Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Mỹ thuật Việt: Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc


Mỹ thuật Việt: Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc

Tác giả: Vân Tùng


Confucius enseignant. Portrait de Wu Daozi (685-758) Dynastie Tang. (Wikimedia Commons)

Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, thật ra chủ yếu là giáo dục của Nho gia. Khổng tử chu du các nơi để dạy học, có tất cả 3000 môn đồ, là người tiên phong và sáng lập ra nền giáo dục Nho gia, và ổn định được cơ sở về Nho học. Đổng-Trung-Dư nói: “Trong tất cả trăm nhà, thì Nho thuật là độc tôn” điều này đã thừa nhận địa vị tôn sùng chánh thống của Nho học; Từ sau triều đại Tuỳ, Đường, đã mở khoa thi để chọn nhân tài, việc này đã xúc tiến sự phát triển rất lớn cho nền giáo dục Nho gia, từ đó về sau đạt được cực thịnh, ngàn năm cũng không suy yếu.
Mục đích của giáo dục Nho gia là phải học tập và thấm nhuần về tư tưởng của Nho học. Tư tưởng Nho gia của xã hội nhân loại là là một thể hệ tư tưởng rất lớn và hoàn thiện, bao gồm hết mọi mặt về lãnh vực tinh nthần của xã hội nhân loại, gồm những lý lẽ về “tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ”, cũng bao gồm những triết lý sâu sắc về hàm dưỡng đạo đức, rèn luyện về tiết tháo và tâm tình, kính trọng trời đất, tri thiên đạt mạng, an thân lập mạng vân vân, thể hiện đầy đủ về nhân sinh quan, vũ trụ quan và giá trị quan của người xưa.
Cụ thể mà nói thì tư tưởng của Nho gia bao gồm những mặt về “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, xuống thêm một ít thì lại có những nội dung về “trung, hiếu, dũng, công, liêm, minh, chánh, trực, kiệm, cần”, càng xuống phía dưới thì càng phức tạp, lập nên tiêu chuẩn làm người của xã hội nhân loại, cũng như tiêu chuẩn về giá thị và đạo đức.
Thật ra, trung tâm tư tưởng của Nho gia là “nhân, lễ”, đây là giá trị quan trọng nhất. Có nhân thì có nghĩa, không có lễ thì không có tín, không có tín thì không thể đứng vững, như thế thì mọi việc đều hỏng cả. Như thế thì “nhân, nghĩa, lễ, trí tín cũng vậy, “trung, hiếu, công, liêm, minh” cũng vậy, đều là bắt nguồn từ chân trong pháp lý của vũ trụ là “chân, thiện, nhẫn”, đều là pháp lý căn bản của vũ trụ là “chân, thiện, nhẫn”, là sự thể hiện của thế gian pháp ở trong tầng thứ này của xã hội nhân loại.
Truyền thống văn hóa cổ đại tuy là “thích, đạo, nho” tam giáo đỉnh lập, hổ trợ cho nhau, nhưng 2 nhà Thích và Đạo đều giảng về xuất thế, mà Nho gia lại giảng về nhập thế, nên nó gần gũi với xã hội thế tục hơn, vì thế mà sự ảnh hưởng của nó lại càng lớn hơn.
Giáo dục của Nho gia thời cổ đại có rất nhiều thành tựu, không ngừng vì quốc gia mà đào tạo nhân tài, vì xã hội mà bồi dưỡng ra rất nhiều tinh anh, có sự cống hiến rất lớn cho sự ổn định và phồn vinh của xã hội, và sự phát triển của sự nghiệp kinh tế và văn hóa. Nếu không có nền giáo dục Nho gia của thời cổ đại Trung quốc, thì không có sự phong lưu văn sái của thời Đại-Đường, không có sự ung dung hoa quí của thời Nhị-Tống, không có sự tráng lệ muôn vẻ của thời Minh và Thanh, càng không có sự sáng lạng huy hoàng của văn hóa truyền thống Trung quốc.
Tác dụng trực tiếp nhất của giáo dục cổ đại Trung quốc, là bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Thời kỳ Hán và Tần tuy rằng chưa có khoa cử, nhưng cần phải được đề cử, phải cần có huyết thống và môn hộ, mà những con em của những hào môn đại tộc này, đều trải qua sự giáo dục hoàn hão, không có học vấn thì sẽ không được đề cử.
Sau thời Tùy, Đường thì mở khoa thi để chọn nhân tài, “học mà giỏi thì có thể làm quan”, tạo nên cơ hội cho những con em của giới bình dân, rất nhiều con em của giới bình dân có phẩm hạnh và học vấn giỏi có cơ hội để trở thành quan lại. Giáo dục cổ đại của Trung quốc đã cung cấp cho quốc gia không ít những nhân tài rường cột, các triều đại đều có những danh thần xuất hiện, lưu danh sử xanh.
Chính vì giáo dục cổ đại luôn luôn không ngừng mà đào tạo nhân tài cho quốc gia, mới có thể duy trì sự vận hành bình thường của chính vụ quốc gia, và sự phát triển ổn định của xã hội. Thứ đến cũng bồi dưỡng được số lượng lớn lực lượng trung kiên cho xã hội, tuy rằng chi có số ít kẻ may mắn được đậu khoa cử, được lên cửa rồng, nhưng những người học hành cũng không phải là người vô dụng, họ đều có những địa vị cao hơn ở trong xã hội, người có học thức thông thường đều được sự kinh trọng của xã hội.
Họ có thể là nhân sĩ của một khu vực, mở trường dạy học, làm phụ tá cho quan lại, thầy thuốc, nghệ thuật gia, đều phát huy được cái tác dụng quan trọng về mọi mặt của sinh hoạt xã hội, là lực lượng trung kiên của sự ổn định xã hội. Tác dụng gián tiếp của nền giáo dục cổ đại của Trung quốc, là giáo hóa cho dân chúng, người có học có nhiều ảnh hưởng hơn trong xã hội, tư tưởng, hành vi và tiêu chuẩn của họ, ngấm ngầm sẽ ảnh hưởng đến xã hội, tạo ra cái quan niệm giá trị chính yếu của xã hội, đã phát huy được sự ảnh hưởng không thể đo lường được, đối với việc duy trì đạo đức nhân loại, duy trì sự vận hành bình thường của xã hội.
Giáo dục cổ đại của Trung quốc rất có đặc sắc. Sách giáo khoa của nó ngàn năm không thay đổi, đó là những kinh điển của Nho gia, lời nói của thánh nhân, “Tứ thư Ngũ kinh, Kinh sử tử tập”. Cho dù triều đại có thay đổi như thế nào, sự học đều là mang nội dung như thế này. Không giống như xã hội ngày nay, sách giáo khoa là có thể tùy ý mà sữa đổi.
Xã hội có thể thay đổi, triều đại có thể thay thế, nhưng lý lẽ là không thể thay đổi, như vậy mới đảm bảo sự thừa kế và phát triển nguyên vẹn của nền tư tưởng của Nho gia. Nho sinh của thời cổ đại Trung quốc, dù ở triều đại nào, đều phải tiếp thu nền giáo dục Nho gia chính thống, những điều phải học tập đều là đạo lý của thánh hiền.
Những điều này đều là phần tinh túy nhất của truyền thống văn hóa Trung quốc, có những nội hàm cực kỳ phong phú, học sinh từ nhỏ đã phải tiếp thu sự giáo dục như vậy, dĩ nhiên là có lợi rất nhiều. con nít vào thời kỳ đó, vừa mới đi học thì đã học những lời của thánh nhân, “Đại học” “Trung dung”, “Luận ngữ”, “Thi kinh”, người người đều thuộc lòng.
