Hiển thị các bài đăng có nhãn THẾ SỰ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THẾ SỰ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Biểu tình, chống phá, phản động, bạo động: Thư gửi Bộ Chính trị Trung Quốc đề nghị cách chức Chu Vĩnh Khang

Biểu tình, chống phá, phản động, bạo động: Thư gửi Bộ Chính trị Trung Quốc đề nghị cách chức Chu Vĩnh Khang
(Ai rảnh thì dịch ra phát nhé! Dịch cho các Nhân sĩ Trí thức Lừa học tập. Kakaka)

It Looks A Lot Like China's Security Head Is About To Be Ousted
Nguồn: http://www.businessinsider.com/zhou-yongkang-liu-yunshan-bo-xilai-china-2012-5
A A A




Big night for Chinese news.
First off, a letter has been circulating on Weibo and other Chinese sites that called explicitly for the removal of the country’s security boss, Zhou Yongkang, and a top propaganda official, Liu Yunshan (searches for any of the terms related to the petition are now blocked on Weibo). The letter clearly accuses Zhou of supporting the ousted Bo Xilai's more brutal policies, something we'd heard multiple times before.
The original letter can be seen here. We've attached a very rough translation (via Google Translate) at the bottom of the post, and its worth reading because of its damning tone.
Perhaps this wouldn't be so surprising if it wasn't for the positions of the 16 signers — all retired mid-level Communist party bosses from the province of Yunnan, the New York Times reports, and because Zhou is a member of the nine-member standing committee — the highest echelons of Chines power. This really seems like an unprecendented affront.
Secondly, if reports from the FT's Jamil Anderlini are true, it seems that Zhou's time may be up. Anderlini has three senior party members who have told him that while Zhou has retained his title, he has relinquished control of the country's courts, police, and spy networks.
Zhou's fate is unclear at present, however. Reports in Reuters seem to disagree with Anderlini, saying that Zhou is "down but not out", and the New York Times notes that he has been at a number of key events recently

Here's the letter:
Dear, led by the CPC Central Committee with Comrade Hu Jintao: You are good!
We are Communist Party members, there are some old party members before 1949. We had to join the revolution and the KMT bloody because of unbearable oppression, exploitation, miserable life of slavery; because of dissatisfaction with the rich life of debauchery, the poor and hungry and cold, stinking rich wine and meat, the road frozen dead bones of injustice and social; because of dissatisfaction with people have no right to the mercy of the social system. However, it is regrettable that we create and serve the People's Republic of China with their blood and lives, is not that Mao has repeatedly promised "democracy, equality, fair, independent, prosperous new China", but rather than the KMT more brutal decadent old China, more dictatorial imperial system. Mao Zedong ruled 28 years, Mao's perverse acts willfully cruel persecution of intellectuals, the rectification anti-rightist campaign , manufacturing shocked the world's largest literary inquisition, and use of prison torture to physical elimination of many people; he engaged in the so-called "red flags" (ie, general line, the Great Leap Forward, the people's commune), and turned the peasantry into serfs, resulting in 1959 - 1961 to three years food shortages, and starved to death the people 3800 people; his vain attempt to evolution of the home world of the "Cultural Revolution" party world, but also by the Red Guards, and the hands of the rebels killed a large number of party and state, including Liu Shaoqi, Peng, Peng Zhen, He Long, Luo leaders, including 20 million live life. A result, our country and the nation again and again dragged into the near collapse of the abyss. Mao Zedong's death, his successor, created a Tiananmen Tiananmen things with and repression of Falun Gong, the stain so that our party overwhelmed, again and again into disrepute.
Three decades of economic reform and opening up, China's national economy and rapid economic development, people's living standards improved, this is an indisputable fact. However, due to the weakness of the CPC Central Committee and political thought, not only failed to timely and serious critique of the various crimes of the Cultural Revolution and Mao Zedong to eliminate its pernicious influence, but also long-term "Mao Zedong Thought" as a guiding ideology, and equivocate history for him to cover up sin (such as 2009 Central Propaganda Department and dished out six and why? "fully affirmed the achievements of Mao Zedong's three major transformation of agriculture, handicraft industry and private business; the party's 90th birthday celebration, Liu Yunshan without permission to go into a" Long Live Mao Zedong Thought "square - ----- and so on), as well as hair of the head continue to mar the Tiananmen Gate, carrion continue to sully the Great Hall of the People. These practices to the extreme left of the Maoists won the right to speak, and openly to the formation of the Maoist Communist Party and the Maoist Workers' Party, shouted anti-Jiang Qingping, the establishment of a second Cultural Revolution, to overthrow the existing central "go owned camp. " They tried to stop the reform of the political system, resulting in the reform of the political system is seriously lagging behind, resulting in the running of public power without checks and balances, the rapid spread of the Party and government corruption, collusion and devoured national assets, and appropriation of benefits for people. Especially in the sale of land, real estate development, the forced recruitment, demolitions, eviction counseling intended to plunder more unscrupulous. People suffer, complain nowhere to turn back by the maintenance of stability "to suppress, so enraged, and group events have occurred, as many as two hundred thousand cases as high as last year, the prestige of the party's sharp decline in ties between the party rapidly deteriorating, emotions were excited jet social unrest. In particular the appointment after Bo Xilai, Party Secretary of Chongqing, Bo Xilai and Zhou Yongkang, and its background plotted under Chongqing into a copy the base of the Second Cultural Revolution, they cost 2700 billion remodeling Mao Zedong portrait the so-called "Red Song" sing, engage in "read point classic" hair "red SMS reproduction during the Cultural Revolution" Red Quotations "red sea", as Mao Zedong's autocratic rule and personality cult Evocation; they use under the guise of "anti-" indeed engage in black to play out of nothing, for pretended offenses, torture, mutilation of dissidents, the slaughter of innocents, to snatch the riches, and reproduction of the hair during the "lawlessness"; the name of "stability maintenance", the purchase of arms, to expand the police force control of the army to prepare for the coup, riots; They also secretly collecting Premier Wen Jiabao and Xi Jinping, the black material, the use of media to create chaos, and its means despicable nature of the poor. In short, all this is Bo Xilai, the Standing Committee of the team to get into, the successor to the Politics and Law Committee secretary, even when the thin Zedong, to reach the goal, and never give up. To this end, in Chongqing, killing dozens of people, hundreds of people were wounded maimed thousands of people were torture, tens of thousands of people being involved, about 10 million people were forced to flee. Once into the often immediately riots, declaration of independence, the troops on the Northern Expedition, to win the national regime. The pile, a quite shocking, shocking! All these are Zhou Yongkang, and their background involved in the planning and actively supports, more pathetic soul-stirring! If it is not unexpected Wang Lijun events, Bo Xilai of Chongqing conspiracy exposed, and subsequently really can not imagine. According to preliminary exposed these facts prove that Bo Xilai all the behavior is not a general error, but a serious crime, so we fully support the handling decisions of the Central Bo and demanded a thorough investigation of the entire event other responsible person to give the deserved punishment.
Premier Wen Jiabao to know that In addition to the hazards of the Cultural Revolution, errors and feudal vestiges, long to see the corruption brought about by the simple economic reform was not accompanied by political reform, unfair distribution, polarization, and sulked, social conflicts, the Communist Party the leadership of a threat, so many times in his speech at home and abroad called for the initiation of political reform, emphasizing the extreme importance of the reform of the political system for the maintenance and expansion of economic reform have been achievements, as well as to consolidate the leadership of the Communist Party. In this regard, we should believe the Standing Committee will be feeling, however, is surprising that these calls in the Standing Committee did not get proper support for the contrary, attracted some of the Standing Committee of the siege. The reason is nothing more than some of the Standing Committee of political thought has been transformed, low moral character, complete loss of the minimum basic quality as the Communists, and to maintain Jiang minority of vested interests and selfish, actually at the expense of the country interests of the people and the nation's future. We hope that the comrades of the Standing Committee by Wang Lijun, Bo Xilai event to seriously reflect on, lost, return to the right path, keeping the night section, to make good use of the remaining six months time, do more good for the country and the people as much as possible to ensure that ten eight election of a smooth transition, and promote the smooth start of the reform of the political system, to draw a satisfactory conclusion to their own political career, a praise to their life history, rather than leaving the infamy, more than notoriety. People's minds there is a lever, the National People are waiting to see. Zhou Yongkang, who both participated in the planning of Bo Xilai, "Chongqing Model", big waves, actively support with the escape responsibility. We recommend:
Replacing Zhou Yongkang hold the post of secretary of the Standing Committee of Political and Law Commission, or ordered to resign by the Central Commission for Discipline Inspection investigated;
Second, replacing the Yunshan any duties of the Central Propaganda Department, and shall not enter the eighth session of the Standing Committee of the bodies.

Written by: Yu Yongqing In Zhaotong
Signature:

Yu Yongqing Communist Party members Telephone: 13628708047

Wu Bo Chinese Communist Party members 13,312,683,733

Li Shaokai Communist Party members 15,987,907,800

He Zhenfu Chinese Communist Party members 0870-2237586

Xie explicit theory of Communist Party members 15,925,507,019

Zhao Zhengrong Communist Party members 13,648,705,479

Ouyang Xingke Communist Party members 15,187,002,162

Peng Haijun Communist Party members 15,987,058,699

Liu Cheng-side member of Communist Party

Liyun Hong Communist Party members 13,170,579,399

Deqiang Communist Party members 13,312,570,947

Luo Tao, member of Communist Party 13278649635

HE Hao are Communist Party members 13,578,004,125

Fu Zhaoshun Communist Party members 15,308,706,455

Tao Shaokang Communist Party members 18,987,048,156

Cheng phosphorus Communist Party members 13,312,539,856

Read more: http://www.businessinsider.com/zhou-yongkang-liu-yunshan-bo-xilai-china-2012-5#ixzz1vDdVKMFR
read more...

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Hoàn Cầu dẫn lời báo Nga, baomoi.com: VN nên xây dựng Hạm đội Trường Sa


Hoàn Cầu dẫn lời báo Nga, baomoi.com: VN nên xây dựng Hạm đội Trường Sa


(GDVN) -Việc Nga bán cho Việt Nam nhiều loại vũ khí hiện đại đã khiến cho sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.

Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ tờ “Bình luận quân sự độc lập” của Nga đưa tin, mặc dù các tàu ngầm lớp Kilo và các trang thiết bị mới mua của Hải quân Việt Nam vẫn chưa đi vào hoạt động, nhưng việc Nga bán cho Việt Nam nhiều loại vũ khí hiện đại đã khiến cho sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.

Trên cơ sở đó, Việt Nam đã có thể xây đựng một “Hạm đội Trường Sa” nếu muốn cạnh tranh quyền kiểm soát khu vực biển này với hạm đội tàu sân bay của nước ngoài.





Tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đang đặt mua của Nga
Hiện các nước liên quan luôn cố gắng ngăn cản việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông, khi nước này ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực này.

Thời báo Hoàn Cầu dẫn báo Nga cho hay, chính vì vậy Hải quân chắc chắn sẽ là một lực lượng nòng cốt để Việt Nam đạt được mục tiêu trên.

