Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Vòng quanh nước Ý từ cổ dài (cổ đại), đường dài (đương đại) và điện giải (Hiện đại): Từ Bảo tàng Vatican đến Nhà nguyện Sistine


Vòng quanh nước Ý từ cổ dài (cổ đại), đường dài (đương đại) và điện giải (Hiện đại): Từ Bảo tàng Vatican đến Nhà nguyện Sistine

LƯU Ý: CÀNG XEM CÀNG HẤP DẪN NHÉ.
Bảo tàng Vatican được chia làm nhiều khu, từ những hiện vật Ai Cập, châu Âu, châu Á... từ thời đại này sang thời đại kia, nói chung cũng đủ hết. Đầu tiên sẽ là Ai Cập cổ đại:



Cỗ quan tài của người Ai Cập xưa:



Công nhận là lằng nhằng. Trong khi một số nơi thì chỉ cần cuốn cái chiếu rách, vứt mẹ nó mang ra đồng, thì bọn Ai Cập này lại mất công chạm trổ với lại điêu khắc. Thực là không có tí hiệu quả công việc nào. Giá mà chịu khó làm việc hiệu quả tí nữa thì với công sức xây dựng mấy cái kim tự tháp dở hơi toàn đá, người Ai Cập đã có thể xây xong mấy khu Ciputra với lại Phú Mỹ Hưng ý chứ.
Lại còn đây nữa, mình không hiểu sau khi chết, niệm vào cái quan tài này xong thì làm thế nào để mang đi chôn nhỉ? Hay là cứ lộ thiên thôi? Trông như cái bồn tắm í.




Đi một đoạn thì gặp hoa hậu hoàn vũ Ai Cập (2007 TCN). Trông nàng vẫn đẹp và quyến rũ như ngày nào. Mình nhớ lại cái ngày hai ta bắt bướm bờ kênh đấy nàng ạ





Hết khu Ai Cập cổ dài (à nhầm, cổ đại) thì mình chịu hẳn, chỉ biết xem thôi, chứ còn không biết phân biệt các hiện vật thuộc thời nào: Phục hưng, Băng hà, Chủ nghĩa Xã hội hay Tư bản giãy chết??? Chỉ biết là nhiều hiện vật hoa cả mắt. Thôi thì đưa được cái gì ra kể thì đưa nhé.
Cái này hình như cũng là cái quan tài thì phải. Hoặc là cái để mà đàn ông La Mã nhốt vợ khi phạt (có khi là chỗ trốn vợ không chừng, sợ vợ là để bảo vệ hạnh phúc gia đình mà).




Các tác phẩm điêu khắc được bày dọc theo các hành lang. Nhiều la liệt. Trông hệt như Ngũ Hành Sơn chuyên tượng đá trong Đà Nẵng nhỉ?
Các tác phẩm trưng bày được chia theo chủ đề, ví dụ như: "Animals, Hunting..."



Tiếp tục nèo





Sau vụ ẩu đả này, chúng ta sẽ có 2 món cao rất quý! Giết nhau đi cho trờ ló xanh









Quá chẹp
Tuy nhiên, chủ đề mang tính hót nhất ở đây, làm cho cáng bà các cô cứ mắt tròn mắt dẹt ngắm ngía. các bà mắt toét lẫn các cô mắt đui cũng cố tưởng tượng xem bên trong lá nho là gì?

Đó chính là chủ đề "CHIM và LÁ NHO "

Chim này





Chim nữa này! Không đầu, không tay nhưng CHIM thì không thể thiếu được




Chim bé cũng có này



Người lớn thì có CHIM lớn. Trẻ con thì có CHIM bé nhé!





Chim lớn cũng không thiếu nhé.



Đấy là bần cố nông, Chử đồng tử... Chứ còn quý tộc thì phải có "Lá Nho":







Giả dụ mà ngày xưa thế này thật, thì nó đeo "Lá Nho" vào kiểu gì nhỉ? Không nhẽ lại lấy hồ dán?



Chỉ đâu đó mới thấy lác đác vài chú không có Chim, không có Lá Nho, mà thời đó được coi là thiếu đứng đắn. Nghe nói ra đường sẽ bị xỉ vả kiểu: "Người đâu mà thiếu đứng đắn thế chứ, ra chỗ đông người, toàn đàn bà con gái, thế mà mặc cứ kín như bưng. Đồ mất dạy".

