Nhật ký của một tù binh Nhật Bản trong thời kỳ bị giam cầm tại Liên XôPHẦN 5 - SỚM TRỞ VỀ QUÊ NHÀ
Vẻ đẹp thanh cao của âm nhạc vượt qua mọi biên giới và quốc gia
Tôi và bạn tôi (các sinh viên nhạc viện) viết bản phổ nhạc suốt đêm. Tới sáng chúng tôi chuyển bản phổ cho dàn nhạc người Đức sẽ chơi âm nhạc Nhật Bản cho chúng tôi nghe. Chúng tôi không biết ngôn ngữ của họ và chúng tôi không thể nói thành lời, nhưng tất cả chúng tôi đều cùng hiểu thứ ngôn ngữ của âm nhạc. Thế giới âm nhạc thực sự không hề có biên giới!
Dàn nhạc Đức trình diễn nhạc cổ điển Nhật
Màn cuối là bản Concerto. Dàn nhạc Đức chơi âm nhạc của xứ Nhật Bản xa xôi. Người lính Nhật thật lúng túng khi múa điệu truyền thống theo nhịp âm nhạc dân tộc. Niềm vui về chuyến hồi hương sắp đến đang dâng cao. Ngày khởi hành đã được công bố.
Đừng khóc nhé, Natasha
Mọi sự đòan tụ đều có nghĩa chia phôi. Tôi nhớ về người em gái, rất đau khổ khi phải chia tay. Natasha khốn khổ, em thì thầm từ biệt đầy cay đắng, giờ này em ra sao, chuyện gì đã xảy đến với em?
Sao natasha lại đeo balo ngược thế kia? Kakaka
Tạm biệt bằng mọi thứ tiếng
Tạm biệt theo mọi thứ ngôn ngữ. Tôi cho rằng thế giới thực sự đại đồng và mọi dân tộc đều bình đẳng. Tất cả chúng tôi đều khóc, nói lời chia tay. Chúng tôi không biết tiếng, nhưng giơ cao tay vẫy nên không cần phải nói thành lời. Tất cả thời gian trong trại tù binh Nga đã trôi qua không phí hòai... Tôi cho rằng vậy.
Đi dọc tuyến đường sắt Siberi xa mãi về phía Đông
Không như chuyến tàu đưa chúng tôi tới nước Nga, chuyến tàu này có những cánh cửa luôn mở rộng. Tại chốn này của thế giới, tại Siberi, mặt trời không bao giờ lặn và bầu trời vẫn sáng thậm chí cả khi ban đêm. Người ta gọi đấy là những đêm trắng. Tàu chúng tôi cứ lăn, cứ lăn dọc tuyến đường sắt Siberi xa mãi, xa mãi về phía Đông...
Những món "quà"
Thật khó để ép bản thân sử dụng được cái nhà xí trên tàu nên chúng tôi ra khỏi tàu cứ mỗi chặng dừng, ngồi xuống như lũ chim dọc đường ray để thả lại "những món quà".
Con người có thể cư xử rất quái gở
Khi chúng tôi xuống tàu tại Khabarovsk, chúng tôi bị các vị đại diện dễ sợ của Đảng Cộng Sản Nhật Bản, những người đi vận động tuyên truyền cho Đảng, tấn công. Họ thật lạ lùng. (Tôi không có ý lên án Đảng CS Nhật Bản hiện nay. Xin đừng hiểu nhầm ý tôi!)
Nakhodka
Anh Abe, người chỉ huy, cố gắng tranh luận với những tay Đảng viên ấy. Bọn họ thường tới thăm chúng tôi trong hai tuần lễ chúng tôi ở tại Nakhodka, dạy chúng tôi hát những bài hát lao động, nhưng chúng tôi chỉ trơ ra thôi.
Mọi thứ nhòa lệ trong mắt tôi
Thậm chí cả những đất nước đang bị nô dịch cũng vẫn có những con sồng và ngọn đồi. Và kia rồi: những hòn đảo Nhật Bản, cây cối nở hoa rực rỡ, cảng Maizuru - tất cả đang khiến lệ trào đầy mắt tôi. Có ai đó hô "hoan hô!". Trong số binh lính có người đã xa quê hơn mười năm trời.
Quê hương
Chúng tôi đặt chân lên mảnh đất quê hương, chúng tôi lắng nghe tiếng cót két của những tấm ván lát, chúng tôi lắng nghe tiếng bước chân của mình. Đám đông đón chào hô lớn hoan hô, cám ơn chúng tôi, bắt tay chúng tôi. Các y tá Chữ Thập Đỏ Nhật Bản trông thật lộng lẫy trong bộ trang phục trắng tinh.
