.
Còn trách ư? Có gì để trách đâu? Thương còn chẳng hết thì trách làm gì? Họ thấy họ thấp kém nên xấu hổ, họ thấy vậy bởi tư duy của họ như vậy. Họ kiêu căng vì họ thấy người ở lại nơi bản xứ lạc hậu, nghèo hèn, nhưng chính họ không biết cởi mở tình thương để san sẻ.
Có lẽ họ học được nhiều, hiểu được không ít nhưng vùng đất mới đó không dạy họ được tí gì về “đức khiêm tốn” cả.
Ở đây, là người Việt thì ai cũng biết thế nào là khiêm tốn mà, sao họ không biết chứ?
-Người khiêm tốn mà học hỏi thì như than hồng âm ĩ cháy mãi. Người khiêm tốn mà học hỏi thì như mặt trời từ từ ló dạng ở phương đông, cho đến lúc toả sáng, đem lại ánh quang cho mọi người.
Mỗ nhớ đức Giêsu đã nói Nước Trời không mạc khải cho những kẻ thông thái khôn ngoan đó sao ?
Vì sao vậy? Vì đơn giản là tâm hồn của họ đã chứa đầy mọi thứ thông thái khôn ngoan của thế gian rồi, còn chỗ đâu nữa mà chứa sự vĩ đại của Nước Trời chứ!

read more...

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Khiêm-Nhường và Kiêu-Ngạo


Khiêm-Nhường và Kiêu-Ngạo

Trong tiếng Việt, có một sự trùng hợp thú vị giữa hai tánh hoàn toàn đối lập: Khiêm Nhường và Kiêu Ngạo đều viết tắt là K.N. Ai ai cũng mến người khiêm nhường và ghét người kiêu ngạo, nhưng đào luyện được tánh khiêm cho chính mình không phải dễ, vì kiêu căng hình như là bản tánh của loài người. Tác giả truyện “Tây Du Ký” muốn nêu lên tâm lý con người giống con khỉ Tôn Ngộ Không trước khi bị bắt phục là muốn bằng trời (nên tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh). Thánh Kinh cho biết con người tuy là con cái của Thượng Đế mà lại học đòi nết xấu của Satan. Theo sách Êsai (14:12-15), Satan chính là thiên sứ Lucifer phản nghịch muốn dành quyền tể trị của Đức Chúa Trời, đã cám dỗ bà Êva ăn trái cấm mà phạm tội bất tuân.
Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã (Châm Ngôn 16:18)*. Câu này là một câu Kinh Thánh gốc mà nhiều tín hữu Tin Lành học thuộc. Bản dịch Anh ngữ theo New KJV là: Pride goes before destruction, and a haughty spirit before a fall . Bàn về chữ “Pride” trong câu tiếng Anh này thì chúng ta có thể bối rối. “Pride” có 2 nghĩa khác nhau: một nghĩa nói lên niềm tự hào, hãnh diện, tánh tự trọng thì không có gì đáng trách; nghĩa thứ hai là tự thị, tự cao, tự đại, kiêu ngạo là tánh xấu. Các nhà tâm lý học cho rằng trẻ con không được thúc đẩy bằng “pride” sẽ dễ trở nên yếu đuối, nhu nhược, sẽ có “low self-esteem” nghĩa là thiếu tự trọng thì sẽ không làm nên việc gì. Vậy vấn đề ở đây là tìm sự quân bình: “pride” vừa phải, đúng mức là tự trọng, là tốt; nhưng để đi tới quá mức thành kiêu căng, hợm hĩnh là đáng ghét. Vì vậy dịch chữ “pride” và hình dung từ của nó “proud” phải cẩn thận vì tùy ý trong câu, còn chưa rõ nghĩa cứ dịch là tự hào (tự hào có thể tốt hay xấu tuỳ câu văn.)

Kiêu ngạo giả: có những người có vẻ khinh thế, ngạo vật mà thật sự họ không kiêu căng. Những người này ban đầu tánh rất tốt, nhưng bị lừa gạt, nên mất lòng tin mà tỏ ra bất cần. Họ đáng thương
hơn đáng trách. Điền Tử Phương trong câu chuyện “Khinh Người” trong số báo này là điển hình.

Khiêm Nhường giả: lại có những người bên ngoài rất khiêm tốn, nhưng bên trong lại kiêu ngạo ngầm.Đây là điều không hay mà ai trong chúng ta cũng có thể mắc.Chúng ta có thể tự thị, khoe khoang tánh khiêm nhường của mình nữa!

Chúng ta thử tìm hiểu Khiêm Nhường và Kiêu Ngạo qua Kinh Dịch và Kinh Thánh:

Kinh Dịch, quyển sách cơ bản của đạo học Đông phương, rất chú trọng đến đức Khiêm (謙 ) Quẻ thứ 15 trong Kinh Dịch là Địa Sơn Khiêm, nghĩa là núi tuy cao nhưng chịu nhún nhường nằm dưới đất, hoặc nói cách khác đất tuy thấp nhưng trong lòng lại có chứa núi, có ý nói về người có bản lãnh nhưng cư xử ôn nhu, khiêm tốn. Trong quẻ chứa những câu dạy dỗ rất hay về đức Khiêm. Xin trích một đoạn trong tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch, đạo của người quân tử: Khiêm là đạo của trời, đất và người. Trời có đức khiêm vì ở trên đi xuống chỗ thấp mà sáng tỏ; đất có đức khiêm vì chịu ở duới mà đi lên. Đạo trời, cái gì đầy thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho (Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm: 天 道 虧 盈 而 益 謙 ). Đạo đất, đạo quỉ thần cũng vậy. Còn đạo người, thì ghét kẻ đầy, tức sự kiêu căng thỏa mãn, mà thích kẻ khiêm tốn (Nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm: 人 道 惡 盈 而 好 謙 ).

Trong Địa Sơn Khiêm, chúng ta còn được nhắc dù gặp hoàn cảnh khó khăn cách mấy như vượt sông lớn, cứ cố giữ đức khiêm nhường rồi kết quả vẫn tốt: khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, cát (謙 謙 君 子 用 涉 大 川 吉).

Khiêm nhường là coi trọng người khác, thấy ở bất cứ người nào cũng có những điều chúng ta có thể học hỏi được; biết nhìn nhận khuyết điểm hay lỗi lầm của mình. Khi nghe những lời phê bình về mình mà nóng mặt, hay sôi máu là coi chừng mình thiếu sự khiêm nhường.


Đức Chúa Giê-xu dạy môn đồ phải khiêm nhường như em bé (Mathiơ 18:3-4.)

Chúa Giê-xu kêu các sứ đồ đến mà dạy: “ai muốn làm đầu, thì phải làm rốt hết và làm tôi tớ mọi người” (Mác 9:35); “Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên” (Mathiơ 23:12). Chính Chúa đã đích thân rửa chân cho 12 môn đồ để dạy bài học khiêm nhường trong phục vụ.

Khiêm nhường là làm vui lòng Chúa, khiêm nhường sẽ nhận được sự dẫn dắt của Ngài.

Người khiêm nhường sống trong hòa bình. Họ không tranh thắng, không cãi cọ với anh em mình để dành phần phải. Họ không tạo kẻ thù một cách vô ích. Khi biết làm mếch lòng ai, họ sẵn sàng hạ mình xin lỗi. Khi ai làm mếch lòng họ, họ không bận tâm và tha thứ ngay khi người đến xin lỗi. Vì “chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm” (GiaCơ 3:2). Thánh Phao-lô khuyên: “Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau; đừng ao ước sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhượng. Chớ cho mình là khôn ngoan (Roma 12:16).

Khi mình đắc ý, đắc chí, khoái tỉ về mình hay những gì liên quan tới mình thì chúng ta thường tâm sự với người khác. Nếu chỉ nói qua một lần như chia sẻ tâm tình thì không có gì đáng trách, nhưng khoe quá lần thứ hai thì dễ thành người “vô duyên”. Ông La Rochefoucauld (1613-1680) ghi trong tác phẩm Maxims: “tự hào về mình thì được,nhưng khoe cho người khác là lố bịch” (It is as proper to have pride in oneself as it is ridiculous to show it to others). Hãy nhớ lời dạy của người cha trong KinhThánh: “Hãy để cho kẻ khác khen ngợi con, miệng con chẳng nên làm; Để cho người ngoài tán mỹ con, môi con đừng làm” (Châm Ngôn 27:2). Câu tục ngữ Việt “Mèo khen mèo dài đuôi” hay câu ngạn ngữ của Hòa Lan: “Con khỉ càng leo cao thì càng hở mông” (When apes climb high, they show their naked rumps) ngụ ý chê người hay khoe mình, tự cao tự đại.

Khoe khoang là kiêu ngạo. Thánh Kinh cho rằng con người không có một cơ sở nào để hợm mình,khoe khoang về những gì mình có, hay những gì mình thực hiện được; vì tất cả là quà Thượng Đế ban cho. Trong một bức thư gửi cho Hội Thánh Côrinhtô, thánh Phaolô nhắc: “Ai bảo là anh chị em hơn người khác? Có gì anh chị em có mà không phải là quà tặng đâu? Và nếu là quà tặng thì tại sao anh chị em tự hào như thể quà đó do tay mình làm ra?” (1-Côrinh 4:7 Bản Phổ Thông).

Người kiêu ngạo chỉ thấy mình là tất cả, mình hay hơn, khôn hơn người khác, ý của mình luôn đúng, văn thơ mình luôn hay, họ không thấy trời cao đất rộng, như ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung.

Đức Chúa Trời quở trách những người này: “Bọn kiêu căng, Chúa tởm kinh, căm ghét” Châm Ngôn 16:5 (Thi Ca Thánh Kinh);

Kiêu ngạo là tự dối mình: “Nếu người nào tưởng mình quan trọng lắm, mà thật ra chẳng là gì cả, thì người ấy đã tự lừa dối lấy mình” (Galati 6:3. Bản Dịch Hiện Đại).

Hiền triết Đông Phương nhấn mạnh “Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích” (滿 招 損 , 謙 受 益 ) có nghĩa là “tự mãn, kiêu ngạo sẽ mời gọi sự tổn hại, còn khiêm tốn thì nhận được lợi ích.” Thánh Kinh cũng phân biệt rõ: “Sự kiêu ngạo của người sẽ làm hạ người xuống; nhưng ai có lòng khiêm nhượng sẽ được tôn vinh” (Châm Ngôn 29:23). Chúng ta cũng cần có sự quân bình trong đời sống tinh thần về mặt này: có tinh thần tự trọng, tự hào mà không kiêu căng, có mỹ đức khiêm nhường mà không tự ti, nhút nhát.
NSM
* Kinh Thánh Công giáo dịch là: “Kiêu căng đưa
đến sụp đổ, ngạo mạn dẫn đến té nhào”.
read more...

Sáng và tối


Sáng và tối




Có những người ở bên cạnh mình cả vài chục năm mà mình không biết tông tích ra sao. Mà có biết cũng chỉ biết phần sáng chứ phần tối thì tối bưng. Đôi khi biết được điều gì đó thì lại là những phần sáng đáng kính!

Rồi cũng có ngày biết, nhưng đó là ngày không vui vì thường là ngày tạ thế của đương sự. Đó là bài văn điếu, bản tường trình công trạng của mỗi người trong thời gian làm người. Rất trịnh trọng, nhưng cái biết ấy cũng chỉ là khoảng sáng. Cả khoảng sáng khả kính ấy cũng không hẳn đã đúng như ta muốn. Người có vị trí càng cao thì khoảng sáng càng lớn và đôi khi còn sáng hơn bình thường, vì ở bài văn điếu người ta chỉ góp nhặt cái hay thêm vào để nói lời tốt đẹp cuối cùng với người ra đi. Không ai lại đi tiếc người chết một lời khen bao giờ.

