Tin liên quan: BBC.CO.UK: Vụ Văn Giang: Chính quyền cưỡng chế
Văn Giang, Hưng Yên: LUẬT CHỈ LÀ TRÊN GIẤY
Ngẫm xưa nghĩ nay: Nghe tưởng như đùa, đọc đến đây mỗ lại nhớ đến "chuyện Thương Ưởng" bên Tàu ở thời Tần Hiếu Công. Được vua Tần giao quyền trị nước, Thương Ưởng liền soạn thảo một chính sách Pháp trị cứng rắn để đem ra áp dụng. Bảy điều luật ông chuẩn bị ban hành đều rất hà khắc, trong đó điều thứ 7 là hà khắc nhất: trong 10 nhà nếu có một nhà phạm pháp mà không ai báo thì cả 10 nhà đều bị giết.. Cuối cùng cũng bị "ngũ mã phanh thây vì phạm luật do bỏ trốn sang nước Ngụy. Với lời than: “Ta đặt ra phép ấy, không ngờ ngày nay phép ấy lại hại ta !”. Còn ở ta thì sao? Một đất nước XHCN, ở đó quyền con người được đề cao với lý tưởng "dân có no ấm thì đất nước mới mạnh giàu". Đành rằng đất nước nào cũng phải có luật, nhưng luật đó để làm gì? Luật đó để bảo vệ quyền lợi kinh tế, văn hóa, sự sống... cho người dân. Đề ra luật lẽ ra phải làm theo luật nhưng qua nhiều vụ lùm xùm vừa rồi như vụ Tiên Lãng... Và bây giờ là vụ "Văn Giang"??? Từ đó có thể cho thấy luật pháp được đề ra cho vui, cho có vẻ chứ có tác dụng gì? Đề ra luật rồi dẫm lên luật thì thật nguy hại cho một chế độ. Thương Ưởng "Tự tay bóp cổ" nhưng cũng chỉ chết có 1 mình Thương Ưởng. Còn ở ta? Những người thực thi pháp luật cũng đang "tự tay bóp cổ" thì không những chết cả một hệ thống chính quyền mà còn nguy hại đến đất nước, dân tộc, toàn dân. Cái gương của nhiều quốc gia còn đó, cái gương Thương Ưởng còn đó há bây giờ đã quên? Dân chỉ biết trông chờ vào pháp luật của nhà nước để mong hưởng chút công bằng, nhưng thực thi pháp luật như thế này thì chả khác gì chuyện "nước Tần nói một đằng làm 1 nẻo" như thời của Thương Ưởng.Một đất nước trong thế giới hiện đại mà hóa ra cũng không bằng một đất nước cổ đại xa xưa sao?
Vụ cướng chế tại khu đô thị Ecopark : Báo Người Cao tuổi UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: Ra quyết định cưỡng chế trái luật
Vào lúc 19h02 23/4/2012, toàn bộ xã Xuân Quan bị cắt điện đột ngột.
(Thứ Năm, 19/04/2012-8:43 AM)
UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: Ra quyết định cưỡng chế trái luật
Ngày 4-4-2012 và 5-4-2012, UBND huyện Văn Giang ra một số quyết định cưỡng chế đối với một số hộ dân ở xã Xuân Quan để giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho chủ đầu tư. Đáng tiếc đó lại là những quyết định trái luật.
Theo UBND huyện, quyết định cưỡng chế này áp dụng cho 166 hộ gia đình ở xã Xuân Quan để thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, giải toả mặt bằng thực hiện bàn giao đất. Các gia đình bị cưỡng chế đều nhận được một quyết định có nội dung giống nhau, thời gian thực hiện từ ngày 20-4-2012, tại xứ đồng Cầu Ván, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang. Các hộ dân cho biết, ngày 4-4-2012, họ nhận được một quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang do Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu kí. Quyết định gửi cho từng hộ gia đình và lưu văn thư (huyện), căn cứ vào Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ. Tuy nhiên, theo Điều 4, Nghị định 37 thì thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế là của Chủ tịch, không phải của Phó Chủ tịch, và theo Khoản 2, Điều 6 Nghị định 37 thì quyết định UBND cấp dưới phải gửi cho UBND cấp trên (UBND tỉnh). Hôm sau, 5-4-2012, các hộ nói trên nhận được quyết định mới với nội dung giống như hôm trước, do Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ kí. Như vậy, sai lầm về mặt văn bản, phải do Chủ tịch UBND huyện kí đã được sửa, nhưng yêu cầu gửi cho UBND tỉnh thì chưa sửa, văn bản mới vẫn chỉ lưu văn thư mà không gửi cấp trên. Trong các quyết định gửi đến hộ gia đình có những hộ gặp phải quy định trái khoáy: Quyết định số 629/QĐ-CCK ngày 5-4-2012 gửi ông Lê Văn Tuệ, nhưng mọi chi phí liên quan đến việc cưỡng chế lại do ông Đàm Văn Lâm chi trả(?). Điều này cho thấy UBND huyện Văn Giang cương quyết cưỡng chế, không cần kiểm tra xem việc cưỡng chế có đúng đối tượng không, có phù hợp với pháp luật hay không?
