Bài viết được edit bởi bác danngoc của Vnmilitaryhistory
Cần nói thêm là các hình ảnh được chủ nhân vẽ sau khi trở về Nhật Bản
VỀ TÁC GIẢ Kiuchi Nobuo
Ảnh đen trắng được tác giả tô màu lại
Sinh năm 1923, Tokyo, quận Akasaka.
Lời nói đầu
Trang nhà của tôi trên Internet được lập bởi con trai tôi, Masato. Tôi vẽ lại các bức tranh và viết thơ. Người ta luôn nói với tôi rằng tôi cần xuất bản tác phẩm của mình trên Internet, nhưng kỹ năng vi tính của tôi thì ... Anh thanh niên tóc cạo sạch trên tấm ảnh kia chính là tôi, trông không giống gì với tôi ngày nay. Các thanh niên thế hệ tôi, bị ảnh hưởng bởi lý tưởng phát xít, xem thường cái chết và đã hóa thành những kẻ được gọi là "cỗ máy giết người đáng sợ". Điều đó quyết không được để xảy ra lần nữa!!! Tuy nhiên khi đó chúng tôi có một niềm tin trìu mến rằng chúng tôi đang hy sinh đời mình cho tổ quốc.
Câu chuyện thứ 1 : Đường tới Liên bang Xô viết
Giết rận ở Samham-ni
Chịu đựng thất bại và cuộc sống tù đày khó khăn của tù binh chiến tranh nơi đất khách quê người. Điều này khiến tôi đau đớn mỗi khi phải nhắc lại. Hóa ra rằng chúng tôi, những thanh niên của thời đại Taisho, là những người duy nhất phải chịu số phậm đáng sợ đó.
Đi vệ sinh ngoài trời
"Tôi đã được đoán trước số phận của mình và đó là tôi sẽ trở về nhà sau ba tuần nữa..." - "Có lẽ sẽ là như thế..."
Những ngày tẻ nhạt của cuộc đời tù binh bắt đầu trôi qua. Đi vệ sinh ngoài trời chông chênh, vây quanh bởi những tấm phên rơm đã trở thành một nơi chitchat của các đồng đội với nhau, trao đổi về những vấn đề quan trọng như là: "Hôm nay tớ vừa được tiên đoán hậu vận và số tớ sẽ được về nhà sớm" .v.v.
Hai mươi bốn người trong căn phòng 10 mét vuông
"Tôi xin lỗi, các bạn ạ. Nó sẽ đau đấy, nhưng xin hãy kiên nhẫn."
Sau đấy chúng tôi đi tàu hỏa lên phía Bắc từ Samham-ni tới Heungnam. 24 người nhét trong một căn phòng vốn là căn hộ cho công nhân đã hư hỏng quá nửa và nóng bức tới mức không cần tới lò sưởi. Ta không thể tìm thấy một khoảng trống trên sàn để nằm xuống nếu lỡ phải đi ra ngoài ban đêm.
"Bị quáng gà"
"Mò mẫm trong bóng tối để tới nhà xí do bị quáng gà"
trăng"
Cuối tháng 12, khi trời rất lạnh, ăn uống thiếu rau và thiếu chất khiến nhiều người bị quáng gà. Kết quả là các đồng đội tôi thường va vào nhau trong bóng tối mỗi khi ra ngoài ban đêm.
Một thùng đầy đất sỏi
"Đừng làm đổ cái món nặng nặng đó."
Hàng đêm chúng tôi phải đấy đi cả thùng đầy chất bẩn để trút vào cái bể lớn ngoài sân. Giải trí kiểu đó hay thật.
Gác đêm
"Trăng tròn quá đẹp đối với một chiến binh của một đất nước bị chiếm đóng."