Nhiều người biết điều ấy, nhưng vẫn thắc mắc với cái góc khuất. Con người vốn tò mò, luôn muốn nhìn thấu cả khoảng tối của người khác, mà nhất là khoảng tối của những người có danh hoặc có vị trí xã hội thì càng dễ bị tọc mạch.

Chẳng biết để làm gì với cái khoảng tối của người khác. Nhưng sự tìm tòi khoảng tối thì phần lớn chỉ là để thỏa mãn tò mò, kéo nó xuống càng thấp càng gần mình càng tốt, muốn sát mắt cho thật rõ đến chi tiết rồi... cũng chẳng để làm gì ngoài việc làm vốn buôn dưa lê! Trừ nghiên cứu của những người làm sử với các vĩ nhân thì lại là chuyện khác.

Tôi nghĩ con người có hai mặt âm dương như mặt trời mặt trăng. Con người là vậy. Vế nào thái quá đều là bất bình thường. Con người chỉ toàn cái tốt, hoặc toàn cái xấu mới là không bình thường, vì sống là phải vận động, vận động để tồn tại nên trong nhiều cái tốt cũng có lúc mắc sai lầm.... Đó là qui luật, chỉ có thể ngày dài đêm ngắn hoặc ngược lại mà thôi

Tôi thường sợ những gì sáng quá, và tôi nghi ngờ điều đó.

Tôi lại sợ chỗ tối tăm quá, vì không thấy gì và ở đó có thể dễ có cạm bẫy.

Tôi đã từng đi trong cuộc sống lờ nhờ giữa sáng và tối bao nhiêu năm nay rồi. Có lúc cũng nhầm lẫn sáng thành tối, lẫn tối thành sáng, rồi mới nhận ra: phân biệt sáng tối là ở nhận thức chứ không phải ở tai nghe hoặc mắt nhìn!

Đỗ Đức
Thể thao văn hóa
read more...

Vẽ Rắn Thêm Chân

Vẽ Rắn Thêm Chân
Nguồn: Chôm chỉa

Nước Sở có một người thưởng cho các môn khách một bình rượu.
Các môn khách đều nói: "Bình rượu này mà cho nhiều người uống, tất nhiên là không đủ; cho một người uống thì lại thừa thãi. Hay là để chúng tôi mỗi người tự vẽ trên đất một con rắn, ai vẽ xong trước thì để cho người ấy uống". Mọi người đều tán thành.
Một lát sau có người vẽ xong một con rắn nên rất đáng được uống rượu, anh ta nhìn người khác đang còn vẽ, thì trong lòng rất là đắc ý, bèn đưa tay trái ra nhấc bình rượu, tay phải tiếp tục vẽ, khoe khoang nói: "Tôi còn có thể vẽ thêm chân cho rắn".
Người biết vẽ chân rắn chưa vẽ xong, thì một người khác đã vẽ xong con rắn, đoạt lại bình rượu nói:"Rắn vốn là loài không có chân, sao anh lại thêm chân cho rắn chứ?"
(Chiến quốc sách)
Suy tư:
Người kiêu ngạo thì luôn là như thế, không những hại mình mất tiếng tốt, mà còn bị người khác coi thường.
Người kiêu ngạo thì hay tâng bốc người khác để người khác tâng bốc mình. Họ giống như trái bóng da được các thủ môn (đá) phát bay rất cao rất xa, mà không biết mình rơi xuống nơi cầu thủ nào trên sân cỏ!
Người kiêu ngạo cũng giống như anh chàng vẽ rắn thêm chân, đem cái không có bỏ vào nơi cái có để thỏa mãn tính khoe khoang của mình; phê bình cái đã có, đả phá cái sẽ có để biện minh cho sự hiểu biết và giải thích của mình là đúng theo "truyền thống" của kinh điển!
read more...

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

LÒNG TIN

LÒNG TIN

Một người hỏi Thượng Đế: “Cái gì là lòng tin?”
Thượng Đế trả lời: “Đối với sự việc mong đợi, có thể nắm vững; đối với sự việc chưa nhìn thấy, có thể xác định”.

BÀN:
“Vì đã thấy Thầy, nên anh tin,
Phúc cho những người không thấy mà tin” (Ga 19, 29).
Tin là phó thác: tôi tin vào Thiên Chúa, tôi phó thác đời sống tôi cho Ngài, không nghi ngờ gì cả.
Tin là yêu: tôi tin Thiên Chúa, cho nên tôi yêu mến Ngài.
Tôi không thấy Ngài, nhưng tôi tin, tôi yêu và tôi hy vọng vào Ngài. Bởi vì Giáo Hội dạy tôi như thế, trụ vạn vật đã “nói” như thế và trí óc tôi bảo như thế.
Vợ tin chồng, nhưng không vững bền, vì chồng cũng là con người, cho nên cũng có lúc không đáng tin như tin Thiên Chúa.
Bạn bè tin tưởng nhau, nhưng cũng không đựơc bảo đảm, vì cũng có lúc lừa dối nhau, chỉ có Thiên Chúa là Đấng không hề lừa dối ai.
Tin là yêu, là hy vọng.


read more...

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

VỨT CÁI TÂM ĐI

VỨT CÁI TÂM ĐI
Nguồn: Lê Bá Nổ (Chôm chỉa và bịa đặt)

PS: Mọi sự vốn dĩ chả phải của ai, của trời đất bày ra rồi ta chôm lấy mà dùng vậy!

Mỗ hỏi Thượng Đế:
“Có phương pháp gì để bỏ đi buồn phiền lo nghĩ và tạp niệm trong lòng của chúng ta không?”
Thượng Đế trả lời:
“Vứt bỏ cái tâm đi”
Mỗ giật mình!
“Như vậy thì không còn tâm hồn nữa hay sao?”
Thượng Đế cười:
“Thì còn nó đâu để mà buồn phiền lo nghĩ và tạp niệm chứ!”


Lời bàn

Người sung sướng thì không lo nghĩ gì cả, vì có đủ mọi thứ rồi còn lo nghĩ gì nữa chứ? Họ cứ ngao du sơn thủy, thả hồn cùng mây và ngủ cùng trăng sao thôi. Như vậy há chẳng vui sướng và hạnh phúc đó sao?
Ôi! Nhiều lúc nhìn những người điên tôi cảm thấy họ thật là sung sướng. Những người điên họ không lo nghĩ, họ vô tư, vì họ không còn tâm trí nữa, họ sống theo bản năng của con người, họ chẳng phụ thuộc hay bị ràng buộc vào lí trí tăm tối.
Đem cái tâm mà vứt bỏ đi? Mới nghe mà tưởng là hàm hồ, thiếu suy nghĩ, và 1 người bình thường khó ai có thể chấp nhận chuyện đó. May ra chỉ có người điên mới làm được chuyện đó thôi vậy.
Ở đây, chúng ta không điên, chúng ta rất tỉnh táo, nhưng nếu ta vứt được cái tâm đi, có lẽ ta đã hòa cùng vũ trụ này rồi. Thật là khó khăn biết chừng nào.
Cuộc sống lo âu, tiền ăn tiền mặc, tiền học phí cho con cái, tiền bảo hiểm, bị thất nghiệp, lo mất việc, sợ bị bệnh v.v… làm sao mà không lo đựơc chứ? Khổ quá! Được sống trên đời này, tưởng là 1 diễm phúc, nhưng suy cho cùng hóa ra lại là sự khổ ải bởi cái tâm dày vò và lí trí mù dở…
Mỗ nhớ Lão Tử có nói thế này:

天 地 不 仁, 以 萬 物 為 芻 狗. 聖 人 不 仁, 以 百 姓 為 芻 狗.天 地 之 間, 其 猶 橐 籥 乎. 虛而 不 屈, 動 而 愈 出. 多 聞 數窮, 不 如 守 中.

Phiên âm:

1. Tiāndì bùrén, yǐ wànwù wèi chú gǒu. Shèngrén bùrén, yǐ bǎixìng wèi chú gǒu. Tiāndì zhī jiān, qí yóu tuó yuè hu. Xū ér bùqū, dòng ér yù chū. Duōwén shù qióng, bùrú shǒu zhōng.
Tức là:
1. Trời đất không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.
2. Thánh nhân không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.
3. Khoảng trời đất giống như ống bễ.
4. Trống không mà không hao kiệt, càng động, hơi càng ra.
5. Nói nhiều cũng chẳng hết, thà giữ lấy Trung.
(Chương 5, hư dụng, 虛 用, Thiên địa bất nhân 天 地 不 仁)
Trời đất đối với vạn vật chí công vô tư, không hề có sự thiên tư, thiên vị. Vạn vật trong trời đất này đều được chi phối bằng những định luật vĩnh cửu, chính vì vậy mới trường tồn. Mùa xuân vạn vật sinh sôi, hoa cỏ đua tươi, khí hậu đầm ấm, lúc ấy không phải là trời đất có lòng thương hơn; mùa đông khi sương sa tuyết phủ, lá rụng hoa rơi, mưa phùn gió bấc, lúc ấy không phải là trời đất mang dạ oán hờn, mà chính là vì chu kỳ biến dịch đã tạo nên những hình thái như vậy.
Trời đất cưu mang, sinh trưởng, che chở vạn vật như vậy, không phải bằng lòng nhân tầm thường của nhân thế, mà bằng một lòng nhân siêu việt. Vì siêu việt nên người ta lại cho là trời đất bất nhân.
Chúa Giêsu nói: “Hãy coi chim trời, chúng nó không gieo không gặt, mà cũng không chết đói, hoa huệ ngoài đồng, không dệt không thêu, mà áo cẩm bào của vua Salômon cũng không đẹp bằng…” (Mt 6, 25- 34).
"Thương thay lũ kiến li ti
Có ăn được mấy, phải đi kiếm mồi"
Thôi đành vứt bỏ cái tâm đi mà phó thác mọi sự cho Thượng Đế, cho ông Chúa, ông Phật vậy, như thế há chẳng được thảnh thơi, ngày ngày vui chơi nơi đầu nguồn sơn cước, tối về uống rượu, đọc sách ngâm thơ. Vậy thì còn thiên đàng hay niết bàn nào bằng được nữa?
read more...

CHUYỆN LẠ CỦA LOÀI NGƯỜI

CHUYỆN LẠ CỦA LOÀI NGƯỜI
Nguồn: Chôm chỉa

Có người hỏi Đức Dalai Lama:
- Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất ở nhân loại?
Ngài trả lời:
- "Con người... bởi vì con người phung phí sức khỏe để tích tiền của, rồi lại bỏ tiền ra để tìm mua lại sức khỏe.
Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống với hiện tại lẫn tương lai.
Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết...
Nhưng rồi sẽ chết như chưa bao giờ đã từng sống "
read more...

Niềm tin


Niềm tin


Một cuộc trò chuyện thú vị giữa một anh sinh viên và một vị giáo sư
Giáo sư: Cậu theo Thiên Chúa Giáo đúng không?



… Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư.

Giáo sư: Thế có nghĩa là cậu tin vào Chúa?

Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa Giáo sư.

Giáo sư: Thế Chúa có tốt không?

Sinh viên: Vâng có chứ.

Giáo sư: Thế Chúa có đầy quyền năng đúng không?

Sinh viên: Vâng.

Giáo sư: Anh trai tôi đã qua đời vì ung thư ngay cả khi anh ấy đã cầu xin Chúa chữa lành bệnh. Chúng ta hầu như ai cũng muốn giúp đỡ những người đang trong cơn ốm đau. Nhưng Chúa thì không. Thế thì Chúa tốt ở chỗ nào?

(Cậu sinh viên im lặng.)




Giáo sư: Cậu đâu trả lời được đúng không? Bắt đầu lại nào cậu trẻ. Chúa có tốt không?

Sinh viên: Thưa có.

