THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ( SÀI GÒN - GIA ĐỊNH)
Đất
Sài Gòn - Gia Định là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là "cơ cấu
kiến trúc" Việt - Hoa - Châu Âu. Vì trên 300 năm trước, Bến Nghé – Sài
Gòn xưa là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân từ Trung, Bắc đến lập nghiệp,
rồi các di dân người Hoa vào định cư ở Biên Hòa, Mỹ Tho cùng hội tụ với
dân cư bản địa. Sau đó, Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của
cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các giai đoạn
thăng trầm của đất nước. Tính giao thoa hội tụ của những người cần cù
vượt khó, hội tụ tài năng và sức lực cả nước đã biến Sài Gòn thành một
phức thể văn hóa thông qua phong tục, tập quán, cách thức ăn mặc, sinh
hoạt, ma chay, cưới hỏi; tinh thần đoàn kết dân tộc, năng động sáng tạo;
kiên cường bất khuất, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường; tinh thần
tương thân tương ái; tính chất hòa đồng, nhạy cảm, dễ tiếp cận và hòa
nhập; cá tính bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài... vốn là
truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và người dân thành phố.1. Kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh
a. Sơ lược lịch sử kiến trúc Sài Gòn-Gia Định
Kiến trúc dưới thời Nguyễn
Xem xét các tài liệu có thư tịch cổ, cũng như các bản đồ và những công trình khảo cứu về Gia Định-Sài Gòn xưa chúng ta sẽ bắt gặp những trang viết về "Cổ tích Gia Định".Những công trình kiến trúc thời Nguyễn hiện lên trên bản đồ của Oliver de Puymanul vẽ năm 1790 là thành Quy hình bát quái do Gia Long xây dựng năm 1790. Thành này còn có tên là Gia Định Kinh hay Phiên An Thành.
Thành Quy là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi năm 1833. Năm 1835, đàn áp cuộc khởi nghĩa xong, Minh Mạng hạ lệnh phá hủy toàn bộ thành xây theo kiểu Vauban này và 1836 lại ra lệnh xây một thành khác ở Đông Bắc thành cũ, gọi là thành Phụng, tức là thành Gia Định. Thành này bị thực dân Pháp tấn công vào năm 1859 và phá hủy. Dấu vết duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh giặc Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.
Kiến trúc miếu Việt
Từ mặt bằng của thành Gia Định, vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã liên tiếp mọc lên những công trình kiến trúc phương Tây (Nhà thờ Đức Bà (1877-1880). Pháp đình, dinh Thống đốc, Nhà Bưu chính, Nhà hát, Chợ Bến Thành, dinh Nôrôdôm). Cùng số phận với thành Gia Định, một số ngôi chùa lớn bị thực dân Pháp chiếm làm đồn bốt phòng ngự, chống lại những trận phản công của nghĩa quân kháng chiến xuất phát từ vùng đại đồn Chí Hòa mà chúng gọi là chiến tuyến "chùa chiền" digne des pagodes). Đó là chùa Khải Tường đền Hiển Trưng (ở thành Ôma), chùa Kiếng Phước, chùa Cây Mai trải dài từ vùng tiếp cận thành Gia Định (nay là trường Lê Quí Đôn) đến Phú Lâm. Ngày nay những dấu vết ấy chỉ còn sót lại một pho tượng Phật gỗ để ở Bảo tàng Lịch sử.
Các chùa, miếu, đền thờ xây dựng từ thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 cũng bị chiến tranh và thời gian phá hủy phần lớn. Đến nay số công trình kiến trúc theo phong cách Việt còn sót lại là quá ít. Trong số đó, hầu hết đều được trùng tu lại trong những năm bản lề của thế kỷ trước và thế kỷ này. Đó là Chùa Trường Thọ ở Gò Vấp, Chùa Tứ Ân, Chùa Gò (Phụng Sơn Tự) chùa Giác Viên ở quận 11, chùa Giác Lâm ở Quận Tân Bình, chùa Phước Tường ở huyện Thủ Đức. Ngoài ra có thể kể một vài ngôi nhà cổ của tư nhân như bà Tư Lân, nhà Nguyễn Phú Đường ở Nhà Bè, nhà ông Mười Tiết ở Thủ Đức.
