Hiển thị các bài đăng có nhãn GIẢI TRÍ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIẢI TRÍ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Nhật ký của một tù binh Nhật Bản trong thời kỳ bị giam cầm tại Liên Xô PHẦN 5 - SỚM TRỞ VỀ QUÊ NHÀ

Nhật ký của một tù binh Nhật Bản trong thời kỳ bị giam cầm tại Liên XôPHẦN 5 - SỚM TRỞ VỀ QUÊ NHÀ 
Vẻ đẹp thanh cao của âm nhạc vượt qua mọi biên giới và quốc gia 

Tôi và bạn tôi (các sinh viên nhạc viện) viết bản phổ nhạc suốt đêm. Tới sáng chúng tôi chuyển bản phổ cho dàn nhạc người Đức sẽ chơi âm nhạc Nhật Bản cho chúng tôi nghe. Chúng tôi không biết ngôn ngữ của họ và chúng tôi không thể nói thành lời, nhưng tất cả chúng tôi đều cùng hiểu thứ ngôn ngữ của âm nhạc. Thế giới âm nhạc thực sự không hề có biên giới! 

Dàn nhạc Đức trình diễn nhạc cổ điển Nhật 

Màn cuối là bản Concerto. Dàn nhạc Đức chơi âm nhạc của xứ Nhật Bản xa xôi. Người lính Nhật thật lúng túng khi múa điệu truyền thống theo nhịp âm nhạc dân tộc. Niềm vui về chuyến hồi hương sắp đến đang dâng cao. Ngày khởi hành đã được công bố.

Đừng khóc nhé, Natasha 

Mọi sự đòan tụ đều có nghĩa chia phôi. Tôi nhớ về người em gái, rất đau khổ khi phải chia tay. Natasha khốn khổ, em thì thầm từ biệt đầy cay đắng, giờ này em ra sao, chuyện gì đã xảy đến với em? 

Sao natasha lại đeo balo ngược thế kia? Kakaka


Tạm biệt bằng mọi thứ tiếng 

Tạm biệt theo mọi thứ ngôn ngữ. Tôi cho rằng thế giới thực sự đại đồng và mọi dân tộc đều bình đẳng. Tất cả chúng tôi đều khóc, nói lời chia tay. Chúng tôi không biết tiếng, nhưng giơ cao tay vẫy nên không cần phải nói thành lời. Tất cả thời gian trong trại tù binh Nga đã trôi qua không phí hòai... Tôi cho rằng vậy. 

Đi dọc tuyến đường sắt Siberi xa mãi về phía Đông

Không như chuyến tàu đưa chúng tôi tới nước Nga, chuyến tàu này có những cánh cửa luôn mở rộng. Tại chốn này của thế giới, tại Siberi, mặt trời không bao giờ lặn và bầu trời vẫn sáng thậm chí cả khi ban đêm. Người ta gọi đấy là những đêm trắng. Tàu chúng tôi cứ lăn, cứ lăn dọc tuyến đường sắt Siberi xa mãi, xa mãi về phía Đông... 

Những món "quà" 

Thật khó để ép bản thân sử dụng được cái nhà xí trên tàu nên chúng tôi ra khỏi tàu cứ mỗi chặng dừng, ngồi xuống như lũ chim dọc đường ray để thả lại "những món quà".

Con người có thể cư xử rất quái gở 

Khi chúng tôi xuống tàu tại Khabarovsk, chúng tôi bị các vị đại diện dễ sợ của Đảng Cộng Sản Nhật Bản, những người đi vận động tuyên truyền cho Đảng, tấn công. Họ thật lạ lùng. (Tôi không có ý lên án Đảng CS Nhật Bản hiện nay. Xin đừng hiểu nhầm ý tôi!) 

Nakhodka 

Anh Abe, người chỉ huy, cố gắng tranh luận với những tay Đảng viên ấy. Bọn họ thường tới thăm chúng tôi trong hai tuần lễ chúng tôi ở tại Nakhodka, dạy chúng tôi hát những bài hát lao động, nhưng chúng tôi chỉ trơ ra thôi. 