Giáo sư: Thế quỷ sa tăng có tốt không?

Sinh viên: Không.

Giáo sư: Thế sa tăng từ đâu mà ra?

Sinh viên: Từ… Chúa…

Giáo sư: Đúng vậy. Ta hỏi nhé, thế giới này có cái ác không?

Sinh viên: Có.

Giáo sư: Thế ai tạo ra cái ác?

(Cậu sinh viên không trả lời.)

Giáo sư: Trên đời này có bệnh tật? Có sự vô đạo đức? Sự thù oán? Xấu xa? Những thứ kinh khủng đó luôn đầy rẫy trên thế giới này đúng không?

Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư.

Giáo sư: Vậy thì ai tạo ra những thứ đó?

(Cậu sinh viên không lên tiếng.)

Giáo sư: Khoa học nói chúng ta có 5 giác quan để nhìn nhận thế giới xung quanh. Vậy cậu nói thử xem, cậu có nhìn thấy Chúa bao giờ chưa?

Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư.

Giáo sư: Nói cho mọi người nghe xem cậu có nghe thấy Chúa bao giờ chưa?

Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư.

Giáo sư: Cậu có bao giờ chạm vào Chúa, nếm được Chúa, ngửi được Chúa chưa? Cậu có bao giờ có bất cứ cảm nhận giác quan một cách thực tế về Chúa chưa?

Sinh viên: Chưa, thưa Giáo sư. Em e là chưa.

Giáo sư: Thế mà cậu vẫn tin vào Chúa?

Sinh viên: Vâng.

Giáo sư: Xét theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh, khoa học cho thấy Chúa không tồn tại? Cậu có gì muốn nói nào?

Sinh viên: Không thưa Giáo sư. Em chỉ có niềm tin của mình thôi.

Giáo sư: Đúng thế, “niềm tin”. Đó là một vấn đề lớn của khoa học.

Sinh viên: Thưa Giáo sư, trên đời này có thứ gọi là Nhiệt đúng không?

Giáo sư: … Đúng.

Sinh viên: Vậy có cái thứ gọi là Lạnh không?

Giáo sư: Có.

Sinh viên: Không thưa Giáo sư. Chả có thứ gì gọi là “Lạnh”.

(Cả giảng đường trở nên yên tĩnh đến lạ thường khi tình thế bắt đầu chuyển biến.)

Sinh viên: Chúng ta có thể có nhiều Nhiệt, thậm chí nhiều Nhiệt hơn, đạt Nhiệt độ cực cao, đạt mức lửa trắng, hay chỉ có chút ít Nhiệt, hoặc không có một tí Nhiệt nào. Chúng ta có thể đạt âm 273 độ C, lúc đó là Nhiệt độ âm tuyệt đối, khi mà không có một tí Nhiệt nào, nhưng chúng ta không thể đi xuống tiếp được. Không có cái thứ gọi là “Lạnh”. Lạnh chỉ là từ chúng ta dùng để chỉ trạng thái không Nhiệt. Chúng ta không thể đo độ Lạnh, chỉ có thể đo Nhiệt. Nhiệt là năng lượng. Lạnh không phải là thứ trái ngược với Nhiệt thưa giáo sư. Lạnh chỉ là “thiếu Nhiệt”.

(Có tiếng kẹp giấy rơi trên sàn giữa không gian tĩnh lặng.)

Sinh viên: Thế còn Bóng Tối thì sao nào Giáo sư? Có thứ gì gọi là Tối không?

Giáo sư: Có chứ. Không có Bóng Tối thì làm sao có ban đêm được?

Sinh viên: Giáo sư lại sai rồi. Tối là trình trạng bị thiếu cái gì đó. Ta có thể có Ánh Sáng yếu, Ánh Sáng thường, Ánh Sáng mạnh, Ánh chớp. Nhưng nếu không có Ánh Sáng, thì ta sẽ có thứ gọi là Bóng Tối đúng không?

Giáo sư: Vậy ý cậu muốn nói là gì thế cậu trẻ?

Sinh viên: Thưa, em nghĩ là các giả thuyết và tiền đề triết học của Giáo sư là có thiếu sót.

Giáo sư: Thiếu sót? Cậu nói rõ hơn xem?

Sinh viên: Thưa Giáo sư, chúng ta đang học về thuyết Nhị Nguyên, hay còn gọi là thuyết hai mặt. Ta tranh luận rằng có sự sống và có cái chết, rằng có vị Chúa tốt và vị Chúa xấu. Nhưng thế tức là chúng ta đang xem Chúa là một cái gì đó hữu hạn, một cái gì mà đó mà chúng ta có thể đo đạt được. Thưa giáo sư, Khoa học còn không thể giải thích được Ý Nghĩ là gì. Ý Nghĩ là thông tin mà bản chất là điện và từ trường diễn ra trong não, đồng thời cũng là thứ mà chúng ta không thể nhìn thấy được hay hiểu và định nghĩa một cách chính xác được. Tương tự, nếu ta xem Cái Chết là trái ngược của Sự Sống tức là ta đã bỏ qua một thực tế rằng Cái Chết không thể tồn tại dưới dạng một cái gì đó. Cái Chết không phải là thứ trái ngược với Sự Sống, mà chỉ là “thiếu Sự Sống”.
Do đó, có thể nói những cái ác, cái xấu xa trên thế giới này không hẳn là tồn tại. Đó chỉ là do con người đang thiếu vắng tình thương của một Đấng Tối Cao mà thôi.
Bây giờ em xin hỏi, Giáo sư dạy rằng con người chúng ta tiến hóa từ vượn đúng không?

Giáo sư: Theo quá trình tiến hóa tự nhiên thì đúng, tôi có dạy thế.

Sinh viên: Thế Giáo sư đã nhìn thấy tận mắt quá trình này chưa?

(Vị giáo sư lắc đầu nhẹ kèm với một nụ cười.)

Sinh viên: Không một ai từng thấy quá trình tiến hóa diễn ra, thậm chí còn không thể chứng minh được quá trình này còn đang tiếp diễn trong hiện tại. Thế ra Giáo sư không dạy theo ý kiến của mình à? Thế Giáo sư không phải một nhà khoa học, mà chỉ là một kẻ phao tin trên giảng đường?

(Xung quanh bắt đầu ồn ào.)

Sinh viên: Cho tôi hỏi, trong phòng này có ai từng thấy được não của Giáo sư?

(Cả giảng đường phá lên cười.)

Sinh viên: Có ai nghe được não của Giáo sư chưa? Có ai sờ được, cảm nhận được hay ngửi được nó chưa? Xem ra là chả có ai. Vậy, theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh, khoa học có thể nói rằng Giáo sư không có não. Em không có ý xúc phạm, nhưng xin hỏi bây giờ thì làm sao chúng em có thể tin vào những bài giảng của Giáo Sư nữa?

(Mọi người im lặng. Vị giáo sư nhìn thằng vào cậu sinh viên với một vẻ mặt khó ai hiểu được.)

Giáo sư: Chắc có lẽ là cậu phải nghe tôi vì cậu tin vào lời tôi thôi.

Sinh viên: Đấy thưa Giáo sư… Chính xác! Mối liên kết giữa Con Người và CHÚA chính là NIỀM TIN đấy. Và chính nhờ NIỀM TIN mà tất cả vạn vật trong vũ trụ này đều có thể tồn tại và chuyển động.

-Lời kết-

Tôi dám cá là các bạn thấy câu chuyện vừa rồi rất thú vị đúng không. Nếu có thì tôi cũng chắc là bạn cũng muốn chia sẻ câu chuyện thú vị này với mọi người đúng không nào?

Chia sẻ để trau dồi kiến thức và NIỀM TIN nào.

À, xin nói thêm, cậu sinh viên đó chính là ALBERT EINSTEIN.

(Ghi chú: Nhiều người nói đó không thể là Einstein được vì ông là người Do Thái. Tôi biết ông ấy là người Do Thái chứ. Nhưng vào thời đó, nước Đức có quá nhiều người kỳ thị những người do Do Thái. Nên một thực tế khá phổ biến là người ta hay nói dối về tín ngưỡng của mình. Cậu sinh viên đó đúng là Einstein. Hơn nữa, Einstein đã từng học trường Công Giáo (tức Thiên Chúa Giáo) khi ông còn trẻ.)

Hãy nhớ nhé, mỗi ngày đều là một Khởi Đầu MỚI!

♥ Cầu Chúa Phù Hộ Cho Bạn ♥
(Sưu tầm)
read more...

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

LÒNG BAO DUNG

LÒNG BAO DUNG

Nguồn: Lê Bá Nổ (Chôm chỉa và bịa đặt)

PS: Mọi sự vốn dĩ chả phải của ai, của trời đất bày ra rồi ta chôm lấy mà dùng vậy!

Một chú khỉ chỉ vì mải mê đuổi theo một con bướm vì sự đùa nghịch của mình, đuổi mãi, đuổi mãi… khỉ ta chẳng để ý dưới chân mình là gì mà chỉ say mê đuổi theo, chẳng may khỉ ta rơi xuống một cái đầm đầy bùn rồi mới tỉnh ra, khỉ hoảng hồn cựa quậy, vùng vẫy muốn cố thoát ra nhưng càng vẫy càng lún sâu. Khỉ định tâm, an thần lại và suy xét… Chú thấy lạ vì mùi hôi bốc lên nồng nặc, sự bẩn thỉu vấy bẩn khắp người, chú quan sát một hồi thì thấy phía trên hoa cỏ bao la, tỏa hương khoe sắc, nhất là các nàng sen lung linh trong nắng hương bay sắc tỏa khiến cho ong bướm dập dìu. Chú thắc mắc lắm, bèn cất giọng hỏi bùn:

Bùn à:

Anh vừa hôi thối, vừa lầy lội nhưng tôi thấy anh như lấy toàn bộ sinh mệnh bồi bổ cho sen, khiến sen cao quý đẹp đẽ, hưởng hết vinh hoa phú quý của nhân gian, mà anh thì lại chịu đựng đủ điều chế giễu ghẻ lạnh, anh không ghen ghét, không vì thế mà uất ức sao?”

Bùn nói:

Xưa nay chưa từng có ai làm mẹ mà ghét bỏ con gái đi lấy chồng; cũng như từ trước đến nay không ai làm bố mà ghen ghét thành tựu của con cái vượt qua mình”, xưa nay cũng chưa từng thấy một ông thầy nào đi ghen ghét vì học trò vượt mình. Đó, nhân gian gọi là “Hậu sinh khả úy”, là “Biển đông sóng đầy, lớp sau xô lớp trước”… đấy khỉ ạ! Như thế há ta chẳng hạnh phúc nhất dương gian này hay sao?

Nói tóm lại: Ta xấu xí, hôi thối, lầy lội nhưng sự bao dung của ta chứa đầy đủ sự sống và sự thanh- sắc của đời, và cũng chính sự bao dung của ta khiến trăm hoa đua nở trong lòng ta đó!

Qua trao đổi với bùn một hồi, bỗng dưng chú khỉ thoát ra được khỏi đám bùn lầy như đang trực nuốt chửng lấy mình. Chú quay lại cảm ơn và hẹn ngày tái ngộ. Vừa đi vừa nghêu ngao ca bài “Điệu gầm của sư tử cái”
mà trong lòng vui sướng như chưa bao giờ vui sướng hơn vì chú đã đốn ngộ ra nhiều điều từ vụ này.



Lời bàn:

“Bao”: Nghĩa là ôm, gói, đùm, bọc, “Dung”: có nghĩa là chứa, đựng. “Bao dung” có nghĩa là dung thứ, đùm bọc, là khoan dung, là nhân ái…

Trong đời sống của vạn vật hữu sinh, nếu không có sự bao dung của vật này với vật kia thì sự sống chắc gì tồn tại?