Xịt DDT
Trước tiên là phải tới nhà tắm. Chúng tôi lớn tiếng hỏi han nhau: "Ổn chứ!" - "Vâng, chưa bao giờ được khỏe thế!"
Chúng tôi được khử trùng bằng DDT và cuối cùng chúng tôi đã cảm thấy mình đã đúng là người Nhật thực thụ.
Theo mình biết thì DDT đã được sử dụng rộng rãi các thập niên 1950, 1960 như một loại thuốc trừ sâu mạnh trong nông nghiệp,xịt DDT hay mặc quần áo ngấm DDT để chống lại sốt ban,xịt DDT trong nhà để diệt muỗi,cái này các bạn Google nhá.
Chiếu Tatami
"Tatami! Tatami!" Chúng tôi lăn mình lên trên chiếu, áp má mình xuống chiếu - ôi chiếc chiếu tatami thân thương!
Tôi thật hạnh phúc! Chỉ tới khi đó tôi mới nhận thấy mình thực sự trở về nhà...
Chuyến tàu giải ngũ
Chuyến tàu giải ngũ đã tới ga Kusanagi (thuộc tỉnh Shizuoka). Em trai tôi chạy tới gọi tên tôi, quan sát tôi, nay đã cao lớn rắn rỏi, bước khỏi toa tàu. Cha tôi cũng chạy tới"Có phải con đấy không, Nobuo?" - "Vâng ạ", tôi chào Người. Người chỉ có thể thở phào: "Cha mừng quá..."
PHỤ LỤC
Cảng hồi hương
Chúng ta được biết rằng cuối Thế chiến 2 năm 1945 có khoảng 6 triệu người Nhật vẫn còn ở nước ngoài. Tất cả những người này đều phải trở về Nhật càng sớm càng tốt. Thủ tục này được gọi là "hồi hương". Tháng Chín năm 1945 có 10 cảng trên khắp nước Nhật được phép thực hiện "thủ tục hồi hương". Đó là Maizuru, Uraga, Kure và một số cảng khác.
Đến cuối chiến tranh một trong những "nơi chốn" của những người hồi hương là thành phố Maizuru (tỉnh Tokyo). Trong suốt 13 năm kể từ ngày 7 tháng Mười 1945 những tàu hồi hương Undzen-maru đã đưa về Nhật 66000 người sống (gồm cả tôi) và 16000 người chết.
Cuối Thế chiến 2 khoảng 600 ngàn binh lính và sĩ quan Nhật bị giam cầm trong hàng ngàn trại tù binh tại vùng đất trải dài từ Kamchatka ở phía Đông, băng qua rặng Ural tới phần Châu Âu của Liên Xô về phía Tây và kéo lên thung lũng Yenisei về phía Bắc.
Sự giam cầm trong trại tù binh
Đến cuối Thế chiến 2 Quân đội Nhật bao gồm một nửa là các đơn vị quân sự và lính tình nguyện và một nửa là thường dân nhập ngũ, tổng cộng 6 triệu người. Ngay sau Hiệp ước Potsdam và sự đầu hàng riêng rẽ của Tập đoàn quân Quan Đông tại Mãn Châu (Đông Bắc Trung Hoa) bị quân động Xô viết bao vây. Bị đánh bại hoàn toàn, tất cả các lực lượng Nhật Bản đã bị bắt giữ vào ngày 9 tháng Tám 1945. Sau đó khoảng 600 ngàn binh lính và sĩ quan Nhật bị chuyển tới các trại giam ở Mãn Châu và Bắc Triều Tiên.
Những tù binh Nhật bị canh giữ bị chở tới những trại tù ở Liên Xô để lao động cho tới chết. Chúng tôi cho rằng hơn một nửa trại tù ở Siberi là giam giữ tù binh Nhật Bản.
Bản đồ đường di chuyển
Màu xanh da trời: tuyến đường giam cầm trong câu chuyện của tác giả
Màu da cam: những trại tù chứa trên 20 ngàn tù
Màu đỏ: những trại chứa 10 ngàn tù
Màu tím: những trại 1 ngàn tù
Màu xanh lơ: những trại tù nhỏ
http://kiuchi.jpn.org/vn/nobindex.htm
trang web do con trai của tác giả lập ra gồm 5 thứ tiếng,có cả tiếng Việt
END.
0 nhận xét: on "Nhật ký của một tù binh Nhật Bản trong thời kỳ bị giam cầm tại Liên Xô PHẦN 5 - SỚM TRỞ VỀ QUÊ NHÀ"
Đăng nhận xét