Tác giả: Huang Yiyan - Epoch Times Staff
Michelle Chen vẽ tranh “Chấn Động” được giải thưởng Vàng trong cuộc thi vẽ năm thứ nhì về “Tả chân nhân vật” cho người Hoa trên toàn cầu do NTDTV tổ chức. (NTDTV)
NEW YORK-- Tác phẩm nghệ thuật tốt đẹp có thể gợi mở các ý tưởng thiện lành và nâng cao cảnh giới tư tưởng của con người, theo lời cô Michelle Chen (Trần Tiếu Bình), người nhận giải thưởng Vàng trong cuộc thi vẽ ‘Tả Chân Nhân Vật’ cho người Hoa trên toàn thế giới năm 2009, được tổ chức bởi đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV). Cô Chen đã nhận vinh dự với tác phẩm “Chấn động” trong một buổi lễ trao giải thưởng tại Câu lạc bộ Nghệ Thuật Salmagundi vào ngày 4tháng 12 năm 2009.
Cô Chen đã tham dự cuộc thi với 3 tác phẩm: “Đêm yên tĩnh”, “Kêu gọi của người thuần chân”, và “Chấn động”. Cô cho biết cô đã có cảm hứng sáng tác tranh vẽ “Chấn Động” sau khi đọc được một câu chuyện thật về một nhân vật trên mạng lưới “Minh Huệ” (Hoa ngữ).
Câu chuyện là nói về một nữ học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại trong một trại tù ở Trung Hoa đại lục. Mặc dù cai tù đã xiềng chân học viên này bằng dây sắt, cô vẫn không giận dữ trong lòng, và thay vào đó đã ngồi thiền định một cách an hòa. Đột nhiên, thân hình cô nâng bổng lên không trung. Những cai tù kinh ngạc, ngẩn ngơ,—có người hãy còn cầm dụng cụ tra tấn trong tay họ. Có người trợn tròn con mắt, há hốc miệng kinh ngạc, và có người quỳ xuống sàn cầu xin tha tội.
Cô Chen cảm thấy nếu diễn tả câu chuyện bằng tranh vẽ sẽ giúp có thêm người được biết về cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công. “Tôi hy vọng cuộc bức hại này có thể nhanh chóng ngừng lại,” cô nói vậy.
Sứ mệnh của một họa sĩ
Cô Chen đến từ Canada, đã học vẽ từ khi còn nhỏ. Cô đã tổ chức nhiều buổi triển lãm cá nhân, và, trong những năm gần đây, rất nhiều tác phẩm tranh vẽ của cô đã được trình bày trên thế giới như là một phần của cuộc Triển lãm quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn.
Cô Chen cũng phát biểu rằng tham gia một cuộc thi vẽ lớn như vậy là một cơ hội hiếm có cho cô. “Nó khiến cho những nhà nghệ thuật người Hoa chúng tôi có thể dùng cái nhìn của người Trung Hoa, dùng các kỹ thuật vẽ tranh của nghệ thuật thuần chính Tây phương để diễn tả chính chúng tôi.”
Các nhà nghệ thuật có sứ mệnh bởi vì những nghệ thuật chính thống có thể tạo ảnh hưởng sâu xa về phương diện ngay chính trong tư tưởng của con người, theo lời cô Chen. “Tôi tin tưởng rằng những người được tuyển chọn trong cuộc thi này, không những chỉ có kỹ thuật tinh xảo, cao siêu, mà còn phải có một số tính chất về phương diện thanh cao, và cảnh giới tu dưỡng cao.”
Cô Chen đã bày tỏ lời cảm tạ ơn thầy đã dạy vẽ cho cô, bởi vì thầy dạy của cô không những chỉ dẫn những kỹ thuật tinh xảo về hội họa cho cô, mà đối với phương diện tu dưỡng phẩm hạnh của cá nhân cũng đòi hỏi rất cao ở nơi cô. Trong quá trình sáng tác tranh vẽ, cô Chen đã nhận ra rằng hễ cảnh giới tư tưởng của chính mình được nâng cao thì ảnh hưởng trực tiếp là nghệ thuật sáng tạo của cô cũng được nâng cao lên.
Cô Chen cũng cảm tạ đài truyền hình Tân Đường Nhân đã tổ chức cuộc thi mà nâng cao bình diện giao lưu văn hoá. Nhận được giải thưởng hội họa chỉ là bước đầu. Cô Chen tin rằng điều này sẽ khuyến khích cô và các họa sĩ khác, trong tương lai, sẽ sáng tạo những tác phẩm càng tốt đẹp hơn.
Michelle Chen từ Canada đã thắng giải Vàng trong cuộc thi vẽ quốc tế về ‘tả chân nhân vật’ của người Hoa (Edward/The Epoch Times)
Cập nhật Ngày 9 tháng 12 năm 2009
Ban BT-Việt Đại Kỷ Nguyên.
