Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Nhân Điện: BÀN TAY ÁNH SÁNG


Nhân Điện: BÀN TAY ÁNH SÁNG
Barbara Brennan
Dịch giả : Lê Trọng Bổng
Lời giới thiệu
Nguyên tác: Hands of Light - A Guide to Healing Through the Human Energy Field

Sách hướng dẫn chữa trị qua trường năng lượng của con người.


Đây là kỷ nguyên mới và để lý giải cho câu nói của Shakespeare “Ngày càng có nhiều cái giữa Trời Đất mà con người không biết”. Cuốn sách nầy trao đổi với những ai đang tìm kiếm sự tự hiểu biết về những quá trình thể chất và cảm xúc của mình vượt ra khỏi khuôn khổ của Y học cổ điển.
Cuốn sách tập trung vào nghệ thuật chữa bệnh thông qua những phương pháp vật lý và siêu hình. Cuốn sách mở ra những phạm vi mới để hiểu được tính đồng nhất tâm thể mà lần đầu tiên Wilhelm Reich, Walter Canon, Franz Alexander, Flanders Dunbar, Burr và Northrup cùng nhiều nhà tìm tòi nghiên cứu khác trong lĩnh vực tâm thể học đã từng giới thiệu với chúng ta.
Nội dung cuốn sách giải quyết việc xác định những kinh nghiệm chữa trị và lịch sử các tìm tòi nghiên cứu khoa học về trường năng lượng con người và hào quang. Cuốn sách là tài liệu duy nhất nói về mối liên kết động lực học tâm lý với trường năng lượng con người. Cuốn sách mô tả những thay đổi của trường năng lượng vì nó liên quan đến các chức năng của cá thể.
Phần cuối cuốn sách xác định các nguyên nhân của bệnh tật và những nguyên nhân nầy dựa trên các khái niệm siêu hình với những rối loạn năng lượng của hào quang. Bạn đọc cũng sẽ tìm thấy ở đây mô tả bản chất của chữa trị tâm linh vì nó có liên quan đến thầy chữa à đối tượng chữa.
Cuốn sách được viết từ những trải nghiệm chủ quan của tác giả vốn đã được huấn luyện một cách khoa học thành nhà vật lý và tâm lý trị liệu. Sự phối hợp giữa kiến thức khách quan với những trải nghiệm chủ quan tạo nên một phương pháp độc đáo mở rộng tầm hiểu biết vượt qua giới hạn của kiến thức khách quan.
Đối với những ai vốn có đầu óc mở rộng cho sự tiếp cận như vậy, cuốn sách có những tư liệu vô cùng phong phú cho việc học tập, trải nghiệm và tiến hành thí nghiệm. Với những ai phản đối kịch liệt, tôi muốn khuyên họ hãy mở rộng tâm trí mình vào câu hỏi : “Có khả năng hiện hữu hay không hiện hữu thực trạng mới nầy, nó vượt ra khỏi ranh giới của thực nghiệm khoa học lô-gích và khách quan?”
Tôi hết lòng gửi gắm cuốn sách nầy cho những ai bị kích thích trước mỗi hiện tượng vật lý và siêu hình xảy ra trong đời sống. Cuốn sách là công trình trong nhiều năm nỗ lực quên mình, thể hiện quá trình tiến hoá của nhân cách tác giả và sự phát triển của năng khiếu chữa trị đặc biệt của chị. Bạn đọc sẽ đi vào một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn, lắm chuyện diệu kỳ.
Xin có lời khen ngợi chị Brennan về lòng dũng cảm trong việc cung cấp cho thế giới những trải nghiệm chủ quan và khách quan của mình.
Bác sĩ John PIERRAKOS
Viện năng lượng học nồng cốt 
New York City. 