Trong cuộc sống con người, vợ hoặc chồng không dung thứ cho nhau thì hôn nhân chẳng bao giờ bền lâu.

Trong gia đình, bố mẹ hết lòng và dung thứ cho con cái, dù con cái có ngỗ nghịch, dù đứa con đó có quá quắt, “phá gia chi tử” nhưng bố mẹ vẫn bao dung và tha thứ. Đùm bọc và thương yêu…

Trong vũ trụ, không có sự bao dung của Thượng Đế, thì con người, vạn vật có nô đùa, cười vui trên mặt đất này chăng? Thiết nghĩ, mỗi vật thể sống đều mang trong mình hơi thở, tế bào, từ trường… sống đó thôi, đó há chẳng phải là sự bao dung, che chở của Thượng Đế đó sao? Sự bao dung của Thượng Đế thì không thể kể hết được, sự bao dung của Ngài rộng lớn vô cùng, trời đất vạn vật không thể chứa nổi. Tình yêu thương ngài dành cho con người, vạn vật cũng vô bờ bến và sẵn sàng che chở.

Tóm lại, chúng ta luôn xúc phạm đến tình yêu của Ngài, luôn ngỗ nghịch với Ngài, giống như chú khỉ kia ngỗ nghịch với bùn, nhưng Ngài vẫn dung thứ… Ngài vẫn luôn đợi chờ chúng ta, sẵn sàng đưa tay ôm chúng ta vào lòng.

Qua đó, bùn tuy hôi thối, xấu xí nhưng sự bao dung của bùn thì vô bờ bến, bùn luôn tự hào về điều đó, luôn tự hào vì những đứa con đầy hương sắc đơm hoa kết trái trên mặt bùn.

Qua vụ này, chắc chắn chú khỉ kia sẽ nhận được bài học thích đáng và một sự đốn ngộ vô bờ trong cái đầu “Thông minh” và cái “Tâm” hiếu động của chú!
read more...

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

PHẢN BỘI (Viết nhân Lễ Phục Sinh)

PHẢN BỘI (Viết nhân Lễ Phục Sinh)

Nguồn: Chôm chỉa và bịa đặt
(Đăng lại)

Mỗ không theo bất cứ một tôn giáo nào mà Mỗ chỉ tin theo những hành động, tin vào chính trái tim và khối óc của mình, nhưng nhân ngày Lễ Phục Sinh của Thiên Chúa Giáo, Mỗ nhớ lại những đoạn trong cả kinh “Cựu ước” và “Tân ước”, trong đó Mỗ có nhớ rõ mấy đoạn nói về sự “Phản bội” Chúa của các tông đồ. Vì vậy hôm nay Mỗ có vài dòng vừa là chôm chỉa, vừa chế biến và bịa đặt thêm gọi là tản mạn xin được chia sẻ!
Trong Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo ai cũng biết có một nhân vật tên là Giuda phản bội Chúa, sự phản bội của tông đồ này được coi là tin mừng của Chúa vậy.
Vậy Giuda (1) phản bội Jesus (2) như thế nào mà được coi là tin mừng?
Đó là Giuda bán nộp Ngài cho các thượng tế để đổi lấy 30 đồng bạc là giá một tháng lương của một công nhân. Theo đoạn Tin mừng này, chúng ta thấy Đức Jesus rất hiền từ trước con người phản bội. Ngài biết trước kẻ sẽ nộp Ngài khi nói với các môn đệ: "Thật, Thầy bảo thật các con, có một người trong các con sẽ nộp Thầy” (Ga 13,21).
Xem chừng Chúa Jesus đã thất bại trong việc huấn luyện các tông đồ. Lý do là sau thời gian gần 3 năm huấn luyện mà Giuda còn phản bội Ngài và một Phêrô đã tự phụ đến chối Ngài. Thật không gì đau buồn hơn cho Chúa Jesus khi nhìn thấy kẻ Ngài đã chọn, đã yêu thương hết mình mà lại phản bội Ngài. Ngài nhìn thấy Giuda rời bàn tiệc để đi vào đêm tối, đi vào con đường từ chối tình yêu của Ngài. Ngài cũng nhìn thấy và báo trước cho Phêrô (3) rằng ông sẽ chối Ngài ba lần.
Chúa Jesus đã thấy trước những việc sẽ xảy ra nhưng Ngài sẵn sàng chấp nhận vì Ngài phải đi qua con đường khổ nạn để hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại. Ngài thấy trước môn đệ sẽ phản Ngài nhưng sự phản bội ấy không làm cho Ngài ngưng yêu thương họ. Lần giáp mặt cuối cùng với Giuda, Ngài đã âu yếm hỏi: “Giuda, con lấy cái hôn đệ nộp Thầy sao”? Câu hỏi đầy hiền từ đó không làm cho Giuda mềm lòng ra mà cứ tiếp tục đi vào con đường đen tối ấy. Ngài cũng đã quay nhìn lại Phêrô sau khi đã chối Ngài ba lần, và Phêrô đã ăn năn sám hối, không còn cậy vào sức mình nữa nhưng cộng tác với ơn Chúa một cách hữu hiệu hơn.
Qua hai nhân vật chối Chúa này, ta thấy cách xử sự của Chúa giống nhau, nghĩa là Ngài không ngừng yêu thương họ, muốn họ nối lại tình yêu đã bị họ làm sứt mẻ. Tuy thế, cách xử sự của hai người lại khác nhau: Giuđa cứng lòng trước tình yêu nồng thắm của Chúa, cứ tiếp tục phản bội, cứ tiếp tục đi vào con đường tội lỗi và đã thất vọng đi tự tử. Còn Phêrô, sau khi đã chối Chúa ba lần, đã biết nhận ra cái tội tầy đình của mình, ông đã ăn năn khóc lóc và nối lại tình yêu đối với Chúa.
Từ đó, chúng ta nói về sự phản bội trong đời thường xem sao? Và thế nào là phản bội?
Phản bội có nghĩa là làm phản, làm trái với lời cam kết. Trong cuộc sống hằng ngày, người ta hay có những giao ước, giao kèo hay hợp đồng với nhau, theo đó, cả hai đều phải thực hiện đúng những lời đã cam kết; nhưng trong thực tế, chúng ta thấy có biết bao hợp đồng bị phá vỡ vì người ta không trung thành thi hành những điều đã cam kết ù, người ta đã phá vỡ, người ta đã “phản bội”.
Người ta thay lòng đổi dạ dễ như trở bàn tay. Khi có lợi là người ta dễ dàng phá bỏ lời cam kết. Người ta tìm ra mọi mánh khóe để lường gạt nhau khiến cho chữ “tín” ngày nay không còn ý nghĩa nữa.

1. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Ngụy Diên, tự là Văn Trường, là một tướng của Thục Hán trong thời kỳ Tam quốc của lịch sử Trung Hoa. Theo Tam quốc diễn nghĩa, Ngụy Diên ban đầu là một viên tướng có chức vụ trung bình của Lưu Biểu nhưng chính sử lại không ghi nhận điều này. Ngụy Diên đã đầu hàng và theo phò Lưu Bị sau khi Lưu Bị chiếm được Trường Sa khoảng năm 209.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Ngụy Diên còn là một viên tướng mang lòng phản trắc, phản chủ cầu vinh. Lúc Gia Cát Lượng qua đời, Ngụy Diên tạo phản nhưng đã bị Mã Đại giết chết theo kế của Gia Cát Lượng trước khi mất đã truyền cho.

2. Trong cuốn "Lịch sử lưu manh" của Lục Đức Dương
Là một công trình nghiên cứu về lưu manh ở Trung Quốc theo định hướng học thuật và thực tiễn ấy. Mặc dù các cứ liệu được khảo sát và dẫn chứng trong quyển sách này chủ yếu lấy từ lịch sử Trung Quốc, công trình này vẫn có những giá trị thực tiễn chung nhất định, và cùng với thái độ không nhân nhượng đối với tệ nạn lưu manh côn đồ xuyên suốt tác phẩm, những ưu điểm nói trên khiến quyển sách trở thành một tác phẩm bổ ích về cả kiến thức lẫn nhận thức không những với người đọc Trung Quốc mà còn cả với người đọc Việt Nam hiện nay....

3. Phản bội trong đời sống thiêng liêng.

a. Nguyên tổ loài người đã phản bội.

Trở lại vấn đề phản bội, ta thấy đã có sự phản bội ngay từ khi có con người. Đó là sự phản bội của nguyên tổ Adam và Eva! Thiên Chúa đã dựng nên hai ông bà giống hình ảnh Ngài, cho làm con và cho thừa hưởng mọi phúc lành hồn xác. Thiên Chúa chỉ đòi ông bà phải trung thành với Ngài, không được phản bội Ngài bằng cách là không được ăn trái cấm. Nhưng ông bà đã xử sự ra sao? Ông bà đã phản bội tình yêu của Ngài, tỏ ra bất trung khi ăn trái cấm ấy. Sách Sáng thế còn ghi lại biến cố bi thảm ấy, và ngày nay người ta vẫn còn đi vào vết xe cũ ấyvà sẽ không bao giờ ra khỏi.

b) Giuđa và Phêrô cũng phản bội.

So sánh sự phản bội của Giuđa và Phêrô, ta thấy có sự khác nhau:
- Giuđa phản Chúa vì cứng lòng. Chúa Giêsu đã nhắc cho Giuđa nhớ lại tình nghĩa thầy trò trong ba năm qua bằng cách rất nhẹ nhàng nói vào tai anh ta:”Giuđa, con lấy cái hôn này để nộp Thầy sao”? Không biết lúc đó anh ta phản ứng ra sao, có nói năng gì không ? Nhưng tôi đoán với sự cứng lòng và thái độ lạnh nhạt, anh ta sẽ nói với Chúa: “OK”. Giuđa đã để cho tiền của làm tối mắt anh, làm mờ ám lương tâm, không còn biết gì đến tình nghĩa thầy trò nữa. Đúng như lời người xưa nói: “Hoàng kim hắc nhân tâm”, tiền của làm đen tối lòng người.
Đức cha Tihamer Toth, khi bình luận về Giuđa, người tông đồ bán Chúa, có viết: “Thế giới ngày nay đã bớt xét đoán gắt gao về những vấn đề luân lý: có người sẽ tha thứ cho Giuđa về tội hà tiện và tham lam của hắn; có người sẽ không điếm xỉa gì đến mánh khóe hèn hạ làm tiền của hắn; đối với tội tự vận của hắn, cũng có người sẽ cho là phải.
Nhưng không có thể tìm ra được ai có thể tha thứ cho hắn cái tội đã phũ phàng đánh đập cánh tay đã từng chúc lành cho hắn,, đã dám điêu ngoa hôn cái mặt luôn luôn âu yếm hắn, đã vì 30 đồng bạc mà bán nạp một người bạn thân luôn luôn trung thành với hắn. Phải, không ai dung tha được một người phản bội”.
- Còn Phêrô cũng chối thầy, cũng phản bội Thầy, nhưng phản bội Thầy vì yếu đuối, không kịp suy tính trong một hoàn cảnh gay go cấp bách. Nhưng chỉ sau ít lâu, Phêrô nghĩ lại câu trả lời đáng trách của mình, ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết, và lòng hối hận này còn đeo đuổi ông suốt cả đời. Và để đáp lại lòng thương yêu tha thứ của Chúa, ông sẵn sàng chịu treo ngược trên cây thập tự tại Roma để tỏ lòng trung thành với Chúa.