Kiến trúc đền chùa Hoa
Trước khi những công trình kiến trúc kiểu phương Tây có mặt ở đất Sài Gòn, nơi đây ngoài các công trình của người Việt, còn có các công trình xây dựng của người Hoa. Những công trình lớn của người Hoa là đền miếu-thường là trụ sở của các bang và được gọi là Hội quán-đã làm cho diện mạo phố xá của xứ này, nhất là vùng Chợ Lớn có vẻ riêng. Xem xét tường tận những đền miếu của người Hoa, hình thức kiến trúc khác với hình thức kiến trúc của người Việt, song công trình chạm trổ bên trong bao gồm các bao lam, các phù điêu trên kèo, cột, đầu đao, xiên trích có không ít những sản phẩm do thợ người Việt tạo tác. Đặc biệt những hội quán của người Minh Hương như Gia Thạch hội quán (đường Trần Hưng Đạo-quận 5). Nghĩa Nhuận quán (đường Nguyễn Văn Khoẻ-quận 5). Phước An hội quán (đường Hùng Vương) là những công trình kiến trúc-mỹ thuật thuần Việt Nam.
Những công trình kiến trúc của họ Nguyễn ở Gia Định kinh, cùng với đền chùa miếu mạo của người Việt, người Hoa đến nay hầu như đã bị khuất lấp bởi các kiến trúc tân kỳ theo phong cách phương Tây. Không chỉ những dinh thự, công sở mà những khu thương mại và cơ sở công nghiệp đã phát triển với một tốc độ và qui mô đủ để đưa những kiến trúc ấy vào hàng thứ yếu, làm đổi thay về cơ bản kết cấu kiến trúc Sài Gòn-Gia Định.
Kiến trúc giai đọan 1954-1975
Trong những thập niên đầu thuộc nửa sau thế kỷ này, suốt từ 1954-1975, đồng thời với sự xuất hiện các thương xá, ngân hàng, khách sạn, nhà thờ và hàng loạt các công trình công cộng. Ở Sài Gòn cũng xuất hiện một số kiến trúc, phỏng theo các kiến trúc Việt Nam cổ, tất nhiên là với vật liệu xây dựng mới và cách tân khá nhiều.
Thời kỳ này, những năm đầu các đền miếu của một số hội tương tế như đền thờ Trần Hưng Đạo, đền Thánh Mẫu Phủ Giấy và đền thờ Hai Bà Trưng (Bình Thạnh), đền Sài Sơn (một ở đường Lê Văn Sĩ và một ở đường Nguyễn Thiện Thuật), Đằng Giang Linh từ (tức đền thờ Quan Bơ ở quận 4) và sau năm 1963, khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh, hàng loạt các chùa Phật mới được xây dựng và một số chùa cũ được trùng tu lại. Đáng kể trong số này có chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Một Cột (Thủ Đức), chùa Phước Hòa (Quận 3), chùa Pháp Hội (quận 10)....
b. Vài đặc điểm cơ bản của kiến trúc nghệ thuật
Đặc điểm kiến trúc
Những công trình kiến trúc trong vài thập niên qua tuy có để ý tìm về đặc trưng riêng trong kiến trúc truyền thống song thực sự đã biến đổi khác xưa rất nhiều. Phong cách kiến trúc truyền thống cũng như những công trình điêu khắc đậm đà bản sắc dân tộc còn được bảo lưu đầy đủ có lẽ là chùa Trường Thọ, chùa Từ Ân và qui mô nhất là chùa Giác Lâm, kế đó là chùa Giác Viên, chùa Gò (Phụng Sơn Tự) và một số ngôi nhà cổ ở rải rác khắp các huyện ngoại thành.
Đặc điểm chung của các ngôi chùa có những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất cho kiến trúc Gia Định là kiểu nhà "trùng thềm điệp ốc" (hay còn gọi là "trùng thềm trung lương"). Đây cũng là kiểu cách chung cho kiến trúc Đàng Trong thế kỷ 18, 19. Theo đó, mục đích chính là phát triển diện tích nội thất ở chiều sâu bằng cách lắp ghép hai tòa nhà song song liền mái. Kiểu này cũng rất phổ biến trong nông thôn Nam Bộ và thường được gọi là nhà "sắp dọi". Việc sắp đặt như vậy đã thực sự tạo nên một nội thất thống nhất và bên trong thường được phân chia bằng vách ngăn theo các hàng cột để thành chánh điện, nhà tổ và giảng đường.