Về phương diện vũ khí, trang bị lúc này Hải quân Việt Nam chủ yếu là dựa vào đối tác hợp tác kỹ thuật quân sự truyền thống là Nga.

Năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và bắt đầu xây dựng các căn cứ tàu ngầm và các cơ sở hạ tầng liên quan.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang rất chú trọng các hạm đội tàu mặt nước, đặc biệt là việc nâng cấp các tàu hộ vệ loại nhỏ. Năm 2011, Việt Nam lại mua thêm 2 tàu hộ vệ Cheetah của Nga.

Chiếc tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga đã được bắt đầu xây dựng vào tháng 8/2010. Theo kế hoạch đến năm 2014 sẽ được bàn giao cho phía Việt Nam. Còn 2 chiếc tàu hộ vệ Cheetah cũng sẽ được đi vào hoạt động trong thời gian không lâu.

Theo nhận định của Thời báo Hoàn Cầu, hiện khả năng chiến đấu của các hạm đội Hải quân Việt Nam vẫn chưa được nâng cao một cách toàn diện.





Tàu hộ vệ Cheetah của Việt Nam do Nga chế tạo

Báo Trung Quốc nói rằng tờ “Bình luận quân sự độc lập” chỉ ra, Việt Nam đã có kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu chiến có khả năng chiến đấu cao trong khu vực, điều này là một phần quan trọng trong chính sách kiềm chế Trung Quốc.

Các hạm đội này có khả năng bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển ngoài khơi của Việt Nam, đồng thời sẽ ngăn chặn được các âm mưu xâm phạm chủ quyền của nước ngoài đối với các vùng đặc quyền.

Để thực hiện được mục tiêu này, Hải quân Việt Nam đang tăng cường khả năng chiến đấu tổng thể.

Ngoài tàu ngầm và tàu hộ vệ, Việt Nam cũng muốn phát triển mạnh mẽ các tàu tuần tra, tàu tên lửa và hệ thống tên lửa phòng vệ bờ biển di động.

Sau nhiều năm thực hiện, khả năng chiến đấu tổng thể của Việt Nam đã được tăng cường đáng kể. Hiện Hải quân Việt Nam đã xây dựng được một lực lượng vừa đủ để bảo vệ chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa.

Theo các nhà phân tích, Hải quân Việt Nam đang muốn xây dựng một Hạm đội Trường Sa với sự giúp đỡ của Nga.





Lực lượng đặc nhiệm Hải quân Việt Nam
Báo Hoàn Cầu - Trung Quốc tự nhận định: "Ngoài việc bán cho Việt Nam các loại vũ khí hiện đại, Nga còn giúp đỡ Việt Nam tiếp cận từng phần và bảo trì các hệ thống vũ khí này....

Hiện tàu sân bay Varyag của Trung Quốc đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Triển vọng đi vào hoạt động của tàu sân bay này trong mùa hè năm nay là rất khả quan.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn đang tiến hành đào tạo đội ngũ phục vụ tàu sân bay với số lượng lớn.

Dự kiến đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có thêm tàu sân bay mới do mình tự sản xuất. Nhiệm vụ chính của tàu sân bay mới này cũng chủ yếu là hoạt động tại khu vực Biển Đông.

Một số chuyên gia Nga cho rằng, Việt Nam đặt mục tiến xây dựng được một Hạm đội Trường Sa đến trước năm 2020 để đối phó lại tàu sân bay của Trung Quốc".

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/giaoduc.net.vn/Hoan-Cau-bao-dan-loi-bao-Nga-Viet-Nam-nen-xay-dung-Ham-doi-Truong-Sa/8451121.epi
read more...

tinmoi.vn: Trung Quốc phủ nhận chuẩn bị chiến tranh ở Biển Đông


tinmoi.vn: Trung Quốc phủ nhận chuẩn bị chiến tranh ở Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ những thông tin của báo chí nước này về việc một số đơn vị quân đội đang chuẩn bị cho cuộc chiến ở Biển Đông, trong bối cảnh Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Manila.

Tàu Ngư Chính 310 của Trung Quốc hoạt động gần bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Ảnh: Nddaily


"Những thông tin cho rằng quân khu Quảng Châu, hạm đội Nam Hải và các đơn vị khác vừa bước vào tình trạng sẵn sàng chiến tranh là không đúng sự thật", AFP dẫn thông báo ngắn hôm qua trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Quân khu Quảng Châu ở phía nam của Trung Quốc là lực lượng chịu trách nhiệm cho khu vực mà Bắc Kinh hiện có căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Manila.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra sau khi báo chí nước này đưa ra cảnh báo về việc Bắc Kinh đã sẵn sàng cho một cuộc giao tranh để chấm dứt tình trạng bế tắc tại bãi đá Scarborough/Hoàng Nham từ hơn một tháng qua. Những tin đồn lan nhanh trên mạng Internet cũng cho hay Trung Quốc đã ra lệnh cho một số đơn vị quân đội nâng lên cấp hai trong 4 cấp sẵn sàng chiến tranh.

Sự xuất hiện của tuyên bố trên cùng thời điểm với những cuộc biểu tình rầm rộ của người Philippines phản đối Trung Quốc, được tổ chức tại một số nơi bao gồm thủ đô Manila. Khoảng 300 người tham gia cuộc biểu tình này với những khẩu hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc rút khỏi bãi đá Scarborough/Hoàng Nham.

Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ đối với cuộc biểu tình ở Manila, đồng thời cáo buộc chính phủ Philippines khuyến khích việc này. "Đó là một hành động sai lầm làm phức tạp và thổi phồng tình hình", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố từ Bắc Kinh. "Chúng tôi một lần nữa kêu gọi phía Philippines không có hành động làm gia tăng căng thẳng".

Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, Edwin Lacierda nói với các phóng viên rằng chính phủ nước này không liên quan tới việc tổ chức cuộc biểu tình. "Đó là một quyết định được các công dân tự đưa ra. Họ có lòng yêu nước và thấy cần phải nói về vấn đề này", ông Lacierda cho hay, đồng thời khẳng định những người biểu tình đang thực hiện quyền theo hiến pháp trong việc tự do bày tỏ quan điểm và tụ tập hòa bình.

Philippines và Trung Quốc có căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền tại bãi đá Scarborough/Hoàng Nham từ ngày 8/4. Cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền với bãi đá hình móng ngựa nằm cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Sau khi Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc tại khu vực này, hai bên liên tục có những sự điều động tàu và máy bay. Philippines muốn đưa vụ việc ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (Itlos) nhưng Trung Quốc từ chối tham gia.

Trung Quốc hiện có 3 tàu lớn, 7 tàu cá và 23 xuồng nhỏ ở khu vực này, trong khi Philippines chỉ có 2 tàu của Lực lượng Tuần tra Bờ biển, Cục Các tài nguyên biển và Nghề cá cùng 5 tàu cá.

Phan Lê
read more...

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

CÔNG AN LÀ CON NGOAN CỦA DÂN, LÃNH ĐẠO LÀ ĐẠO CHÍCH CỦA DÂN

CÔNG AN LÀ CON NGOAN CỦA DÂN, 
LÃNH ĐẠO LÀ ĐẠO CHÍCH CỦA DÂN. 
KHI DÂN CẦN, CÔNG AN CÓ, 
KHI DÂN KHÓ LÃNH ĐẠO THƯƠNG.
LÀM DÂN THƯỜNG ÔI THẬT SƯỚNG!!! 
KAKAKA




read more...

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

theo Inquirer global nation : Phát thanh viên Trung Quốc: Philippines là của Đại lục

theo Inquirer global nation : Phát thanh viên Trung Quốc: Philippines là của Đại lục


Phát thanh viên He Jia của truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV nói rằng Philippines là một phần lãnh thổ của nước mình trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ.
He Jia nói trên truyền hình: “Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc và Philippines thuộc chủ quyền Trung Quốc. Đây là sự thực không thể tranh cãi”.
Dù sau đó đoạn video trên bị rút khỏi website của CCTV thì trên internet, video này lan truyền rất nhanh. Cùng với đó là nhiều bình luận rằng tinh thần ái quốc cuồng nhiệt của nữ phát thanh viên khiến cô mắc sai lầm.

Phát thanh viên He Jia nói hớ. Ảnh: VNP.


Một blogger tên helenjhuang viết: “Phát thanh viên này thật tuyệt vời, yêu nước quá. Thế nên cô ấy mới tuyên bố với thế giới là Philippines thuộc về Trung Quốc. Chúng ta nên tấn công thẳng, cho Tổng thống Philippines Aquino gói đồ và giành lại lãnh thổ vốn có”.
Một blogger khác tên kongdehua thì viết: “Về cơ bản thì Philippines đang gây rắc rối. Nếu họ muốn chiến tranh, chúng ta sẽ tấn công. Không ai phải sợ. Chỉ cần mỗi người Trung Quốc vỗ một cái, chúng ta sẽ dìm chìm họ”.
Trong khi đó, phía CCTV không bình luận về vụ nói hớ của He Jia mà cũng không cho biết là đài này có xin lỗi hay không.
Hiện Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước, trong đó có Philippines.>> Philippines: 'Không vì tranh chấp mà gây xung đột với TQ'

Nam Việt (theo Inquirer global nation)
read more...

bbc.co.uk/vietnamese: So sánh cải tổ chính trị ở VN và TQ



www.bbc.co.uk, news.bbc.co.uk, www.bbc.co.uk/radio, www.bbc.co.uk/china, bbc.co.uk/lottery,
bbc.co.uk/sport, bbc.co.uk/persian, http://bbc.co.uk/, bbc.co.uk/merlin, bbc chinese co ukbbc.co.uk/vietnamese:
So sánh cải tổ chính trị ở VN và TQ

Tiến sĩ Yinghong Cheng (Trình Ánh Hồng)

Gửi cho BBCVietnamese.com từ ĐH Delaware State, Mỹ


Nhiều trí thức Trung Quốc cho rằng nước họ phải học Việt Nam về cải tổ chính trị

Kể từ năm 2006, cải tổ chính trị ở Việt Nam đã được thực hiện theo cách tương tự ở Trung Quốc trong nửa cuối thập niên 1980 trước khi tàn sát Thiên An Môn năm 1989 làm mọi sự chựng lại.
Đặc biệt, một cơn sốt truyền thông còn mô tả Việt Nam là đi trước Trung Quốc về cải tổ chính trị, sau khi Quốc hội Việt Nam bác bỏ đề nghị của chính phủ về hệ thống đường sắt cao tốc năm 2010. Giới cải cách Trung Quốc xem vụ này là tiến bộ rất đáng kể trong quá trình xây dựng cơ chế kiểm tra ở tầng mức cao nhất trong chính trị Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sớm cho phép để hai người nắm chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, giống như ở Việt Nam.
Trước đó, người Trung Quốc còn ca ngợi tiến bộ của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực cải tổ lớn: tranh đua chức Tổng Bí thư, bầu trực tiếp Đại biểu Quốc hội (người Trung Quốc được cho hay một số ứng viên độc lập đã giành được ghế trong Quốc hội), và Quốc hội Việt Nam bác bỏ một số ứng viên bộ trưởng do Thủ tướng đưa ra. Báo chí Trung Quốc nói với độc giả rằng các phiên họp Quốc hội Việt Nam có thể xem trực tiếp, và không phải chuyện hiếm khi các quan chức cao cấp lúng túng, toát mồ hôi trước câu hỏi khó của dân biểu.
Ai ngưỡng mộ ai?