Nhưng những thứ phổ cập này trong nền giáo dục cổ đại, thì rất nhiều sinh viên đại học hiện nay, kể cả một số nghiên cứu sinh, lại xem mà không hiểu, không biết trong đó nói chuyện gì, như đọc những quyển sách của trời. Nền giáo dục cổ đại của Trung quốc, đòi hỏi phải “đọc sách để biết lý lẽ”, “hiểu sách để mà thống triệt về lý lẽ” không những phải học về tri thức, mà điều chủ yếu nhất là phải hiểu rõ về những lý lẽ về cách làm người và làm việc, những lý lẽ này sẽ chỉ đạo cho mình suốt đời, thông qua sự lãnh ngộ và thực hành của mình, sẽ trở thành học thức thật sự để mình có thể lập công và lập nghiệp. So sánh 2 nền giáo dục cổ đại và ngày nay của Trung quốc, thật ra là một trời một vực.
Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, gồm có dân lập và công lập, còn gọi là công học và tư học. Dân lập chủ yếu là chỉ về tư thục, một số vị tú-tài thi rớt, mở khoa giảng học, dạy học và dạy đồ đệ. Mở lớp dạy học trở thành con đường quan trọng của những người học hành, vừa giải quyết được sinh kế, lại có thể bồi dưỡng nhân tài, lại càng xúc tiến sự phát triển của nền giáo dục.
Xã hội thời cổ đại của Trung quốc có truyền thống tôn sư trọng giáo, sư đạo tôn nghiêm, ‘Thiên, địa, quân, thần, sư’, phải thực thi ‘Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ’, cho nên người có học thức đều muốn làm nghề thầy giáo. Nếu mà học sinh của mình đỗ đạt khoa cử, được lên cửa rồng, thì thầy giáo sẽ được nổi tiếng, có thể vinh hạnh suốt đời.
Công lập chủ yếu là thư viện (trường học), có một số thư viện tuy rằng do dân lập, nhưng đều có bối cảnh của quan phủ, đều được sự hổ trợ và tài trợ của quan phủ. Thư viện là nơi để cho học trò học tập sâu rộng hơn, là nơi bồi dưỡng nhân tài cao cấp, chỉ có những học trò có chí hướng về khoa cử, mới có cơ hội vào thư viện học tập.
Thư viện chỉ có ở các tỉnh và thành phố lớn, những thư viện tương đối nổi tiếng của lịch sử cổ đại Trung quốc gồm có Tung-dương thư viện, Bạch-vân-động thư viện, Nhạc-lộc thư viện, Tùy-dương thư viện, Tượng-sơn thư viện, Đông-lâm thư viện vân vân. Thư viện là nơi thực thi giáo dục tinh anh, có bầu không khí học tập nồng hậu và tiêu chuẩn học thuật rất cao.
Những ‘sơn trưởng’ chấp chưởng thư viện, đều là ‘thái đẩu’ của giới học thuật, đều là những danh lưu đại nho đức cao vọng trọng. Nhờ sự kết hợp giữa dân lập và công lập, kết hợp sự giáo dục phổ cập và nâng cao, đã hình thành được một thể chế giáo dục hoàn thiện cho nền giáo dục cổ đại của Trung quốc, có thể vì xã hội và quốc gia mà bồi dưỡng và cung cấp những nhân tài khác nhau.
Phương pháp giáo dục của thời cổ đại Trung quốc cũng rất có đặc sắc, bởi vì giáo dục lúc đó chia thành kinh học, mông học, bán kinh và bán mông mấy loại. Mông học cũng là giáo dục khởi mông (mới bắt đầu học), lúc khởi mông, thầy giáo chỉ dạy học, mà không giảng giải. Thầy giáo đọc từng chữ từng câu, học sinh đọc theo từng chữ từng câu, cho đến khi học được thuộc lòng.
Trong quá trình này, hầu như là thầy giáo không bao giờ giảng giải, nhưng nho sinh thời ấy, bất cứ một ai đầu có thể đọc thuộc lòng hàng trăm ngàn từ. Phương pháp dạy học theo cách này xem ra như là ngu xuẩn, thật ra là rất hữu hiệu, cũng rất có lý lẽ.
Thứ nhất là có thể rèn luyện tính tình cho con trẻ, phải có thái độ học tập đoan chính, đó là lúc chánh tâm thành ý. Thứ nhì là thông qua sự giáo dục cường hóa này, có thể ghi nhớ sâu vào trong óc những lời của thánh nhân, suốt đời cũng không thể quên được, có thể khiến cho học sinh được lợi suốt đời. Thông qua cái giai đoạn này, có thể lập nên cái nền tảng vững chắc cho sự học tập chuyên sâu hơn về sau.
Thầy giáo không giảng giải còn có 1 cái nguyên nhân, bởi vì những lời nói này của thánh nhân, còn có triết lý và nội hàm thâm sâu, không thể giải thích trong vài ba câu nói, có giảng đi nữa cũng chưa chắc là hiểu được. Học sinh phải dùng thời gian cả đời để mà thể hội và tiêu hóa, thực hành và lãnh hội, dung hợp quán thông. Nhưng lời giải thích không thích hợp, trái lại còn có thể hướng dẫn sai lầm, đưa học sinh vào đường sai lầm. Vì thế, đối với những kinh điển của Nho gia, lúc khởi mông là không giảng giải, đó là truyền thống.
Kinh học là thầy giáo vừa dạy học, vừa giảng giải, giữa thầy và trò có thể thảo luận tự do. Lúc đó học sinh đã trải qua một thời gian học tập, đã có một căn bản vững chắc và một mức học thức nhất định, có thể tiến hành sự thảo luận và giao lưu học thuật. Học sinh có thể nêu ra câu hỏi, thầy giáo có thể giải thích rõ ràng cho học sinh. Từ sau thời nhà Tống nổi lên nền lý-học, nó là được phát triển qua việc thảo luận và giao lưu học thuật giữa thầy và trò.
Bán kinh và bán mông là nằm ở giữa 2 loại nêu trên, thầy giáo có thể giảng giải có giới hạn cho học sinh. Kinh học cũng tốt, mông học cũng tốt, sự tu nghiệp của học sinh cùng với mức độ học thức của thầy giáo là có quan hệ rất lớn.
Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc rất chú trọng việc giáo dục khởi phát, cũng như sự lãnh ngộ và thể hội của học sinh, chỉ cần học sinh thật sự lãnh ngộ và nắm vững, mới được xem là đã thật sự nhập môn và học đến nơi.
Có một số người nhận định rằng, giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, buộc phải học thuộc lòng, thì quá khô khan và buồn chán, thật ra là không phải như vậy, đó là cách lý giải phiến diện. Học tập là cần phải cố gằng, phải trải qua một quá trình chịu khổ, chỉ có cố gắng mới có thu hoạch, đó là lý của trời. Giáo dục thời cổ đại đòi hỏi phải tuần tự mà tiến lên, học thức của học sinh phải kết hợp với sự tu dưỡng của bản thân, trong quá trình nâng cao học thức, cũng là quá trình nâng cao sự tu hành của bản thân.
Thật ra nền giáo dục thời cổ đại của Trung quốc không khô khan, mà là rất thú vị. Bởi vì học sinh ngoài việc phải học tập những kinh điển của Nho gia, còn phải tốn nhiều thời gian và sức lực để mà học tập thi, từ, ca, phú, học tập thư pháp (cách viết chữ), học tập cầm, kỳ, thi, họa vân vân, những việc này đem lại cho học sinh rất nhiều sự thích thú.
Giáo dục thời cố đại có rất nhiều phương pháp cường hóa huấn luyện đối với học sinh, ví dụ như khởi mông về thanh luật, làm câu đối, là thi từ, viết văn, còn phải học về cầm kỳ thư họa vân vân. Hầu như mỗi ngày đều phải tiến hành sự huấn luyện như vậy, học tập trong sự lạc thú. Việc này gây được nhiều sự bổ ích cho việc nâng cao trí thông minh của học sinh, huấn luyện năng lực tư duy và trình độ viết văn của học sinh, kích thích được sức sáng tạo và dục vọng sáng tác, trau dồi tính tình và tư tưởng cho học sinh.
Nền giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, có rất nhiều truyền thống ưu tú, thật là đáng cho chúng ta noi gương và học tập cho nền giáo dục của chúng ta hôm nay và tương lai.