Mọi thứ nhòa lệ trong mắt tôi

Thậm chí cả những đất nước đang bị nô dịch cũng vẫn có những con sồng và ngọn đồi. Và kia rồi: những hòn đảo Nhật Bản, cây cối nở hoa rực rỡ, cảng Maizuru - tất cả đang khiến lệ trào đầy mắt tôi. Có ai đó hô "hoan hô!". Trong số binh lính có người đã xa quê hơn mười năm trời. 

Quê hương 

Chúng tôi đặt chân lên mảnh đất quê hương, chúng tôi lắng nghe tiếng cót két của những tấm ván lát, chúng tôi lắng nghe tiếng bước chân của mình. Đám đông đón chào hô lớn hoan hô, cám ơn chúng tôi, bắt tay chúng tôi. Các y tá Chữ Thập Đỏ Nhật Bản trông thật lộng lẫy trong bộ trang phục trắng tinh. 

Xịt DDT 

Trước tiên là phải tới nhà tắm. Chúng tôi lớn tiếng hỏi han nhau: "Ổn chứ!" - "Vâng, chưa bao giờ được khỏe thế!"
Chúng tôi được khử trùng bằng DDT và cuối cùng chúng tôi đã cảm thấy mình đã đúng là người Nhật thực thụ. 
Theo mình biết thì DDT đã được sử dụng rộng rãi các thập niên 1950, 1960 như một loại thuốc trừ sâu mạnh trong nông nghiệp,xịt DDT hay mặc quần áo ngấm DDT để chống lại sốt ban,xịt DDT trong nhà để diệt muỗi,cái này các bạn Google nhá.
Chiếu Tatami 

"Tatami! Tatami!" Chúng tôi lăn mình lên trên chiếu, áp má mình xuống chiếu - ôi chiếc chiếu tatami thân thương! 
Tôi thật hạnh phúc! Chỉ tới khi đó tôi mới nhận thấy mình thực sự trở về nhà... 

Chuyến tàu giải ngũ 

Chuyến tàu giải ngũ đã tới ga Kusanagi (thuộc tỉnh Shizuoka). Em trai tôi chạy tới gọi tên tôi, quan sát tôi, nay đã cao lớn rắn rỏi, bước khỏi toa tàu. Cha tôi cũng chạy tới"Có phải con đấy không, Nobuo?" - "Vâng ạ", tôi chào Người. Người chỉ có thể thở phào: "Cha mừng quá..."

PHỤ LỤC 
Cảng hồi hương 


Chúng ta được biết rằng cuối Thế chiến 2 năm 1945 có khoảng 6 triệu người Nhật vẫn còn ở nước ngoài. Tất cả những người này đều phải trở về Nhật càng sớm càng tốt. Thủ tục này được gọi là "hồi hương". Tháng Chín năm 1945 có 10 cảng trên khắp nước Nhật được phép thực hiện "thủ tục hồi hương". Đó là Maizuru, Uraga, Kure và một số cảng khác. 
Đến cuối chiến tranh một trong những "nơi chốn" của những người hồi hương là thành phố Maizuru (tỉnh Tokyo). Trong suốt 13 năm kể từ ngày 7 tháng Mười 1945 những tàu hồi hương Undzen-maru đã đưa về Nhật 66000 người sống (gồm cả tôi) và 16000 người chết.
Cuối Thế chiến 2 khoảng 600 ngàn binh lính và sĩ quan Nhật bị giam cầm trong hàng ngàn trại tù binh tại vùng đất trải dài từ Kamchatka ở phía Đông, băng qua rặng Ural tới phần Châu Âu của Liên Xô về phía Tây và kéo lên thung lũng Yenisei về phía Bắc.


Sự giam cầm trong trại tù binh 

Đến cuối Thế chiến 2 Quân đội Nhật bao gồm một nửa là các đơn vị quân sự và lính tình nguyện và một nửa là thường dân nhập ngũ, tổng cộng 6 triệu người. Ngay sau Hiệp ước Potsdam và sự đầu hàng riêng rẽ của Tập đoàn quân Quan Đông tại Mãn Châu (Đông Bắc Trung Hoa) bị quân động Xô viết bao vây. Bị đánh bại hoàn toàn, tất cả các lực lượng Nhật Bản đã bị bắt giữ vào ngày 9 tháng Tám 1945. Sau đó khoảng 600 ngàn binh lính và sĩ quan Nhật bị chuyển tới các trại giam ở Mãn Châu và Bắc Triều Tiên. 
Những tù binh Nhật bị canh giữ bị chở tới những trại tù ở Liên Xô để lao động cho tới chết. Chúng tôi cho rằng hơn một nửa trại tù ở Siberi là giam giữ tù binh Nhật Bản.