Chú thích:
(1) Giuđa Ítcariốt, theo Tân Ước, là một trong mười hai sứ đồ đầu tiên của Giêsu. Trong nhóm mười hai, ông được biết như là người giữ "túi tiền" nhưng ông nổi tiếng đến với vai trò phản bội Giêsu và nộp ông cho các chức sắc Do Thái.
(2) Giê-su (có thể viết khác là Giêsu, Giê-xu, Jesus, Gia tô, Da tô[5]), cũng được gọi là Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa Giê-xu Cơ Đốc, Gia tô Cơ đốc hoặc Da tô Cơ đốc, là người sáng lập ra Ki-tô giáo. Giê-su là người Do Thái có tên là Yehoshua (יהושע - có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ" trong tiếng Hebrew), thường được gọi vắn tắt là Yeshua (ישוע). Đối với người đương thời, Giê-su còn được biết dưới tên Giê-su người xứ Nazareth, hoặc Giê-su con ông Giu-se. Từ "Ki-tô" (tiếng Latinh: Christus; tiếng Hy Lạp: Χριστός Khristós hoặc từ "Cơ Đốc", tiếng Hoa: 基督 Ji-du) là một danh hiệu của Giê-su, có nghĩa là "người được xức dầu", để ám chỉ một vị lãnh đạo, chính trị cũng như tôn giáo, được chọn bởi Thiên Chúa. Những gì chúng ta biết được về Giê-su được ghi chép trong Thánh Kinh Tân Ước, đặc biệt là trong bốn sách Phúc Âm.
(3) Thánh Phêrô là tông đồ trưởng trong số mười hai thánh tông đồ của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô được Chúa trao cho quyền cai quản Hội Thánh.

read more...

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

LÒNG KHÔNG BỐ TRÍ PHÒNG THỦ

LÒNG KHÔNG BỐ TRÍ PHÒNG THỦ

Hôm nay thời tiết xuống âm 1 độ, chủ nhật ngồi nhà, lạnh, chả biết làm gì nên đành lôi đồ cũ ra để mà chiêm nghiệm vậy. Tạm thời mỗ đẩy entry kia xuống dưới nhá bà con. Khi nào mỗ hết lạnh, mỗ tế sau

Nguồn: Chôm chỉa và biên soạn


Hoa hải đường ôm tâm nhĩ bị nghiến đau và chảy máu, đau khổ báo cáo cùng Thượng Đế, nói:
- “Người lạ làm tổn thương con, con có thể quên đi rất nhanh, tại sao người càng thân cận, càng làm cho con không thể chịu đựng được?”
Thượng Đế than thở, nói:
- “Thân cận không nhất định là thân mật, thân mật không nhất định là thân yêu. Người càng thân cận, thường làm tổn thương cho nhau càng sâu. Trước mặt người chí thân, chí cận, chí ái, thì trong lòng mình không bố trí phòng thủ, cho đến nỗi bị vết thương đã sâu mà lại lớn.
Lời bàn:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Thật là đúng không chê vào đâu được.
Các cặp vợ chồng trước khi ly dị, không phải là họ đã có thời kỳ yêu nhau lắm sao?
Các bạn trẻ thanh niên nam nữ, trước khi chia tay nhau “đường ai nấy đi”, không phải đã có lần họ đã bất chấp những nghề nghiệp tương lai mà bố mẹ định sẵn cho họ, để đi theo tiếng gọi tình của người bạn gái (trai)sao?
Họ đã có một thời bất chấp mọi thứ trên đời: khen chê, thù ghét, đau khổ, vui buồn, sung sướng… … phớt lờ mọi sự để được: YÊU.
Nhưng cái đau khổ nhất của họ, chính là bị phản bội, bởi càng yêu thương tin tưởng bao nhiêu, đến khi tan vỡ, thì sự thù ghét cũng theo đó mà nhân lên cho đầy bấy nhiêu.
Xét trong mối quan hệ xa và nhẹ hơn xung quanh chúng ta, ta cũng thấy khối điều được gọi là "Mắt thấy tai nghe" như vậy, như: Bạn bè thân thiết như tay như chân, bỗng một ngày lá mặt lá trái với nhau rồi đến mức cầm dao đâm sau lưng nhau, không phải họ cũng yêu thương quý trọng nhau một thời đó sao?
Phàm đã là con người thì đều có "hỉ, nộ, ái, ố, dục, tham, sân, si) cả, bởi vậy mà Đức Thế Tôn cũng đã đề ra con đường gọi là "Tứ diệu đế" và "Bát chính đạo" đó sao? Nếu đó không phải là bản chất của con người, sao lại phải đề cao những con đường đó đến vậy?
Và phàm đã là con người trong thời buổi hiện nay, lại càng đều như thế cả nhưng người hiểu lễ nghĩa, có học và có bề dày văn hóa... thì họ không xử sự như đa số con người thông thường vậy, nghĩa là người hiểu lễ nghĩa, có học và có bề dày văn hóa... không thù hận, không oán ghét, không “yêu nhau lắm, cắn nhau đau”, nhưng càng yêu càng xoá bỏ những khuyết điểm, càng ban ân sủng, càng chờ đợi.
Người đó sẽ buồn biết bao, khi người mà được họ yêu thương lại đi lừa dối, phản bội họ?
read more...

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Hoa hậu Tú bà Mỹ Xuân, Á khôi tú bà Thiên Kim, Hot girl Jenny Phương, Hoa khôi Lê Thị Yến Duy, Ngọc Thúy, Diễn viên Hồng Hà, hoa hậu, hoa khôi, bán dâm, clip 18+: ĐĨ ĐIẾM- QUAN THAM VÀ GIÁO DỤC VIỆT

Hoa hậu Tú bà Mỹ Xuân,  Á khôi tú bà Thiên Kim, Hot girl Jenny Phương, Hoa khôi Lê Thị Yến Duy, Ngọc Thúy, Diễn viên Hồng Hà, hoa hậu, hoa khôi, bán dâm, clip 18+: ĐĨ ĐIẾM- QUAN THAM VÀ GIÁO DỤC VIỆT (Trong loạt bài VIỆT NAM THỜI HỖN MANG)

Phần 1: ĐĨ ĐIẾM 


1. Vài nét về lịch sử đĩ điếm

Trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loai, có thể nói văn hóa là một nền tảng không thể thiếu để làm đòn bẩy, làm căn cước cho sự phát triển. Chính cái bề dày văn hóa chung đó mà văn minh nhân loại phát triển đến tột đỉnh như ngày nay. Chính cái bề dày văn hóa của mỗi quốc gia mà các nền văn minh của mỗi quốc gia cũng đa dạng và phong phú, phản ánh đúng cái nền tảng văn hóa vốn có của họ. chính sự đa dạng văn hóa đó mà cách nhìn, cách nghĩ… về những hiện tượng xã hội cũng khác nhau. Có những thứ xã hội này cho là tốt, xã hội khác cho là xấu, đó chính là nhãn quan mang tính dân tộc tính, xã hội, môi trường, địa văn hóa… vậy.

Về vấn đề đĩ điếm, nếu ở Việt Nam, chúng ta không chấp nhận do cái tính đặc thù của văn hóa nhưng ở các xã hội khác thì họ coi đó như một hiện tượng bình thường để rồi chấp nhận nó như 1 nét văn hóa của họ.

Tóm lại, theo tiến trình phát triển, thế giới có bao nhiêu nghìn năm phát triển văn hóa thì cũng có bấy nhiêu nghìn năm “đĩ điếm” đồng hành, và lịch sử chế độ đĩ điếm cũng đã rất lâu dài như lịch sử xã hội loài người. Còn xét trong xã hội muông thú thì sao? Trong chế độ xã hội loài khỉ cũng đã và đang tồn tại chuyện “đĩ điếm” và loài khỉ coi đó như hiển nhiên. Cách đây mấy năm mỗ có xem “thế giới động vật” trên VTV3 nói về loài khỉ, ở bầy đàn khỉ, để con cái mình được yên thân, con khỉ mẹ ôm con trước bụng nhưng đít vẫn sẵn sàng đưa ra mời gọi con khỉ đực đầu đàn để được bảo vệ. Cái này có thể gọi như bản năng vậy. Còn con người thì sao? Lịch sử nhân loại ít nhất cũng kéo dài vài triệu năm, và đến khi chế độ 1 vợ 1 chồng ra đời thì đĩ điếm cũng từ đó mà ra đời, còn trở về trước, ở thời quần hôn có thể nói là không có đĩ điếm. Chính vì chế độ một vợ một chồng ra đời đã làm thay đổi lối sống của loài người. Ngược dòng lịch sử, tìm về với những giá trị cổ điển ta sẽ thấy.

- Rutxô viết trong “Cách mạng hôn nhân”: “Thực ra mại dâm không phải trước nay bị coi khinh, mà đã từng có lúc không cần giấu giếm. Nguồn gốc của nó thật cao cả. Ban đầu, đĩ điếm là hành lễ hiến dâng Thần hoặc nữ Thần. Họ phục vụ người qua đường như một hành vi dâng lễ”.

- Nhà sử học, triết học Hêrôđôt của Hy Lạp cổ đại cho rằng, tất cả người nữ ở vùng Babilon, suốt cuộc đời phải có một lần đến điện thần Militta, hiến thân cho một người nam nước ngoài không biết tên. Người nam ném tiền bất kể là người như thế nào, người nữ cũng không được từ chối. Người nữ chỉ cần hiến thân cho người nam, coi như đã thực hiện nghĩa vụ đối với thần, thì có thể về nhà, về sau không cần hiến thân nữa.

- Nhà vệ sinh học nổi tiếng – GS Lốpna (ĐH Béclin) năm 1907 thì: “Phụ nữ bán dâm tồn tại ở mọi dân tộc và mọi thời đại, không thể nào trừ diệt. Bởi vì mại dâm có lợi cho sự xung động tình dục lại bắt nguồn từ bản tính con người. Động cơ mại dâm có phần lớn có thể nói là nhược điểm trời sinh của phụ nữ”.

- Năm 1665, trong Hội nghị Trưởng lão Cơ đốc giáo tại Milan, T. Aquyna phát biểu rằng, mại dâm có lợi cho xã hội, “mại dâm trên phố, giống như cống thoát nước trong hoàng cung, nếu phế bỏ hoặc không có, sẽ làm hoàng cung chứa đầy phế thải, làm hôi thối lan truyền. Thanh trừ hết các kỹ viện trên thế giới, sẽ làm thế giới đầy rẫy gian dâm thú tính”.

- Angghen nói trong “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước” rằng mại dâm và thông dâm đã trở thành vật bổ sung chế độ một vợ một chồng trong chế độ tư hữu; ông còn nói: mại dâm là dấu tích thô bỉ nhất của chế độ tạp hôn trong xã hội văn minh

- Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. Phó thủ tướng cho rằng, đó là một xu hướng tích cực và khách quan: khi mà ở xã hội Việt Nam người bị nhiễm HIV/AIDS được nhìn nhận với con mắt cảm thông, thì người phụ nữ bán dâm cũng cần được thông cảm và giúp đỡ. Nên coi mại dâm là một hiện tượng chứ không phải một tệ nạn xã hội. (Tại tại Hội nghị Triển khai chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011–2015)

- Bộ trưởng Bộ LĐ – TB – XH Nguyễn Thị Kim Ngân đã chính thức đưa ra quan điểm tiếp cận để phòng, chống mại dâm trong thời gian tới là không nên coi đây là tệ nạn xã hội nữa. (Ngày 28.6, tại Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015 ở Quảng Ninh)

- “Không có chuyện sắp tới sẽ coi mại dâm là một nghề hợp pháp. Điều này đi ngược lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước”. (Ông Nguyễn Văn Minh, Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội – Bộ LĐ TB XH) 


- Các em nữ sinh đã nói: “Ngày mai chúng em bận đi thi nên hôm nay phải học bài thi, thì ông Hiệu trưởng Sầm Đức Xương nói rằng nếu chịu bán dâm cho chủ tịch tỉnh thì không học bài thi cũng đậu, bằng ngược lại không chịu bán thân cho chủ tịch tỉnh thì có học cũng rớt”... (“?”). (Sầm Đức Sương)

Qua những câu nói, tuyên ngôn bất hủ từ đông sang tây, từ cổ đến kim thì thực tế “đĩ điếm” hay còn gọi là “mại dâm” vẫn tồn tại dưới mọi hình thức, bất chấp cho xã hội nào đó có cấm đoán hay thả lỏng.