-Chú thích:
-Dịch từ bản tiến Hoa: http://www.epochtimes.com/b5/11/1/16/n3144438.htm
-Dịch theo bản tiếng Hoa: http://www.epochtimes.com/gb/11/1/9/n3137506.htm
read more...

TÂM XÀ KHẨU PHẬT

TÂM XÀ KHẨU PHẬT

"Con cò mà đi ăn đêm" là một bài ca dao quen thuộc. Trong đó, hình ảnh "con cò" tượng trưng cho người mẹ, người nông dân, là điều ai cũng nhận ra, nhưng hành động, "nhân cách" của cò thì lại là vấn đề còn tranh luận.
Khi phân tích, bình giải bài ca dao này, người ta thường chú trọng hai ý:

1) Câu đầu: Con cò mà đi ăn đêm

2) Hai câu cuối: Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

và có cách đánh giá khác nhau.

- Khen: Ý1: Ca ngợi cò chịu thương, chịu khó, làm lụng vất vả cả ngày lẫn đêm, kiếm sống nuôi con. Đồng thời lên án chế độ phong kiến đã đẩy người nông dân vào cảnh sống cùng cực.

Ý2: Khi chết, muốn được chết trong sạch để khỏi đau lòng tủi hổ cho con.

- Chê: Ý1: Chê trách cò, khi sống làm việc mờ ám.

Ý2: Khi chết thì hèn nhát, qụi lụy, muốn được chết trong sạch mà đổ lỗi cho con.

* Chữ "con" ở cuối bài, cũng có thắc mắc: Con là tôi (cò mẹ) hay con là con của tôi (con của cò mẹ)?

Chú trọng hai ý trên là đúng. Tuy nhiên, muốn hiểu đúng phải chú ý đến tính chỉnh thể của văn bản, như hướng dẫn của Bộ GD-ĐT trong tập huấn thay sách ngữ văn "Đặc biệt là phải coi trọng việc nhận thức tác phẩm ở cấp độ bản chất, chỉnh thể" (*)

Trong bài ca dao này, câu mở đề "con cò mà đi ăn đêm" rất quan trọng. Chữ "mà" rất đắt (thi nhãn). Đó là mấu chốt để hiểu ra vấn đề.

"Mà" là một hư từ đặc biệt, có nhiều biến thể. Một số giáo viên thường dị ứng với nó trong nhóm "thì, mà, là" nên đôi khi phớt qua. Tôi nhớ, có giáo viên khi giảng bài này đã thay chữ "Mà" bằng chữ "nó": Con cò nó đi ăn đêm. Như vậy, chưa thấy hết giá trị nghệ thuật của hư từ này.

"Mà" ở đây diễn tả một ý bất thường, một nghịch cảnh. "Đi ăn đêm" là một hành động bất thường của cò. Tập tính của cò là đi ăn ban ngày, bây giờ tự nhiên đi ăn đêm, là, có vấn đề, buộc ta phải chú ý để thấy được diễn biến câu chuyện.

Khi đọc, trọng âm phải đặt ở chữ "mà". Người đọc cảm thấy ngạc nhiên, hỗi ôi về cò, Kèm với thái độ lo lắng, thương xót. "Đi ăn đêm", đúng là một hành vi mờ ám, không thể nào khác. Có thể là đi ăn cắp ăn trộm hoặc là một hành động bất chính khác. Chính "cò" cũng đã thú tội: "Tôi có lòng nào". Nhưng khổ vì chế độ phong kiến đã đẩy người nông dân đến đường cùng. Túng quẩn, vì con phải nhắm mắt làm liều. Đó là cách suy nghĩ còn hạn chế giản đơn, cổ hữu của người nông dân thất học trước đây.

Cò phải làm một việc bất đắc dĩ, việc mà lâu nay nó chưa hề làm, nên thiếu kinh nghiệm . Thiếu kinh nghiệm do đó "đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao" là điều đương nhiên. Làm điều bất chính nên bị bắt là qui luật của xã hội.

Nhưng cái đáng khen của cò ở đây là sự chân thật, chính trực. Có tội, chấp nhận chịu tội. "Tôi có lòng nào ông sẽ xáo măng". Không hèn nhát, quanh co chạy tội. Và điều đáng khâm phục hơn nữa là trước lúc chết đã thẳng thắn đề đạt nguyện vọng về cách chết. "Xáo nước trong, đừng xáo nước đục".

Thân xác này, riêng mình cò, chẳng tiếc. Chết trong nước đục chỉ sợ "đau lòng cò con". Sợ để lại tiếng nhơ cho con cháu, dòng họ mà thôi.

Tư tưởng xuyên suốt bài ca dao là người mẹ, người nông dân Việt Nam suốt đời vì con: sống cũng vì con mà chết cũng vì con... qua hình tượng con cò mà đi ăn đêm. Ôi, cao cả lắm thay, đáng cảm phục lắm thay, người mẹ!!!

Một số bài ca dao sử dụng chữ "mà" theo cấu trúc cú pháp như trên, cũng có thể khai thác theo hướng đó. Ví dụ bài "Con mèo mà trèo cây cau". Mèo thường bắt chuột rình mồi trong nhà. Giờ "mà trèo cây cau" để bắt chuột. Đây là chuyện bất thường.

Điều này, chứng tỏ là mèo đã giết sạch lũ chuột trong nhà, trong vườn, dưới đất. Chỉ còn đôi con lẫn trốn trên cây cau cao ngất cứ điểm cuối cùng, nó vẫn tìm đến "hỏi thăm". Ý đồ của mèo là muốn tận diệt lũ chuột. Giữa chuột và mèo có mối thâm thù truyền kiếp. Như vậy lời "hỏi thăm" của mèo cho ta thấy được bản chất "khẩu phật tâm xà", sự đểu giả quá quắt của nó mà thôi.

Chính chữ "mà’ làm nổi bật được các ý trên. Hiện nay, trong đổi mới cách dạy văn, môn văn được đổi thành ngữ văn, vì vậy người giáo viên khi phân tích bình giảng cũng cần chú ý đến cả hai mặt ngữ - văn "để giúp học sinh nhận thức được giá trị của tác phẩm đúng với tư cách một tác phẩm văn chương".(*)

.............................................

(*) Nguyễn Đình Chú - tài liệu tập huấn thay sách ngữ văn L.7 năm 2003.

Phan Tấn Tô


(Theo Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế)
read more...