Mặt khác kiểu "trùng thềm điệp ốc" này đứng về mặt kết cấu bộ vì kèo và sườn nhà mà xét thì chúng xuất phát từ kiểu nhà rường (còn gọi là xuyên trính-ở Nam Bộ gọi là xiên trính). Nói chung kiểu nhà truyền thống của người Việt chủ yếu được trổ cửa theo chiều ngang nên hẹp: do đó việc lắp ghép hai toà nhà song song như vậy nhằm làm cho diện tích nội thất được tận dụng hơn, dễ dàng bày biện hơn, cũng như thuận tiện cho việc tổ chức nghi lễ và tăng thêm tính thâm nghiêm cho không gian nội thất. Ở một số nơi việc mở rộng chiều sâu cũng theo nguyên tắc trên, nhưng giữa các tòa nhà không ghép liền vào nhau mà nối nhau bằng hai nhà cầu dọc, để chừa ở giữa một cái "sân đình". Cái sân trong này có tác dụng làm thoáng gió và hắt ánh sáng vào nội thất. Đó là trường hợp chùa Phụng Sơn. Nghĩa Nhuận hội quán, phần sau giảng đường và nhà khách chùa Giác Lâm.
Tuy nhiên, so với đình chùa miền Bắc và cung điện lăng tẩm ở cố đô Huế, vẻ đẹp kiến trúc của di tích Gia Định-Sài Gòn không có được những mái cong đồ sộ hay qui mô to lớn. Trái lại nhìn bên ngoài rất đơn giản và bình thường. Cái giá trị mỹ thuật có lẽ là những công trình điêu khắc bên trong.
Đặc điểm điêu khắc
Là một thành phố cửa ngõ, sự hội tụ các phái thợ nhiều nơi trong nước, cùng với việc tiếp thu những kỷ xảo và quan niệm về nghệ thuật tạo hình hiện đại đã làm cho điêu khắc chủ yếu trên gỗ ở các di tích kiến trúc nghệ thuật Gia Định-Sài Gòn trải qua từng bước hoàn thiện đáng chú ý.
Tượng tròn
Vẽ tượng tròn, dựa theo niên đại của tác phẩm rất dễ nhận ra những chặng đường phát triển của nghệ thuật tạc tượng. Những tượng ở chùa Trường Thọ, Tập Phước, Bảo An, Từ Ân, Long Nhiễu, Huệ Nghiêm (Thủ Đức)..là tập hợp của thế hệ tượng sớm nhất của đất Gia Định. Đây là những pho tượng còn rất thô sơ. Bố cục tượng không vững thường là bố cục tam giác thiếu cân đối, đầu nhỏ, chân tay dài, mặt nhọn và không có thần, tỉ lệ thân, mặt bất xứng.
Phù điêu
Việc áp dụng luật viễn cận mới triệt để nhất là ở những bức phù điêu chạm trên các hương án chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Một Cột và đền Quan Bơ. Những thắng cảnh trong nước (như chùa Một cột, chùa Thiên Mụ...., những ngói đền thờ danh thắng ở châu Á và những phong cảnh khác đã được thể hiện bằng lối chạm nổi trên gỗ có thiếp vàng trông rất mỹ thuật. Việc tái hiện những kỳ quan "vĩ đại và rực rỡ" của châu Á trên gỗ đạt được kết quả như vậy là một bước tiến so với những kỹ xảo chạm nổi về đề tài cảnh vật và hoa lá cổ điển mà chủ yếu có tính chất trang trí trên các bộ phận cấu thành bộ khung của công trình kiến trúc. Một cách hiển nhiên là những phù điêu trang trí trên cột, kèo, xiên chính v.v... đã tôn vẻ mỹ thuật của các công trình kiến trúc.
Chạm lộng
So với phù điêu, thể loại chạm lộng chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều. Chính những bao lam (cửa võng) ở các hàng cột, những bao lam trang thờ, các bài vị, các bức bình phong cùng với bao lam các bàn thờ, bệ thờ và hương án mới thực sự tạo nên sự tráng lệ và vẻ vàng son huy hoàng của đền miếu và chùa chiền. Qua các di tích đã được khảo sát ở Sài gòn, số lượng tác phẩm chạm lộng phong phú về cả số lượng, đề tài cũng như thủ pháp và phong cách nghệ thuật.
Sự phong phú và đa dạng của kỹ thuật chạm lộng đã tăng cường giá trị nghệ thuật, cho các di tích kiến trúc-nghệ thuật Gia Định-Sài Gòn. Nhiều bức chạm lộng đến nay là đối tượng của sự chiêm ngưỡng và thán phục của nhiều thế hệ nghệ nhân và của khách tham quan (như bao lam Bá điều, bao lam Cửu Longv.v...)