Như mấy thằng cha này








Đi hết khu điêu khắc, ta sẽ đến một khu vườn rất rộng, ở giữa có một quả cầu xoay tít thò lò, không rõ là của bác nào sáng tác, chỉ biết đây là tác phẩm hiện đại, không phải đồ cổ, và cũng không hiểu tác giả định đưa ra thông điệp gì?





Khu tiếp theo là các tác phẩm hội họa, thảm... Mà gây ấn tượng nhất cho mình là những bức tranh trên trần



Mỗi bức tranh hình như đều nói đến một tích nào đó trong kinh thánh.



Hoặc một sự kiên nào đó liên quan đến giáo hội





Ở những thế kỷ trước, Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã có quyền lực rất lớn, có cuộc sống cực kỳ xa hoa, và thậm trí một số đời giáo chủ còn rất trụy lạc. Vì thế nên mới có những tác phẩm, những kiệt tác, những hiện vật vô giá để lại cho đời sau. Tuy nhiên, chính vì lẽ đó mà Martin Luther đã bất bình, đứng ra lập riêng Đạo Tin Lành (Protestant - không biết có phải xuất phát từ từ Phản đối - Protest trong tiếng Anh không nữa, không hiểu dựa vào cái gì mà người ta dịch là Tin lành???).







Trong Vatican Museam có những bức tranh tường khổ cực lớn, chiếm trọn cả một mảng tường.











Có một khu trưng bày nhiều tấm thảm cỡ lớn, nhưng cấm chụp ảnh bằng đèn flash, ánh sáng ở đây cũng lờ nhờ, không rõ lý do tại sao.





Một trong những khu hoành tráng, thực sự làm mình há hốc mồm không ngậm lại được, đó là "Map room", nơi trưng bày các bức bản đồ mô tả sự bao phủ của La Mã qua từng thời kỳ. Nhưng cái trần ở đây mới là cái làm mình sửng sốt. Kéo dài phải gần 100m là cả một khoảng trần được trang trí tuyệt đẹp. Ta có thể thấy 2 bên tường treo các bức bản đồ.





Khu thư viện cũng vậy, mê ly luôn:



Lúc đứng xếp hàng, mình có nghe lỏm chú cò mồi bán tour nói với khách là vào trong này có cả nghìn phòng, không đi nhanh xem không hết được. Tự nhủ bảo thằng này bốc phét. Nhưng đúng là vào trong có nhiều phòng con con kiểu thế này (có thể nhìn thấy một loại các dãy cửa phòng ở phía sau):



Trong những phòng này, trưng bầy các tác phẩm hội họa, điêu khắc. Cổ có, hiện đại có.



Thậm trí cực hiện đại cũng có. Đây là một trong những tác phẩm hiếm hoi mà mình có thể hiểu được ý nghĩa của nó:


Tâm điểm của bảo tàng là Nhà nguyện Sistine, được đặt tên theo Giáo Hoàng Sixtus IV. Đây là nơi mà các Đức Hồng y từ khắp nơi trên thế giới tụ họp để bầu giáo hoàng mới, khi giáo hoàng cũ qua đời. Theo luật thì các đức Hồng ý không được ra khỏi nhà nguyện, cho đến khi bầu được Giáo hoàng mới. Nếu bầu được, ống khói của nhà nguyện sẽ tỏa khói trắng, còn nếu không sẽ tỏa khói đen. Nghe nói trong thế kỷ 14, mất hơn 4 năm không bầu được giáo hoàng mới, vì các vị vua chúa, quý tộc đút lót và kèn cựa để đưa người của mình lên làm giáo hoàng, kết quả nghe đâu là 3, 4 bác Hồng y chết trong nhà nguyện, còn người dân thì nổi loạn.

Vào trong Nhà nguyện thì mọi người phải giữ im lặng để bày tỏ sự tôn kính, nhưng mà đông quá, nên vẫn cứ ồn ào như cái chợ. Các chú bảo vệ cuối cùng lại là những đồng chí ồn ào nhất, khi mà cứ phải quát ông ổng: Quiet, no flash....




Vào nhà nguyện thì phải tuân thủ: Không ngồi ngả ngớn, không đèn flash, không máy quay, đi nhẹ nói khẽ cười duyên, cấm trượt chân (mẹ, trượt chân thì có thằng nào thích đâu... với lại không cho quay phim chụp ảnh thì bố lấy đâu ra tư liệu về viết blog mí lại post lên OF cơ chứ?)