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Giáo dục, giáo dục việt nam, mầm non, trường mầm non, tuổi thơ, trẻ em: Nuôi dạy con thời cổ đại

Giáo dục, giáo dục việt nam, mầm non, trường mầm non, tuổi thơ, trẻ em: Nuôi dạy con thời cổ đại

Dù nuôi dạy con cái trong nền văn minh nào, các ông bố bà mẹ vẫn gặp phải những thử thách giống nhau.Vì thế, những lời khuyên từ thời kim tự tháp mới xây hay thời Lưỡng Hà cổ đại vẫn có thể áp dụng đến tận ngày nay.
La Mã cổ đại
Dù lịch sử La Mã cổ đại gợi lên hình ảnh những đội quân diễu binh chinh phạt lãnh thổ mới, hình ảnh các hoàng đế tham vọng thâu tóm quyền lực hay những đấu sĩ khát máu trên võ đài, thì các bậc cha mẹ xứ này vẫn lặng lẽ chịu trách nhiệm thế tục nuôi dạy con cái.
Đối với dân chúng thuộc tầng lớp thấp ở La Mã cổ đại, một đứa trẻ trong gia đình khi lớn lên có thể là phương tiện thay đổi vận mệnh. Vì vậy việc đầu tư vào đứa trẻ đó có thể được bù đắp.
Quintus Sulpicius Maximus là cậu bé 11 tuổi sống trong thế kỷ đầu tiên ở La Mã cổ đại. Là con trai của những cựu nô lệ nhưng Quintus có sở trường về thơ Hy Lạp, và được cha mẹ khuyến khích phát triển tài năng. Nhưng trước khi Quintus có cơ hội để trở thành Ovid (nhà thơ nổi tiếng La Mã cổ đại) tiếp theo, ông đã qua đời vào năm 94 sau Công nguyên. Theo bức tượng mà cha mẹ đau buồn của ông để lại thì nguyên nhân cái chết là làm việc quá sức.

Bài học đạo đức của câu chuyện là gì? Đừng để con của mình làm việc quá sức.
Trung Quốc cổ đại
Nếu có một người từ thế giới cổ đại mà bạn có thể xin lời khuyên về bất cứ thứ gì thì đó chính là Khổng Tử. Thậm chí dù rất bận rộn với việc dạy dỗ học sinh và nghiên cứu về đạo đức, công bằng, chính trị và nhiều thứ khác nữa, Không Tử vẫn dành một ít thời gian để truyền đạt một vài lời khuyên cho các đấng sinh thành.
Theo Phó giáo sư thần học Erin Cline thuộc Đại học Georgetown (Mỹ), những học trò của Khổng Tử sơ khai đã hiểu, không thua gì các bậc cha mẹ hiện đại, rằng trẻ có thể được quyết định cá tính, nhân cách từ những năm tháng đầu đời. Do vậy, người nuôi dưỡng trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời bé sau này. Lời khuyên của ông dành cho các ông bố bà mẹ là“dạy con từ thuở còn thơ”, đặc biệt là giáo dục trẻ bằng truyện ngụ ngôn.
Ai Cập cổ đại
Theo cuốn sách“Ai Cập và người Ai Cập”của hai tác giả Mỹ Douglas J. Brewer và Emily Teeter, con trai và con gái cơ bản được nuôi lớn để đỡ đần cho cha mẹ khi họ già đi. Ngày trước, tuổi thọ người dân Ai Cập cổ đại tương đối ngắn, đặc biệt là tầng lớp nông dân, với trung bình 33 tuổi ở nam giới và chỉ khoảng 29 tuổi ở phụ nữ. Sự giáo dục chính thức nói chung không có, nên hầu hết bọn trẻ học về đạo đức, tôn giáo và nhiều thứ khác tại nhà.
Và không giống như người La Mã cổ đại và những xã hội gia trưởng khác thời đó, người Ai Cập trao quyền thừa kế cho cả con trai và con gái trong gia đình. Trong đó, con trai lớn nhất có trách nhiệm quan trọng nhất là mai táng cha mẹ. Như vậy, cha mẹ thời hiện đại nên học cách công bằng khi nuôi dạy các con của mình, và cho con biết bổn phận sau này của chúng.

Theo Thanh Niên

read more...

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Giáo dục Việt Nam: Bài văn “bá đạo” đang khiến cư dân mạng “điên đảo”


Giáo dục Việt Nam, truyen thong van hoa, bo tuc van hoa, van hoa giao duc, kinh van hoa tap 1, hoa ra a van o day, hoa van hien dai, van hoa hien dai
tieu luan van hoa, hinh anh hoa van: Bài văn “bá đạo” đang khiến cư dân mạng “điên đảo”
Vài ngày trở lại đây, cư dân mạng xã hội Facebook thi nhau truyền tay một bài văn lạ. Với đề bài được đưa ra là “phân tích về vấn nạn bạo lực học đường”, tác giả của bài viết mặc dù nhận được một điểm số không lấy gì đáng tự hào (0 điểm cùng lời phê “ý thức kém”) nhưng nó vẫn đang làm dậy sóng dư luận.

Bài văn viết:
“Bạo lực học đường là 1 vấn đề vô cùng nhức nhối. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh hay nữ sinh, mà còn bạo lực về cả vấn đề tâm lý, hay người ta còn gọi là "khủng bố" tinh thần. Ví dụ tiêu biểu là học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học. Ví dụ mùa hè, quạt trong phòng học chỉ mang tính chất minh họa, không có giá trị thực tiễn. Một phòng học chỉ có 5 cái quạt, 1 cái ở chỗ ngồi giáo viên, 2 cái ở giữa lối đi cho giáo viên đi lại và 2 cái dành cho 50 học sinh còn lại. Với chiều dài mỗi cánh quạt là 50cm, khoảng cách từ quạt đến mặt đất là 3m, quạt chạy trong hiệu điện thế 220V, sử dụng dòng điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha. Từ đó ta tính được quạt có thể làm mát được 1 khu vực có bán kính hơn 1m hay xấp xỉ là 3 bàn học. 3 bàn/7 bàn, tức là 4 bàn bị nóng, ở 2 dãy sẽ là 8 bàn, mỗi bàn có 4 người nên sẽ có 32 người bị nóng. 32/50 người, 1 con số vô cùng lớn...
Tác hại của việc bị nóng: Cơ thể của 1 người trưởng thành có 70% là nước. Nhiệt độ mùa hè trung bình vào khoảng 35 độ C tức là tốc độ trung bình của sự bốc hơi nước là vào khoảng 0.15l/giờ, nên trong 1 buổi học kéo dài 1h cơ thể sẽ mất 0.6l nước. Cơ thể người có khoảng 30l nước, tức là chúng ta mất khoảng 2% lượng nước trong cơ thể. Cơ thể chúng ta khi mất từ 2 - 5% lượng nước sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, não bộ mât khoảng 7 - 8% khả năng hoạt động nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc học, đấy là chưa kể đến sự ức chế có thể gây ra do nóng bức...”.
Một điểm gây sốt khác của bài văn này đó chính là nó chỉ nhận được 0 điểm, kèm theo lời phê bình của giáo viên về người viết bài: "Ý thức kém, em cần chấn chỉnh ngay".





Bài văn trên giấy được chụp lại.

Khi bức ảnh chụp kể trên được phát tán, nhiều bạn cho rằng đây chẳng qua chỉ là một sản phẩm đùa bởi giáo viên có bao giờ chấm bằng bút mực đen đâu? Tuy nhiên khi soi kỹ, có thể nhận thấy đây chỉ là bản photo. Và như nhiều người đã để lại bình luận, đây chỉ là bản photo lại mà thôi. Thậm chí, Facebook của chủ nhân bài viết này với cái tên Vu Anh Nguyen cũng được tìm ra. Tuy nhiên, việc đây có phải là một bài văn thật hay không vẫn chưa được xác minh.
Mặc dù vậy, bài văn kể trên cũng khiến cho rất nhiều độc giả tuổi teen lẫn… “over teen” lăn xả vào bình luận. Phần lớn mọi người đều dành một mỹ từ “bá đạo” để nói về bài viết này. Những độc giả này nhận xét rằng, tuy người viết có đôi phần liều lĩnh nhưng nội dung bài viết không phải là không phản ánh được hiện tượng đang có thật trong nhiều trường học, có bạn còn nhận luôn là bài văn đang nói về trường học của mình nữa!


Dòng bình luận của một cư dân mạng.