LỜI CẢM TẠ
Tôi muốn tạ ơn các thầy học của tôi và tôi xin ghi quý danh các vị theo thứ tự thời gian tôi thụ giáo. Đầu tiên là Tiến sĩ Jim Cox và Bà Ann Bowman đã dạy tôi học thao tác năng lượng sinh học cùng với nhiều vị khác. Tôi trải qua nhiều năm học tập và làm việc với Bác sĩ John Pierrakos mà công trình của ông trong năng lượng học nồng cốt đã tạo nền móng cho công trình chữa trị sau nầy của tôi, cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi trong việc huấn luyện tôi liên kết các hiện tượng hào quang mà tôi chứng kiến với thao tác tâm lý động lực học. Xin cám ơn anh nhiều, John. Tôi mãi mãi nhớ ơn chị Eva Pierrakos, người khởi xướng đường lối tâm linh đặc biệt mà tôi thực hành, gọi là đường lối Pathwork. Tôi cũng muốn tạ ơn các thầy giáo đã dạy tôi chữa trị, Đức C.B và Đức Rosaly Bruyere. Tôi cũng rất muốn cảm ơn tất cả các sinh viên đến học với tôi và đã trở thành những thầy dạy tuyệt vời của tôi. 
Riêng đối với cuốn sách nầy, tôi cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ cho về bản thảo, và đặc biệt Bà Marjorie Bair về những nhận xét công tác thu thập và xuất bản; Tiến sĩ Jac Conaway về việc sử dụng máy vi tính của ông, và Maria Adeshian về việc đánh máy. Tôi cũng rất muốn cám ơn Bruce Austin về việc tu chỉnh từ ngữ lần cuối. Tôi rất biết ơn Bà Marilee Talman về sự giúp đỡ vô giá trong việc in ấn và hướng dẫn toàn bộ quá trình sản xuất cuốn sách. Tôi biết ơn về sự ủng hộ liên tục của Eli Wilner, của con gái tôi, cô Celia Conaway và bạn thân của tôi, Bà Moira Shaw, người vẫn nhắc nhở tôi về giá trị của mình mỗi khi tôi cần đến nhất.
Và hơn tất cả, tôi muốn tạ ơn các thầy dạy tâm linh thân thiết đã dìu dắt tôi từng bước trên đường đi và đã qua tôi mà giải bày phần lớn sự thật nằm trong cuốn sách nầy.
ĐÔI ĐIỀU VỀ TÁC GIẢ
Barbara Brennan là nhà chữa trị thực hành, nhà tâm lý trị liệu và nhà khoa học. Bà là chuyên viên khoa học Trung tâm phi hành thuộc cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ NASA.

Sau khi tốt nghiệp cao học Vật lý lưu uyển tại Trường đại học tổng hợp Wisconsin. Trong mười lăm năm qua, bà đã tiến hành nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực trường năng lượng con người và tích cực tham gia chương trình nghiên cứu của Trường đại học tổng hợp Drexel và Viện Thời Đại mới. Bà đã được huấn luyện về Chữa bệnh bằng năng lượng sinh học tại Viện Tổng hợp tâm vật lý, Cộng đồng con người tổng thể, và về Năng lượng học nồng cốt tại Viện Thời đại mới. Bà đã học với cả các nhà chữa trị Mỹ lẫn các nhà chữa trị thổ dân ở đây.
Hiện nay Barbara đang dạy nhiều lớp và tổ chức các hội thảo về Trường năng lượng con người. Chữa trị và Điều hòa chân khí (Channeling). Bà đã tổ chức các hội thảo tại nhiều vùng ở Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu. Bà chủ trì một cơ sở thực hành tư nhân tại New York City và East Hamptom, New York, Barbara là thành viên của Cộng đồng Pathwork, Phoenicia, New York.
CHƯƠNG 1
TRẢI NGHIỆM CHỮA TRỊ

PHẦN I 
SỐNG TRÊN HÀNH TINH NĂNG LƯỢNG 
Tôi vẫn cho rằng sự xúc cảm ngưỡng mộ thiêng liêng đối với vũ trụ là niềm khích lệ nghiên cứu khoa học mạnh nhất và cao nhã nhất.
Albert Einstein. 