Chúng tôi phải dẫn những người bị bệnh quáng gà tới nhà xí. Vì thế chúng tôi gác hàng đêm và đổi phiên cho nhau. Trời khoảng -20oC nên đây là một việc không sung sướng gì. Tôi vừa sụt sịt vừa ngắm nhìn trăng đẹp và những giọt nước mắt lạnh cứng đọng trên gò má tôi.
Chơi bóng chày trên cỏ
"Chơi bóng chày. Tay Catcher bắt hụt quả bóng."
Bất cứ khi nào thời tiết tốt chúng tôi liền ra ngoài tập thể dục. Những người khỏe mạnh chơi bóng chày với găng và gậy.
Buộc phải hành quân dưới ánh mặt trời cháy bỏng
"Lính Xô viết: "Hê, jabonsky, skare, skare!" (Hey, Nhựt bủn, nhanh lên, nhanh lên!)"
Từ cảng Heungnam của Bắc Tiều Tiên chúng tôi đi tới cảng Xô viết nhỏ bé Posyet.
Sau đó chúng tôi phải hành quân khoảng 20 km trên đồng trống. Đối với vài người chúng tôi điều này thật khó khăn và họ bị vấy đầy bùn lầy.
Mưa vô hồi kỳ trận
"Mưa không ngớt là tương lai cuộc đồi tù binh"
Chúng tôi đóng trại gần một ngôi làng trong hai tuần lễ. Do mưa liên tục mà lều chúng tôi luôn ướt sũng. Làm ngập nền đất ướt, làm ướt sũng thể xác và tâm hồn chúng tôi. Nhiều người chúng tôi sức khỏe bị tàn phá trong những ngày này
Tiêm ngừa chẳng vui vẻ chút nào
"Những mũi tiêm đau đủ kiểu"
"Những mũi tiêm đau đớn và hoàn toàn chẳng vui vẻ chút nào."
Sau khi những trận mưa đã ngớt chúng tôi được nhận những mũi tiêm chủng thú y như cho ngựa. Trời ơi, đau phải biết. Kinh nghiệm là phải biết nín chặt hơi thở lại.
Bốn mươi người chen chúc trên một toa tàu chở hàng
Bà Nữ Oa có chui được qua cái cửa đó không? Ôi đáng thương thay cái thân tôi !"
"Davai, davai!"(Nào, nào!) - 40 người chen chúc vào một toa chở hàng loại 18 tấn và cửa toa đóng chặt từ phía ngoài. Mỗi toa đều có lính gác cầm tiểu liên. Đoàn tàu 50 toa khởi hành về phía Tây.
Dừng chân ở hồ Baikal (hồ nước ngọt lớn nhất nhì TG)
"Chúng tôi dùng đúng thứ nước này để uống và bơi lội"
Đoàn tàu 50 toa với 1500 người Nhật ở trong bắt đầu hành trình dài dằng dặc theo tuyến Dọc Siberi. Chúng tôi phải dừng tại hồ Baikal. Một cái thùng được múc đầy nước ngọt.
Tuyệt diệu!
Thật là sang trọng! Với những động tác thành thạo anh ta xé lấy một mảnh giấy báo. Rồi thè lưỡi liếm dọc để dán lại. Anh nói: "A nu davai, jabonsky" (Đây, anh Nhật, hút thử đi)
Cô gái nhỏ đi chân trần!
"Dzemochka (cô gái nhỏ) dắt dê đi dọc cánh đồng hướng dương."
Đoàn tàu của tôi, chở đầy người, đi theo tuyến Dọc Siberia xuyên dãy Ural tới Châu Âu. Chuyến đi 30 ngày kết thúc khi chúng tôi tới thị trấn Ukraina nhỏ bé Slaviansk. Một cô gái nhỏ xinh xắn đi chân trần dắt bầy dê đi dọc cánh đồng trồng toàn hoa hướng dương.
HẾT PHẦN 1.
0 nhận xét: on "Phần 1: Nhật ký của một tù binh Nhật Bản trong thời kỳ bị giam cầm tại Liên Xô sau WW2"
Đăng nhận xét