Mặt khác, một số người Việt lại có thể nói rằng thay đổi chính trị ở Trung Quốc đáng được Việt Nam ngưỡng mộ. Trung Quốc đã bỏ tù vài thành viên Bộ Chính trị và tử hình nhiều cán bộ ở cấp bộ trưởng, cấp tỉnh vì tham nhũng. Suốt nhiều thập niên, nông dân Trung Quốc được phép bầu trưởng thôn và bí thư xã cũng được chọn một cách cạnh tranh, trong khi ở Việt Nam, những việc như thế chỉ mới được thí điểm.
Một người bạn Việt Nam bảo tôi rằng sự ngưỡng vọng lẫn nhau như thế có thể xem là hội chứng “cỏ nhà người khác xanh hơn”. Tôi đồng ý, vì ở cả hai nước, đảng cộng sản không tỏ ra có dấu hiệu sẵn sàng chia sẻ quyền lực với người khác. Một dấu hiệu cho thấy cả hai đảng sẵn sàng ở lại nắm quyền vĩnh viễn là sự hình thành “thái tử đảng” ở cả Hà Nội và Bắc Kinh. Một lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc nói ngay từ thập niên 1980, trước khi Liên Xô sụp đổ, rằng “chúng ta chỉ có thể tin con cháu của mình”. Sự thách thức mang tính tổ chức chống lại Đảng bị loại hẳn ở hai nước và thường bị trừng phạt nhanh chóng. Nghề báo cũng là nghề nguy hiểm nhất. Kết quả là, ở cả hai nước, khủng hoảng xã hội đã hằn sâu thêm như các vụ tranh chấp đất gần đây ở Ô Khảm và Tiên Lãng.

Dân làng Trung Quốc đã có thể tự bầu trưởng thôn

Với những sự tương tư căn bản như trên, có vẻ hài hước khi bàn nước nào “tiến bộ hơn” về cải tổ chính trị. Nhưng tôi vẫn phải nói rằng thảm cỏ dân chủ ở Việt Nam dường như xanh hơn Trung Quốc một chút, đặc biệt khi xét về tiềm năng tương lai. Niềm tin này chủ yếu được củng cố bằng việc so sánh hiến pháp hai quốc gia.
Cải tổ chính trị ở Việt Nam gặp ít hạn chế hiến pháp hơn, nếu ta so sánh những điều quan trọng nhất trong phần đầu của hai bản hiến pháp. Tôi ngạc nhiên khi biết câu nói “Của dân, do dân và vì dân” của Abraham Lincoln được nhắc lại y chang trong Hiến pháp Việt Nam. Nó cũng nói “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Hiến pháp Việt Nam còn nhấn mạnh “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, mở ngỏ để có thể giải thích rõ hơn về tam quyền phân lập. Những từ này không hề có trong Hiến pháp Trung Quốc.
So sánh Hiến pháp
Hiến pháp Việt Nam không nhấn mạnh bản chất “xã hội chủ nghĩa” của nhà nước”. Nhưng Hiến pháp Trung Quốc, ngay điều đầu tiên, không chỉ tuyên bố Trung Quốc là “nhà nước xã hội chủ nghĩa” mà còn cảnh cáo ngăn cấm việc “phá hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa”. Hiến pháp Trung Quốc đòi hỏi nhân dân Trung Quốc “chiến đấu chống lại các thế lực, ở cả trong nước và nước ngoài, thù địch và có ‎ định phá hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc”. Trong khi đó, điều đầu tiên của Hiến pháp Việt Nam chỉ nói “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”. Ở điều Ba, Việt Nam chỉ nói “nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” mà không nhắc đến “chủ nghĩa xã hội”.
"Hiến pháp Trung Quốc nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sẽ tồn tại thời gian dài, còn của Việt Nam không thấy nhắc đến từ này. Việc đưa cụm từ này vào hiến pháp cho thấy Đảng Cộng sản cố tình đặt tiền đề cho việc đàn áp lớn ở trong nước."
Một điều khác có thể so sánh là quan niệm “đấu tranh giai cấp dưới chế độ xã hội chủ nghĩa”. Hiến pháp Trung Quốc nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sẽ tồn tại thời gian dài, còn của Việt Nam không thấy nhắc đến từ này. Việc đưa cụm từ này vào hiến pháp cho thấy Đảng Cộng sản cố tình đặt tiền đề cho việc đàn áp lớn ở trong nước.
So sánh hai hiến pháp, ít nhất về mặt ngôn từ, có vẻ như ở Việt Nam, những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa lập hiến và bản chấp trung lập của nhà nước được tôn trọng nhiều hơn – vì thế có nhiều khoảng trống hơn cho cải tổ chính trị tiếp theo. Hiến pháp Trung Quốc phản dân chủ hơn. Ở Trung Quốc gần đây, một số trí thức đề nghị lập ra “chính thể một đảng lập hiến”, rõ ràng lấy cảm hứng từ “chế độ quân chủ lập hiến” để thỏa hiệp giữa chế độc độc đảng và dân chủ. Nếu thực sự có một chính thể lạ đời như vậy, Việt Nam có thể sẵn sàng hơn một chút và Bắc Kinh chắc chắn sẽ học gì đó từ Hà Nội.
Ngoài ra, tôi lạc quan về Việt Nam hơn một chút khi so sánh sự biến đổi xã hội hậu cộng sản ở hai nước. Ở đây, “hậu cộng sản” ám chỉ việc từ bỏ các học thuyết Stalin-Mao-it, cải tổ kinh tế và mở cửa với thế giới. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vượt qua điểm bế tắc năm 1989 cùng khủng hoảng chính thể kèm theo sau đó, và nay tự tin hơn khi Trung Quốc nhanh chóng trở thành tân siêu cường. Đảng Cộng sản Trung Quốc công khai nói với thế giới rằng họ đã tìm ra con đường hiện đại hóa mới bằng cách bác bỏ dân chủ và tự do. Ôn Gia Bảo – thủ tướng ít quyền lực – là lãnh đạo duy nhất còn cổ vũ “cải tổ chính trị”. Chẳng ai nói theo ông. Trong phiên họp gần đây của Quốc hội Trung Quốc, “cải tổ chính trị” gần như trở thành cấm kị.
Nhiều người dễ nói với bạn rằng ở Trung Quốc hôm nay, có nhiều tự do trí thức hay thậm chí tự do ngôn luận. Nó thể hiện qua các tranh luận trái chiều trên và ngoài mạng. Thậm chí có cả cổ vũ chính trị - cả chủ nghĩa tự do, tân tự do, tân tả, tân Mao, cựu Mao, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hiếu chiến, tân phát xít, tân Nho giáo. Nhưng sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng một nền văn hóa lành mạnh sẽ sinh ra từ sự bừng nở trí thức này. Phần nào đó, Trung Quốc hôm nay rất giống nước Đức (1919-1933), hay Nhật Bản thập niên 1920 và 1930. Ở hai nước giai đoạn đó, trên bề mặt là sự cạnh tranh của nhiều hệ tư tưởng, nhưng rốt cuộc chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa dân tộc quá khích đã chiến thắng.
"Ở Việt Nam, tình cảm bài phương Tây, bài Mỹ không thu hút như ở Trung Quốc. Chủ nghĩa tự do phương Tây cũng có đôi chút ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam, như thể hiện qua Tuyên ngôc Độc lập của Hồ Chí Minh. "
Tại Trung Quốc, xu hướng này đã phát triển cùng tình cảm chống phương Tây, đặc biệt là bài Mỹ, mặc dù sự thăng tiến của Trung Quốc là nhờ giao thiệp với phương Tây. Chủ nghĩa dân tộc mới này không chỉ phản dân chủ mà còn mang tính bành trướng. Theo nó, lịch sử hiện đại Trung Quốc là “100 năm ô nhục”. Nó xem nhiều nước là kẻ thù của Trung Quốc mà Việt Nam là kẻ gây rối khu vực. Việt Nam bị cho là vô ơn cho dù Trung Quốc đã giúp đỡ trong thập niên 1950 và 1960. Việt Nam đã quên béng “bài học” mà Trung Quốc đã dạy trong chiến tranh Việt – Trung 30 năm trước, không biết về khả năng quân sự hiện nay của Trung Quốc mà lại mong Hoa Kỳ hỗ trợ. Theo những người dân tộc chủ nghĩa bàn luận trên mạng, mà cũng được ủng hộ của nhiều trí thức, viên chức dân sự, quân sự, cuộc chiến đầu tiên khi Trung Quốc đã trở thành quyền lực toàn cầu sẽ có thể là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhật Bản và Ấn Độ cũng nằm trong danh sách trả thù, nhưng đó là kẻ thù khó hơn và chiến tranh sẽ có hậu quả quốc tế nghiêm trọng hơn.
Chính thể Việt Nam chưa gặp khủng hoảng nghiêm trọng như Trung Quốc 1989. Chúng ta không rõ liệu những cải tổ chính trị hiện nay sẽ tiếp tục để chính thể hạ cánh nhẹ nhàng, hay cải tổ sẽ đi đến mức khiến Đảng đối diện tình hình tương tự như Trung Quốc năm 1989. Nhưng ta biết từ năm 2006, Việt Nam đã thảo luận và thí điểm cải tổ theo một cách chưa hề có ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam, tình cảm bài phương Tây, bài Mỹ không thu hút như ở Trung Quốc. Chủ nghĩa tự do phương Tây cũng có đôi chút ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam, như thể hiện qua Tuyên ngôc Độc lập của Hồ Chí Minh. Thật không thể hình dung một chính khách Mỹ, dẫu là Lincoln, lại được Hiến pháp Trung Quốc trích dẫn. Ở Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc không đi chung với tư tưởng phản dân chủ như ở Trung Quốc. Thái độ đó với Mỹ và phương Tây chắc chắn có tác động đến những nỗ lực vì dân chủ.
Để kết luận, chính thể cộng sản ở Trung Quốc phản dân chủ hơn và khuyến khích chủ nghĩa dân tộc bài phương Tây hung hăng hơn. Không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không dân chủ hóa. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng Việt Nam có vị thế tốt hơn để tiến hành thêm cải tổ chính trị.
Tác động qua lại về dân chủ hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam là thế này. Cải tổ ở Việt Nam cho phép những thảo luận hay thậm chí cổ vũ chính trị vốn không dễ xảy ra ở Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có những cải tổ nghiêm túc, nó sẽ tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho Việt Nam. Nhưng nếu Trung Quốc không cải tổ, Việt Nam sẽ đối diện một láng giềng bành trướng và dân tộc quá khích. Dĩ nhiên, chúng ta chỉ nhận biết được tương lai khi nó đã xảy ra.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một sử gia người Mỹ gốc Hoa, là Phó giáo sư thuộc Đại học Delaware State, Hoa Kỳ.
read more...