Bản đồ đường di chuyển
Màu xanh da trời: tuyến đường giam cầm trong câu chuyện của tác giả
Màu da cam: những trại tù chứa trên 20 ngàn tù
Màu đỏ: những trại chứa 10 ngàn tù
Màu tím: những trại 1 ngàn tù
Màu xanh lơ: những trại tù nhỏ
http://kiuchi.jpn.org/vn/nobindex.htm
trang web do con trai của tác giả lập ra gồm 5 thứ tiếng,có cả tiếng Việt
END.
read more...

Nhật ký của một tù binh Nhật Bản trong thời kỳ bị giam cầm tại Liên Xô PHẦN 4 - HÃY CÙNG SÁT CÁNH BÊN NHAU

Nhật ký của một tù binh Nhật Bản trong thời kỳ bị giam cầm tại Liên XôPHẦN 4 - HÃY CÙNG SÁT CÁNH BÊN NHAU

Kẻ thừa hành

Mỗi quốc gia đều có những kẻ được gọi là người thừa hành. Có những lính Đức lớn tuổi trông vẻ cổ quái đứng ra lãnh trách nhiệm phân công công việc cho các binh lính Nhật bản.

Những kẻ dốt toán 

"Một, hai, ba, bốn, năm", - đã đếm bao nhiêu lần rồi mà lần nào cũng sai. Có lẽ do vậy tù binh xếp thành bốn hàng dọc. Hầu hết lính Nga trẻ đều kém toán và họ mất rất nhiều thời gian để đếm kiểm.

Tình yêu

Đàn ông và phụ nữ đều tham gia việc tái xây dựng thành phố sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc. Những phụ nữ anh dũng lãnh nhiệm vụ đảm đương thậm chí cả những công việc nguy hiểm nhất. Tại Nhật Bản ngày nay thật khó có thể tưởng tượng đến những gì tương tự như vậy.Một vài phụ nữ Nga thậm chí còn bị lính Nhật quyến rũ. Đó quả là những khoảng khắc đẹp.

Sự may rủi của số phận 

Lắp dựng hệ khung thép. Công việc này nguy hiểm nên chúng tôi bắt buộc phải đi giày công tác. Mười người chúng tôi được chọn làm việc sau: băng qua thanh gỗ bắc ngang qua dàn khung thép để trút xi măng thành đống khỏi xe đẩy.

Xúc than

Công việc loại này phải làm với rất nhiều nỗ lực: chúng tôi phải trút than từ toa tàu hàng xuống đất. Bị thúc "nhanh lên, nhanh lên" chúng tôi xúc không ngừng nghỉ.

Lao động làm đẹp cả đàn ông và phụ nữ 

Kế hoạch tái thiết thành phố có thời hạn 5 năm, do vậy thậm chí các nữ thanh niên cũng làm việc rất vất vả. Lao động làm đẹp cả đàn ông và phụ nữ.

Đám ăn trộm

Vài phút trước giờ điểm quân buổi chiều là lúc chúng tôi đi ăn trộm. Chúng tôi ăn trộm bóng đền để có chút ánh sáng cho lán trại. Chúng tôi đói và thế là chúng tôi dùng gậy tre đục một lỗ vào túi gạo để lấy một chút. Chúng tôi không thể lấy đi nhiều hơn.

Búa khoan

Theo tôi đó là bánh xe của đoàn tàu hỏa. Nếu ta đứng quá gần nó khi đang hàn thì mắt ta có thể bị đau vì khí nóng. Chúng tôi đục bề mặt của bánh xe bằng búa khoan. Những mảnh phoi nhỏ bắn vào mắt khiến tôi không còn nhìn thấy gì và một bác sĩ người Đức đã phẫu thuật cho tôi.