Bài văn mang đậm phong cách của một học sinh khối A này nhận được nhiều lời khen về kiến thức Toán – Lý – Hóa nhưng bị coi là lạc đề và thể hiện sự thiếu thốn kiến thức về văn chương.
Từ bài văn này, nhiều người tiếp tục đặt ra những câu hỏi về giáo dục Việt Nam. Xét một cách tiêu cực, bài văn trên phản ánh một thế hệ học sinh xem trọng các môn tự nhiên mà bỏ qua các môn xã hội – vốn cũng rất cần thiết. Sự liều lĩnh của tác giả bài văn với người lớn là sự hỗn hào không tôn trọng môn học. Nhưng ở một khía cạnh khác, chúng mình cũng có thể nói rằng người viết bài đã rất dũng cảm để nêu ra ý kiến của bản thân mình, dám thể hiện một phong cách viết văn hoàn toàn mới lạ.
Nhưng dù là theo chiều hướng nào đi nữa thì bài văn này vẫn đang tạo nên những đợt sóng dư luận không nhỏ và khó mà có thể dập tắt được trong một thời gian tới. Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài văn này?
read more...

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Giáo dục xưa: Những câu chuyện xưa về những người mẹ tài đức giáo dục con cái

Giáo dục xưa: Những câu chuyện xưa về những người mẹ tài đức giáo dục con cái

Từ thời cổ đại có rất nhiều người mẹ hiền từ sáng suốt và vô cùng chú trọng vào việc bồi dưỡng phẩm chất và đức hạnh cho con cái. Những câu chuyện xưa kể về họ làm nhiều người rất cảm động, như chuyện “Mạnh mẫu tam thiên” (Mẹ của Mạnh Tử 3 lần dời nhà), “Nhạc mẫu thứ tự” (Mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng con), vv … Dưới đây là mấy câu chuyện cổ kể về chuyện dạy con làm quan thanh liêm của những hiền mẫu ấy, đưa ra để mọi người cùng tham khảo.


Mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng con. (Ảnh: Secret China)

Mẹ của Điền Tắc từ chối nhận vàng

Thời kỳ chiến quốc, Điền Tắc nhậm chức Tể tướng nước Tề. Ông làm việc rất cần cù cẩn thận và công chính. Có một lần, thuộc hạ biếu ông trăm lạng vàng ròng. Ban đầu ông mấy lần từ chối không nhận, cuối cùng ngại làm tổn hại đến tình cảm và thể diện của người ta nên ông đã nhận. Ông đem nguyên xi số vàng ấy dâng cho mẹ. Mẹ ông giận dữ nói: “Con làm Tể tướng 3 năm, bổng lộc chưa bao giờ nhiều như thế, không hiểu là lấy bớt của dân, hay là nhận hối lộ đây?”. Điền Tắc cúi gằm mặt, lấy đầu đuôi mọi sự kể lại cho mẹ nghe. Mẹ ông nghiêm khắc bảo ông: “Mẹ nghe nói người trí thức luôn nghiêm khắc tu dưỡng bản thân, tự trọng và giữ mình trong sạch, không tùy tiện lấy những thứ của cải của người khác. Họ trong sáng vô tư, không làm những chuyện lừa dối. Tâm không bao giờ nghĩ tới những việc bất nghĩa, trong nhà không bao giờ có những thứ của cải bất nhân bất nghĩa. Con gánh vác trọng trách của quốc gia, cần phải là một tấm gương sáng cho khắp nơi noi theo. Thế mà con lại tiếp nhận hối lộ của kẻ dưới, ấy là tội lừa dối nhà vua, đồng thời là phụ lòng trăm họ, thật làm cho mẹ đau lòng quá! Hãy mau trả vàng lại, rồi thỉnh xin triều đình xử lý đi!”. Điền Tắc nghe mẹ nói thế thì vô cùng xấu hổ, liền đem trả lại toàn bộ số vàng ấy, còn lập tức đến triều đình tự thú nhận lỗi lầm, thỉnh xin nhà vua bãi chức Tể tướng của mình. Tề Tuyên Vương nghe xong, hết sức tán thưởng khí phách và đạo đức của mẹ Điền Tắc. Nhà vua nói với quần thần: “Có hiền mẫu thì tất có hiền thần! Mẹ của quan Tể tướng có tài đức như thế, tác phong và uy tín của quan lại nước Tề ta chắc chắn sẽ minh bạch sáng sủa. Ta xá tội cho Tướng quốc”. Nói rồi hạ chiếu ra lệnh cho cả nước học tập đức hạnh liêm chính và phương cách dạy con của mẹ Điền Tắc. Từ đó trở đi Điền Tắc nghiêm khắc tu dưỡng bản thân, về sau trở thành một vị Tướng quốc tài đức của nước Tề.

Mẹ của Thôi Huyền Huy dạy con trung hậu thanh bạch

Thôi Huyền Huy là người thời Đường, làm quan Viên ngoại lang. Mẹ ông là bà Lô thị nghiêm túc bảo ông rằng: “Mẹ nghe thấy có người giảng rằng, con cháu làm quan, nếu như cuộc sống của nó thanh bần, thì ấy là quan tốt. Còn nếu nó có tài vật dư dả thừa thãi, hưởng thụ một cách xa xỉ, thì đó là quan xấu. Mẹ cho rằng quan điểm ấy rất chính xác. Mẹ thấy rất nhiều thân thích các quan lại dùng rất nhiều tiền của để phụng dưỡng cha mẹ, thế mà cha mẹ họ lại không hỏi những thứ tiền của đó từ đâu mà có. Nếu như tiền ấy là lương bổng của bản thân, thế thì cũng rất tốt. Nếu không, thì so với phường giặc cướp có khác gì đâu? Cho dù không có tội lỗi lớn, chẳng lẽ trong lòng lại không có áy náy gì hay sao? Con giờ đây ngồi mát ăn bát vàng hưởng bổng lộc triều đình, nếu không thể tận trung vì nước, thanh liêm mà làm việc chính sự, thì làm sao xứng đáng với ân huệ của đất trời được?”. Thôi Huyền Huy nghe theo lời dạy của mẹ, làm một vị quan thanh liêm, tận trung với nước thương dân như con, nổi tiếng trong sạch lưu danh hậu thế.
Làm người thanh bạch đoan chính, làm tròn bổn phận, tận tụy với trách nhiệm, chăm chỉ tằn tiện, đó là mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Làm ông bà cha mẹ, thì cần lấy bản thân mình làm gương, luôn luôn chú ý từng lời nói việc làm, từng giờ từng phút cần phải cảnh giác với phẩm hạnh đạo đức của bản thân. Dạy bảo con cái tu thân trọng đạo đức, ấy mới là mưu tính lâu dài cho con cái, mới đúng thực sự là trân trọng và có trách nhiệm với chúng, mới có thể giúp chúng đứng vững được trên đời.
Trí Chân
(Theo Minhhue.net)
read more...