Tiểu tượng và quần tiểu tượng
Ngoài các thể loại trên loại tiểu tượng (tượng tròn và tượng bá phù điêu) kết hợp với chạm lộng thường lại đạt được nghệ thuật cao từ rất sớm hơn thành tựu của tượng tròn. Nếu tượng tròn thế hệ thứ hai mới đạt được sự cân xứng và đường nét chân phương bước đầu thì các tiểu tượng trên các bao lam và nhà tổ chùa Giác Viên đã là những tác phẩm được xử lý có thần thái sống động, đường nét chạm đã chắc tay, bút pháp đã lưu loát, tư thế sinh động và đề tài phong phú.
Với 300 năm hình thành và phát triển, Sài gòn là một thành phố trẻ nhưng cũng có không ít những tài nguyên du lịch nhân văn. Đó là những công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hóa của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - Châu Âu. Đó là một tổng thể kiến trúc mà vùng đất này sở hữu được. Có thể nói Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố này là nơi phổ biến chữ quốc ngữ đầu tiên, là nơi ra báo đầu tiên của cả nước. Sự ra đời và phát triển phong phú của sách, báo, trường học, của đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ, của các hoạt động và giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật... đã tạo cho Sài Gòn từ lâu là một thành phố có ảnh hưởng lớn về văn hóa.
Văn học
Văn học ở Sài Gòn-Gia Ðịnh xưa có thể chia làm hai bộ phận:
a. Văn học dân gian:
Văn học dân gian là bộ phận văn học do quần chúng nhân dân sáng tạo nên. Có thể nói, ngay từ khi những cư dân đầu tiên đến ngụ cư vùng đất này thì văn học dân gian bắt đầu xuất hiện.
Ðến đây đất nước lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.
Ðó là nơi:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Ðịnh-Ðồng Nai thì về
Nhìn một cách tổng quát, văn học dân gian thành phố gồm một số thể loại chính sau đây:Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.
Ðó là nơi:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Ðịnh-Ðồng Nai thì về
-
Ca dao-dân ca: Chiếm một số lượng lớn và phổ biến rộng khắp nơi từ thị
tứ đến vùng nông thôn ngoại thành. Ðây là loại sáng tác dân gian thường
được cấu theo thể thơ lục bát mang đậm màu sắc dân tộc và được sử dụng
trong các hình thức diễn xướng: hát ru, hò, hát đối đáp, lý, nói thơ...
- Vè: Là loại văn vần, có tính tự sự. Cũng như các tỉnh Nam Bộ khác, vè ở thành phố thường xuất hiện dưới các thể vãn 2, vãn 3, vãn 4, vãn 5 (nhất là vãn 4) và một ít sử dụng thể thơ lục bát hoặc biến thể của lục bát.
- Truyện kể: Ở Sài gòn, truyện kể phần lớn là những chuyện về sự tích, đặc biệt các chuyện kể về sấu và cọp, cùng các giai thoại. Thần thoại hầu như không có ở vùng đất này, còn chuyện cổ tích thì chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Các chuyện kể ở thành phố thường giản đơn, ít tình tiết và đặc biệt mang nhiều yếu tố kỳ ảo có tính chất hoang đường.
Ngòai 3 loại chính kể trên, văn học dân gian thành phố còn có tục ngữ và câu đố.
Nhìn chung văn hóa dân gian thành phố mang một số đặc điểm:- Vè: Là loại văn vần, có tính tự sự. Cũng như các tỉnh Nam Bộ khác, vè ở thành phố thường xuất hiện dưới các thể vãn 2, vãn 3, vãn 4, vãn 5 (nhất là vãn 4) và một ít sử dụng thể thơ lục bát hoặc biến thể của lục bát.
- Truyện kể: Ở Sài gòn, truyện kể phần lớn là những chuyện về sự tích, đặc biệt các chuyện kể về sấu và cọp, cùng các giai thoại. Thần thoại hầu như không có ở vùng đất này, còn chuyện cổ tích thì chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Các chuyện kể ở thành phố thường giản đơn, ít tình tiết và đặc biệt mang nhiều yếu tố kỳ ảo có tính chất hoang đường.
Ngòai 3 loại chính kể trên, văn học dân gian thành phố còn có tục ngữ và câu đố.
- Trước hết, nó vừa có nét riêng của một vùng đất, đồng thời có nét chung của Nam Bộ và đặc biêt nó chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của văn học dân gian vùng Ngũ Quảng, điều này có thể thấy rõ ở hát ru-một loại hình có tính truyền thống và ít có tính ứng tác nhất.