Bệnh viện ở Druzhkovka

Tôi mất hai tuần tại bệnh viện "Drossikovka". Tôi bị mù trong hai tuần. Tôi đã hiểu ra tầm quan trọng của thị giác. Tôi kết bạn với những người bạn Đức rất tốt bụng và trẻ trung. Sau khi lấy lại được thị giác tôi giúp đỡ những bệnh nhân yếu để đáp lại những gì tôi đã được nhận. NIềm vui mỗi ngày là được giúp đỡ cho họ.

Làm ca đêm

Tôi không thích làm ca đêm: rất buồn ngủ. Ca đêm cứ thế luân phiên. Định mức sản lượng khá cao và nhiều tù binh bị trấn thương khi đang vội vàng ban đêm. Đôi khi có người chết.

Bốc dỡ bằng sức người ở khu nhà kho

Chỉ có hàng hóa nặng được trữ tại nhà kho nên rất vất vả để chuyển hàng ra hoặc vào. Lính Nhật làm việc hăng hái tới mức làm bác sĩ người Nga phát lo cả lên.

Anh người Đức giả dạng làm người Nhật

Người Nhật thích ăn gạo và chúng tôi được cấp phát thứ thực phẩm ấy vốn rất quý giá ở nước Nga. Nhưng lượng cấp rất hạn chế và đôi khi một anh lính Đức cũng tới để kiếm thêm ít gạo, giả vờ là một người Nhật. Anh ta quả gặp may.

Chiếc ghế đau đớn 

Chúng tôi chỉ được tắm một hay hai lần mỗi tháng. Ngồi tắm rất khó - chúng tôi gầy đến nỗi xương chọc cả vào mặt ghế cứng.

Giải thi đấu bóng bàn 

Các tù binh Nhật vui vẻ tổ chức giải bóng bàn với người Đức.Có lẽ do cách cầm vợt kỳ lạ mà người Nhật đã dễ dàng chiến thắng.

Nỗi ác cảm bếp núc 

Ở bất cứ đâu bạn cũng có thể bắt gặp sự ghen tỵ với đĩa ăn của bạn. Khẩu phần Nhật có vẻ nhiều hơn và người Đức luôn thèm khát chọc dao vào đĩa của bạn. Họ ăn bánh mì và súp thịt, người Nhật thì ăn cơm, súp miso (tự nấu) và những món khác.

read more...

phần 3

Nhật ký của một tù binh Nhật Bản trong thời kỳ bị giam cầm tại Liên XôPHẦN 3 THẾ GIỚI NÀY ĐẦY ẮP BẠN BÈ

Những người lính Hungary

Cuối tháng Sáu năm 1947 chúng tôi bị chuyển từ trại ở Slavyansk tới một trại Hungary (magyar camp - Magyar là tên của dân tộc Hung - ND). Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy lính Hung đón chúng tôi, những lính Nhật, bằng bản hành khúc "Patriot march". Dường như mỗi quốc gia đều có nét đặc sắc của riêng mình.

Vangria (Hungary)


Người Magyar gọi nước Hungary là Vangria. Họ rất vui tính, sôi nổi. Họ làm việc qua quít chiếu lệ (do họ ghét Liên Xô). Họ gọi mình là "những người sùng Nhật" (japanophile) và họ biết nhiều về Nhật còn hơn cả về chính mình.
trong bức tranh này ta để ý thấy sự khác nhau trong tính cách dân Nhật và dân Hung. Trong khi người Nhật làm việc chăm chỉ thì Hung chỉ thích lười nhác và ca hát. Tôi không nghĩ đó chỉ do dân Hung ghét Liên Xô: đó là tính cách của dân Hung và họ tìm lý do để giải thích cho sự lười lao động.

Những người bạn cùng đồng ca

Nói về lạc quan - người slavơ là vô địch. Mỗi khi có ai bắt đầu cất tiếng hát, liền có người khác tham gia và thế là cả hai song ca. Ba hoặc bốn người nữa tới và thế là thành dàn đồng ca. Tôi nghĩ rằng người Nga là dân tộc có khiếu âm nhạc hàng đầu thế giới. Thậm chí họ không bao giờ nói "ngưng lại" nếu người hát là một tù binh.