Và kết quả là:



Nói qua một chút về trần Nhà nguyện, đây là một phần đáng chú ý nhất. Là một kiệt kiệt kiệt sức... à, kiệt tác của danh họa, nhà điêu khắc, nghệ sỹ nhân dân Michealangelo. Được ông thực hiện trong vòng 4 năm. Nghe kể là trước khi phục chế nhà nguyện, người ta vẫn nghĩ là Micheal vẽ những bức tranh này theo tông màu ảm đảm, tối tăm. Nhưng khi quá trình phục chế hoàn tất thì mới thấy rằng màu sắc được sử dụng rất nhiều.




Những bức tranh trên trần này được chia làm 3 nhóm chủ đề chính: Chúa tạo ra Thiên đường và Trần thế, Chúa tạo ra Adam và Eva, Noah và cơn Đại hồng thủy. Mỗi nhóm này gồm 3 tranh, nhóm 1 gồm có Sự tách biệt giữa Ánh sáng và Bóng tối, Chúa tạo ra mặt trời, mặt trăng và trái đất, Sự tách biệt giữa Đất và Nước. Nhóm 2 gồm có: Chúa tạo ra Adam, Chúa tạo ra Eva, Sự cám dỗ và Adam, Eva bị đuổi khỏi vườn địa đàng. Nhóm 3 gồm có: Cơn Đại hồng thủy và 2 tranh nữa mà mình không nhớ. Nói đến Noah và cơn Đại hồng thủy, trong kinh thánh thì Noah đã đóng một con thuyền rất lớn, và trên thế giới, mỗi loài có 1 đực, 1 cái đã lên thuyền của Noah để tránh Đại hồng thủy, vì thế mới tồn tại được. Gần đây Holywood có làm một bộ phim hài là Evan Almighty (Evan, Đấng Toàn Năng), đại loại kể về ông nghị Evan được Chúa giao cho nhiệm vụ giống Noah đóng con tàu tránh một trận ngập lụt khủng khiếp. Phim với diễn viên Steve Carrel đóng. Cũng fun phết.
Chúa tạo ra Adam, đưa ngón tay truyền sự sống



Adam và Eva, không tránh khỏi được sự cám dỗ, đã ăn quả táo do con rắn đưa, và bị trục xuất khỏi vườn địa đàng (Eden).



Sau khi hoàn thành trần nhà nguyện, phải gần 30 năm sau, Micheal lại tiếp tục một tác phẩm vĩ đại hơn (đấy là giới nghệ thuật họ nói thế chứ mình biết gì đâu), đó là tác phẩm The Last Judgement (Sự phán xét cuối cùng), vẽ ngay trên tường phía sau bàn thờ trong nhà nguyện. Toàn bộ tác phẩm này được Micheal thực hiện trong 8 năm. À, thực ra có một phần tác phẩm không phải do ông thực hiện mà là người khác. Lý do là ban đầu Micheal cho bà con trong tranh "chuổng cời" hàng loạt. Nhưng về sau có vị Giáo hoàng bảo thế là bất kính, vì nằm ngay trên bàn thờ Chúa, nên sai người sửa lại, bổ sung thêm vật dụng che chắn.







Sau nhà nguyện thì còn một số trưng bày khác nữa, nhưng nói chung những gì cần phải trình bày đã trình bày rồi. À, còn cuối cùng là cái đường ra, là 2 đường xoắn trôn ốc, đi từ trên xuống dưới, không có bậc cầu thang. Có xe lăn mà phi ở đây thì hơi bị thích.






Những câu chuyện về chuyến đi châu Âu đến đây kết thúc. Thực sự đây là một chuyến đi tuyệt vời, mở mắt thêm bao nhiêu điều. Biết thêm được bao nhiêu thứ.

Kết thúc entry bằng một cái ảnh Vatican buổi đêm nhìn từ cuối đường nhé.




Kết thúc hẳn entry bằng một cái ảnh kỷ niệm nước Ý nhé. Tạm biệt và chúc ngủ ngon.




hình nàng Cleopartre:



Bác có lượn qua Coloseum tí không ạ?


Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "Vòng quanh nước Ý từ cổ dài (cổ đại), đường dài (đương đại) và điện giải (Hiện đại): Từ Bảo tàng Vatican đến Nhà nguyện Sistine"

Đăng nhận xét