- Trong điều kiện lịch sử-xã hội của cư dân một vùng đất được hình thành muộn (từ cuối thế kỷ 17) văn học dân gian thành phố mất đi một số yếu tố của xã hội mà ở đó cuộc đấu tranh giai cấp và chống ngoại xâm trở thành vấn đề trung tâm của thời đại, nhất là trong điều kiện thành phố luôn luôn là điểm nóng bỏng của phong trào đấu tranh cách mạng.
b. Văn học viết:
Trước khi có văn học viết bằng chữ quốc ngữ la tinh, ở Sài Gòn, một giai đoạn dài, văn học Hán Nôm đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
- Văn học Hán Nôm: Vào khoảng năm 80 của thế kỷ XVIII, tại đây đã xuất hiện thi xã đầu tiên gọi là Sơn Hội Gia Ðịnh, tập hợp khá nhiều nhà văn, nhà thơ lúc ấy như: Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhơn Tịnh, Diệp Minh Phụng, Vương Kế Sinh, Huỳnh Ngọc Uẩn... Cũng cần lưu ý rằng trước đó Võ Trường Toản (?- 1792) người thầy học nổi tiếng thời bấy giờ đã sáng tác nhiều thơ văn, nay còn lại là bài Hoài Cổ Phú. Sự xuất hiện các thị xã, với các nhà thơ cùng các tác phẩm của họ đã biến Sài Gòn thành một trung tâm văn hóa lớn ở về phía Nam của Tổ quốc.
Từ thế kỷ XVIII đến năm 1860, nhiều tác phẩm Hán-Nôm đã ra đời, nay có thể kể: Cấn trại thi tập, Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Ðức (1765-1825), Thập Anh thi tập của Ngô Nhơn Tịnh (1761-1813) Hoa Nguyên thi thảo, Nhất thống địa dư chí của Lê Quang Ðịnh (1767-1813), Mộng Mai đình thảo thi của Trương Hảo Hiệp (1795-1851), ...
Nhìn chung các tác phẩm lớn là thi phú viết theo lối biền ngẫu, hoặc đường thi, một ít sách có tính khoa học địa lý. Tác giả là những nhà nho, trực tiếp tham gia chánh quyền nhà Nguyễn, vì thế nội dung của các tác phẩm mang ý thức hệ nho giáo, đồng thời ca ngợi chế độ họ đã sống và làm việc. Ðiều này, chủ yếu là do những điều kiện lịch sử-xã hội lúc bấy giờ.
Vào những năm 50 của thế kỷ XVIII, một số nhà thơ mới xuất hiện như Nguyễn Ðình Chiểu, Trần Thiện Chánh, Huỳnh Mẫn Ðạt, Nguyễn Thông... với một số tác phẩm của họ, tuy rằng vẫn còn trong vòng ý thức hệ nho giáo, nhưng đã phần nào cho thấy cái trí trệ của chế độ nhà Nguyễn.
b. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Ðà Nẵng và sau 1859 chúng đánh chiếm thành Gia Ðịnh. Sự kiện này đánh dấu một chặng đường mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đồng thời văn học ở Sài Gòn cũng mang một nội dung mới, từ văn học dân gian đến văn học Hán-Nôm:
Giặc Tây đánh tới Cần Giờ
Biểu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công
hay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!
(Chạy giặc-Nguyễn Ðình Chiểu)
Lớp
nhà thơ mới xuất hiện từ những năm 40-50 của thế kỷ XIX, đang đứng
trước những biến động vô cùng lớn lao của đất nước, đã phải nhanh chóng
thay đổi nhận thức.Biểu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công
hay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!
(Chạy giặc-Nguyễn Ðình Chiểu)
Ðó là:
-
Huỳnh Mẫn Ðạt (1807-1883) với các bài thơ phê phán Tôn Thọ Tường, bài
Khóc Nguyễn Trung Trực và tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên (soạn chung với Bùi
Hữu Nghĩa).
- Phan Văn Trị (1803-1910) với 10 bài liên hoàn đả phá Tôn Thọ Tường và nhiều bài thơ yêu nước khác.
- Võ Thành Ðức với bài Gia Ðịnh Phú.
- Nguyễn Ðình Chiểu (1822-1883) với nhiều thơ văn yêu nước và các tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
- Trần Thiện Chánh với tập "Trần Từ Mẫn thi tập"
- Nguyễn Thông (1826-1884) với các tác phẩm: Ngoa dụ sào thi văn tập, Ðông Nam văn tập, Kỳ Xuyên văn sao, Việt sử thông giám cương mục.