Sumo

Mikado, Geisha, Fujiyama, Judo, Harakiri (Thiên hoàng, ca nữ, núi Phú Sĩ, võ Judo, tự sát kiểu Nhật-ND). Người Slavơ biết những từ đó. Nhưng khi thi đấu sumo - chẳng ai biết luật cả. Họ cám ơn bạn thậm chí cả khi họ thua.

Sĩ quan phi công Pokrovsky

Tôi kết bạn với một phi công, đại úy Pokrovsky (tác giả là một lính thuộc binh chủng không quân Hoàng gia Nhật - đã nói ở đầu topic). Chân thành tin tưởng đối với người Nhật, anh ta đưa tôi giữ những vật dụng quý giá của mình và chìa khóa nhà kho mỗi khi đi công tác. Giờ này anh ta đang ở đâu?

Người lính Mông Cổ thân thiện

Quân đội Nga bao gồm những binh sĩ thuộc trên 120 quốc tịch nói những thứ tiếng khác nhau. Những người Mông Cổ hiểu được tiếng Nga, nhưng phát âm rất cứng. Tuy nhiên khuôn mặt và ngoại hình của họ gần giống người Nhật nên dễ tiếp xúc. Ngoài ra họ là những kỵ sĩ tuyệt giỏi. Riêng tôi đã ngã ngựa tới mấy lần.

Trượt tuyết

Trẻ em ở bất cứ đất nước nào đều xinh xắn và hồn nhiên. Những chú nhóc nhỏ hay trượt tuyết để đi tới trường - "Zdras''te japon" (Xin chào, anh Nhật!) khi trượt vút qua.
Khi được hỏi về chiến tranh chú bé nói: "Không, chúng tôi sẽ không đánh nhau". Thật dễ thương. Trẻ em nói bằng thứ tiếng Nga đơn giản.

Bít tất


Một cậu lính rất trẻ quấn đôi chân mình bằng đôi portyanki (xà cạp) thấm tuyết ướt sũng. Tôi thường xuyên đeo hai đôi bít tất nên tôi cho cậu ta một đôi. Khi được hỏi tuổi cậu ta trả lời rằng mình mới 14. Cậu lính chùi cọ đôi chân bị giá rét ăn bằng cả hai tay và những giọt nước mắt ứa ra trong cặp mắt xanh da trời. Có lẽ cậu đang nghĩ đến mẹ mình.

Trẻ em Nga

Trẻ em Nga rất ngây thơ và hồn nhiên và chúng không quan tâm tới bất cứ sự khác biệt về chủng tộc nào. Tôi thật hạnh phúc vì có thể chơi đùa với chúng. Tôi cũng học được nhiều từ mới tiếng Nga. Tôi yếu quý trẻ em vô cùng!

Những người tốt trên thế giới

Mọi người đều tham gia cuộc đấu vật tự do: người Nga, Tiệp, Ba Lan, Đức, Ý và Nhật Bản. Tôi đã thực sự nỗ lực và chỉ đến lúc cuối cùng tôi mới nhận ra rằng dường như mọi người đã có ý nhường cho tôi, người thấp nhất trong đám. Họ thật là những người tốt trên trái đất này!

Chiếc giường hai tầng già nua 

Chiếc giường đã khá cổ lỗ già nua và rệu rão. Ngoài ra, nó hẹp đến nỗi có một người lính nằm trên thường xuyên bị rơi ra ngoài. Tôi không biết anh ta đang mơ những giấc mơ kiểu gì nữa. Một lần khác chính tôi cũng bị rơi và thế là hết dịp mà cười cợt.

Người đốc công bị khiển trách

Tay thiếu tá thường xuyên gọi đốc công của chúng tôi lên do năng suất lao động thấp. Người đốc công trả lời sự khiến trách của vị thiếu tá bằng một cái nhìn nghẹn thở bởi ông không biết tiếng Nga. Do cái nhìn đó và do năng suất lao động kém của chúng tôi mà ông bị biệt giam một thời gian dài.

read more...

