Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

THẦN VISNU CỠI KIM SÍ ĐIỂU


THẦN VISNU CƯỠI KIM SÍ ĐIỂU

Nguồn Bảo tàng Guimet

Thần Visnu cỡi Kim Sí Điểu (Visnu Garudâsana)

Ngũ Hành Sơn, Việt Nam ( ?)



Nghệ thuật Chăm, nối tiếp Mỹ Sơn E1, thế kỷ 8-9

Bằng sa thạch, phong cách đa sắc muộn

Cao: 58 cm

Mã số: MA 3572

Tác phẩm này hiện vẫn còn bảo tồn rất tốt, thể hiện thần Visnu ngồi giạng chân cưỡi trên con Kim Sí Điểu (Garuda), vật cưỡi của thần. Vị thần này vốn có bốn tay cầm những bảo bối, hiện chỉ còn hai tay với món bảo bối: chiếc vỏ ốc và quả cầu. Thần đội chiếc mũ lễ hình bát giác, mặt có ria mép và chòm râu rậm ở cằm. Dái tai có xỏ lỗ đeo đồ trang sức quý. Nét mặt thần mang dấu ấn chủng tộc đặc trưng trong nền nghệ thuật Chăm. Thần mặc chiếc khố sampot ngắn, cưỡi trên con vật hình dáng kỳ lạ là Kim Sí Điểu (Garuda). Kim Sí Điểu là một con chim thần thoại (linh điểu) có thân hình người nhưng mang đầu chim. Kim Sí Điểu quỳ một chân chạm đất, hai tay ôm chân chủ nhân là thần Visnu. Qua quy chuẩn tạo hình Kim Sí Điểu và hình dạng tròn trịa của nó có thể thấy pho tượng này phỏng theo phong cách các xưởng chế tác miền Bắc Ấn.

Tác phẩm này đại diện cho các vết tích thời kỳ đa sắc muộn, nó gợi lại nhiều hình tượng nhiều màu sắc thời xưa kia.

Rất nhiều khả năng nguồn gốc pho tượng này thuộc Ngũ Hành Sơn (người Pháp dịch dảy núi Ngũ Hành Sơn là Montagnes de Marbre), thuộc huyện Ngũ Hành Sơn, tỉnh Đà Nẵng. Lưu ý các phong cách nghệ thuật của Champa thường mang tên khu di chỉ hay đền đài mà nó tiêu biểu. Nên pho tượng này được xếp vào thời kỳ nối tiếp phong cách Mỹ Sơn E1 (khoảng năm 650-730), là chứng tích cổ xưa nhất cho thấy có một thành phố Thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm.

Đức Chính dịch và giới thiệu

*Các tư liệu trên đều do bạn Đức Chính biên dịch và cung cấp cho Blog và diễn đàn . Thay mặt Bạn đọc xin chân thành cảm ơn Bạn Đức Chính .

Việc sử dụng lại các tư liệu trên , xin vui lòng liên hệ Tác giả Đức Chính.
Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "THẦN VISNU CỠI KIM SÍ ĐIỂU"

Đăng nhận xét