Điều mà không ai ngạc nhiên, ngược lại thì thấy “đĩ điếm” như một phần tất yếu, được coi như 1 nghề - nghề làm đĩ, tuy được coi như mạt hạng và được gán cho mỹ thừ “đồ con đĩ”… để tỏ ra khinh bỉ nhưng ngày nay “đĩ điếm” được coi là 1 nghề hái ra tiền dễ dàng và đang được lan rộng trong xã hội Việt Nam hiện đại. Nếu như trước đây “đĩ điếm” được dành cho gái đứng đường, không nghề nghiệp thì ngày nay đã lan rộng ra cả sinh viên, người mẫu, ca sĩ, hoa hậu, hoa khôi… Tất cả họ đều có chỗ đứng trong cái gọi là “Thượng tầng kiến trúc”. Điều này cho thấy rằng “Thượng tầng kiến trúc văn hóa Việt đang được điều hành bởi đĩ điếm? Vì sao nói vậy? Vì người mẫu, diễn viên, hoa hậu, hoa khôi… là những người rất có ảnh hưởng đến giới trẻ, mà giới trẻ lại là chủ nhân của nền văn hóa, của đất nước.
2. Bảng giá của đĩ – Thượng tầng kiến trúc 

Hoa hậu Tú bà Mỹ Xuân

Đứng đầu đường dây này, tất nhiên, là Hoa hậu Nam Mekong 2009 Mỹ Xuân.Nhờ sở chiều cao lý tưởng và thân hình bắt mắt, cao 1,72m, số đo ba vòng là 86-60-90, Mỹ Xuân đã đoạt giải tại cuộc thi Hoa khôi Sóc Trăng 2009 hay còn gọi là Hoa hậu Nam Mekong 2009.

Một trong những hình ảnh kín đáo hiếm hỏi của Hoa hậu Nam Mekong 2009
kiêm tú bà Mỹ Xuân.
Sau khi đoạt vương miện, Mỹ Xuân liên tục tung ra những bộ hình mát mẻ. Đời sống tình ái của "chân dài" này cũng khá phong phú. Trong hơn 3 năm, từ 2009 đến tháng 3/2012, cô kể đã yêu 7 người nhưng chưa mối tình nào kéo dài quá 3 tháng. Trước khi bị bắt, Mỹ Xuân còn khoe vừa có người yêu và đang chuẩn bị chuẩn bị kết hôn với người này.
Từ chiều ngày 2/6, Mỹ Xuân đã bị công an bắt giữ vì bán dâm và tổ chức một đường dây mại dâm gồm toàn các người mẫu, diễn viên, ca sĩ, hot girl với giá từ 1.200 - 2.500 USD/lần.

 Á khôi tú bà Thiên Kim

Đứng thứ hai trong đường dây này là "chân dài" Thiên Kim, tên thật là Trần Thị Hoa, sinh năm 1986, quê Hải Dương, hiện sống tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Trần Thị Hoa rời quê hương, vào TP HCM sinh sống và lấy tên là Thiên Kim.

Nhờ thân hình cao 1,72m và số đo khá chuẩn, "chân dài" này đã đoạt cú đúp tại cuộc thi Miss Shining Beauty 2012 - Người đẹp tỏa sáng với giải Á khôi 3 và Thí sinh có hình thể đẹp nhất.


Á khôi Miss Shining Beauty 2012 - Người đẹp tỏa sáng kiêm tú bà
Trần Thị Hoa.
Sau chiến thắng này, Trần Thị Hoa được một số tạp chí mời làm người mẫu người mẫu ảnh quen thuộc của một vài tạp chí. Trước đó, "chân dài" này đã vào vai bồ của một tên xã hội đen trong bộ phim Lệnh xóa sổ, xuất hiện vài phút trên hình, nói vài câu. Nhưng như thế cũng đủ cho Trần Thị Hoa nhận mình là người mẫu, diễn viên.

Với mác này, Trần Thị Hoa đã bán dâm với giá 2.000 USD/lần. Tuy nhiên, Trần Thị Hoa không dừng ở đây, "chân dài" này còn tổ chức một đường dây mại dâm, trong đó có "người mẫu", "diễn viên" Hồng Hà bị công an bắt vào cuối tháng 5. Vì đang mang thai nên Trần Thị Hoa được tại ngoại, đợi xét xử.

Hot girl Jenny Phương, món hàng cao giá nhất đường dây mại dâm

Theo lời khai của Hoa hậu tú bà Mỹ Xuân thì "chân dài" có giá cao nhất trong đường dây này là hotgirl Jenny Phương. Mỗi lần đi khách, hot girl này được trả 2.500 USD. Jenny Phương sinh năm 1993, tên thật là Lê Thị Thúy Hường. Sau khi tốt nghiệp lớp 12 tại trường PTTH Củ Chi, Thúy Hường hành nghề làm người mẫu ảnh. Cô từng tham gia khá nhiều cuộc thi sắc đẹp của cộng đồng mạng như Miss Teen Vietnam, Cuxi Girl.


Đây là một trong những bức ảnh kín đáo nhất của hot girl Jenny Phương
Dù không giành được giải thưởng nào ấn tượng, tuy nhiên sự nổi tiếng của cô hotgirl có nickname Jenny Phương đã có sức lan tỏa khá lớn trong giới trẻ. Với chiều cao khá lý tưởng, 1,68m, hot girl này thường xuyên xuất hiện trong những shoot hình nóng bỏng và rực lửa, đồng thời có những vai phụ trong các clip ca nhạc, phim ảnh.

Chiều ngày 2/6, hot girl này đã bị bắt khi đang bán dâm. Sau đó, cô gọi điện thoại tới một tòa soạn báo than mình hot girl bị bắt trùng tên với cô chứ cô không bán dâm mà đang về quê chịu tang bà. Hot girl cũng lên facebook than thở về việc này. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng đã công bố tên tuổi, quê quán và địa chỉ thường trú của Jenny Phương thì cô... im lặng.

 Hoa khôi Duyên dáng thời trang bán dâm với giá 2.000 USD
Lê Thị Yến Duy không phải là một nhan sắc quá mặn mà, nhưng với cái mác hoa khôi cuộc thi Duyên dáng thời trang năm 2010, cô cũng có thể "đường hoàng" sánh bước cùng các đàn chị tên tuổi trong công cuộc bán mua thân xác. Trong lần đăng quang ấy, câu trả lời ứng xử của cô được đánh giá tốt và giành được nhiều tình cảm của khán giả.
 Hoa khôi Lê Thị Yến Duy bán dâm với giá 2.000 USD.
Khi được hỏi về dự định của mình sau khi đoạt giải hoa khôi, Yến Duy đã tâm sự: "Việc học đối với em là quan trọng nhất. Vì vậy, sau cuộc thi này em sẽ tiếp tục hoàn tất việc học của mình. Ước mơ của em vẫn là được truyền tải những nét đẹp của quê hương, người con gái Bến Tre đến với các bạn trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp ra trường, em mong được về quê làm việc để đóng góp một phần nhỏ cùng xây dựng quê hương Bến Tre giàu đẹp".

"Chân dài" này sinh năm 1990, tại xã Thành An, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, từng học chuyên ngành du lịch của trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành, TP HCM.

Ngọc Thúy mượn danh nghệ sĩ để nâng giá bán dâm

Tên thật của Ngọc Thúy là Lê Thị Minh Nhài sinh năm 1989, quê ở ấp 4, xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và hiện ngụ tại số C7B/106/8 đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM.

Ngọc Thúy bán dâm với giá 2.000 USD.
Trước cơ quan chức năng, Nguyễn Thị Minh Nhài nhận mình là người mẫu kiêm diễn viên và cho biết đang hoạt động dưới sự quản lý của công ty thời trang PL và đã đóng vai trong phim Bước chân hoàn vũ. Tuy nhiên, ông Thanh Long, TGĐ công ty Thời trang PL phủ nhận thông tin này. Ông Long cho biết Minh Nhài chỉ là thư ký của một hãng rượu mà ông có cổ phần. Tuy nhiên, sau hai tuần làm việc, cô đã bị cho thôi việc vì không biết xử dụng vi tính và làm các công việc văn phòng.

Còn người đẹp Lê Kiều Như, người đóng vai chính trong bộ phim Bước chân hoàn vũ không biết Minh Nhài hay Ngọc Thúy là ai.

Diễn viên Hồng Hà bán dâm với giá 1.000 - 1.500 USD

Chiều ngày 24/5, Hồng Hà bị bắt khi đang bán dâm tại một khách sạn ở Hà Nội với giá 1.000 - 1.500 USD. Trước công an, Hồng Hà khai rằng cô mới bắt đầu bán dâm được vài tháng và định khi nào có đủ tiền mua nhà, ôtô và một số món hàng hiệu thì sẽ dừng lại.


Diễn viên kiêm người mẫu Hồng Hà.
Hồng Hà cũng đã có người yêu và đang chuẩn bị cho một đám cưới trong tương lai gần. "Chân dài" này đã có một số vai diễn trong các phim: Ai, Giấc mơ biển, Một thời ta đuổi bóng, Pha lê không dễ vỡ của đạo diễn Trương Dũng và Mùa thu đi một nửa của đạo diễn Võ Việt Hùng. Theo đạo diễn Trương Dũng, Hồng Hà diễn tương đối. Vậy nên nhiều người đã tiếc cho cô gái này, bởi nếu không bị xa chân vào con đường bán dâm, có thể cô sẽ có tương lại sáng sủa trong làng điện ảnh Việt và có một cuộc sống hạnh phúc bên người mình yêu.

Trừ Mỹ Xuân và Thiên Kim vì đang mang bầu, các chân dài còn lại trong đường dây này sau khi bị xử phạt hành chính đều được cho về.

Hai nữ ca sĩ có giá bán dâm trên nghìn đô

Trong đường dây của Hoa hậu tú bà Mỹ Xuân còn có ca sĩ Nh.Th và một số nữ sinh viên trường trung cấp du lịch tham gia vào đường dây bán dâm này, như L.T.H.D (SN 1987). Trong đó ca sĩ Nh.Th có giá bán dâm là 1.200 USD. Cho đến nay, công an vẫn chưa công bố danh tính đầy đủ của nữ ca sĩ này.

Chiều nay, vơ quan điều tra cho biết, "má mì" Mỹ Xuân vừa tiết lộ thêm thông tin về một người đẹp bán dâm, đó là một ca sĩ với nghệ danh K.N.T.
Danh sách còn dài. Nhà càng cháy, mặt chuột càng lộ!
Bài 2: QUAN THAM CHUYÊN NGHỀ CHÉM GIÓ...
read more...

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

danchimviet.info: Người Mỹ nhận xét về người Việt Nam


danchimviet.info: Người Mỹ nhận xét về người Việt Nam




Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.

4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).

[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).
[one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

Người xưa cũng đã nhận ra

Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người Việt lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.

Trong bài tựa, ông nói ngay:

“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: «Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!»

“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”

“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”

Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”

“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …

“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.

“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”

Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.

“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”

Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.

Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:

Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.

Trong nước, tiêu chuẩn của cuộc sống là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học ngoại quốc… Tiêu chuẩn ở hải ngoại cũng thế thôi: Đi dâu cũng nghe khoe nhà trên cả triệu bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.