- Hồ Huấn Nghiệp (1828-1864) với bài Hịch đánh Tây và 10 bài thơ lên án Tôn Thọ Tường.
Qua
tác phẩm của các nhà thơ nói trên, tư tưởng chủ đạo của văn học Sài Gòn
từ nửa cuối thế kỷ 19 và tư tưởng yêu nước thương dân. Có thể nói, văn
học Hán Nôm ở Sài Gòn giai đoạn này như một chùm sao sáng rực trên bầu
trời văn học Việt Nam. Bước sang thế kỷ 20, một giai đoạn mới của văn
học Sài Gòn bắt đầu.- Phan Văn Trị (1803-1910) với 10 bài liên hoàn đả phá Tôn Thọ Tường và nhiều bài thơ yêu nước khác.
- Võ Thành Ðức với bài Gia Ðịnh Phú.
- Nguyễn Ðình Chiểu (1822-1883) với nhiều thơ văn yêu nước và các tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
- Trần Thiện Chánh với tập "Trần Từ Mẫn thi tập"
- Nguyễn Thông (1826-1884) với các tác phẩm: Ngoa dụ sào thi văn tập, Ðông Nam văn tập, Kỳ Xuyên văn sao, Việt sử thông giám cương mục.
- Hồ Huấn Nghiệp (1828-1864) với bài Hịch đánh Tây và 10 bài thơ lên án Tôn Thọ Tường.
- Văn học chữ quốc ngữ-la tinh
Văn học Sài Gòn cuối thế kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20
Sài Gòn là nơi chữ quốc ngữ được phổ biến trước nhất. Ðiều này làm nảy sinh sớm một nền văn học quốc ngữ. Thật vậy, một tác phẩm mang ít nhiều tính văn học là "Chuyện đời xưa" của Trương Vĩnh Ký, ngay từ năm 1866 đã được xuất bản ở Sài Gòn. Nhưng phải nói, nến văn học ấy mãi đến những năm 80, 90 của thế kỷ 19 mới được hình thành rõ nét. Trong hai thập niên này, văn học quốc ngữ đã có một cơ sở vững vàng với hàng loạt tác phẩm được xuất bản dưới nhiều dạng: từ dịch thuật đến sưu tầm, nghiên cứu; từ sáng tác chuyện thơ đến truyện và tiểu thuyết viết theo lối phương Tây; từ lối viết du ký, hồi ký đến soạn các kịch bản hát bội.
Sau đây là một số dẫn chứng cụ thể:
- Dịch Hán văn ra quốc ngữ có các quyển "Ðại học, Trung dung" do Trương Vĩnh Ký dịch-1881.
- Phiên chữ Nôm ra quốc ngữ có: "Nhị độ mai" do Phan Ðức Phán phiên (1884).
- Dịch Pháp văn ra quốc ngữ, Trương Minh Ký dịch quyển: "Chuyện Télémaque gặp tình cờ" của Fenelon (1887).
- Sưu tầm nghiên cứu văn học: "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của (1886).
- Tiểu thuyết và truyện: "Truyện thầy Lazaro phiền" của Nguyễn Trọng Quản (1887).
- Du ký "Như Tây nhật trình" của Trương Minh Ký (1889).
Như vậy, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, có thể nói văn học Sài Gòn khá phong phú và đa dạng. Ðây là nơi xuất phát điểm của phong trào thơ mới (như của tác giả Nguyễn Thị Kiêm) và cũng là nơi xuất hiện khá sớm các loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam (thí dụ như quyển "Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân" của Trương Duy Toản-1910), các bài văn chính luận (như các bài viết và sách của Trần Huy Liệu, Trần Hữu Ðộ, Ðào Khắc Hưng), các loại bài phê bình văn học (Nguyễn Văn Nguyễn).
Về văn học, để có được những thành tựu đó, cần ghi nhận công đóng góp của một số tác giả đáng chú ý sau: Trương Vĩnh Ký (1836-1898), Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản (1865-1911), Lê Hoàng Mưu (1879-1941), Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947), Hồ Biểu Chánh (1885-1958)...