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

bbc Việt nam bbc tiếng việt news: Đảng nhắc quân đội ngăn 'tự diễn biến'

bbc Việt nam bbc tiếng việt news: Đảng nhắc quân đội ngăn 'tự diễn biến'

www.BBC.co.uk: Đảng nhắc quân đội ngăn 'tự diễn biến'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cán bộ chủ chốt Tổng cục 2
Ông Trọng kêu gọi Tổng cục 2 cảnh giác với tình trạng 'tự chuyển hóa'
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và ủy lạo Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng (Tổng cục 2) và nhấn mạnh vai trò 'chống tự diễn biến'.
Chuyến thăm hôm 21/4 của Giáo sư Trọng, người đồng thời cũng là Bí thư Quân ủy trung ương, đến một cục của Bộ Quốc phòng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của đảng Cộng sản đối với cơ quan được cho là đóng vai trò chủ chốt trong trách nhiệm bảo vệ chế độ.
Chủ đề liên quan


Quân đội Việt Nam,
Đảng Cộng sản


Nói chuyện với các tướng lĩnh chủ chốt của tổng cục, ông Trọng đánh giá vai trò của đơn vị này là ‘đặc biệt quan trọng’.
Trong khi đó, có tiếng nói từ giới cựu tướng lĩnh phê phán rằng Đảng cầm quyền ở Việt Nam đã "ưu ái" Tổng cục 2 dù có nhiều "sai phạm" tại đây.
‘Lực lượng trọng yếu’
Bản tin trên báo Quân đội Nhân dân về chuyến thăm này của ông Trọng cũng đánh giá Tổng cục 2 là ‘lực lượng trọng yếu, đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước và quân đội’.
Tổng bí thư Trọng đã khen ngợi Tổng cục 2 với những ‘chiến công thầm lặng’ đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của Đảng giúp Đảng ‘không bị bất ngờ’ trước các tình huống.
Ông đã nhắc nhở các lãnh đạo chủ chốt của Tổng cục 2 phải luôn cảnh giác và không được lơ là nhất là trong điều kiện hòa bình hiện nay và nhấn mạnh ‘sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng tình báo quốc phòng’.
Ông cũng phân tích với các lãnh đạo tổng cục tình hình trong nước và thế giới với các ‘diễn biến khó lường’ và chỉ ra các yếu tố có thể làm mất ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước.
Theo đó, ông nhấn mạnh các nguy cơ ‘diễn biến hòa bình, ‘tấn công mềm’, ‘tự chuyển hóa’ và thúc đẩy ‘tự diễn biến’ của ‘các thế lực thù địch’.
Ông Trọng yêu cầu Tổng cục 2 phải nắm sớm và chính xác ‘ý đồ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng’, tăng cường công tác tình báo đối ngoại và quan tâm đến việc chống ‘tự chuyển hóa’ trong hàng ngũ cán bộ của tổng cục.
Quản lý cán bộ
TBT Trọng nhắc tình báo quân đội ngăn ngừa người trong đội ngũ 'phản lại mình'
Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với thế giới và phát triển kinh tế thị trường, Tổng bí thư Trọng nhắc nhở Tổng cục 2 phải quản lý cán bộ chặt chẽ để tránh xảy ra tình trạng ‘người trong đội ngũ của mình phản lại mình’.
Ông cũng nói rõ Đảng sẽ quan tâm đến đời sống của cán bộ, sỹ quan của Tổng cục 2 và sẽ có các chính sách ưu đãi đặc thù.
Báo cáo với ông Trọng, lãnh đạo Tổng cục 2 cho biết trong thời gian qua họ đã tổ chức lại lực lượng theo hướng ‘giảm bộc lộ, tăng thực lực, đi vào chiến lực, xây dựng cao sâu, giảm khâu trung gian thiếu hiệu quả’, theo tường thuật của báo Nhân dân.
Trao đổi với BBC, thiếu tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết việc Đảng rất ưu ái Tổng cục 2 đã tạo điều kiện cho đơn vị này có rất nhiều sai phạm trong thời gian qua.
“Tổng cục 2 trước đây đã phạm rất nhiều sai lầm và làm rất nhiều việc không tốt từ thời Nguyễn Chí Vịnh làm tổng cục trưởng,” ông nói.
“Từ thời Lê Đức Anh và Nông Đức Mạnh đã rất ưu ái Tổng cục 2,” ông nói, “Ưu ái thế là sai.”
Tướng Vĩnh nói ngay từ đầu lẽ ra không nên tách Cục 2 ra khỏi Bộ Tổng tham mưu thành Tổng cục 2 và bản thân ông đã phê phán việc này cũng như tố cáo các hành động sai trái của đơn vị này đến các lãnh đạo Đảng ‘nhiều lắm rồi’.
Từ những năm 2009-2010, nhiều tướng lĩnh cao cấp của Quân đội Việt Nam, gồm cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp...được nói là đã gửi thư ngỏ lên lãnh đạo Đảng nêu quan điểm về điều họ cho là "sai phạm" ở BấmTổng cục 2 từ thập niên 1990.
Trong số những điều họ nêu có có hoạt động "theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nội bộ làm tay sai cho địch", và các hoạt động làm ăn liên quan đến thuế má.
BBC không kiểm chứng được các cáo buộc này.
read more...

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Theo Infonet.vn : Trung Quốc sẽ đưa quân đội vào vấn đề biển Đông


Theo Infonet.vn : Trung Quốc sẽ đưa quân đội vào vấn đề biển Đông

Phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết các lực lượng vũ trang nước này đã thề sẽ “hoàn thành nhiệm vụ” bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.


Hải quân Nga và Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Hoàng Hải ngày 26/4.

“Các lực lượng quân đội Trung Quốc sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ trong đó có cơ quan về đánh bắt hải sản và lực lượng hành pháp đường biển cùng nhau bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải của đất nước”, ông Geng Yansheng, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát biểu tại Bắc Kinh.
Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của các lực lượng vũ trang Trung Quốc sau khi tàu nước này đối đầu với tàu chiến Philippines tại bãi cạn Scarborough hôm 10/4.
Các nhà phân tích cho rằng những tuyên bố trên được đưa ra để phản hồi lại đỏi hỏi ngày càng tăng của nội bộ Trung Quốc phải bảo vệ chủ quyền nước này ở Biển Đông.
Trước đó, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tuyên bố các hành động quân sự sẽ được quyết định dựa theo yêu cầu của chính sách ngoại giao.
Yang Baoyun, một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng Bắc Kinh đã kiềm chế trong giải quyết tranh chấp và cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách rút lui tàu hải giám, nhưng quyết định điều thêm tàu tới khu tranh chấp của Philippines đã làm cho tình hình xấu đi. Tuy vậy, hôm hải quân Philippines cho biết tàu của Trung Quốc thực ra chưa được rút ra khỏi khu bãi cạn.
“Trong lúc đó, Trung Quốc nến thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch và lập chính quyền trên các đảo ở Biển Đông để tránh có thêm tranh chấp”, ông Yang nói.
“Quân đội Trung Quốc có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của đất nước, quân đội đã bền bỉ thực hiện nhiệm vụ của mình theo sự chỉ đạo thống nhất của đất nước”, ông Geng nói thêm.
Hôm qua, Philippines cho biết nước này sẽ tìm kiếm sự trợ giúp quân sự của Mỹ trong các cuộc đàm phán cấp cao.
Theo Chu Hao, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tịa Học viện quan hệ quốc tế đương đại, tuyên bố và lập trường cứng rắn của Philippines về Biển Đông bắt nguồn một phần từ mối quan hệ đồng minh giữa nước này với Hoa Kỳ.
“Chính sách chính của Manila sẽ là xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ chứ không phải với Trung Quốc”, ông Chu nói.
Cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ và Philippines còn có tên gọi Balikatan dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 27/4.
Tuần trước Nhật báo quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA Daily) cảnh báo rằng Hoa Kỳ đang tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông và điều đó sẽ khiến tình hình trong khu vực trở nên phức tạp hơn.
Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cho rằng Washington nên hành động nhiều hơn để đóng góp cho hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo Infonet.vn
read more...

BBC.CO.UK: Dân biểu Hoàng Yến 'bị gièm pha'


BBC.CO.UK: Dân biểu Hoàng Yến 'bị gièm pha'



Mặt trận Tổ Quốc họp bất thường kiến nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội của bà Yến.

Phóng viên Ben Bland của Financial Times vừa có bài phân tích về các diễn biến liên quan tới việc Dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến bị đề nghị bãi nhiệm. BBC tiếng Việt giới thiệu cùng quí vị dưới đây.
Bà có thể thành công trong việc gây dựng một gia đình giàu có nhất ở Việt Nam nhưng nữ doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến luôn biết trước rằng bước vào thế giới tối tăm của chính trị cao cấp trong nhà nước toàn trị và độc đảng là một canh bạc.
Chẳng lâu sau khi bà Yến và em trai bà, ông Đặng Thành Tâm trở thành những doanh nhân kếch sù đầu tiên được bầu vào quốc hội do Đảng Cộng sản kiểm soát vào năm ngoái, họ đã bị nhiều tờ báo của nhà nước tấn công cá nhân.
"Trước khi tôi quyết định tham gia Quốc hội, tôi đã biết rằng trong trường hợp xấu nhất, họ có thể cố gắng tìm cách loại tôi ra”
"Tôi sẵn sàng cho điều đó." Bà Yến nói với phóng viên Financial Times vào tháng trước.



Bà Hoàng Yến nói bị một số báo bôi nhọ.

Nhận xét của bà quả không sai. Vào tuần trước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan giám sát bầu cử, đã bỏ phiếu đề nghị Quốc hội xem xét việc bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của bà do có những điểm không khớp trong hồ sơ ứng cử của bà.
"Tôi đã biết rằng trong trường hợp xấu nhất, họ có thể cố gắng tìm cách loại tôi ra"
Bà Đặng Thị Hoàng Yến

Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc cáo buộc bà không khai về việc từng ly hôn và không nói rõ chuyện đã từng vào đảng nhưng không còn là đảng viên nữa.
Mặc dù tiên liệu được khả năng bị bãi nhiệm, bà đã không cầm được nước mắt tại một cuộc họp báo vào ngày thứ Bảy tuần trước, nơi bà Yến nói bà sẽ chấp nhận bị bãi nhiệm, nếu, theo dự kiến, Quốc hội quyết định như vậy khi nhóm họp trong phiên tới đây.
Việc chóng lên mau xuống trong bậc thang chính trị của bà Yến, một cựu quan chức chính quyền địa phương kiếm tiền nhờ các khu công nghiệp tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam vào những năm 1990, cho thấy những khó khăn lớn hơn mà Đảng Cộng sản Việt Nam đối mặt.
'Chậm hơn Trung Quốc'
Nhà cầm quyền Trung Quốc có bước đi nhanh hơn nhiều trong việc đưa doanh nhân hàng đầu vào đảng và vào chính phủ trong khi chính quyền Việt Nam tỏ ra vất vả trong nỗ lực đưa các nhóm doanh nhân kếch sù có quan hệ sâu rộng vào bộ máy chính quyền khoác cái vỏ ngoài là chủ nghĩa Mác-Lênin.


Bà Yến và em trai Đặng Thành Tâm được bầu vào Quốc hội Tháng Năm 2011.