Với mục tiêu như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi nhìn ra phố Bolsa, thủ đô của VNCH nối dài, đa số các cơ sở kinh doanh lớn đều không phải của người Việt. Tuy bên ngoài người Việt gốc Hoa đứng tên, nhưng đàng sau là các bang hội của Tàu. Thương xá Phúc Lộc Thọ vốn được coi là “Quốc Hội VNCH” ở Bolsa, nhưng phía trước là tượng các danh nhân Trung Hoa và tên thương xá được viết vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Việt. Houston cũng thế thôi.

Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.

Trong khi người Việt nhiễm văn hoá Trung Quốc đã trở thành như đã nói trên, người Hoa khi ra hải ngoại lại thích ứng rất nhanh nên vươn lên khá nhanh và khá cao. Những đặc tính của người Hoa ở hải ngoại được mô tả như sau:

1.- Cần cù, việc gì cũng làm
2.- Tiết kiệm, không sống khoe khoang hay xa hoa.
3.- Khởi sự từ buôn bán nhỏ.
4.- Đơn vị kinh tế gia đình: Gia trưởng đóng vai trò quan trọng. Tài sản có thể truyền từ đời nọ sang đới kia.
5.- Hình thành những xí nghiệp không theo một hình thức chặt chẽ, không theo những quy luật nhất định, tất cả đều dựa vào chữ TÍN.
6.- Không làm những công việc có tính cách phức tạp hay quá to lớn, chỉ thích kinh doanh vào những lãnh vực đơn giản. Khi cần làm ăn lớn thường chia ra làm nhiều công ty con.
7.- Móc nối với chính quyền và cá nhân khác rất giỏi. Không tham gia chính quyền hay đảng phái nào, nhưng thường nắm được các nhân vật có địa vị quan trọng có thể bao che hay hổ trợ cho làm ăn.
(Tại Indonesia, người Hoa chỉ chiếm từ 3% đến 4% dân số, nhưng làm chủ 70% tài sản ở đất nước này với khoảng 160 trong số 200 xí nghiệp lớn của Indonesia. Gia đình ông Liem Sioe Liong, làm chủ xí nghiệp Salim với số vốn khoảng 9 tỷ mỹ kim, nhờ quen biết lớn với Suharto).
8.- Không thích tranh tụng, kiện cáo. Thường tìm cách dàn xếp mỗi khi có đụng chạm hay bị bắt vì vi phạm luật pháp.
9.- Phạm vi hoạt động gần như không biên giới.
10.- Thích ứng rất nhanh với những biến đổi của thời cuộc.

Trong bài “Mạng lưới kinh tế của người Hoa hải ngoại”, ông Phạm Văn Tuấn đã nhận thấy như sau về các hoạt động kinh doanh của người Hoa ở hải ngoại:

“Khi bắt đầu bước vào ngành thương mại, các người Hoa hải ngoại đã nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm, các bang hay các cộng đồng của họ. Các hội tương trợ này được tổ chức căn cứ vào gia đình, hay nguồn gốc địa phương, hay thổ ngữ, chẳng hạn như các bang người Hẹ, Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Các hội hay các bang này đã hoạt động như một thứ ngân hàng nhờ đó người Hoa có thể mượn tiền, trao đổi tin tức, tuyển mộ nhân công, giới thiệu thương nghiệp, hay thương lượng các dịch vụ. Người Hoa hải ngoại thường tôn trọng chữ Tín, họ làm ăn bằng ước hẹn miệng và sự tin cẩn lẫn nhau, và họ không cần phải ký kết các văn bản, các giao kèo. Nếu một thương gia nào vi phạm lời hứa, người đó sẽ không bị truy tố ra pháp luật mà bị ghi vào sổ đen của các nhóm, các bang, đây là một tệ hại hơn, vì tất cả mạng lưới làm ăn của các cộng đồng người Hoa đều sẽ biết rõ sự việc, và việc kinh doanh của người vi phạm kể như bị chấm dứt.”

Số vốn của người Hoa hiện đang sống ở ngoại quốc được ước lượng khoảng 4.000 tỷ USD.

Cuộc kiểm tra năm 2010 cho thấy ở Mỹ hiện nay người Hoa chiếm 1%, còn người Việt là 0,5%, tức 1.548.449. Người Việt ở Cali là 581.946 nguời.

Tại Little Saigon ở Orange County, được coi thủ đô của VNCH nối dài, thành trì chống cộng của thế giới tự do và tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á, có đến 3 chính phủ và ba ban đại diện cộng đồng: Ba chính phủ là chính phủ Nguyễn Hữu Chánh, chính phủ Đào Minh Quân và chính phủ Hồ Văn Sinh (thay thế Nguyễn Bá Cẩn). Ba ban đại diện cộng đồng là cộng đồng Nguyễn Xuân Vinh, cộng đồng Nguyễn Tấn Lạc và cộng đồng Nguyễn Xuân Nghĩa. Cộng Đồng này đang chửi cộng đồng kia là tiếm danh.

Mặc dầu lực lượng hùng hậu như thế, nhưng khi nhóm VietWeekly chưa đến 10 người nổi lên ủng hộ Hà Nội giữa phố Little Saigon, chọc tức các đoàn thể chống cộng và cộng đồng mà chẳng ai làm gì được. Trong khi đó, các “chiến sĩ chống cộng” vẫn tiếp tục chụp mũ nhau không ngừng nghĩ trên các diễn đàn. Rất nhiều “nhân tài” của người Việt đang chuẩn bị ra tranh cử các chức vụ dân cử tại địa phương, thành phố, tiểu bang và có thể liên bang, trong cuộc bầu cử sắp đến. Mục tiêu được mô tả là để bảo vệ và nói lên tiếng nói của cộng đồng.

Trái lại, chúng tôi không thấy có một tổ chức chính trị nào của người Tàu hoạt động ở đây và không nghe nói họ sẽ đưa ai ra tranh cử.

Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2004, lúc đó liên danh George W. Bush đang tranh với liên danh John Kerry. Tôi có nhờ ông Tăng Kiến Hoa dẫn đến gặp một vài bang trưởng Tàu xem họ bầu cho ai. Họ cười và nói: Quy luật bầu cử là phù thịnh bất phù suy. Cứ thấy ai chắc thắng là đóng tiền cho người đó, không cần biết đường lối họ như thế nào. Họ đã nhận tiền là khi đắc cử họ sẽ giúp mình. Nếu hai người ngang ngữa, đóng tiền cho cả hai. Tôi hỏi người Tàu không có ai ra tranh cử dân biểu hay nghị sĩ gì sao. Họ cũng cười và nói: Người mình có vào được quốc hội cũng chẳng làm được chuyện mình muốn. Cứ thấy người nào có thế lực là đóng tiền cho người đó.

Thì ra người Tàu bầu cử bằng tiền chứ không phải bầu cử bằng phiếu như người Việt!
Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử năm 2000, vì hai liên danh George W. Bush và Albert A. Gore ngang ngữa, nên người Tàu đóng tiền cho cả hai. Tây An Tự và Thiền Sư Thanh Hải ở Los Angeles đã đóng tiền cho liên danh Gore nhưng lập danh sách giả những người góp tiền, bị đổ bể nên chúng ta mới biết được.

Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:

Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]

Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc!

Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

© Trần Kinh Nghị
read more...

danchimviet.info: Tiếng chữ Việt, ngôn ngữ Hán tàu!


danchimviet.info: Tiếng chữ Việt, ngôn ngữ Hán tàu!


“ … làm văn-hóa mà lầm thì hại muôn đời”

30 tháng tư năm 1975. Đổi đời. Dân tình miền Bắc như thế nào thì tôi không biết, chứ miền Nam thì nước mất nhà tan, gia đình ly-án, “tất cả đã quay về một mối, một môi căm hờn, một mối tang thương” (thơ Nguyễn Chí Thiện).

Và từ ngày tháng đó, có bọn “cách-mạng ba mươi tháng tư” một lũ gian manh đón gió trở cờ vì bọn này suy tính theo quan niệm giáo dục của Miền Nam Việt Nam để mong hưởng lợi, nhưng sau thời gian bị cộng sản lợi dụng dể làm tay sai chỉ điểm lùng bắt những người quốc gia cho vào trại “cải tạo”. Có “Bắc Kỳ bảy mươi lăm” gồm đủ mọi loại người từ miền Bắc tràn vào, kể cả dân thường, tràn vào miền Nam chiếm nhà, chiếm đất và khống chế dân Nam, biến miền Nam thành một trại cải tạo khổng lồ, từ đó có tù trong tù ngoài. Có “dân bảy mươi lăm”, những người sang Hoa Kỳ vào ngững ngày giờ hỗn loạn, những người chân ướt chân ráo “đổi ngược họ tên cha mẹ đặt, học làm con trẻ hát ngu ngơ” đã vươn lên sống mạnh và sau đó hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn cho lớp người sang sau, những dân “tỵ nạn”, những “HO”, những “gia đình đoàn tụ”.

Dân bảy mươi lăm, là những người không bị nhồi sọ, tẩy não với nếp sống văn hóa “mới”. Thế mà có một số không ít bạn của tôi thuộc nhóm dân này đã dùng rất trơn tru tiếng “tham quan” khi nói về những người đi du lịch Hoa Kỳ, và nhiều bạn khác của tôi dùng những tiếng chữ như “cụ thể”, “hiện trường”, “có khả năng” …

Chúng ta cũng đều biết rằng ngôn ngữ (tiếng chữ) thay đổi rộng lớn theo thời gian và thường mang ngôn ngữ của các nước khác, nhất là của những nước có ảnh hưởng trực tiếp, như ngôn ngữ Pháp, Ý, Tây Ban Nha… trong tiếng Anh, và đặc biệt khi lệ thuộc vào một nước khác thì càng nhiều hơn, như tiếng Hán Tàu, tiếng Pháp đầy rẫy trong tiếng Việt. Lệ thuộc một nước nào càng lâu thì càng có nhiều tiếng chữ của nước đó. Và trong tiếng chữ Việt càng thêm những từ ngữ Hán Tàu mới như “ngư chính, hải giám”… Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, nhưng dân Việt không bị đồng hóa, tiếng Việt không mất (chữ Việt đã có chưa lúc bấy giờ?) có lẽ dân ta thời đó tuy bị nô lệ vì sức mạnh quân sự nhưng không cam tâm làm tay sai, khác hẳn với ngày nay, tuy không bị Tàu chiếm đóng và văn hóa không bị hủy diệt, nhưng rồi đây sẽ thành một Tây Tạng thứ hai chăng, hay cái sao vàng trên lá cờ máu sẽ thành ngôi sao nhỏ thứ năm trên lá cờ Đại Hán!

Những người Việt đang sống ở xứ Hoa Kỳ này đều thấy rõ là Việt Cộng lệ thuộc quá nhiều vào Tàu Cộng, Ngoài việc rập khuôn hệ thống cai tri cộng sản, lãnh đạo Trung Cộng bây giờ là quan thầy của lãnh đạo Việt Cộng. Những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời nay sang Tàu xin triều cống theo định kỳ. Dân Tàu cộng công khai mang bảng hiệu “một giọt nước biển Nam Hải là một giọt máu của dân Trung Quốc” khi biểu tình ngay giữa thủ đô Hà Nội. Mô hình xã hội cũng với cách trị dân bằng công an, xã hội đen, dùng mọi cách dơ bẩn, hèn hạ để trù dập những người nói lên ý thức khác với ý thức của đảng, đàn áp dã man những dân đen khiếu kiện dám tụ họp biểu tình đòi lại nhà cửa đất đai bị bọn cường hào ác bá “đỏ” cướp đọat bằng những thủ đọan đê tiện. Đất nước bây giờ tràn đầy những thứ hàng hóa Trung Cộng đầy chất độc hại, như những năm trước bọn Tàu Cộng đã thu mua râu bắp, móng trâu để tàn phá tận cùng mọi cách sinh sống của dân ta.