Trong những năm thực hành chữa trị tôi được ưu tiên làm việc với nhiều người thú vị. Đây là một số trong những người đó cùng câu chuyện về họ, làm cho ngày tháng trong cuộc đời của người thầy chữa trị trọn vẹn biết bao.
Bệnh nhân đầu tiên của tôi vào một ngày tháng mười năm 1984 là một chị trên hai mươi lăm tuổi tên Jenny. Jenny là một cô giáo hoạt bát, cao khoảng 5 feet 5 in ( 1 foot = 0,8048 m; 1 inch = 2,54 cm – ND), đôi mắt to màu xanh lơ, tóc huyền. Bè bạn gọi chị là Oải hương Phu nhân, vì chị yêu màu hoa Oải hương (màu tím nhạt – ND) và thường xuyên mặc áo quần màu nầy. Jenny cũng có một cửa hàng kinh doanh hoa hoạt động ngoài giờ và xếp các bó hoa cưới hoặc hoa trang trí hội hè rất trang nhã. Vào thời gian đó, chị đã xây dựng gia đình được vài năm với một nhà quảng cáo thành đạt. Jenny bị sẩy thai mấy tháng trước và không còn khả năng có thai. Khi Jenny tới bác sĩ để khám xem tại sao mình không thể thụ thai thì chị nhận được vài tin tức không tốt lành. Sau nhiều xét nghiệm và phát biểu của một vài thầy thuốc khác, người ta đặt chỉ định phẫu thuật cắt dạ con càng sớm càng tốt. Có những tế bào bất thường trong dạ con, ở chỗ bám của rau thai, Jenny lo sợ và quẩn trí. Hai vợ chồng chị đã chờ đợi đến khi tài chính đủ mạnh có thể giúp đỡ gia đình, nhưng bây giờ thì xem chừng không còn khả năng đó.
Lần đầu tiên Jenny đến với tôi, vào tháng tám năm ấy, chị không hề kể chuyện bệnh tật mà chỉ bảo: “Em cần sự giúp đỡ của chị. Chị hãy nói cho em biết những gì chị nhìn thấy trong con người em. Em phải quyết định một việc hệ trọng. "
Trong buổi chữa trị, tôi sử dụng tri giác cao cấp của mình nhìn vào trường năng lượng (hào quang) của chị. Tôi “thấy” một số tế bào bất thường trong dạ con ở phía dưới trái. Cùng lúc đó tôi “thấy” cả những tình huống xung quanh việc sẩy thai. Các tế bào bất thường này khu trú tại vị trí bám của rau thai. Tôi cũng “nghe được” những lòi lẽ mô tả hoàn cảnh của Jenny và điều cần làm về vấn đề nầy. Lời phán bảo nói rằng Jenny cần phải bỏ ra một tháng để đến bên bờ đại dương, dùng một số vitamin đặc hiệu, kiêng khem một vài loại thức ăn và thiền định hằng ngày, mỗi ngày ít nhất hai giờ, sau khi tự chữa một tháng như vậy, chị phải trở về cơ sở y tế và xét nghiệm lại. Tôi được cho biết rằng việc chữa trị hoàn tất và chị không phải trở lại chỗ tôi. Trong buổi chữa đó, tôi nhận được thông tin về tâm trạng của chị và cách thức tác động của tâm trạng này lên tình trạng mất khả năng tự chữa trị của chị. Chị căm ghét bản thân về chuyện sẩy thai. Hậu quả là chị đặt một cái "stress" lên người mình và ngăn cản thân thể tự chữa trị sau khi sẩy thai. Tôi cũng nghe phán bảo (và điều này là phần gay go cho tôi) rằng trong ít nhất là một tháng chị ta không được đi khám bác sĩ khác bởi vì việc chẩn đoán nầy nọ và việc thúc ép cắt dạ con chỉ tổ làm tăng them stress mà thôi. Lòng chị tan vỡ vì mong có đứa con mà không được. Chị đã khuây khoả phần nào khi rời chỗ làm việc của tôi, chị nói chị nhất định sẽ suy nghĩ them về mọi chuyện đã diễn ra trong buổi chữa.