3. Ca nhạc cổ ở thành phố
Nguồn gốc cũng giống như các dạng thức văn hóa truyền thống khác, nhạc cổ Gia Định-Sài Gòn có nguồn gốc từ Trung Bắc, trực tiếp là Thuận Quảng. Nghệ thuật âm nhạc miền Trung theo chân những người dân vào Nam lập nghiệp dần dần phát triển rộng ra các thôn xã song song với sự phát triển của các yếu tố nhạc Trung Quốc do nhóm người Hoa đến cộng cư ở vùng đất này. Trong thực tế, nhạc miền Trung khi phát triển vào Gia Định có bị mất ít nhiều đặc điểm vốn có của nó, chủ yếu nó bị lệ thuộc vào tiết tấu sinh hoạt và phương ngữ Nam Bộ trong quá trình diễn tấu, đáp ứng như cầu lễ nghi (cúng đình, miếu, tang tế) cũng như nhu cầu thưởng ngoạn nghệ thuật và tiết tấu trong hát bội.
Có lẽ trong các sinh hoạt diễn tấu âm nhạc, việc diễn tấu trong cuộc tiệc vui chơi đã trở thành một trong các thú phong lưu (cầm, kỳ, thi, họa) phổ biến ở Gia Định - Sài Gòn. Bài phú Cổ Gia Định phong cảnh vịnh sáng tác đầu thế kỷ 19 đã ghi lại rằng:
Chốn chốn phong quan ca xướng
Nhà nhà lịch lãm ăn chơi
Lũ bày, đoàn ba thấy loạn mai, khách trước (trúc)
- Ca nhạc tài tửNhà nhà lịch lãm ăn chơi
Lũ bày, đoàn ba thấy loạn mai, khách trước (trúc)
Ca nhạc tài tử không phát sinh ở Sài Gòn mà từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Buổi đầu phong trào ca nhạc tài tử trội nhất là ở Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc và sau đó mới lan rộng ra thành những trung tâm quan trọng như Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Thơ, Bạc Liêu. Song song với những biến đổi kinh tế-xã hội, trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật, ca nhạc tài tử đã đem đến cho người dân Nam Bộ, người dân Sài Gòn-Gia Định nói riêng, một loại hình mới mẻ mang tính thời thượng. Đêm trăng thanh gió mát, ở nông thôn, trên con thuyền ngược xuôi song rạch, trong cuộc tiệc vui mừng, trong đám cưới, đám giỗ...đều có người rước các tài tử đến đờn ca.
Bấy giờ Sài Gòn-Mỹ Tho có đường xe lửa. Mỹ Tho là thành phố lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ, ban nhạc tài tử thời danh của Nguyễn Tống Triều ở Mỹ Tho lập tức được nhiều nhà hàng ở Sài Gòn mời lên trình diễn. Lối nhạc thính phòng này đã nhanh chóng trở thành "nhạc phòng trà" của nhiều nhà hàng. Nam Trung khách sạn (gần ga xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho, nay ở khu vực chợ cũ), thí điểm kinh doanh của phong trào Duy Tân mở cửa mỗi ngày từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm đều có nhạc tài tử góp vui.
Với ca nhạc tài tử, nền nhạc truyền thống ngoài những nỗ lực sáng tạo thêm loại hình mới, các nhà soạn nhạc còn khái quát hóa toàn bộ hệ thống điệu thức trong nhạc truyền thống và phân chia thành các loại hơi chủ yếu: Bắc, Nam, Oán. Hơi Bắc là tập hợp các điệu thức mang tính chất vui vẻ, trong sáng; hơi Nam gồm các điệu thức trang nghiêm (được phân chia thành các loại hơi cụ thể: Xuân, Ai, Đảo); hơi Oán là hơi mới được sáng tạo sau này, hoàn toàn thoát ly những hình thức cấu tạo theo nhạc lễ, nó mang tính chất bi hùng. Sự phân chia thành loại hơi là một thành quả độc đáo về nhạc học và mặt khác, đã chỉ ra tính đa dạng trong âm nhạc truyền thống.
Phong trào nhạc tài tử đã sáng tạo hàng loạt những sáng tác mới (giọng Nam, Phụng Hoàng, Tứ Đại, Phụng Cầu, Bình Sa lạc nhạn, Văn Thiên Tường) và nhiều nghệ sĩ tài danh, nhiều nhạc công nổi tiếng. Ở Sài Gòn-Chợ Lớn có thể kể Ba Đại, Cao Huỳnh Diêu, Cao Huỳnh Cả và nơi đây là đô thị lớn nên cũng hội tụ các tài năng xuất sắc từ lục tỉnh, trong đó có các nhạc sĩ, nhạc công và những danh ca thượng thặng.