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Giáo dục, giáo dục Việt Nam: Cụ Huỳnh Thúc Kháng và chủ trương tân học, thực học

Giáo dục, giáo dục Việt Nam, van hoa co so, dai hoc van hoa hanoi, lang van hoa, ban sac van hoa, ung xu van hoa, van hoa gia dinh, gia dinh van hoa, van hoa doc, van hoa vat the, van hoc trung hoa, ban sac van hoa dan toc: Cụ Huỳnh Thúc Kháng và chủ trương tân học, thực học


Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)


Cống hiến đầu tiên và có ý nghĩa đột phá của cụ Huỳnh (và nói chung của bộ ba Quảng Nam: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp*) là sự phê phán quyết liệt nền giáo dục phong kiến mà các cụ gọi là hủ nho, hư học đồng thời đề xướng xây dựng một nền giáo dục mới tân học, thực học.
Năm 1905, ba người nhất trí mở cuộc nam du vận động Duy tân, đến Bình Định gặp ngày mở kỳ thi, người dự thi đông đến năm-bảy trăm, các cụ cho rằng “cái học khoa cử làm hại người nước ta đã lâu, ngày nay đã thành đồ bỏ mà sỹ phu ta còn chui đầu vào trong như kiến, giấc mộng mê say này không cho một gậy ngang đầu không thể nào thức dậy được”(1).
Ba cụ lấy một cái tên ảo Đào Mông Giác làm một bài thơ Chí Thành Thông Thánh và một bài phú Danh Sơn Lương Ngọc, để lẫn vào các quyển học trò cho dễ truyền bá. Hai tác phẩm đó với những ý tứ về thời thế và trách nhiệm của sỹ phu như:
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ
Bát cổ văn chương túy mộng trung

(Muôn dân chịu kiếp sống nô lệ dưới ách cường quyền, vậy mà sỹ tử vẫn mê say trong giấc mộng văn chương bát cổ)

như một tiếng thét vang rầm cả nước.

Ba cụ đều đã sôi kinh nấu sử nơi cửa Khổng, sân Trình, đều là các bậc đại khoa, đều thành danh trong cái học ấy. Vậy mà khi ngộ ra cái học ấy làm hại nước ta đã lâu, các cụ đã dứt khoát, quyết liệt, xem nó là đồ bỏ dù các cụ đều biết trong cái học ấy không phải không có điều khả thủ.
Chỉ riêng tinh thần triệt để ấy thế hệ con cháu ngày nay phải ngả mũ khâm phục.
Không chỉ phê phán đoạn tuyệt một cách không thương tiếc cái học cũ, các cụ còn bắt tay vào thiết kế và tổ chức, xây dựng một nền giáo dục mới, các ngôi trường mới, tân học.
“...giáo dục phải trọng mặt lợi dụng (ta hiểu là thực dụng). Trong nước người nào cũng phải biết một nghề, kỹ nghệ là nghề, khảo cứu là nghề, trước thuật cũng là nghề. Muốn công nghệ được thịnh thầy giáo phải biết trọng khiếu riêng của thiếu niên.”
Huỳnh Thúc Kháng

Trong một thời gian ngắn ở Quảng Nam đã có 40, 50 ngôi trường tân học. Trường dạy chữ Quốc ngữ, không dạy theo bài bản Tam Tự Kinh, Minh Tâm Bảo giám mà dạy lịch sử Việt Nam và thế giới, địa lý, bác vật (khoa học tự nhiên), toán pháp. Nhiều trường còn thâu nhận nữ sinh, điều này trước đây hầu như không có. Học sinh có trường còn được học tiếng Pháp, tiếng Nhật, học thể dục và võ thuật. Nhiều trường có tổ chức đời sống nội trú rất chu đáo, nhiều trường thực hiện “thả canh, thả học”, ngày nay gọi là vừa làm vừa học.

Chỉ hình dung cảnh tượng này, ở trường tân học Phú Lâm, nay thuộc xã Tiên Sơn huyện Tiên Phước hiện còn được xem là vùng sâu vùng xa, sau mỗi buổi học học sinh cả nam và nữ cùng đứng lên ca bài “NGƯỜI TRONG ĐÔNG Á” của Huỳnh Thúc Kháng với 10 điều chúc

Người trong Đông Á rõ ràng
Một dòng một giống Hồng Bàng là đây
Chúng tôi vui thấy hội này
Mở lời kính chúc quý thầy đôi câu
Một chúc thương cuộc đặng lâu
Lợi quyền giữ lại của mình hầu sanh
Hai chúc học hành cho giỏi
Theo người hay tìm tòi cho nên
Ba chúc cái lòng cho bền
Ai ai cũng quyết đứng lên võ đài
Bốn chúc đạo khai chân lý
Dậy con em nghĩa lý cho minh
Bảy chúc thông nước thông nhà
Ta là dân nước, nước là nhà ta
Mười chúc chớ sờn tâm trí
Hiệp bằng nhau mà thử gan chơi
Lẽ hai mươi triệu con người
Đồng lòng dễ có thua người nước mô


Chúng ta có thể thấy những học sinh này, sản phẩm của các trường tân học, sẽ không cam chịu làm tôi tớ cho thực dân Pháp mà là những chiến sỹ trẻ sẵn sàng dấn thân vào con đường cứu nước.
Kỷ niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục, nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét: “Từ nghĩa lớn của phong trào Duy tân, với tôn chỉ sáng láng, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, đưa đất nước phát triển cùng năm châu bốn biển, một loạt trường tân học ở Quảng Nam và Đông Kinh Nghĩa Thục, điểm hội tụ tinh hoa cuối cùng, chính là một cuộc vận động thực hành cải cách giáo dục rộng lớn, sâu sắc, cơ bản.”
Dù các nhà Duy tân không mong muốn và cũng không chỉ đạo, cuộc nổi dậy cựu sưu như triều dâng thác đổ của hàng vạn nông dân Quảng Nam, miền Trung chính là một hệ quả tất yếu và đã kết thúc vô cùng bi tráng phong trào Duy tân.

***

Cụ Huỳnh bị tù đày ở Côn Đảo 13 năm 1908- 1921. Ở đây cụ đã biến nhà ngục trần gian của thực dân thành “Trường học thiên nhiên mà làm trai trong thế kỷ 20 này không thể không nếm tới” (2), đồng thời tận dụng những khổ dịch mà thực dân bắt các tù nhân phải chịu để học hỏi, lao động. Đặc biệt nhờ tận dụng mọi thời gian khi ở tù, cụ học tập Pháp văn. Chỉ bằng tự học và trao đổi với các bạn tù cùng một ít sách từ điển mang theo và mua được cụ đã có một trình độ Pháp văn đáng nể. Đây cũng là thời gian cụ làm được khá nhiều thơ và sưu tầm rất nhiều thơ của các bạn tù, sau này cụ đã biên tập và xuất bản, một đóng góp lớn cho việc xây dựng, soạn thảo lịch sử văn học yêu nước chống Pháp của ta.
“...học giới nước ta không có tư tưởng tự do, không có năng lực sáng tạo, mất hẳn tính chất phán đoán, chỉ một mực nhắm mắt theo mù làm nô lệ cho người xưa...”
Huỳnh Thúc Kháng

Được tha tù về quê nhà, chính quyền thực dân và Nam triều mời cụ ra làm quan chức về khảo cổ và biên soạn từ điển nhưng cụ một mực từ chối.
Năm 1926, trước sự vận động của một số nhân sỹ trí thức cụ ra ứng cử nhân dân đại biểu Trung Kỳ và đắc cử với số phiếu rất cao. Cụ lại được toàn viện bầu làm Viện trưởng.
Năm 1927, cụ xin phép ra tờ báo Tiếng dân. Ngày 10/8/1928 Tiếng dân số 1 ra đời ở Huế. Cụ làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút suốt 16 năm. Ngày 28/4/1943 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đình bản báo Tiếng dân.
Tiếp tục phát huy tư tưởng khai sáng của Phong trào Duy Tân với tôn chỉ “khai dân trí”, trên hai cương vị Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ và Chủ bút báo Tiếng dân, cụ Huỳnh đã có nhiều bài nói và bài viết về chủ đề giáo dục thể hiện những kiến thức mới mẻ, những quan điểm tư tưởng tiến bộ.
Trong bài phát biểu ở Viện dân biểu ngày 1/10/2928, cụ thẳng thắn phê phán chính sách ngu dân của nhà cầm quyền Pháp “Dân An Nam là một dân tộc sẵn có văn hóa mấy trăm đời, ai cũng công nhận sự học là sự cần thiết nhất xem như tính mệnh, tài sản, không có không sống được. Vậy mà nhà nước một nói rằng khai hóa, hai nói rằng hợp tác, song về đường học giới không chịu châm chước thế nào cho thỏa hiệp. Xứ Trung Kỳ bây giờ học cũ đã bỏ hẳn, mà học mới trăm phần chưa được một, trường công không đủ dùng mà trường tư thì không có, gia dĩ chương trình hạn chế, quy luật ngăn ngừa dân thì lấy sự học làm sinh mệnh mà quan xem sự học như thù nghịch thì ức vạn thiếu niên An Nam sẽ thành ra một bọn thất nghiệp”. (3)
“...phải có tư tưởng độc lập, có trí não phán đoán tự do, để phát triển năng lực của mình, nhất là nuôi các mầm sáng tạo lực...”
Huỳnh Thúc Kháng