Tháng mười, khi Jenny trở lại, trước tiên chị ôm chặt lấy tôi rồi tặng tôi một bài thơ ngắn lời lẽ dịu dàng để cám ơn. Các xét nghiệm của chị bình thường. Chị đã nghỉ cả tháng tám để trông nom con cái cho mấy người bạn ở Fire Island. Chị vẫn ăn kiêng, dùng vitamin và dành nhiều thời gian một mình thực hành tự chữa trị. Chị quyết định chờ thêm vài ba tháng nữa rồi sẽ thử xem có mang thai được không. Một năm sau, tôi được biết Jenny đã sinh một cháu trai khỏe mạnh .
Bệnh nhân thứ hai của tôi là Howard, cũng đến vào đúng ngày tháng mười đó. Ông là bố của Mary, một bệnh nhân được tôi chữa cách đó ít lâu, Mary trước đây được chẩn đoán có dấu hiệu tiền ung thư ở vú, chữa khoảng sáu buối thì hết. Chị thích công việc của tôi và đều đặn gởi bệnh nhân đến chỗ tôi.
Howard đã gặp tôi mấy tháng trước. Ông là công nhân hưu trí. Làm việc với ông rất thú vị. Lần đầu tiên đến chỗ tôi, ông xanh xao và thường xuyên bị tim. Khó khăn lắm ông mới bước qua được căn phòng mà không thấm mệt. Sau đợt chữa trị thứ nhất, nước da ông hồng hào và hết đau. Sau hai tháng được chữa trị hàng tuần, ông đã có thể khiêu vũ, Mary và tôi cùng nhau phối hợp việc chữa trị bằng cách đắp lên tay ông các thứ cỏ thuốc do một ông thầy lang kê đơn để chữa các tổn thương trên động mạch. Ngày hôm đó tôi cũng cân bằng và tăng lực cho trường năng lượng của ông. Các bác sĩ và bạn bè đều thấy rõ rệt ông đã khá hơn.
Một bệnh nhân khác hôm đó đến chỗ tôi là Ed. Lần đầu tiên anh đến chỗ tôi vì có vấn đề ở cổ tay. Các khớp ở chi trên và cổ tay anh ngày càng yếu. Anh cũng cảm thấy đau lúc cực khoái giao hợp. Trước đó ít lâu, anh thấy lưng yếu đi, và bây giờ tay yếu dần đến mức anh không thể cầm nổi một vật gì, thậm chí vài cái đĩa. Trong lần chữa đầu tiên, qua trường hào quang của anh, tôi “thấy” xương cụt bị tổn thương khi anh mới khoảng mười hai tuổi; trong thời gian bị thương nầy, anh có nhiều rối loạn phải giải quyết về các cảm giác tình dục nảy sinh vào tuổi dậy thì. Tai nạn làm giảm những cảm giác nầy và anh đã chịu đựng được tốt hơn.
Xương cụt của anh bị kẹt bên trái và không thể chuyển động bình thường để tham gia vào việc bơm dịch não tủy theo đường đi bình thường của nó. Điều đó gây nên sự mất cân bằng và suy nhược nghiêm trọng trong toàn bộ hệ thống năng lượng. Bước tiếp theo trong quá trình thoái hoá này là suy yếu phần lưng dưới, rồi lưng giữa, sau đó là phần lưng trên. Mỗi lần anh ta suy yếu do thiếu dòng chảy năng lượng ở một bộ phận nào thì bộ phần khác tìm cách bù lại suy yếu đó. Anh bắt đầu chống lại sức căng xảy ra ở các khớp của chi trên, và cuối cùng các khớp chịu thua và suy yếu. Toàn bộ quá trình suy yếu kéo dài nhiều năm.