NEW YORK-- Tác phẩm nghệ thuật tốt đẹp có thể gợi mở các ý tưởng thiện lành và nâng cao cảnh giới tư tưởng của con người, theo lời cô Michelle Chen (Trần Tiếu Bình), người nhận giải thưởng Vàng trong cuộc thi vẽ ‘Tả Chân Nhân Vật’ cho người Hoa trên toàn thế giới năm 2009, được tổ chức bởi đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV). Cô Chen đã nhận vinh dự với tác phẩm “Chấn động” trong một buổi lễ trao giải thưởng tại Câu lạc bộ Nghệ Thuật Salmagundi vào ngày 4tháng 12 năm 2009.
Cô Chen đã tham dự cuộc thi với 3 tác phẩm: “Đêm yên tĩnh”, “Kêu gọi của người thuần chân”, và “Chấn động”. Cô cho biết cô đã có cảm hứng sáng tác tranh vẽ “Chấn Động” sau khi đọc được một câu chuyện thật về một nhân vật trên mạng lưới “Minh Huệ” (Hoa ngữ).
Câu chuyện là nói về một nữ học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại trong một trại tù ở Trung Hoa đại lục. Mặc dù cai tù đã xiềng chân học viên này bằng dây sắt, cô vẫn không giận dữ trong lòng, và thay vào đó đã ngồi thiền định một cách an hòa. Đột nhiên, thân hình cô nâng bổng lên không trung. Những cai tù kinh ngạc, ngẩn ngơ,—có người hãy còn cầm dụng cụ tra tấn trong tay họ. Có người trợn tròn con mắt, há hốc miệng kinh ngạc, và có người quỳ xuống sàn cầu xin tha tội.
Cô Chen cảm thấy nếu diễn tả câu chuyện bằng tranh vẽ sẽ giúp có thêm người được biết về cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công. “Tôi hy vọng cuộc bức hại này có thể nhanh chóng ngừng lại,” cô nói vậy.
Sứ mệnh của một họa sĩ
Cô Chen đến từ Canada, đã học vẽ từ khi còn nhỏ. Cô đã tổ chức nhiều buổi triển lãm cá nhân, và, trong những năm gần đây, rất nhiều tác phẩm tranh vẽ của cô đã được trình bày trên thế giới như là một phần của cuộc Triển lãm quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn.
Cô Chen cũng phát biểu rằng tham gia một cuộc thi vẽ lớn như vậy là một cơ hội hiếm có cho cô. “Nó khiến cho những nhà nghệ thuật người Hoa chúng tôi có thể dùng cái nhìn của người Trung Hoa, dùng các kỹ thuật vẽ tranh của nghệ thuật thuần chính Tây phương để diễn tả chính chúng tôi.”
Các nhà nghệ thuật có sứ mệnh bởi vì những nghệ thuật chính thống có thể tạo ảnh hưởng sâu xa về phương diện ngay chính trong tư tưởng của con người, theo lời cô Chen. “Tôi tin tưởng rằng những người được tuyển chọn trong cuộc thi này, không những chỉ có kỹ thuật tinh xảo, cao siêu, mà còn phải có một số tính chất về phương diện thanh cao, và cảnh giới tu dưỡng cao.”
Cô Chen đã bày tỏ lời cảm tạ ơn thầy đã dạy vẽ cho cô, bởi vì thầy dạy của cô không những chỉ dẫn những kỹ thuật tinh xảo về hội họa cho cô, mà đối với phương diện tu dưỡng phẩm hạnh của cá nhân cũng đòi hỏi rất cao ở nơi cô. Trong quá trình sáng tác tranh vẽ, cô Chen đã nhận ra rằng hễ cảnh giới tư tưởng của chính mình được nâng cao thì ảnh hưởng trực tiếp là nghệ thuật sáng tạo của cô cũng được nâng cao lên.
Cô Chen cũng cảm tạ đài truyền hình Tân Đường Nhân đã tổ chức cuộc thi mà nâng cao bình diện giao lưu văn hoá. Nhận được giải thưởng hội họa chỉ là bước đầu. Cô Chen tin rằng điều này sẽ khuyến khích cô và các họa sĩ khác, trong tương lai, sẽ sáng tạo những tác phẩm càng tốt đẹp hơn.
Michelle Chen từ Canada đã thắng giải Vàng trong cuộc thi vẽ quốc tế về ‘tả chân nhân vật’ của người Hoa (Edward/The Epoch Times)
Cập nhật Ngày 9 tháng 12 năm 2009
Ban BT-Việt Đại Kỷ Nguyên.
0 nhận xét: on "NEW YORK : Tác phẩm nghệ thuật tốt đẹp có thể gợi mở tư tưởng thiện lành"
Đăng nhận xét