Trở lại Dự án xây dựng Khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang (Ecopark), trong bài “Vì sao các hộ dân ở Văn Giang (Hưng Yên) khiếu nại kéo dài?”, Báo Người cao tuổi số 38, ngày 30-3-2012 đã chỉ ra nhiều sai phạm của dự án. Bài báo nêu bật nội dung Thông báo số 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạo UBND tỉnh Hưng Yên phải “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng khu đô thị…”. Ngày 12-4-2012, huyện Văn Giang tổ chức cuộc đối thoại của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan hành chính ở Hưng Yên với nhân dân Văn Giang. Những tưởng đây là dịp để các cơ quan có thẩm quyền ở Hưng Yên “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân” như chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ thì bà Chủ tịch UBND huyện lại nói rõ “chỉ đối thoại với 166 hộ gia đình liên quan đến việc cưỡng chế 72 ha đất để bàn giao cho chủ đầu tư”, không chấp nhận đối thoại với những hộ không nằm trong khu vực cưỡng chế vào ngày 20-4-2012 sắp tới. Thực chất đã rõ, huyện Văn Giang không “đối thoại”, chỉ “cưỡng chế”!
Để ra quyết định cưỡng chế đúng luật, quá trình thực hiện bất cứ dự án nào cũng phải tuân theo các quy định của nhà nước: Họp dân phổ biến nội dung dự án, ra quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất, thảo luận với các hộ dân về phương án đền bù, tái định cư. Những dự án kinh doanh (như dự án Ecopark) thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Nguyên tắc là khi giải phóng mặt bằng, người dân khi đến nơi ở mới phải có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ… Nhìn vào dự án Ecopark những điều nói trên hoàn toàn vắng bóng. Quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang không đúng luật, không hợp lí, không hợp tình, không vì lợi ích của nhân dân mà chỉ phục vụ “lợi ích nhóm” nào đấy, trong đó có chủ đầu tư dự án.
VIDEO TOÀN CẢNH CƯỠNG CHẾ SÁNG NAY
Phan Hương - Ngọc Phi
Báo Người cao tuổi:
Vì sao các hộ dân ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) khiếu nại kéo dài?
Thứ Năm, 29/03/2012-8:59 AM
Khi thực hiện Dự án, người dân không được thông báo về lí do thu hồi đất, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại trước khi thu hồi.
Tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công ngày 17-8-2006 khi người dân hỏi vì sao không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã nói: “Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì…”. Có người hỏi thêm: Vậy Điều 28, Luật Đất đai không có ý nghĩa gì hay sao? Câu này không có ai trả lời.
Các hộ dân cho biết: Toàn bộ các hộ sử dụng đất đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng tỉnh Hưng Yên đã giao đất cho chủ đầu tư mà không ra quyết định thu hồi đất. Điều 21 Luật Đất đai 1993 quy định: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Xem ra, UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã bỏ qua rất nhiều quy định pháp luật mà Nhà nước đã ban hành.
Do việc thực hiện Dự án có nhiều điều vi phạm pháp luật, các hộ dân ở ba xã kiên trì, liên tục khiếu nại lên các cấp ở Trung ương. Ngày 26-1-2007, Thanh tra Chính phủ ra Thông báo số 168/TTCP-V4 chỉ ra một số sai phạm trong quá trình thực hiện Dự án và chỉ đạo tỉnh Hưng Yên “Tập trung chỉ đạo tốt việc tuyên truyền nhân dân ba xã vùng dự án về chủ trương đầu tư dự án, bảo đảm lợi ích hài hoà của Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư, giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang…”. Tuy nhiên, các hộ dân cho biết, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ không được tỉnh Hưng Yên tiếp thu và thực hiện nên nhân dân vẫn phải tiếp tục đội đơn khiếu nại ở các cơ quan có thẩm quyền.
Ngọc Phi
Nguồn: Người cao tuổi.
6 nhận xét: on "Văn Giang, Hưng Yên: LUẬT CHỈ LÀ TRÊN GIẤY"
Tình hình sao rồi bác?
Thấy bác đặt đường link bên nhà Sông Hàn nên sang đây ngó qua. Thất vọng vì cách đặt vấn đề của bác.
Thương Ưởng chết là vì Pháp luật nghiêm, còn vụ nổ ở Văn Giang này thì khác hoàn toàn như kiểu nông dân khởi nghĩa, giũ đất giữ làng.
Luật do Thương Ưởng soạn làm nước Tần hùng mạnh, Luật ở Việt Nam làm chậm sự phát triển
So sánh thế nào được hả bác? Nếu có so thì là phải so Ô Khảm mới đúng.
Bài của bác nghe thì đạo lý cao siêu, nhưng thực chất là không logic. Cách đặt vấn đề không trúng.
Hục em có lời gửi bác.
Hehehe! Rất nhiều blog cập nhật tin tức nóng bỏng mà. Bác cứ theo dõi các blog khác nữa xem sao nhé.
Thử nghề tý nhé:
http://Giáo Lịch trường làng/"> Cả nhà 40 năm sống chung với xác con trai
cả nhà 40 năm sống chung với xác con trai Giáo Lịch trường làng
Thồng cảm, đừng giận nhé.
Hục em @
Xin lỗi vì còm của bạn vào spam mà ko biết. Mỗ mới chơi cái này có mấy ngày nên thứ lỗi nhé.
Còn về Thương Ưởng bạn nói hoàn toàn đúng. Ở đây tôi chỉ nói vấn đề là: "gậy ông đập lưng ông" thôi. Thương Ưởng soạn luật nhưng chết vì luật thôi mà. Chứ có dám bàn gì cao hơn đâu bạn?
Cảm ơn bạn đã chân tình góp ý. Tôi sẽ viết rõ ràng hơn cho những lần sau.
Đăng nhận xét