Ed và tôi cùng tiến hành một quá trình chữa trị hữu hiệu trong vài tháng . Đầu tiên tôi thao tác với dòng chảy năng lượng để làm cho xương cụt hết bị kẹt, ngay ngắn trở lại, sau đó tăng cường và cân bằng dòng chảy năng lượng của anh. Sức lực anh dần dà trở lại như cũ. Trưa hôm ấy anh ta chỉ còn bị yếu chút ở cổ tay trái. Nhưng trước khi chú trọng đến điều đó, tôi lại cân bằng và tăng lực cho toàn bộ trường năng lượng của anh. Sau đó tôi dành thêm thời gian tác động cho năng lượng chữa trị tuôn chảy vào cổ tay.
Bệnh nhân cuối cùng của tôi trong ngày hôm ấy là Muriel, nghệ sĩ, vợ của một nhà phẫu thuật nổi tiếng. Đây là lần thứ ba chị hẹn gặp tôi. Ba tuần trước chị đã đến chỗ tôi với một tuyến giáp rất to. Trong lần đến gặp đầu tiên đó, tôi sử dụng tri giác cao cấp của mình để thu thập thông tin về hoàn cảnh của Muriel. Tôi thấy rằng tuyến giáp của chị to không phải do ung thư, và chỉ với hai lần chữa phối hợp với thuốc men mà bác sĩ đã kê cho chị, chỗ tuyến giáp to ra đã biến mất. Tôi thấy không cần mổ xẻ . Chị xác nhận rằng chị đã khám một vài bác sĩ và họ đã kê cho chị thuốc làm co tuyến giáp. Chị nói thuốc đã làm cho tuyến giáp nhỏ đi ít nhiều nhưng chị vẫn cần đến phẫu thuật và trường hợp của chị có thể là ung thư. Cuộc mỗ được dự định tiến hành một tuần sau lần gặp thứ hai. Tôi chữa riêng cho chị hai lần trong tuần. Đến hẹn chị tới bệnh viện để mổ thì các bác sĩ hết sức ngạc nhiên, không cần phải mổ nữa. Ngày hôm đó chị trở lại để yên trí xem mọi cái đã hồi phục lại như thường chưa. Đã.

Những sự kiện có vẻ kỳ lạ nầy xảy ra như thế nào? Tôi làm gì để giúp đỡ những con người này? Quá trình mà tôi sử dụng mệnh danh là chữa bệnh thao tác bàn tay, chữa bệnh bằng niềm tin hay chữa bệnh bằng tâm linh. Hoàn toàn không phải là một quá trình kỳ lạ, trái lại rất chân phương dù cho nhiều khi khá phức tạp. Nó là một phương thức cân bằng lại trường năng lượng mà tôi gọi là trường năng lượng con người vốn hiện hữu xung quanh chúng ta.
Ai cũng có một trường năng lượng hay là hào quang bao quanh và thâm nhập vào thân thể. Trường năng lượng này kết hợp chặt chẽ với sức khỏe. Tri giác cao cấp là phương thức lĩnh hội sự vật vượt qua phạm vi thông thường của giác quan con người. Nhờ nó, con người có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm, thấy và xúc chạm những sự vật mà bình thường không cảm nhận được. Tri giác cao cấp là một kiểu “nhìn thấy” trong đó bạn thấy một bức tranh trong óc mà không cần sử dụng thị giác thông thường. Nó không phải là tưởng tượng. Đôi khi nó được coi như minh triết. Tri giác cao cấp phát hiện ra thế giới động lực các trường năng lượng sống tương tác lỏng ở xung quanh và xuyên qua mọi vật. Phần lớn cuộc đời tôi như ở giữa một cuộc khiêu vũ với cả đại dương năng lượng sống động trong đó con người tồn tại. Qua cuộc khiêu vũ đó, tôi đã phát hiện ra rằng năng lượng ấy truyền sức mạnh cho ta, nuôi dưỡng ta, cho ta cuộc sống. Ai cũng cảm thấy nặng lượng bên cạnh mình; ta là của nó, nó là của ta.
Bệnh nhân và học trò của tôi hỏi rằng tôi bắt đầu nhìn thấy trường năng lượng xung quanh mọi người từ bao giờ? Tôi bắt đầu thấy nó là công cụ có ích từ khi nào? Thế nào là có khả năng nhận ra sự vật vượt qua giới hạn của các giác quan con người? Trường hợp của tôi là đặc biệt hay có thể học hỏi để được như vậy?