Việc bà Yến và em trai của bà được bầu chọn vào Quốc hội tháng Năm năm ngoái, trong cuộc bầu cử trong đó chỉ có một vài ứng viên độc lập bị sàng lọc kỹ trước khi được phép ra tranh với ứng cử viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã được các nhà phân tích tại thời điểm đó xem là chỉ dấu của sự cởi mở ngày càng tăng trong Đảng.
Trong một đất nước mà tranh luận trước công chúng bị khống chế bởi kiểm duyệt công khai, bà Yến đã mạnh lời tấn công thực trạng tham nhũng, lãng phí tại các doanh nghiệp nhà nước và bà kêu gọi tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho khu vực tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng việc bà bị hạ bệ hiện đặt ra những câu hỏi về hướng đi của Đảng vào thời điểm khi chính phủ Việt Nam đang cố gắng thực hiện cải cách diện rộng đối với các doanh nghiệp nhà nước lún sâu vào nợ nần và kém hiệu quả cũng như nỗ lực cải cách khu vực ngân hàng.
"[Cuộc chiến giữa bà và những người gièm pha] là một nỗ lực để xác định luật chơi nào dành cho tầng lớp tư bản mới tại Việt Nam"
Một người làm việc cho bà Yến

Những thay đổi này là hết sức quan trọng nếu Việt Nam muốn vực dậy nền kinh tế đang bị trì trệ, tuy cũng là việc làm thách thức lợi ích nhóm trong chính phủ, trong đảng và trong cộng đồng doanh nghiệp.
"Một trong những câu chuyện chính của 10 năm qua tại Việt Nam là sự gia tăng các đại gia trong khu vực khu vực giống như tư nhân," một trong những người làm việc cho bà Yến và là một người theo dõi sát vũ đài chính trị có nhiều mảng tối cho hay.
“[Cuộc chiến giữa bà và những người gièm pha] là một nỗ lực để xác định luật chơi nào dành cho tầng lớp tư bản mới tại Việt Nam."

'Rạn nứt trong Đảng'

Bà Yến được cho là thân cận với Chủ tịch Trương Tấn Sang.

Một số nhà phân tích nói rằng tình thế éo le của bà Yến, người chủ của Tập đoàn Tân Tạo hiện đầu tư vào các nhà máy điện, giáo dục và truyền thông, cho thấy vết rạn nứt tiếp diễn trong giới lãnh đạo đảng.
Bà Yến được nhiều người xem có quan hệ gần gũi với ông Trương Tấn Sang, người giữ ghế chủ tịch nước có tính nghi lễ vì thua cuộc trong nỗ lực hạ bệ nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Liệu những người này [không ưa ông Sang] có ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng hay không thì không rõ"
Giáo sư Carl Thayer
"Tôi phỏng đoán rằng sự thành công của bà làm gai mắt một số cá nhân có quyền lực, mà những cá nhân này lại không ưa ông Sang",
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra bình luận.
"Liệu những người này có ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng hay không thì không rõ nhưng họ tỏ ra có biện pháp trừng phạt tiếp bằng nghiệp vụ moi móc lý lịch của bà và bơm thông tin cho báo chí.", giáo sư Thayer nói thêm.
Trong một email gửi tới Financial Times vào ngày thứ Bảy tuần trước, bà Yến cho biết rằng bà đã bị một số tờ báo “bôi nhọ, vu khống, và lạm dụng", nhưng bà phủ nhận có một "mưu đồ" chống lại bà.
Bà nói rằng trong khi việc khai hồ sơ ứng cử có thể không đầy đủ, bà đã không hành động thiếu trung thực vì bà không tin rằng bà cần phải khai về cuộc hôn nhân cũ hoặc thông tin từng vào đảng.
Bà Yến nói thêm rằng, nếu bị sa thải, bà sẽ tập trung vào dự án phát triển trường Đại học Tân Tạo phi lợi nhuận của bà, là trường được thành lập gần đây với sự hậu thuẫn của ông Sang, và bà sẽ tập trung vào các lợi ích kinh doanh khác của mình.
read more...

Đất cằn quằn quại, dân đen kêu trời: Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Đất cằn quằn quại, dân đen kêu trời: Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang(Ecopark). Đúng, sai về vụ cưỡng chế này xin để các cơ quan pháp luật phán xét, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin bàn đến góc nhìn khác, đó là sinh kế người dân mất đất.

Năm trước hô chuyển đổi, năm sau đã thu hồi
Cánh đồng của các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao rộng gần 500 ha bao đời trước là đất hai lúa, là niêu cơm của gần 4.000 hộ dân thuộc ba xã thuần nông. Quãng thời gian những năm 2001-2002, theo tiếng gọi của chính quyền, người dân đồng loạt chuyển đổi ruộng thành vườn cây, ao cá. Và “cuộc cách mạng” ấy đã rất thành công. Thời điểm ở các địa phương đang chật vật làm sao để đạt định mức 50 triệu đồng/ha thì ở đây nông dân đã thu về tiền tỷ. Nhiều gia đình trở thành tỷ phú nhờ chuyển đổi, bộ mặt xóm làng trở nên khang trang nhờ biến ruộng lúa thành vườn cây cảnh, ao nuôi cá.
Nhà tầng san sát mọc lên, vùng quê này không thua gì thành phố về khoản đầu tư hạ tầng. Những người tiên phong đầu tư vào chuyển đổi, là nông dân nhưng nhiều gia đình nuôi 2-3 đứa con ăn học đại học nhẹ như không. Thậm chí người dân sẵn sàng góp tiền túi để đầu tư xây dựng đường nông thôn đi… cho sướng. Bản thân chính quyền các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao từng được tặng cờ thi đua là đơn vị chuyển đổi cơ cấu cây trồng xuất sắc. Trong nhiều báo cáo tổng kết hàng năm, lãnh đạo các xã thường tự hào rằng: “Ở đây, từ đứa trẻ ẵm ngửa, đến cụ già kề miệng lỗ, thu nhập bình quân đều hơn 1 triệu đồng một tháng”. Phấn khởi là thế, giàu có là thế, nhưng “cuộc cách mạng” chẳng kéo dài được lâu. Ngành nông nghiệp của 3 xã thuần nông trên trong phút chốc bị xóa sổ hoàn toàn chỉ vì một dự án.
Năm 2003, dự án đô thị Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện và giao Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Đến năm 2004, việc thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án đô thị và xây dựng đường bộ từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên với quy mô 499,07 ha đất thuộc các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao bắt đầu triển khai nhưng người dân vẫn chẳng biết gì.


Đại diện những người dân không giao đất cho DN ở xã Xuân Quan

Họ hoang mang, tá hỏa. Khoảng 3.900 hộ dân ba xã này rơi vào cảnh mất toàn bộ đất nông nghiệp cho dự án mà không hề biết là dự án gì, mức đền bù bao nhiêu, mất đất sẽ sống bằng gì…? “Ban đầu chúng tôi chẳng tin, kéo nhau lên xã hỏi cho ra nhẽ thì ông Chủ tịch xã bảo là chưa biết gì. Đến khi thấy cắm biển quy hoạch mới biết là mất đất đến nơi rồi”. Phạm Hoành Sơn, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công nói thật.
Nhớ lại mới một năm trước thời điểm thu hồi, gia đình Sơn cũng như hàng nghìn hộ nông dân khác còn hăm hở đầu tư chuyển đổi. Cả tháng trời, hai vợ chồng, 2 đứa con nhà Sơn hầu hết giành thời gian ở ngoài đồng để biến 2 sào ruộng thành vườn cây, ao cá. Tiền thuê máy móc, thuê nhân công phải đi vay mượn có lúc lên đến150 triệu đồng.
“Hầu hết nông dân chúng tôi khi chuyển đổi đều phải đi vay mượn ngân hàng, anh em, làng xóm đổ vào mô hình cả. Chưa thu hoạch được gì đã bị thu hồi, thử hỏi có chết dân hay không?". Câu hỏi của Sơn đến nay vẫn chưa ai trả lời. Chỉ biết rằng sau khi nghe chuyện đất bị thu hồi, nông dân Văn Giang kéo nhau đi kiện lên tận Trung ương, đơn thư cân lên cả tạ.
Ngay cả việc đất nông nghiệp mất như thế nào người dân cũng không được biết. Hai năm sau khi có quyết định thu hồi, tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công năm 2006, khi người dân hỏi vì sao họ không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã thừa nhận: Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì cả đâu. Lên cấp trên mà hỏi.
Nỗi đau từ đất
Có khoảng 1.900 hộ dân còn “chống đối” ở ba xã bị thu hồi đất đều bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được giữ đất để canh tác, hoặc ít nhất cũng xin được bàn bạc, thỏa thuận trước khi bàn giao. Nhưng nguyện vọng ấy chắc chắn không thể trở thành hiện thực vì việc cưỡng chế đã được tiến hành. Đêm trước hôm cưỡng chế, người dân ba xã tập hợp nhau kéo ra đồng dựng lán lên để ngủ. Bởi họ nghĩ, đây có thể là đêm cuối cùng được sống với ruộng đồng.
Xã Xuân Quan có 1.600 hộ dân bị thu hồi hơn 100 ha đất nông nghiệp để phục vụ dự án. Hiện còn có 210 hộ chưa nhận tiền đền bù của nhà đầu tư. Sau khi bị cưỡng chế lần thứ nhất vào năm 2009, hàng trăm lao động đã bỏ làng đi làm thuê. Lần cưỡng chế lần này sẽ xóa sổ ngành nông nghiệp của Xuân Quan và tất cả các hộ dân sẽ không còn đất SXNN.

Máy ủi thực hiện việc cưỡng chế ở Xuân Quan
Mất đất đã đành, những người dân không chịu nhận tiền ở Văn Giang gặp rất nhiều rắc rối. Ông Kỉnh đang ngồi trong nhà thì bị côn đồ vác dao vào chém, con gái bà Dơi đi lấy chồng nhưng chẳng được đăng ký kết hôn vì gia đình chống đối không chịu giao đất. Những người là đảng viên bị dọa khai trừ, là giáo viên bị dọa luân chuyển đi nơi khác… “Dân chúng tôi xưa nay hiền lành, không có chuyện kiện cáo gì đâu. Chỉ từ khi bị mất đất, cảm thấy cuộc sống, tương lai u ám quá nên phải đi kêu, cũng chỉ mong có cấp nào quan tâm, trả lời cho chúng tôi câu hỏi: Mất đất nông dân lấy gì để sống? Không có tư liệu sản xuất chắc chắn bị đẩy vào con đường bần cùng hóa thôi”, bà Đỗ Thị Dơi, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công phàn nàn.

+ Dự án khu đô thị Văn Giang (Ecopark) được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3/2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6/2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng.
Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2. Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan, nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24/4 có 1.720 hộ trong diện giải tỏa với diện tích hơn 72ha, nhưng vẫn còn 166 hộ chưa chịu giao đất.
+ “Nếu cơ quan nào định giá được đất nông nghiệp ở đây mới thấy rõ sự bất công. Một sào ruộng hàng năm nhiều hộ dân thu về tiền tỷ, trong khi mức thu hồi ban đầu có hơn 19 triệu rồi lên 36 triệu đồng. Người dân không nghe nên tăng tiếp thành 48,6 triệu đồng. Có cán bộ tỉnh nói đây là mức giá cao nhất tỉnh Hưng Yên nhưng nếu so với thu nhập của chúng tôi thì vẫn quá bèo. Thử hỏi với chừng ấy tiền để đẩy chúng tôi ra đường làm thuê thì chịu sao nổi”. Nông dân Dũng phân tích.