Tuy nhiên, đóng góp quan trọng nhất của ca nhạc tài tử là làm nảy sinh một loại hình ca kịch mới: Cải lương.
- Ca ra bộ, cải lương
Từ hình thức nhạc thính phòng của phong trào nhạc tài tử, nảy sinh một hình thức điểm xướng gọi là ca ra bộ. Đêm biểu diễn bản Tứ đại oán, Bùi Kiệm thi rớt của cô Ba Đắc ở Mỹ Tho năm 1912 được coi là đêm khai sinh của ca kịch cải lương.
Ca ra bộ là hình thức thoát thai từ hình thức ca nhạc tài tử, từ buổi đầu có đối xướng, động tác chủ yếu là minh họa lời ca rồi dần dần phát triển đến việc thể hiện tính cách nhân vật. Ca kịch cải lương hình thành và ca nhạc tài tử áp dụng vào các loại hình sân khấu này bị điều kiện hóa (bài bản bị cắt xén hay thay đổi, tiết tấu phải co giãn cho phù hợp với tiết tấu diễn xuất...) trở thành nhạc sân khấu gọi là nhạc cải lương.
Nhạc lễ được đổi mới thành nhạc tài tử. Nó tiếp thu các làn điệu dân ca (hò, lý, nói thơ và các loại ca hát dân gian khác) để chuyển hóa thành nhạc tài tử và đây cũng là nguồn bổ sung lớn cho nhạc cải lương sau này.
Các tác giả nhạc tài tử (Sáu Lầu, Bảy Triều...) và những tác giả nhạc sân khấu cải lương sau này (Mộng Vân, Tư Chơi, Bảy Nhiêu, Sáu Hải...) đã đóng góp nhiều sáng tác mới phù hợp với đà phát triển của nghệ thuật cải lương-trong đó đặc biệt quan trọng là bài Vọng Cổ.
Nhạc cải lương trong quá trình phát triển của các loại kịch bản khác nhau được bổ sung thêm các loại nhạc khác. Cải lương tuồng cổ, ngoài nhạc cụ của các dàn nhạc tài tử còn có thêm bộ gõ và kèn hát bội. Cải lương xã hội, lúc đầu phóng theo truyện phim và kịch của Pháp, lại có thêm dàn nhạc Jazz (Piano, Accordéon, Saxo trompette, Clarinette, Violon, Guitar...). Cải lương Hồ Quảng lại có một số bài cải lương bị Quảng Đông hóa và có cả những bài hát Quảng Đông (Mành bản, Dĩ nhạn, Phảnh phá, Bọc cầm lùng, Sắc dùi thấu, Xảo bản, Xái phỉ...). Cải lương kiếm hiệp đều dùng những bài do Mộng Vân sáng tác và một số ít bài bản cải lương (những sáng tác này của Mộng Vân được người đương thời gọi là nhạc "cà chía".
Nói tóm lại, âm nhạc truyền thống của Gia Định-Sài Gòn phát triển trong sự trưởng thành chung của âm nhạc cổ Nam Bộ. Đặc điểm riêng của nó thu thập hầu như toàn bộ những thành tựu và tài năng âm nhạc của lục tỉnh (Bạc Liêu, Rạch Giá, Mỹ Tho, Cần Đước và cả các tỉnh miền Đông). Trong những năm sau năm 1954, ở đây lại du nhập thêm nhiều nhóm nhạc miền Bắc, miền Trung-đặc biệt là nhạc cổ Huế. Ngoài việc du nhập các "phái" nhạc khác nhau ở mọi miền đất nước, nhạc cổ Gia Ðịnh-Sài Gòn, đặc biệt là nhạc cải lương, cũng đã tiếp nhận nhạc phương Tây và nhạc Trung Quốc. Do đó có thể thấy rằng âm nhạc truyền thống ở đây pha trộn nhiều thứ-có thứ có kế thừa chọn lọc, có thứ tùy tiện. Tất nhiên,thời gian và cuộc sống sẽ sàng lọc và thử thách.
(sưu tầm)
Nguồn: http://vannientravel.com/dia-danh-ho-chi-minh/thanh-pho-ho-chi-minh-sai-gon-gia-dinh-/Default.aspx
1 nhận xét: on "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ( SÀI GÒN - GIA ĐỊNH)"
zu423 calvin klein south africa,reebok argentina,nine west torbe,reebok schweiz,xn--calvinkleinespaa-lub,be lenka snowfox,reebok suomi kengät,calvin klein jakke,calvin klein ondergoed jh612
Đăng nhận xét