Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

PHẢN BỘI (Viết nhân Lễ Phục Sinh)

PHẢN BỘI (Viết nhân Lễ Phục Sinh)

Nguồn: Chôm chỉa và bịa đặt
(Đăng lại)

Mỗ không theo bất cứ một tôn giáo nào mà Mỗ chỉ tin theo những hành động, tin vào chính trái tim và khối óc của mình, nhưng nhân ngày Lễ Phục Sinh của Thiên Chúa Giáo, Mỗ nhớ lại những đoạn trong cả kinh “Cựu ước” và “Tân ước”, trong đó Mỗ có nhớ rõ mấy đoạn nói về sự “Phản bội” Chúa của các tông đồ. Vì vậy hôm nay Mỗ có vài dòng vừa là chôm chỉa, vừa chế biến và bịa đặt thêm gọi là tản mạn xin được chia sẻ!
Trong Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo ai cũng biết có một nhân vật tên là Giuda phản bội Chúa, sự phản bội của tông đồ này được coi là tin mừng của Chúa vậy.
Vậy Giuda (1) phản bội Jesus (2) như thế nào mà được coi là tin mừng?
Đó là Giuda bán nộp Ngài cho các thượng tế để đổi lấy 30 đồng bạc là giá một tháng lương của một công nhân. Theo đoạn Tin mừng này, chúng ta thấy Đức Jesus rất hiền từ trước con người phản bội. Ngài biết trước kẻ sẽ nộp Ngài khi nói với các môn đệ: "Thật, Thầy bảo thật các con, có một người trong các con sẽ nộp Thầy” (Ga 13,21).
Xem chừng Chúa Jesus đã thất bại trong việc huấn luyện các tông đồ. Lý do là sau thời gian gần 3 năm huấn luyện mà Giuda còn phản bội Ngài và một Phêrô đã tự phụ đến chối Ngài. Thật không gì đau buồn hơn cho Chúa Jesus khi nhìn thấy kẻ Ngài đã chọn, đã yêu thương hết mình mà lại phản bội Ngài. Ngài nhìn thấy Giuda rời bàn tiệc để đi vào đêm tối, đi vào con đường từ chối tình yêu của Ngài. Ngài cũng nhìn thấy và báo trước cho Phêrô (3) rằng ông sẽ chối Ngài ba lần.
Chúa Jesus đã thấy trước những việc sẽ xảy ra nhưng Ngài sẵn sàng chấp nhận vì Ngài phải đi qua con đường khổ nạn để hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại. Ngài thấy trước môn đệ sẽ phản Ngài nhưng sự phản bội ấy không làm cho Ngài ngưng yêu thương họ. Lần giáp mặt cuối cùng với Giuda, Ngài đã âu yếm hỏi: “Giuda, con lấy cái hôn đệ nộp Thầy sao”? Câu hỏi đầy hiền từ đó không làm cho Giuda mềm lòng ra mà cứ tiếp tục đi vào con đường đen tối ấy. Ngài cũng đã quay nhìn lại Phêrô sau khi đã chối Ngài ba lần, và Phêrô đã ăn năn sám hối, không còn cậy vào sức mình nữa nhưng cộng tác với ơn Chúa một cách hữu hiệu hơn.
Qua hai nhân vật chối Chúa này, ta thấy cách xử sự của Chúa giống nhau, nghĩa là Ngài không ngừng yêu thương họ, muốn họ nối lại tình yêu đã bị họ làm sứt mẻ. Tuy thế, cách xử sự của hai người lại khác nhau: Giuđa cứng lòng trước tình yêu nồng thắm của Chúa, cứ tiếp tục phản bội, cứ tiếp tục đi vào con đường tội lỗi và đã thất vọng đi tự tử. Còn Phêrô, sau khi đã chối Chúa ba lần, đã biết nhận ra cái tội tầy đình của mình, ông đã ăn năn khóc lóc và nối lại tình yêu đối với Chúa.
Từ đó, chúng ta nói về sự phản bội trong đời thường xem sao? Và thế nào là phản bội?
Phản bội có nghĩa là làm phản, làm trái với lời cam kết. Trong cuộc sống hằng ngày, người ta hay có những giao ước, giao kèo hay hợp đồng với nhau, theo đó, cả hai đều phải thực hiện đúng những lời đã cam kết; nhưng trong thực tế, chúng ta thấy có biết bao hợp đồng bị phá vỡ vì người ta không trung thành thi hành những điều đã cam kết ù, người ta đã phá vỡ, người ta đã “phản bội”.
Người ta thay lòng đổi dạ dễ như trở bàn tay. Khi có lợi là người ta dễ dàng phá bỏ lời cam kết. Người ta tìm ra mọi mánh khóe để lường gạt nhau khiến cho chữ “tín” ngày nay không còn ý nghĩa nữa.

1. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Ngụy Diên, tự là Văn Trường, là một tướng của Thục Hán trong thời kỳ Tam quốc của lịch sử Trung Hoa. Theo Tam quốc diễn nghĩa, Ngụy Diên ban đầu là một viên tướng có chức vụ trung bình của Lưu Biểu nhưng chính sử lại không ghi nhận điều này. Ngụy Diên đã đầu hàng và theo phò Lưu Bị sau khi Lưu Bị chiếm được Trường Sa khoảng năm 209.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Ngụy Diên còn là một viên tướng mang lòng phản trắc, phản chủ cầu vinh. Lúc Gia Cát Lượng qua đời, Ngụy Diên tạo phản nhưng đã bị Mã Đại giết chết theo kế của Gia Cát Lượng trước khi mất đã truyền cho.