Theo Nông nghiệp Việt Nam
read more...

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Không ai bị thương cũng như không có vụ nổ súng nào xảy ra trong vụ 'Nóng' vụ cưỡng chế ở Văn Giang

Không ai bị thương cũng như không có vụ nổ súng nào xảy ra trong vụ  'Nóng' vụ cưỡng chế ở Văn Giang
Ông Bùi Huy Thanh khẳng định việc thực hiện cưỡng chế giải phóng mặt bằng tại xã Xuân Quan đã thành công và an toàn tuyệt đối, không ai bị thương cũng như không có vụ nổ súng nào xảy ra
Đây có phải tiếng súng hay tiếng pháo tép trẻ con đốt ăn mừng cưỡng chế?
Đây có phải đánh người hay trò thể thao bảo vệ sức khỏe? 
Mời xem clip sẽ rõ.

Media Player

(ĐVO) Sáng 24/4, các cơ quan chức năng huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) thực hiện cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất thuộc xã Xuân Quan, thuộc dự án khu đô thị thương mại - du lịch Văn Giang (dự án Ecopark).

Bắt giữ 20 người "chống người thi hành công vụ"

Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho VnExpress biết: “Lực lượng tham gia cưỡng chế chủ yếu là Công an huyện Văn Giang, với sự hỗ trợ của Công an tỉnh và cả Bộ Công an, có sự chứng kiến của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân”.
Trong quá trình cưỡng chế, công an đã dùng 2 quả đạn khói để giải tán đám đông tụ tập, cản đường và không cho xe vào công trường. Công an cũng đã bắt giữ 20 đối tượng có hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Chiều cùng ngày, ông Bùi Huy Thanh khẳng định việc thực hiện cưỡng chế giải phóng mặt bằng tại xã Xuân Quan đã thành công và an toàn tuyệt đối, không ai bị thương cũng như không có vụ nổ súng nào xảy ra. Ông này cũng khẳng định trước khi xảy ra vụ cưỡng chế mọi công tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đối với các hộ dân "được thực hiện tốt" , tuy nhiên sau nhiều năm, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa được hoàn thành.




Người dân bên cạnh mảnh vườn của mình sau khi cưỡng chế. Ảnh : Vnexpress

Cũng theo ông Thanh, mức giá bồi thường 48,6 triệu đồng/sào là mức cao nhất được áp dụng trên địa bàn tỉnh tại thời điểm hiện tại.
“Phần bồi thường này phải theo giá quy định, ngoài ra chủ đầu tư cũng bỏ tiền thưởng tiến độ đối với các hộ dân chấp hành với mức 35.000 đồng/m2. Đây là dự án đã được Thủ tướng cho phép thực hiện. Năm 2004 Thủ tướng đã phê duyệt quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án. Thanh tra Chính phủ cũng đã về làm việc trong ba tháng, tuy nhiên lý do khiến các hộ dân chưa đồng thuận hiện nay không phải là giá bồi thường thấp mà là kiến nghị không thực hiện dự án, kiến nghị này không thể giải quyết được” - ông Thanh nói.
Báo Người cao tuổi: Cưỡng chế trái pháp luật (?)
Về vụ việc trên, Báo Người cao tuổi ngày 24/4 nhận định quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là "hoàn toàn trái pháp luật hiện hành" bởi "Theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…nhà nước mới thu hồi đất, trình tự thu hồi được quy định rõ trong luật. Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Lẽ tất nhiên, thoả thuận đền bù dân giá cao thì nhà đầu tư lãi ít, thoả thuận đền bù giá thấp thì nhà đầu tư lãi nhiều. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào".
Cũng theo báo này, "UBND huyện Văn Giang không đạt được “sự đồng thuận của nhân dân” theo chỉ đạo trong Thông báo 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ".
Dự án Khu đô thị Ecopark do Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao (Văn Giang) và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên. Xã Xuân Quan có 1.720 hộ trong diện giải tỏa với diện tích hơn 72ha, nhưng đến trước ngày cưỡng chế vẫn còn 166 hộ (5,72ha) chưa chịu bàn giao mặt bằng.

Hiền Thảo
read more...

Hoàn Cầu thời báo: Trung Quốc chủ động gây rối trên biển Đông


Hoàn Cầu thời báo: Trung Quốc chủ động gây rối trên biển Đông


 Hình chụp giao diện bài xã luận trên Chuyên trang quân sự thuộc tờ Hoàn Cầu thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa có bài viết nêu rõ những hành động gây rối của nước này trên biển Đông.

Với nhan đề Mỹ choáng váng: Trung Quốc bài binh bố trận trên biển Đông vượt quá dự liệu, đoạn đầu bài viết (không ghi tên tác giả) đánh giá về tương quan vị thế quân sự, chính trị của Washington và Bắc Kinh. Theo đó, bài xã luận nhận định những tuyên bố của Mỹ và Nhật Bản không đủ sức ngăn cản những hành động cứng rắn của Trung Quốc tại vùng biển châu Á - Thái Bình Dương. Bằng chứng là tại biển Đông, Bắc Kinh vẫn nắm thế chủ động và lâu nay liên tục có nhiều động thái gây hấn nhưng chẳng hề gì. Đến nay, bài viết vẫn đang hiện diện tại đường dẫn http://mil.huanqiu.com/weapon/2012-03/2548253_4.html.
Về tình hình khai thác dầu khí trên biển, bài báo viết:
“Các nước ASEAN luôn tìm kiếm những công ty phương Tây hợp tác khai thác dầu ở Nam hải (Việt Nam gọi là biển Đông - NV). Tuy nhiên, tàu chiến, máy bay của hải quân Trung Quốc luôn xuất hiện dày đặc. Đặc biệt, Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa quản lý các quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa), xây dựng sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm). Vì thế, việc khai thác dầu trên biển Đông không được yên ổn”.
Bài viết cũng thừa nhận sự bất ổn trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt là bản đồ “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh vẽ ra trên biển Đông:
“Từ xưa đến nay, đối với các nước như Brunei, Malaysia..., Trung Quốc vẫn luôn vẽ đường phân tuyến tới “tận cửa nhà người ta”. Trung Quốc còn phân hóa Myanmar, Thái Lan, Campuchia..., chia rẽ các nước ASEAN, nhìn Philippines bị bóp chết và từng bước cướp miếng ăn của Việt Nam. Thậm chí với đường lãnh hải, Trung Quốc vẽ nên một “vòng lớn hoa lệ” ở Nam hải. Tuyên bố này vốn có từ thời Trung Hoa Dân quốc.

Bắc Kinh rút tàu khỏi Scarborough
Trung Quốc đang có dấu hiệu xuống thang trong căng thẳng tại bãi cạn Scarborough trên biển Đông khi rút về 2 trong số 3 tàu có mặt tại đây. Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila Trương Hoa cho biết tàu Ngư chính 310 và tàu Hải giám 084 đã rời khỏi khu vực “kèn cựa” với Philippines, chỉ để lại tàu Hải giám 075. Giới chức Bắc Kinh tuyên bố đây là động thái tỏ rõ thiện chí trong nỗ lực giải quyết căng thẳng. Tuy nhiên, chưa có xác nhận từ phía Philippines về việc Trung Quốc rút tàu. Mấy ngày qua, Manila liên tục bày tỏ lo ngại về các động thái của Bắc Kinh tại Scarborough, nơi hai bên liên tục cáo buộc nhau quấy rối tàu của mình.

Thụy Miên

Thập niên 1930 là thời kỳ hoàng kim của chính quyền Trung Hoa Dân quốc nên một nhóm chuyên gia bắt đầu sử dụng thủ thuật trên để mở rộng lợi ích dân tộc. Nhóm chuyên gia du học từ nước ngoài trở về đã đem theo những bản đồ hàng hải của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật. Sau đó, họ tích cực tìm kiếm các hòn đảo trên bản đồ, thấy lợi ích ở đâu thì khoanh tròn lại rồi cho rằng thuộc Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh còn tìm kiếm tài liệu lịch sử, từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh để mò mẫm những tuyến lãnh hải gây tranh cãi nhằm tuyên bố chủ quyền”.
Theo đó, cứ địa điểm nào mà tài liệu lịch sử các đời trên từng nhắc đến thì Trung Quốc tuyên bố nơi đó thuộc chủ quyền của nước này. Bài viết đánh giá thêm:
“Sau này, Trung Quốc thấy bản đồ do Trung Hoa Dân quốc vẽ quá rộng, đem lại nhiều lợi ích nên “ăn theo” tuyên bố chủ quyền trong đó. Tuy nhiên, Nam hải quá rộng, nên dù mang tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa, thì không có nghĩa cả khu vực này thuộc chủ quyền Bắc Kinh. Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ? Sử dụng một “đường lưỡi bò” để vẽ lại toàn bộ Nam hải thì chỉ xét về đạo lý cũng không thuận”.
Bài xã luận trên cũng thừa nhận Trung Quốc đã “làm càn” trên biển Đông trong các cuộc xung đột từng xảy ra.
“Trong cuộc chiến trên biển Tây Sa vào năm 1974, một số tàu săn ngầm Trung Quốc tấn công tới tấp nhằm vào các tàu khu trục của miền Nam Việt Nam. Lúc bấy giờ, mặt biển nhuộm đỏ máu, hải quân Trung Quốc không chỉ nã pháo mà còn ném vô số lựu đạn, điên cuồng xả súng và bắt tù binh.
Đến hải chiến ở Nam Sa hồi năm 1988, Trung Quốc dùng tàu lớn để đánh với tàu nhỏ Việt Nam, kết quả thì chẳng ai mà không biết. Tiếp đến, Bắc Kinh điên cuồng chiếm địa bàn, sửa chữa công sự để lập trạm phòng thủ như ngày nay. Trung Quốc còn đắp 8.000 mét vuông đất đảo và xây dựng bãi đáp trực thăng, nhà kính thực vật trên bãi đá Vĩnh Thử (đá Chữ Thập) thuộc Nam Sa”.
Cuối cùng, bài viết kết luận:
“Bắc Kinh ngày càng thích gây ra rắc rối trên Nam hải. Không chỉ cố đạt được lợi ích mà Trung Quốc còn “tát” vào các nước láng giềng rồi quay sang cho rằng họ tự đập mặt vào tay Bắc Kinh”.
Đây là một trong những bài bình luận với giọng điệu hiếm gặp được đăng trên các cơ quan ngôn luận trung ương của Trung Quốc. Trước giờ, truyền thông nước này, đặc biệt là Hoàn Cầu thời báo, thường tuyên bố “chính nghĩa” thuộc về họ trong tranh chấp trên biển. Vì thế, bài viết này là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc thừa hiểu họ đang làm sai, nhưng bất chấp.