Hồi đó trong điều kiện các phương tiện truyền thông chưa phổ biến rộng và nhanh, với tư chất thông minh, lòng ham học ham đọc, nhờ có vốn Hán học và Pháp ngữ uyên bác, cụ đã tiếp cận với những thành tựu tiến bộ về khoa học đương đại trong đó có khoa học giáo dục. Những kiến giải của cụ về giáo dục không chỉ là những trải nghiệm về cựu học mà cụ cho là đồ bỏ và về tân học đã bị thực dân dập tắt ngay, về sự học trong khuôn khổ chính sách ngu dân của người Pháp, mà còn là những phát triển, kinh nghiệm của nhiều nền giáo dục tiên tiến của các nước Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Trung …
Cụ đã giới thiệu về nghĩa vụ giáo dục ở các nước. Nghĩa vụ hay còn gọi là phổ cập giáo dục, cưỡng bức giáo dục được thực hiện ở các nước rất sớm, Đức từ năm 1765, Pháp 1792, Anh 1870, Mỹ 1927. “Trong kỳ tuổi quy định mà ai không tuân lệnh vào học thì phụ huynh và người bảo trợ trò đó phải bị phạt”. Từ đó cụ kết luận “giáo dục xứ văn minh như thế nào, giáo dục xứ mình như thế, bảo nước nhà không sa vào cảnh liệt bại sao được”. (4)
Ngay lúc đó cụ Huỳnh đã chỉ rõ giáo dục phải phục vụ yêu cầu của xã hội, cụ viết “giáo dục phải trọng mặt lợi dụng (ta hiểu là thực dụng). Trong nước người nào cũng phải biết một nghề, kỹ nghệ là nghề, khảo cứu là nghề, trước thuật cũng là nghề. Muốn công nghệ được thịnh thầy giáo phải biết trọng khiếu riêng của thiếu niên”. Cụ còn bình luận “Ra ở đời, nhiều điều có học mà vô dụng, nhiều điều xã hội cần thời lại không biết. Như thế là vì hoàn cảnh của học đường là một hoàn cảnh đặc biệ, chỉ có không khí viển vông mà không có không khí thiết thực, vì thế phải dạy thực hành (pratique) trước rồi dạy lý luận (théorie) sau và phải dùng phép thực nghiệm (expérience) để dạy hơn là dùng sách” (5). Đây đúng là phương châm học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội mà nền giáo dục của ta hướng tới.
Cụ cũng dịch giới thiệu và bình luận về giáo dục bậc tiểu học và việc đào tạo giáo viên tiểu học qua kinh nghiệm nhiều nước với những nhận xét rất mới “Trước kia tiểu học chỉ truyền cho quốc dân có cái trí năng làm nền vốn thông thường mục đích là tạo thành cho dân chúng cái tánh cách thuần phục và dễ sai khiến. Hiện nay thì tiểu học giáo dục nhiệm vụ quan yếu là đào luyện thân thể, trí năng và đạo đức cho đoan chính cao hơn trước nhiều”. Cụ chỉ rõ nội dung sư phạm giáo dục do ba điều cần tổng hợp lại là: “trí thức, kỹ năng, nhân cách. Ba cái ấy cho quân bình nhau không thiên lệch”(6). Cụ cho biết giáo viên tiểu học ở Đức, Ý được tuyển trạch một cách hoàn bị và có cả môn triết học khá cao. Trong kỳ thi tốt nghiệp giáo viên tiểu học thí sinh được khẩu vấn về nhiều danh tác triết học như duy vật sử quan biện chứng pháp.
“...muốn tư tưởng được tự do thì tâm trí phải biết tự lập mới được. Tự lập nghĩa là tự mình xét, tự mình tin. Mà muốn tự mình xét, tự mình tin phải có não khảo cứu...”
Huỳnh Thúc Kháng
Cụ đã dịch và cho xuất bản một tập sách nhỏ GIA ĐÌNH GIÁO DỤC (7) của tác giả Qua Bằng Vân (Trung Quốc) sách không có tính lý luận mà nêu những yêu cầu hướng dẫn về giáo dục gia đình với 108 điều cụ thể. Nhiều điều chứng tỏ tác giả là người lịch duyệt có quan tâm giáo dục con trẻ, có những kinh nghiệm quý.
Theo GS Vũ Ngọc Khánh, trên báo Tiếng dân suốt 15 năm cứ đến kỷ niệm ngày mất của Phan Châu Trinh 24-3, cụ Huỳnh lại cho đăng ảnh cụ Phan cùng bài viết tán thưởng và luôn ghi một câu nói nổi tiếng của cụ Phan như một khẩu hiệuChi bằng học.
Chi bằng học là một kết luận của Phan Châu Trinh trong bài báo HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ viết năm 1907 đăng trên Đại Việt Tân Báo.
“Xin có lời chính cáo với người nước ta rằng: không bạo động, bạo động tất chết, không trông người ngoài, trông người ngoài tất ngu. Đồng bào ta, người nước ta ai mà ham mến tự do tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào lo chi bằng học”.
Cụ Huỳnh cho đăng toàn văn bài báo của cụ Phan và viết thêm lời bình “trước 25 năm kia mà báo giới có bài nói về thời cuộc rõ ràng, sách hoạch, dẫu cho ngày nay vẫn còn là một bài thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm. Báo giới ta ngày nay có ai được mấy bài thiết thực chân xác như thế. Đọc bài trên càng phục sở kiến của nhà tiên thời nhân vật, lại càng buồn cho bước tấn hóa của dân tộc ta trên 25 năm mà hiện trạng chưa lấy gì làm khác”. (8)