Nhưng ít ai nhận thấy được ra Việt Cộng còn lệ thuộc về văn hóa! Vừa qua bọn chúng muốn dạy ngôn ngữ Hán Tàu và cả những phong tục tập quán của Tàu trong tất cả các trường học. Bị chống đối, chúng đã phải tạm thời ngưng việc áp đặt nhưng không biết được bao lâu, ai cũng thấy rõ bọn chúng đã ngụy biện như thế nào khi phải rút lại quyết định bán nước có tính cách muôn đời đó. Một người bạn ở trong nước có chuyển email của một học giả trong nước nhận định cách dùng sai khi chữ Việt ghép với từ Tàu. Chưa thấy ai lên tiếng báo động về việc tràn ngập ngôn ngữ Hán Tàu trong văn chương, sách vở và trong thông tin hằng ngày.

Chúng ta cũng đều biết lãnh đạo Việt Cộng đã từ lâu tung ra nghị quyết “36” để thâu tóm cộng đồng người Việt bên này. ”Khúc ruột ngàn dặm” là đám Việt kiều giờ đây đang khốn đốn với chính sách “kiều hối” cũng bởi vì tình thương bà con gia đình, cái tình thương cao quý, thiêng liêng của một con người, mà không thể nào có chỗ đứng trong lý luận duy vật. Chúng chủ trương gửi thầy cô qua bên này, len lỏi vào các trung tâm văn hóa để dạy tiếng Việt vì sợ rằng mai sau thế hệ người Việt thứ ba, thứ tư, thứ năm và kế kiếp không còn nói, viết được tiếng chữ Việt! Tốt hơn hết, chúng nên cho người sang đây dạy cho tất cả người Việt bên này những ngôn ngữ Hán Tàu, để có cùng một văn hóa dù được cách xa bằng cả một đại dương mênh mông. Thật đau buồn mà nhận ra được họ thành công! Vì báo chí và các đài phát thanh tràn đầy và ra rả những ngôn từ Hán Tàu. Vì có ý nghĩ đó tôi rất ít khi xem các báo viết chữ Việt và nghe các đài radio tiếng Việt, kể cả các đài của Pháp và Hoa Kỳ nhưng không thể nào tránh được! Việc phát thanh biến thành hình thức tuyên truyền rất ư độc hại. Cách đây khá lâu, một nhà văn nổi tiếng miền Nam trước 75 khi dịch cuốn truyện “The Unwanted” đã biện bạch là phải dùng những chữ của Việt Cộng, xuất bản ở bên này nhưng với mưu đồ là sẽ được Việt Cộng cho phát hành trong nước chăng? Vài năm sau đó, có một nhà văn vừa đến Hoa Kỳ tỵ nạn, khi được hỏi là sao không thấy còn viết văn nữa thì nhà văn trả lời là “ngôn ngữ của tôi đã chết rồi”. Họ đã và đang thành công trong việc dạy ngôn ngữ Hán Tàu, vì đã có những “gia sư Nguyễn Hữu Công”, “Quỳnh Anh hình sự”, Vũ Kiểm ấn tượng” tiếp tay.

Xin đưa ra đây những câu chữ, đoạn văn của báo chí xuất bản bên này:

- “Cái nhìn thiên về kinh tế có vẻ khiếm diện, vì nếu nhìn tổng thể, từ triết lý, chính thể, qua văn hóa, giáo dục, tới kinh tế, quân sự, thì đế quốc Hoa Kỳ vẫn còn nhiều căn bản để tồn tại”.

- “Đây là chương trình đăng ký miễn phí trên mạng giúp cho người dùng có thể truy cập đến trên 30 trò chơi. Nếu trả tiền, người đăng ký sẽ được tiếp cận với nhiều dịch vụ hữu ích khác, được theo dõi sức khỏe kèm theo những tư vấn cụ thể”.

Đài Phát Thanh RFI (26/4/2012):

“Theo các nguồn tin được Kyodo trích dẫn, việc bố trí lại lực luợng phản ứng nhanh tinh nhuệ của Thủy quân lục chiến Mỹ đến các căn cứ mới đó nhằm đối phó với tiềm lực quân sự không ngừng gia tăng của Trung Quốc. Một cách cụ thể, đó là để bố trí các đơn vị quân đội thiết yếu tại những nơi nằm ngoài tầm bắn của các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của Trung Quốc.

Việc bố trí lại lực lượng đó được coi là phương án hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng tiến công của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, phù hợp với chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á.

Theo kế hoạch đã được hai chính phủ Mỹ và Nhật đồng ý, khoảng 9.000 lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong tổng số 19.000 người đang đóng tại Okinawa sẽ được chuyển đến Guam và những nơi khác, mỗi nơi chịu trách nhiệm một vùng địa dư cụ thể”.

Báo Nhân Dân trong nước (cơ quan của đảng CS), ra ngày 23 tháng 4 năm 2012:

“Theo tính toán của tỉnh Quảng Ngãi, nhu cầu vốn đầu tư cho các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2015 lên đến 6600 tỷ đồng, trong đó tập trung đầu tư cho 33 xã phấn đấu đạt tiêu chínông thôn mới vào năm 2015 gần 5300 tỷ đồng (160 tỷ đồng/xã). Tuy nhiên, đến thời điểm này, kinh phí bố trí đầu tư cho Chương trình toàn tỉnh chỉ mới gần 28 tỷ đồng (khoảng 170 triệu đồng/xã), do đó đã làm chotiến độ chương trình XDNTM của tỉnh Quảng Ngãi chậm so với kế hoạch. Tỉnh Phú Yên đề ra mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2011, có 100% số xã trong tỉnh hoàn thành việc lập quy hoạch XDNTM. Nhưng đến nay chỉ có 31 trong số 91 xã hoàn thành, và đã được UBND cấp huyện phê duyệt đề án quy hoạch. Ngoài ba địa phương huyện Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu có 100% số xã trên địa bàn hoàn thành công tác quy hoạch nông thôn mới thì những huyện còn lại triển khai thực hiện rất chậm, nhất là huyện Sông Hinh, Ðồng Xuân chưa có xã nào phê duyệt đề án quy hoạch. Nhiều xã đã hoàn thành công tác quy hoạch trong năm 2011, nhưng đến nay việc lập đề án XDNTM vẫn còn chậm. Chỉ có 8 trong số 91 xã đãphê duyệt đề án, còn lại chủ yếu đang dự thảo và đang trình thẩm định. Do đó đến hết quý I-2012, vẫn chưa có xã nào xây dựng các dự án đầu tư trên địa bàn, vì chưa hoàn thành phê duyệt đề án nên chưa có cơ sở để cấp huyện tổng hợp từ các xã, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư trên địa bàn”.

Tôi thử viết một đoạn như thế này: “Các cơ quan chức năng phải khẩn trương tiến hành khảo sát các phương án khả thi, vận dụng toàn bộ phương tiện, phát huy trí tuệ ưu việt để hình thành một qui trình chung cuộc cụ thể. Cần kết hợp với thực tế thu hoạch từ những kiểm tra đồng bộ trong quá trình đi tham quan hiện trường để kịp thời phát hiện mọi vi phạm cá nhân hay đoàn thể. Tích cực đấu tranh và xử lý thích ứng những biểu hiện tiêu cực có khả năng gây trì trệ các tiêu chí mà lãnh đạo đề ra”.

Mở cuốn “Từ Điển Tiếng Việt” của nhà xuất bản Đà Nẵng (tái bản lần thứ nhất: 41 300 mục từ):

Trang 592-593: có 48 chữ, chỉ có 3 chữ: “hồi” (hồi ấy – từ hồi đến giờ), “ hối” (giục, nhanh cho kịp – hối con đi mau cho kịp, đi hối lên kẻo trễ tàu) và “hối hả” (vội vã, tất bật vì sợ không kịp,không để ý gì đến xung quanh – hối hả đạp xe về nhà, nhịp sống hối hả), những chữ khác thì không rõ là Việt hay Tàu: hối hận, hối thúc, hối tiếc, hội chợ, hội hè, số còn lại thì rất nhiều là những chữ Hán Tàu trong đó có những chữ mà tôi chưa từng nghe, như: hội báo, hội giảng, hội sở, hội thao.

Cũng trong cuốn tự điển này, tôi không tìm được nghĩa tiếng chữ Việt của “lý trình” mà tôi thấy nhan nhản bên cạnh những chiếc cầu!

Vài suy ngẫm:

“Xin đừng vô cảm” viết trên tấm biểu ngữ cũa đồng bào trong nước dùng trong các cuộc biểu tình chống Trung Cộng. Có thể có vài người cho rằng dùng chữ “vô cảm” là không đúng vì có nghĩa trơ trơ như đá sỏi, không biết gì hết, muốn sửa lại thành “xin đừng thờ ơ” vì có nghĩa biết mà không làm gì cả hoặc coi như không phải việc của mình. Có mấy ai thấy được là tại sao phải dùng chữ Hán Tàu trong khi chữ Việt kia lại mang đúng ý nghĩa hơn.

“CỤ THỂ” cùng tự điển tiếng Việt ở trên:

1. có hình thể, có tồn tại dưới dạng vật chất mà giác quan con người có thể nhận biết được; phân biệt với trừu tượng – quyển sách, hòn đá là những sự vật cụ thể.

2. [sự vật] có thật trong chính thể cũa nó,với đầy đủ các mặt và các quan hệ đa dạng cũa nó; phân biệt vớitrừu tượng – chân lý bao giờ cũng cụ thể, không trừu tượng.

3. rõ ràng và được xác định riêng biệt, không chung chung, không khái quát – kế hoạch cụ thể, tùy tình hình cụ thể mà hành động.

- Cụ thể hóa: làm cho trở thành cụ thể, rõ ràng dễ hiểu – báo cáo được cụ thể hóa bằng những con số chính xác.

Thật tức cười cho việc dùng chữ Hán để giải nghĩa cho một chữ Hán, thật mơ hồ không rõ “cụ” là gì, “thể” là gì, ghép hai chữ lại thì có nghĩa gì, những ví dụ đưa ra lại càng đáng tức cười hơn nữa. Tại sao không bỏ hẳn chữ “cụ thể” mà dùng chữ Việt, như: quyển sách, hòn đá là những vật có thực,chân lý bao giờ cũng rõ ràng, không mơ hồ, kế hoạch rõ ràng, kế họach rõ ràng, tùy tình hình đang xảy ra mà hành động.

Học giả Phạm Quỳnh có nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Một ngàn năm đô hộ, Việt Nam ta vẫn còn, nhưng trong lúc này đây với sự gian manh và toa rập của Việt Cộng và Trung Cộng, liệu tương lai của con người Việt Nam và đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu và sẽ thành ra sao? Hãy lần giở lại những sách báo cũ, những bài viết, những lời nói trước đám đông cũa các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, cũa Tự Lực Văn Đoàn với Nhất Lình, Khái Hưng, Hoàng Đạo…thì sẽ nhận thấy tất cả đều dùng rất ít ngôn ngữ Hán Tàu.

Tôi rất cố gắng để viết ra những suy nghĩ này với càng ít chữ Hán Tàu càng tốt, nhưng cũng tự thấy mình tiêm nhiễm quá nhiều, cố dùng chữ Việt tránh chữ Hán Tàu cho dù những chữ này thường dùng trước 30 tháng 4 năm 1975, đủ cho thấy cái tuyên truyền thật dữ dội.

Tôi cũng rất muốn viết ra bài này về văn hóa ngôn ngữ, nhưng trong đầu óc cũa mình vẫn tràn đầy những lo âu về tương lai cũa một nước Việt Nam vẫn còn bị nhuộm đỏ nên không thể nào tránh khỏi nổi căm hận.

Chỉ mong sao có ai đó đọc bài viết này thì xin đừng “vô cảm”!

© Đàn Chim Việt
read more...