Lucy Nguyễn (trích dịch)
read more...

Tin Đa Chiều: Thông tin nội bộ gây sốc về sự kế nhiệm của Tập Cận Bình


Tin Đa Chiều: Thông tin nội bộ gây sốc về sự kế nhiệm của Tập Cận Bình


Vào hôm 15/4, thời báo Đại Kỷ Nguyên đã xuất bản một tin tức đặc biệt từ một người trong nội bộ cấp cao ĐCSTQ, đã tiết lộ thông tin gây sốc đằng sau sự kế nhiệm của Tập Cận Bình. Nguồn tin cho biết rằng điều mà đang diễn ra bên trong nội bộ ĐCSTQ hiện nay không chỉ là cuộc đấu tranh quyền lực lẫn nhau trong ĐCSTQ, mà còn về một sự thật quan trọng bị che đậy, vốn có liên quan chặt chẽ tới mỗi người dân Trung Quốc.

Bản tin này của thời báo ĐKN cho biết rằng cuộc đấu tranh giành quyền lực căng thẳng trong ĐCSTQ thực sự là xoay quanh Tập Cận Bình. Trong thực tế Giang Trạch Dân đã bí mật chọn Bạc Hy Lai làm lãnh đạo kế tiếp của ĐCSTQ vào Đại hội lần thứ 18 chứ không phải Tập Cận Bình. Nhưng do nhiều nhân tố khác nhau bên trong ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã bị buộc phải chọn Tập Cận Bình làm người kế nhiệm.
Theo bản tin này, tiêu điểm của cuộc đấu đá quyền lực hiện nay giữa phe Giang Trạch Dân và phe Hồ Cẩm Đào, cũng giống như tiêu điểm của những cuộc đấu đã quyền lực trong các kỳ Đại hội ĐCSTQ lần thứ 16, 17, tất cả là để che đậy cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã kéo dài suốt 13 năm qua và tội diệt chủng, chống lại loài người của phe nhóm Giang Trạch Dân.
Ông Văn Chiêu (nhà bình luận thời sự): “Phe Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã lợi dụng bộ máy nhà nước để tiến hành cuộc đàn áp chống Pháp Luân Công trong nhiều năm qua. Nhưng thay vì tiêu diệt được Pháp Luân Công, thì họ giờ đây đã mắc kẹt vào tình cảnh này”.
Văn Chiêu: “Từ khi cái gọi là ‘cuộc tự thiêu’, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã không tấn công Pháp Luân Công trong một thời gian dài. Trong thực tế Pháp Luân Công vẫn luôn luôn ở đó.
Do cuộc đàn áp của ĐCSTQ đã không thành công, nên vấn đề Pháp Luân Công đã trở thành một nhân tố quan trọng để cân nhắc đối với ĐCSTQ trong việc ra bất kỳ quyết định lớn nào. Người kế nhiệm của ĐCSTQ luôn luôn bị trói buộc với cuộc đàn áp Pháp Luân Công đẫm máu này”.



Nhà bình luận thời sự Lam Thuật đã chỉ ra rằng: Phe cánh Giang Trạch Dân đã tiết lộ “thông tin” này với Bạc Hy Lai từ lâu, để tìm kiếm một lối thoát.
Lam Thuật: “Theo các bản tin, Giang Trạch Dân đã nói chuyện với Bạc Hy Lai trong những dịp riêng tư về điều này, và rằng để tiếp tục thăng tiến trong sự nghiệp chính trị thì Bạc Hy Lai phải có một vị trí rõ ràng về vấn đề đàn áp Pháp Luân Công. Vì vậy Bạc đã dốc toàn lực để đàn áp Pháp Luân Công. Do đó phe cánh Giang đã cân nhắc sử dụng Bạc Hy Lai để trao quyền lực”.
Tuy nhiên, Bạc Hy Lai đã bị Ôn Gia Bảo thuyên chuyển tới Trùng Khánh. Và điều này đã đẩy Bạc ra khỏi viễn cảnh trở thành người kế nhiệm. Hơn nữa, Hồ Cẩm Đào thích người đồng đội là Lý Khắc Cường [lên nắm quyền] hơn. Vì vậy Giang Trạch Dân đã ở vào thế khó từ trước Đại hội lần thứ 17 của ĐCSTQ.
Văn Chiêu: “Giang Trạch Dân rất lo lắng. Nếu người kế nhiệm mà ông ta đã chọn bị thay đổi thì cuộc đàn áp này không thể tiếp tục được. Đặc biệt là nếu người đó là người thuộc phe nhóm đối lập với ông ta, là người mà ông ta không quen thuộc hoặc là không thể kiểm soát được. Khi đó thì ông ta sẽ bị trừng phạt, điều mà ông ta hết sức lo sợ”.
WikiLeaks còn tiết lộ gần đây rằng một số lãnh đạo ĐCSTQ về hưu cũng thích Tập Cận Bình, người vốn rất thận trọng trong những việc làm của mình. Vì thế Tập Cận Bình đã được đột ngột đẩy lên trong Đại hội ĐCSTQ lần thứ 17.
Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin từ nội bộ về cái cách mà Giang Trạch Dân đã ép buộc Kiều Thạch về hưu, sau khi áp đặt những điều luật hưu trí mới lên Bộ chính trị ĐCSTQ. Nguồn tin trên còn tiết lộ rằng Giang Trạch Dân đã lên kế hoạch “sử dụng phương pháp ép Hoa Quốc Phong về hưu của Đặng Tiểu Bình, và tiêu diệt Tập Cận Bình”.
Văn Chiêu: “Tập Cận Bình không trực tiếp dính líu vào những tội ác chống lại nhân quyền. Vì vậy Giang Trạch Dân không yên tâm”.
Bản tin này cho biết kế hoạch của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã đang được Bạc và Chu tiến hành trôi chảy. Nhưng sự kiện Vương Lập Quân đào ngũ chạy sang Lãnh sự quán Mỹ đã phơi bày âm mưu đó ra, và toàn bộ kế hoạch đã sụp đổ.
Vương Lập Quân đã vạch trần ra rằng Bạc Hy Lai đã ép buộc đội của ông ta làm rất nhiều “những việc không thể tưởng tượng nổi”. Lam Thuật phân tích rằng: dựa trên lời khai và nhiều tài liệu về việc mổ cắp nội tạng, thì điều mà Vương nói là “những việc không thể tưởng tượng nổi” ấy không chỉ là những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực và nạn tham nhũng.
Lam Thuật: “Tôi nghĩ rằng ý của ông ta khi nói “những việc không thể tưởng tượng nổi” là bao gồm cả việc thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Một khi điều này bị vạch trần, thì ĐCSTQ sẽ ở vào phía đối lập với toàn thể xã hội quốc tế”.
Một báo cáo điều tra mang tên “Thu hoạch đẫm máu” đã được xuất bản vào năm 2007, về nạn thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Các tác giả của báo cáo này là David Matas, một nhà điều tra độc lập kiêm luật sư nhân quyền quốc tế, và ông David Kilgour, cựu thư ký bang Canada phụ trách châu Á Thái Bình Dương kiêm nghị sỹ Quốc hội Canada. Họ đã kết luận rằng dựa trên 52 loại bằng chứng của họ, thì “tội ác chưa từng có trên hành tinh này” đang thực sự diễn ra tại Trung Quốc. Thời báo ĐKN đưa tin rằng một khi phe nhóm Giang Trạch Dân đánh mất sự khống chế tuyệt đối của nó đối với đất nước Trung Quốc, thì sự thực sẽ được phơi bày ngay lập tức, và xã hội Trung Quốc sẽ có biến động rất lớn.

Theo NTDTV
read more...

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

SỰ AI OÁN CỦA DÂN NGHÈO MẤT ĐẤT VÀ CHIẾC " BÁNH VẼ " 8, 2 TỶ USD:CỦA KHU ĐÔ THỊ ECO PARK (SỰ PHÁT TRIỂN TỤT LÙI HAY VĂN MINH ĐÔ THỊ?)


SỰ AI OÁN CỦA DÂN NGHÈO MẤT ĐẤT VÀ CHIẾC " BÁNH VẼ " 8, 2 TỶ USD:CỦA KHU ĐÔ THỊ ECO PARK (SỰ PHÁT TRIỂN TỤT LÙI HAY VĂN MINH ĐÔ THỊ?)

SAVILLS ĐỘC QUYỀN BÁN NHÀ KHU ĐÔ THỊ ECO PARK – VĂN GIANG - HƯNG YÊN

Công ty TNHH Savills Việt Nam đã kí thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần đầu tưvà phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajco) để trở thành Đại diện bán độc quyền khu nhà ở thuộc Khu đô thị Eco Park – Văn Giang - Hưng Yên.

Savills độc quyền bán nhà khu đô thịEco Park – Văn Giang - Hưng Yên


TIN TỔNG HỢP:
Với tổng diện tích gần 500 ha và tổng vốn đầu tư gần 8,2 tỷ đô la Mỹ, khu đô thị Eco Park do Vihajico đầu tư phát triển sẽ là khu đô thị lớn nhất miền Bắc trong tương lai.
[Your AD Here]
Savills độc quyền bán nhà khu đô thị Eco Park – Văn Giang - Hưng Yên - Ảnh minh họaSavills độc quyền bán nhà khu đô thị Eco Park – Văn Giang - Hưng Yên - Ảnh minh họa

Savills độc quyền bán nhà khu đô thị Eco Park – Văn Giang - Hưng Yên

Khu nhà ở đầu tiên của Eco Park dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào tháng 8/2009, theo đó thị trường bất động sản khu vực Hà Nội sẽ có thêm hàng chục ngàn căn hộ chung cư và biệt thự cho khách hàng lựa chọn.
Ông Holger Molendyk, Giám đốc Đầu Tư và Phát Triển kinh doanh của Ecopark cho biết, “Chúng tôi rất vui mừng hợp tác cùng công ty Savills Việt Nam. Với sự hợp tác này, chúng tôi sẽ đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt với tiêu chuẩn quốc tế.”

Ông Matthew Powell, Giám đốc công ty Savills Việt Nam tại Hà Nội nhấn mạnh: “ Eco Park là một trong những dự án khu đô thị lớn nhất và tiềm năng nhất tại Hà Nội.” 
KhuDoThiMoi.Com - Theo Đ.K (Dothi)

( Nguồn: http://khudothimoi.com/khudothi/vangiang-ecopark/531-savills-doc-quyen-ban-nha-khu-do-thi-eco-park-van-giang-hung-yen.html )
----------------------------------------------------

Thông tin mô tả:

Ecopark là khu đô thị sinh thái có quy mô lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích phát triển lên đến 500ha

Toàn bộ khu đô thị được chia nhỏ thành 11 tiểu khu bao gồm: Khu Trung tâm thương mại, khu cửa ngõ phía Bắc, khu cửa ngõ phía Nam, khu phố cổ, khu sáng tạo, khu dân cư đô thị, khu nhà ở cộng đồng có sân chung, khu sân sau công cộng của các khối nhà,  khu biệt thự ven hồ và khu cộng đồng cửa ngõ đô thị.


