Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

LÀM ƠN VÀ NHỚ ƠN

LÀM ƠN VÀ NHỚ ƠN
Nguồn: Được bịa bởi Lê Bá Nổ

Một người đàn ông đi đường giúp đỡ một người gặp nạn, rất lâu sau đó người gặp hoạn nạn đó vẫn cảm kích biểu lộ tình cảm và long biết ơn sâu sắc với người đã giúp đỡ mình. Người đàn ông đi đường không tránh khỏi dương dương tự đắc, nói với Thượng Đế:
- Ngài coi, người ấy vẫn cứ nhớ mãi không quên ân đức của con.
Thượng Đế than thở:
- Này con, nhớ mãi không quên chính là bản thân con đó.

BÀN

“Làm ơn không nhớ nghĩ, mang ơn chớ khả quên”. Trích: (Khổng Tử)
Giúp đỡ mọi người mà kể lễ thì coi như là không giúp.
Giúp đỡ mọi người mà có dịp là nhắc tới, tức là đòi người ta trả công.
Giúp đỡ mọi người mà không nhận tiếng cảm ơn cuả họ là kiêu ngạo, là khinh bỉ họ.
Với tấm lòng thành giúp đỡ họ chỉ vì họ là con cái của Thượng Đế, họ với ta đều bình đẳng, tự do như nhau vì thế nên giúp đỡ người lúc hoạn nạn cũng là thể hiện tình yêu thương đồng loại mà Thượng Đế đã ban tặng, cũng vì thế mà sẽ nâng cao phẩm giá của chúng ta.
Người nghèo khổ, người cần giúp đỡ chung quanh chúng ta rất nhiều, nhưng mấy ai nhận được sự giúp đỡ chân thành như thế?
Rất ít người nhận ơn rồi quên ơn, mà nếu họ có quên thì cũng chẳng sao cả, vì trời đất, chính chúng ta, chính Thượng Đế biêt tâm hồn của chúng ta là được rồi.
       Mà nói cho cùng: đi không bóng, đứng không hình, âm thầm làm việc thiện, tích đức, giúp người mới là con người chân chính. Xưa nay các bậc quân tử chân chính, các thần linh chân chính thường là vậy. âm thầm mà làm, không trống dong cờ mở, không cờ đèn kèn sáo như mấy tên đạo tặc đi làm từ thiện ngày nay.
Đừng than là họ quên ơn, cũng đừng buồn vì họ “ăn cháo đái bát”, bởi vì khi chúng ta cho ai cái gì, thì Thượng Đế cũng sẽ cho lại chúng ta gấp mười lần số ấy.
Đi qua rồi ngẫm lại mới thấy rằng kinh nghiệm cuộc sống như thành, bại, thịnh, suy, sang, hèn, cao, thấp, đẹp, xấu… cũng sẽ mãi là những bài học mới cho tất cả chúng ta, dù ở địa vị nào, số phận nào đi chăng nữa. Sang hèn trong kiếp con người ta, không hơn thì cố gắng bằng người, để trong thiên hạ dù là gÌ đi chăng nữa không để người ta cười người ta khinh. Các bậc tiền bối dạy đời bằng một quá trình đúc kết kinh nghiệm cuộc sống chắt lọc từ thực tế mà nên triết lý sống. còn Thượng Đế dạy con người bằng thực tiễn sinh động, kẻ có trí, có tâm thì nhận lãnh được mật chỉ, kẻ vô tâm vô đức thì than thân trách phận vậy.

Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "LÀM ƠN VÀ NHỚ ƠN"

Đăng nhận xét