Nhật ký của một tù binh Nhật Bản trong thời kỳ bị giam cầm tại Liên Xô PHẦN 2: LAO ĐỘNG CỰC NHỌC

Nhật ký của một tù binh Nhật Bản trong thời kỳ bị giam cầm tại Liên XôPHẦN 2: LAO ĐỘNG CỰC NHỌC

Định mức sản lượng

"Làm việc theo nhóm 4 người thật kinh khủng, bởi định mức sản lượng đặt ra vẫn như nhau nhưng có hai người phải đảm nhận nhiệm vụ bốc dỡ và vận chuyển."
Những người không làm việc thì không được ăn. Chúng tôi lập tức phải đi xuống đục đá tại khu mỏ. Tôi dùng một cái choòng để đục vào khối đá tảng với sản lượng định mức là 1 m3/người.

Người lính Nga trẻ

"Lính Nga theo dõi chúng tôi suốt ngày, đôi khi ngủ gà gật, đôi khi đọc to một quyển sách."
Những viên đá được đập ra được chất lên xe cút kít, kéo lên đồi và trút thành một bức tường. Tôi cắn răng làm công việc xây dựng lần đầu tiên trong đời này

Trung sĩ giơ tay ôm chặt mũi

"Luôn luôn đi gần tôi, mắt dán chặt vào tôi bất kể tôi đang làm gì. Rặn ra cho xong quả là rất khó cho tôi."
Không cần phải nói cho anh ta biết là anh cần phải ra ngoài - anh ta sẽ chẳng hiểu anh đâu.

Chiếc hái cắt cỏ 

"Cô gái nói rằng ta không nên quay vặn lưng lại."
Nhiều lần tôi cố thử làm việc với chiếc hái kiểu Nga. MỘt cô gái trẻ sử dụng nó dễ dàng trong khi tôi chỉ biết đổ mồ hôi chứ không được gì.

Khoai tây

"Này, "anh Nhật", cầm lấy khoai tây."
Các cô gái ở bất cứ quốc gia nào đều rất tốt bụng. Người ta nói rằng Ukraine có đất đai phì nhiêu cho nên người ta trồng rất nhiều khoai tây.

Sau giờ làm việc

"Do svidania baryshnya"(Tạm biệt, cô gái trẻ), "Rabota-konets. Kolkhoz"(Xong việc rồi. Về nhà thôi)- chúng tôi nói lời tạm biệt nhau bằng tiếng Nga."
Chúng tôi kết thúc công việc đồng áng bằng những từ vừa học được "Do svidania"(Tạm biệt), "Spasibo"(Cám ơn). Hoàng hôn đỏ thắm đẹp thực sự. Bầu trời Đông Âu khắc hẳn bầu trời miền Mãn Châu.

Chuyến đua trong thời tiết khắc nghiệt

"Thậm chí những lính Nga khỏe mạnh cũng vẫn bị ấn tượng trước sức khỏe của ngựa. "Con ngựa khỏe thật!"
Người đồng đội của tôi (là kỵ binh) đã cố gắng tới được kho lương thực của trại thật nhanh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tôi sinh ra với chiếc thìa bạc trong miệng 


"Phong cảnh thật đẹp, nhưng ngày hôm đó chúng tôi bị dính trong một trận bão tuyết và phải làm việc trong bóng tối mù mịt."
Chúng tôi không thể trông thấy gì trong khoảng cách một cánh tay. Rất nhiều người hôm đó bị thương. Thần Chết trừng trừng vào mắt tôi khi khi tôi trượt ngã trên dốc. Các bạn đỡ lấy tôi để đứng lên. Suy nghĩ đầu tiên của tôi khi tỉnh lại là: "Có phải số phận bắt mình chết nơi này không?!"

Mỏ khai thác đá

"Nếu ta luôn phải làm việc trong nhiệt độ -15oC thì ta sẽ quen dần với nó. Tuy nhiên có rất nhiều người bị hạ gục vì giá rét."

Những giọt nước mắt băng giá

"Chiến tranh đã kết thúc mà phải chết ở đây thì thật... ngu ngốc... Chúng tôi gọi tên họ, nhưng không ai trong số họ tỉnh lại..."
Nhiệt độ mùa đông ở Đông Âu xuống dưới -25oC tới -30oC và đối với người Nhật thì sống trong lều dưới nhiệt độ như vậy không dễ dàng gì. Có ngày trong buổi sáng chúng tôi phát hiện ra một người bạn của mình đã đông cứng vì lạnh.