Theo quy hoạch chi tiết của đô thị với phân chia tỉ lệ sử dụng đất lý tưởng: 33,85% đất ở, đất thương mại chiếm 22,28%, đất xây xanh, mặt nước chiếm 21,86%, đất giao thông chiếm 17,13% và đất hành chính, công cộng chiếm 4,88% tổng diện tích.
Tổng quan của Khu đô thị Ecopark | ảnh 1

Tổng quan của Khu đô thị Ecopark | ảnh 2
Ecopark Là sự hiện thực hoá ý tưởng về một thành phố xanh, phát triển bền vững và đạt đẳng cấp hàng đầu trong khu vực. Ecopark là nơi giao thoa của truyền thống và hiện đại của vẻ đẹp tự nhiên và  sự khéo léo của bàn tay người kiến tạo, của sự sầm uất và nét thanh bình...Đó thực sự là không gian lý tưởng để tham quan, nghỉ dưỡng và tận hưởng cuộc sống.
Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Ecopark | ảnh 1
Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Ecopark | ảnh 2
Ecopark nơi cuộc sống hoà quyện cùng thiên nhiên: Cây xanh và sông hồ, những biệt thự và căn hộ hiện đại, khung cảnh sống tiện nghi và an toàn, những tiện ích công cộng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tất cả nằm trong khu công viên và những con đường tản bộ yên tĩnh tạo nên một quang cảnh tuyệt vời cho những phút vô giá bên người thân, bạn bè. Ecopark mang lại cho gia đình bạn không chỉ là một ngôi nhà mà là cả một môi trường sống.
Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Ecopark | ảnh 3
Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Ecopark | ảnh 4

Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Ecopark | ảnh 5
Ecopark được xây dựng theo mô hình thành phố chức năng với đầy đủ các tiện ích công cộng như: rạp chiếu phim, câu lạc bộ, sân tennis, phòng tập thể thao, công viên, sân chơi trẻ em,trường học các cấp, bệnh viện, siêu thị - Tất cả được đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm làm hài lòng cả những vị chủ nhân khó tính nhất. Điểm đặc biệt là ở chỗ ở, bất cử công trình nào cũng đều được thiết kế với ý tưởng xuyên suốt là sự kết hợp hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Điều đó sẽ mang lại cho bạn những giây phút thoải mái nhất bên cạnh bạn bè và người thân của chính mình.
Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Ecopark | ảnh 6
Khu tài chính và thương mại của Ecopark nằm tại trung tâm khu đô thị với những quảng trường lớn, trung tâm mua sắm, hội nghị, triển lãm hiện đại cùng các toà nhà văn phòng cao cấp. Chính tại đây, một chuỗi công viên sẽ được xây dựng với chức năng như một lá phổi xanh và đảm bảo nét thanh bình ngay cả ở những khu vực sầm uất nhất.
Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Ecopark | ảnh 7

Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Ecopark | ảnh 8
Những bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khoẻ hiện đại, hệ thống trường học từ mẫu giáo đến cao đẳng, đại học đựơc quan tâm đầu tư đặc biệt - đó chình là lý do vì sao Ecopark có quyền tự hào về một môi trường tiên tiến, cho phép phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần cho mỗi người.
Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Ecopark | ảnh 9
Khu Rừng Cọ- Căn hộ hiện đại
Căn hộ hiện đại Rừng Cọ nằm trong giai đoạn 1 của Dự án Khu đô thị sinh thái Ecopark là tổng hoà của những thiết kế thông minh, không gian cảnh quan mở và một hệ thống dịch vụ tiện ích toàn diện.
Thiết kế, mẫu nhà của Khu đô thị Ecopark | ảnh 1
Các tòa nhà có thiết kế đa dạng cao từ 19-25 tầng bao gồm các căn hộ với diện tích từ 71m2 đến 151m2 và penthouse với diện tích 141m2 đến 144.9m2 được thiết kế thông minh, gói nội thất hoàn hảo thoả mãn lựa chọn của mọi gia đình. Một không gian sinh hoạt song hành cùng các không gian chức năng hiện đại và đẳng cấp được triển khai đồng loạt trong giai đoạn 1 như: trường học, nhà trẻ, trung tâm thương mại, câu lạc bộ thể thao, sân tennis, bể bơi, sân chơi cho trẻ em và công viên cây xanh… khung cảnh sống tiện nghi và an toàn, những tiện ích công cộng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tất cả nằm trong khu công viên và những con đường tản bộ yên tĩnh tạo nên một quang cảnh tuyệt vời cho những giây phút vô giá bên người thân và bạn bè.
Thiết kế, mẫu nhà của Khu đô thị Ecopark | ảnh 2

Khu Phố Trúc -Nhà phố cộng đồng
Nhằm xây dựng một không gian kinh doanh, mua sắm du lịch và ẩm thực phục vụ công đồng dân cưEcopark và khách du lịch, ngay trong giai đoạn đầu tiên khu nhà phố Phố Trúc với 130 căn nhà phố liền kề có diện tích từ 100 đến 120 m2, mặt tiền 5m với hai mặt phố rộng đang trong giai đoạn xây dựng, sớm bàn giao cho khách hàng để đi vào hoạt động. Tuy là một khu dành cho kinh doanh nhưng với lợi thế được bao bọc bởi hệ thống công viên cây xanh và con sông Bắc Hưng Hải hiền hòa, Phố Trúc sẽ mang lại cho khách du lịch một cảm giác thư thái thoải mái nhất.
Thiết kế, mẫu nhà của Khu đô thị Ecopark | ảnh 3
Không chỉ phục vụ nhu cầu kinh doanh, cửa hàng shop thời trang, một quán cà phê hay một cửa hàng ăn nhanh, các nhà thiết kế đã sử dụng nguyên lý “tùy biến” trong thiết kế về công năng sử dụng cho nhà phố Phố Trúc. Không gian kinh doanh, không gian sinh hoạt để tận hưởng không khí trong lành của các công viên cây xanh xung quanh đã được các kiến trúc sự thiết kế vô cùng linh hoạt với phương án lệch tầng và cầu thang thông minh. Phương án này đã được khách hàng đánh giá rất cao và háo hức đón chờ.
Với ý tưởng kết hợp hài hòa giữa hai không gian chức năng: không gian thương mại và không gian sinh hoạt, Phố Trúc được coi là một "tiện ích đặc biệt", vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vừa mang lại sự sầm uất, năng động... cho cư dân Ecopark.
Thiết kế, mẫu nhà của Khu đô thị Ecopark | ảnh 4

Khu Vườn Tùng-Biệt thự cộng đồng
Khu Biệt thự Vườn Tùngcó tổng diện tích 11.07 ha trong đó bao gồm 138 căn đơn lập (diện tích từ 293 – 766m2).
Với tỷ lệ xây dựng vào khoảng 40%. Vihajico đã dành tới 2,4.ha để đầu tư 02 công viên trung tâm (Club House) với hàng trăm cây cổ thụ tỏa bóng mát phủ kín các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng như Câu lạc bộ, Bể bơi, sân tennis và các khoảng không gian thư giãn. Những chuyên gia cảnh quan hàng đầu đã kết hợp hài hòa giữa cây cổ thụ, cây bóng mát và hàng trăm loài hoa tạo nên một bức tranh thiên nhiên đặc sắc mà màu xanh là chủ đạo.
Thiết kế, mẫu nhà của Khu đô thị Ecopark | ảnh 5
Các căn biệt thự đều được thiết kế nhấn mạnh vào những không gian mở, sử dụng phương pháp xây dựng mới giúp bảo vệ môi trường. Trên cơ sở bàn giao phần thô, khách hàng hoàn toàn có thể tự quyết định phong cách thiết kế cho từng căn phòng cũng như trang trí hoàn thiện ngôi nhà mình lựa chọn. Với diện tích rộng của các căn biệt thự, bạn sẽ có đủ không gian để thể hiện những ý tưởng và sở thích của mình.
Thiết kế, mẫu nhà của Khu đô thị Ecopark | ảnh 6
Thiết kế, mẫu nhà của Khu đô thị Ecopark | ảnh 7

Khu Vườn Mai-Biệt thự cộng đồng
Khu Biệt thự Vườn Mai có tổng diện tích 7.68 ha trong đó bao gồm 109 căn đơn lập (diện tích từ 296 – 618m2).
Với tỷ lệ xây dựng vào khoảng 40%. Vihajico đã dành tới 2,4.ha để đầu tư 02 công viên trung tâm (Club House) với hàng trăm cây cổ thụ tỏa bóng mát phủ kín các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng như Câu lạc bộ, Bể bơi, sân tennis và các khoảng không gian thư giãn. Những chuyên gia cảnh quan hàng đầu đã kết hợp hài hòa giữa cây cổ thụ, cây bóng mát và hàng trăm loài hoa tạo nên một bức tranh thiên nhiên đặc sắc mà màu xanh là chủ đạo.
Thiết kế, mẫu nhà của Khu đô thị Ecopark | ảnh 8
Các căn biệt thự đều được thiết kế nhấn mạnh vào những không gian mở, sử dụng phương pháp xây dựng mới giúp bảo vệ môi trường. Trên cơ sở bàn giao phần thô, khách hàng hoàn toàn có thể tự quyết định phong cách thiết kế cho từng căn phòng cũng như trang trí hoàn thiện ngôi nhà mình lựa chọn. Với diện tích rộng của các căn biệt thự, bạn sẽ có đủ không gian để thể hiện những ý tưởng và sở thích của mình.
Thiết kế, mẫu nhà của Khu đô thị Ecopark | ảnh 9
Thiết kế, mẫu nhà của Khu đô thị Ecopark | ảnh 10
Vị trí
Cách trung tâm Hà Nội hơn 10km, chắc chắn Ecopark sẽ làm bạn lạc vào một không gian hoàn toàn khác biệt chỉ sau khoảng 20 phút lái xe. Để đến Khu đô thị, bạn có thể chọn cho mình 1 trong 6 tuyến đường kết nối thuận tiện từ trung tâm Hà Nội.
Vị trí của Khu đô thị Ecopark | ảnh 1
Tuyến đường 1: Từ hồ Hoàn Kiếm đi qua cầu Chương Dương đến đê tả Sông Hồng đi thẳng tới đô thị Ecopark
Tuyến đường 2: Từ hồ Hoàn Kiếm đi qua cầu Vĩnh Tuy đến đê tả Sông Hồng đi thẳng tới đô thị Ecopark
Tuyến đường 3: Từ hồ Hoàn Kiếm đi qua cầu Thanh Trì đến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đi thẳng tới cửa ngõ phía Bắc đô thị Ecopark
Tuyến đường 4: Theo đường quốc lộ 5A, đến cầu vượt Phú Thụy rẽ phải vào đường 179 đến khu đô thị
Tuyến đường 5: Qua cầu Vĩnh Tuy hoặc cầu Thanh Trì, rẽ vào đường Liên tỉnh Hà Nội Hưng Yên đến thẳng khu đô thị
Tuyến đường 6: Theo đường thủy trên Sông Hồng đến sông Bắc Hưng Hải đi quakhu đô thị.


Bản đồ
Vệ tinh
Địa hình
1 dặm
2 km

Chủ đầu tư : Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico)

(Nguồn:http://ecopark.batdongsan.com.vn/)
read more...