2. Trong cuốn "Lịch sử lưu manh" của Lục Đức Dương
Là một công trình nghiên cứu về lưu manh ở Trung Quốc theo định hướng học thuật và thực tiễn ấy. Mặc dù các cứ liệu được khảo sát và dẫn chứng trong quyển sách này chủ yếu lấy từ lịch sử Trung Quốc, công trình này vẫn có những giá trị thực tiễn chung nhất định, và cùng với thái độ không nhân nhượng đối với tệ nạn lưu manh côn đồ xuyên suốt tác phẩm, những ưu điểm nói trên khiến quyển sách trở thành một tác phẩm bổ ích về cả kiến thức lẫn nhận thức không những với người đọc Trung Quốc mà còn cả với người đọc Việt Nam hiện nay....

3. Phản bội trong đời sống thiêng liêng.

a. Nguyên tổ loài người đã phản bội.

Trở lại vấn đề phản bội, ta thấy đã có sự phản bội ngay từ khi có con người. Đó là sự phản bội của nguyên tổ Adam và Eva! Thiên Chúa đã dựng nên hai ông bà giống hình ảnh Ngài, cho làm con và cho thừa hưởng mọi phúc lành hồn xác. Thiên Chúa chỉ đòi ông bà phải trung thành với Ngài, không được phản bội Ngài bằng cách là không được ăn trái cấm. Nhưng ông bà đã xử sự ra sao? Ông bà đã phản bội tình yêu của Ngài, tỏ ra bất trung khi ăn trái cấm ấy. Sách Sáng thế còn ghi lại biến cố bi thảm ấy, và ngày nay người ta vẫn còn đi vào vết xe cũ ấyvà sẽ không bao giờ ra khỏi.

b) Giuđa và Phêrô cũng phản bội.

So sánh sự phản bội của Giuđa và Phêrô, ta thấy có sự khác nhau:
- Giuđa phản Chúa vì cứng lòng. Chúa Giêsu đã nhắc cho Giuđa nhớ lại tình nghĩa thầy trò trong ba năm qua bằng cách rất nhẹ nhàng nói vào tai anh ta:”Giuđa, con lấy cái hôn này để nộp Thầy sao”? Không biết lúc đó anh ta phản ứng ra sao, có nói năng gì không ? Nhưng tôi đoán với sự cứng lòng và thái độ lạnh nhạt, anh ta sẽ nói với Chúa: “OK”. Giuđa đã để cho tiền của làm tối mắt anh, làm mờ ám lương tâm, không còn biết gì đến tình nghĩa thầy trò nữa. Đúng như lời người xưa nói: “Hoàng kim hắc nhân tâm”, tiền của làm đen tối lòng người.
Đức cha Tihamer Toth, khi bình luận về Giuđa, người tông đồ bán Chúa, có viết: “Thế giới ngày nay đã bớt xét đoán gắt gao về những vấn đề luân lý: có người sẽ tha thứ cho Giuđa về tội hà tiện và tham lam của hắn; có người sẽ không điếm xỉa gì đến mánh khóe hèn hạ làm tiền của hắn; đối với tội tự vận của hắn, cũng có người sẽ cho là phải.
Nhưng không có thể tìm ra được ai có thể tha thứ cho hắn cái tội đã phũ phàng đánh đập cánh tay đã từng chúc lành cho hắn,, đã dám điêu ngoa hôn cái mặt luôn luôn âu yếm hắn, đã vì 30 đồng bạc mà bán nạp một người bạn thân luôn luôn trung thành với hắn. Phải, không ai dung tha được một người phản bội”.
- Còn Phêrô cũng chối thầy, cũng phản bội Thầy, nhưng phản bội Thầy vì yếu đuối, không kịp suy tính trong một hoàn cảnh gay go cấp bách. Nhưng chỉ sau ít lâu, Phêrô nghĩ lại câu trả lời đáng trách của mình, ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết, và lòng hối hận này còn đeo đuổi ông suốt cả đời. Và để đáp lại lòng thương yêu tha thứ của Chúa, ông sẵn sàng chịu treo ngược trên cây thập tự tại Roma để tỏ lòng trung thành với Chúa.

Chú thích:
(1) Giuđa Ítcariốt, theo Tân Ước, là một trong mười hai sứ đồ đầu tiên của Giêsu. Trong nhóm mười hai, ông được biết như là người giữ "túi tiền" nhưng ông nổi tiếng đến với vai trò phản bội Giêsu và nộp ông cho các chức sắc Do Thái.
(2) Giê-su (có thể viết khác là Giêsu, Giê-xu, Jesus, Gia tô, Da tô[5]), cũng được gọi là Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa Giê-xu Cơ Đốc, Gia tô Cơ đốc hoặc Da tô Cơ đốc, là người sáng lập ra Ki-tô giáo. Giê-su là người Do Thái có tên là Yehoshua (יהושע - có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ" trong tiếng Hebrew), thường được gọi vắn tắt là Yeshua (ישוע). Đối với người đương thời, Giê-su còn được biết dưới tên Giê-su người xứ Nazareth, hoặc Giê-su con ông Giu-se. Từ "Ki-tô" (tiếng Latinh: Christus; tiếng Hy Lạp: Χριστός Khristós hoặc từ "Cơ Đốc", tiếng Hoa: 基督 Ji-du) là một danh hiệu của Giê-su, có nghĩa là "người được xức dầu", để ám chỉ một vị lãnh đạo, chính trị cũng như tôn giáo, được chọn bởi Thiên Chúa. Những gì chúng ta biết được về Giê-su được ghi chép trong Thánh Kinh Tân Ước, đặc biệt là trong bốn sách Phúc Âm.
(3) Thánh Phêrô là tông đồ trưởng trong số mười hai thánh tông đồ của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô được Chúa trao cho quyền cai quản Hội Thánh.


Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "PHẢN BỘI (Viết nhân Lễ Phục Sinh)"

Đăng nhận xét