Dòng sông băng

"Con sông rộng thật", - tôi đã nghĩ như vậy. Đó là sông Dnieper."
Bị chất lên xe tải chúng tôi bị đưa đi xa. Công việc của tôi và người bạn là đục vỡ băng trên sông. Chỉ một bước hụt là ta có thể trượt ngã xuống nước.

Anh gọi như thế là tắm sao?!

"Ngày hôm đó cái chết trừng mắt nhìn tôi thêm lần nữa."
Theo lệnh của ông bác sĩ Xô viết chúng tôi được đưa ra ngoài để đi tắm. Tắm ở nhiệt độ -25oC ?! Tôi kể nhé - không đùa đâu. Chúng tôi có thể chết dễ dàng vì mất nhiệt nếu chúng tôi không trẻ và khỏe như vậy. Chúng tôi làm tan tuyết trong các thùng sắt và mỗi người có thể tắm trong giá tuyết với một gàu nước.

Phân chia khẩu phần


"Dao cắt xuống bánh mì. Bánh mì đen."
Đá là thứ trách nhiệm đáng ghét nhất. Sự im lặng buồn thảm. Mọi con mắt dồn vào lưỡi dao đang cắt xuống. Căn phòng ngập một nửa dưới tuyết, chiếu sáng bởi ngọn nến tự chế leo lét.

Khu trại tù ngập một nửa dưới tuyết 

Trại tù binh chiến tranh Nhật Bản nằm tại vùng phía bắc của lục địa Á Âu khổng lồ. Nhiệt độ xuống -30 là chuyện thường.

Phụ nữ trong Quân đội Xô viết

Nữ trung sĩ của Quân đội Xô viết. Các nữ chiến sĩ của cái đất nước không phân biệt nam nữ này quả là đáng ngạc nhiên đối với chúng tôi. Người Nhật với quá khứ gia trưởng bị sốc nặng. Các cô gái chịu đựng được giá rét, có cá tính, dịu dàng và có cặp mắt tuyệt đẹp. Thật là tuyệt vời.

Nữ Trung úy- Bác sĩ đẹp lộng lẫy

Hầu hết các bác sĩ đều là phụ nữ. Nữ bác sĩ-trung úy với bộ ngực to đẹp lộng lẫy đi tới với đôi vai ưỡn ngang kiêu kỳ... Đất nước đa dân tộc này không hề có sự phân biệt giữa các dân tộc. Do đó mọi tù binh người Nhật đều được khám riêng (theo tui hiểu có nghĩa là khám hạ bộ) như tất cả những người khác.

Công việc phân loại khoai tây

Khoại tây luôn được phân loại tại nhà kho. Công việc này dành cho những người không còn khả năng làm được những việc nặng nhọc hoặc những ai bị ốm. Ta có thể treo cái xô sắt có dây mayso điện để đun và chén món khoai luộc. Đây là một công việc ngon lành.

Phần thêm của danngoc



Nhà kiểu bán hầm

Tôi xấu hổ

Có lần tôi được một nữ bác sĩ khám và tôi xấu hổ chết được. Cô ấy lo cho những binh lính gầy yếu, bắt họ phải lên giường nghỉ: "Skoree spat''!" (Đi ngủ nhanh lên!) Giọng nói cô thật dịu dàng.

Tôi sẽ kể lại cho mẹ anh...

Nước mắt rơi không kìm lại được. Tôi khóc suốt ngày. Thật kinh khủng khi có ai đó qua đời trước mắt bạn. Tôi hứa sẽ kể cho thân mẫu anh ta mọi điều nếu tôi có thể tự mình về được quê nhà.

Nằm xuống nơi đất khách quê người

Cầu cho nắm tro tàn này được an nghỉ nơi đất khách quê người. Anh có là người Đức hay Hungary cũng vậy thôi - đều như nhau. Đám tang... Có thể ngày mai sẽ là đám tang của anh.

read more...