***

Gần đây trên báo chí, trong nhiều cuộc hội thảo về giáo dục đào tạo, những bậc thức giả của Việt Nam thế kỷ 21 có đề cập đến triết lý giáo dục, và vấn đề xêm như vẫn còn bỏ ngỏ.
Cách đây hơn 80 năm cụ Huỳnh đã viết: “Phàm bàn về giáo dục phải nói đến chủ nghĩa (doctrine) của giáo dục. Đứng về phương diện xã hội phải lấy khoa học làm chủ nghĩa” (9). Nên nhớ rằng đến năm 1943 trong Đề cương Văn hóa, Đảng ta mới nêu lên ba phương châm DÂN TỘC – KHOA HỌC – ĐẠI CHÚNG, và sau Cách mạng tháng Tám, Bộ giáo dục của nước Việt Nam mới cũng xây dựng nền giáo dục mới theo phương châm đó.
Khi bàn về những phẩm chất, năng lực, tiêu chí của con người mà cụ Huỳnh kỳ vọng nền giáo dục mới rèn luyện đào tạo nên cụ đã có những kiến giải rất tiến bộ mới mẻ đến kinh ngạc.
Cụ yêu cầu phải được tự do tư tưởng và cho rằng “học giới nước ta không có tư tưởng tự do, không có năng lực sáng tạo, mất hẳn tính chất phán đoán, chỉ một mực nhắm mắt theo mù làm nô lệ cho người xưa” (10).
Cụ cho rằng là một người làm khoa học “phải có tư tưởng độc lập, có trí não phán đoán tự do, để phát triển năng lực của mình, nhất là nuôi các mầm sáng tạo lực”.
Cụ còn nhận định “muốn tư tưởng được tự do thì tâm trí phải biết tự lập mới được. Tự lập nghĩa là tự mình xét, tự mình tin. Mà muốn tự mình xét, tự mình tin phải có não khảo cứu” (11).
Những yêu cầu mà cụ Huỳnh đề ra cách đây 80 năm rõ ràng là rất gần với con người tự do và sáng tạo, con người làm chủ đất nước mà chúng ta đang mong đợi ở một cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà như Đại hội XI của Đảng đã đề ra.
Cụ Huỳnh và các nhà khởi xướng công cuộc Duy tân không thể đưa được những kiến giải mới mẻ tiến bộ của mình về giáo dục – khai dân trí – vào cuộc sống, bởi chế độ thực dân là chế độ xây nhiều nhà tù hơn trường học, bởi ngu dân là một phương cách làm xói mòn, ra rời ý chí đòi giải phóng của những người bị nô lệ đọa đày.
Nhưng ngày nay, đất nước đã sạch bóng quân thù, non sông đã thu về một mối gần 40 năm, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đều quan tâm và có sự đầu tư thích đáng cho giáo dục, vậy mà trớ trêu thay giáo dục lại như một biểu hiện chứng tỏ xã hội ta ngày càng lạc hậu, kém thế trong cuộc cạnh tranh hội nhập toàn cầu. Không chỉ những người có con em cắp sách tới trường mà tất cả những ai có lòng nghĩ đến tương lai vận mệnh của dân tộc đều không thể yên tâm với những vấn đề của nền giáo dục hiện nay.
Tại sao vậy? Đó là vấn đề chúng ta cần nhìn thẳng và sự thật, nói đúng sự thật.

Phải chăng kiểu dạy học:
- Thầy đọc trò chép
- Bắt học sinh phải học thuộc lòng, nhớ quá nhiều con số, niên đại, sự kiện…
- Kiểm tra năng lực được đánh giá bằng các bài văn mẫu, các đáp án khô cứng.
Còn tồn tại “vững chắc”, là vì còn rất nhiều người miệng nói ủng hộ hoan nghênh những học sinh có tinh thần độc lập tự chủ, có năng lực sáng tạo nhưng trong chiều sâu của tư duy lại muốn những học sinh (và cả những thuộc cấp) của mình là những người quen vâng phục, dễ sai khiến, những người luôn luôn nghĩ và nói dựa dẫm nương theo ý tưởng của cấp trên, của người khác.
Chúng ta đều biết chân lý chỉ có thể được thừa nhận, được tâm phục khẩu phục qua tự do tranh luận, phản biện. Quan hệ thầy trò cũng phải tôn trọng nguyên tắc này. Dù là thầy cũng không được cho minh độc quyền chân lý, áp đặt tư duy.
Quan hệ cha mẹ với con cái cũng không thể theo kiểu cha mẹ tự cho mình có quyền vô hạn đối với con cái, buộc con cái phải nhất nhất tuân theo ý mình, từ chọn trường, chọn lớp, chọn thầy, chọn môn học thêm, cho đến chọn bạn, chọn người yêu, chọn ngành nghề. Không tôn trọng bất chấp năng lực, sở trường, nguyện vọng của con cái.
Một xã hội còn nhiều gia đình áp đặt, chuyên quyền với con cái kiểu như thế, thật khó có một nền giáo dục dân chủ, nhân văn.
Văn kiện Đại hội Đảng X có đoạn viết “một số cấp ủy, tổ chức Đảng, thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới, cán bộ lãnh đạo một số nơi gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức”. (trang 270).
Phải đặt nền giáo dục của chúng ta trong hoàn cảnh đang có nhiều vấn đề xã hội bức xúc hiện nay, nhìn thẳng vào sự thật, tìm ra cho được nguyên nhân khiến nền giáo dục của chúng ta trì trệ, lạc hậu, xuống cấp, trước hết cần có thái độ kiên quyết triệt để như cách đây 100 năm cụ Huỳnh và các nhà Duy tân đã nêu gương.
---
Nguyễn Đình An

(*) Trần Quý Cáp – chữ của bác sỹ Hồ Tá Khanh trong Thông sử công ty Liên Thành
(1) Phan Tây – Hồ tiên sinh lịch sử. Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập. Chương Thâu Phạm Ngô Minh. NXB Đà Nẵng trang 1419
(2) Sđd tr.1460
(3) Sđd tr.251
(4) Sđd tr.579 – 580
(5) Sđd tr.268 – 269
(6) Sđd tr.582
(7) Sđd tr.1509 – 1570
(8) Lời bạt của GS Vũ Ngọc Khánh, Sđd tr.1785
(9) Sđd tr.269
(10) Sđd tr.383 – 385
(11) Sđd tr.269
---------------------
Nguồn: Tiasang
read more...

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Giáo viên hay hổ dữ?: Bé 5 tuổi bị cô giáo tát thủng màng nhĩ?


Giáo viên hay hổ dữ?: Bé 5 tuổi bị cô giáo tát thủng màng nhĩ?

Sáng 27/4, đại diện Sở GD-ĐT Đà Nẵng, Trường mầm non Ngân Hà (P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Đà Nẵng) đã làm việc với gia đình cháu Trần Minh Khoa (5 tuổi, HS Trường mầm non Ngân Hà), bị cô giáo đánh thủng màng nhĩ.
Theo chị Nguyễn Thị Hường (mẹ cháu Khoa), vào tối 25/4, sau khi đi học về cháu Khoa kêu đau ở tai. Khi phát hiện trong tai cháu có tụ máu. Sáng 26/4 chị Hường đã đưa cháu đến trường phản ánh, sau đó Trường Ngân Hà đã đưa cháu đi bệnh viện khám có sự chứng kiến của chị Hường.
Theo kết luận của các bác sĩ ở Trung tâm Nhi sản Đà Nẵng, cháu Khoa bị thủng nhĩ trái.
Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Hà Châu, hiệu trưởng Trường mầm non Ngân Hà, cho biết cô giáo Đoàn Thị Hồng Quyên (phụ trách lớp cháu Khoa) đã thừa nhận dùng tay đánh vào mặt cháu Khoa.



Cháu Khoa bị cô giáo đánh sau khi làm đổ cháo – Ảnh: Hữu Khá

Cô giáo Quyên tường trình: “Do lúc cho cháu Khoa ăn, cháu nghịch ngợm không chịu ăn làm đổ cháo lên quần tôi. Vì không kiềm chế được và quá tức giận vì cháu bỏ ăn nên có đánh cháu một cái vào mặt, một cái vào lưng. Tôi không ngờ sự việc sau đó lại diễn ra nghiêm trọng như vậy nên vô cùng hối hận”.
Chị Hường cho biết theo yêu cầu của bác sĩ, cháu Khoa phải nhập viện để điều trị, hiện tai phải của cháu không nghe được và chảy máu. Gia đình chị Hường đã trình báo vụ việc lên công an phường Hòa Cường Nam.
Theo trung tá Lưu Văn Ba – trưởng Công an phường Hòa Cường Nam, bước đầu tại công an phường cô Quyên thừa nhận có đánh cháu Khoa. Tuy nhiên, vết thương ở tai của cháu Khoa có phải bị tác động do cô Quyên đánh hay không thì đang tiếp tục xác minh làm rõ.

Theo Hữu Khá (Tuổi Trẻ)
read more...