Nếu thế thì họ có thể làm gì để mở rộng tri giác của chính mình, và điều nầy có giá trị như thế nào đối với cuộc đời của họ? Để trả lời được trọn vẹn các câu hỏi nầy, tôi phải quay lại buổi ban đầu.
Tuổi thơ của tôi rất bình dị. Tôi lớn lên trong một trang trại ở Wisconsin. Vì không có nhiều bạn chơi trong vùng, tôi thường tha thẩn một mình. Tôi ngồi một mình trong rừng hàng giờ, hết sức im lặng, chờ những con vật nho nhỏ bước đến với tôi. Tôi tập hòa mình vào xung quanh. Không phải là mãi về sau tôi mới bắt đầu hiểu hết ý nghĩa của những khoảng thời gian im lặng và chờ đợi đó. Giữa những khoảnh khắc yên tĩnh trong rừng, tôi đi vào một trạng thái bành trướng ý thức trong đó tôi có khả năng thấy được những sự vật vượt ra khỏi giới hạn trải nghiệm thông thường của con người.
Tôi nhớ là đã biết được từng con vật nhỏ trong rừng mà không cần nhìn. Tôi có thể cảm nhận được trạng thái đó. Khi tôi tập bịt mắt đi lại trong rừng, tôi cũng cảm nhận được cây cối trước khi tự tay tôi chạm tới. Tôi thấy rằng cây cối hiện ra to hơn là khi nhìn bằng mắt. Cây cối có trường năng lượng sống bao quanh, và tôi thấy các trường năng lượng đó. Về sau tôi tập nhìn trường năng lượng của cây và của các động vật nhỏ. Tôi phát hiện ra rằng mọi vật đều có trường năng lượng bao quanh, giống như ánh sáng của ngọn nến. Tôi cũng bắt đầu nhận thấy rằng mọi vật liên kết với nhau bằng các trường năng lượng nầy và không một không gian nào hiện hữu mà lại không có trường năng lượng. Mọi vật, kể cả tôi, đều sống giữa đại dương năng lượng.
Đối với tôi, điều đó không phải là phát hiện lý thú, mà chỉ đơn giản là trải nghiệm của mình, cũng tự nhiên như nhìn thấy con sóc đang ăn quá đấu trên cành cây vậy. Tôi không hề công thức hóa những trải nghiệm nầy vào bất cứ lý thuyết nào nói về cung cách hoạt động của thế giới. Tôi chấp nhận mọi thứ mình nhìn thấy trong trạng thái hoàn toàn tự nhiên, cho rằng ai ai cũng biết, sau đó tôi quên.
Lúc bước vào tuổi vị thành niên, tôi thôi không vào rừng nữa. Tôi bắt đầu quan tâm tới cung cách hoạt động của các sự vật và tại sao chúng lại như thế. Tôi thường đặt câu hỏi với mọi vật để tìm ra trật tự và để hiểu thế giới hoạt động như thế nào. Tôi vào trường đại học, nhận bằng cử nhân khoa học về Vật lý lưu uyển, rồi làm công tác nghiên cứu nhiều năm cho Cơ quan hàng không vũ trụ NASA. Về sau tôi học tập và trở thành cố vấn. Không phải cho đến khi tôi làm cố vấn một số năm tôi mới bắt đầu nhìn thấy màu sắc quanh đầu mọi người và nhớ tới những trải nghiệm trong rừng thời thơ ấu. Lúc bấy giờ tôi nghiệm ra rằng các trải nghiệm đó đã mở đầu cho tri giác cao cấp hay sức nhìn thấu thị của mình. Những trải nghiệm tuổi thơ thú vị và bí mật ấy cuối cùng đã dẫn đến khả năng chẩn đoán và chữa trị của tôi.
Khi nhìn lại, tôi có thể thấy mô hình phát triển các khả năng của tôi bắt đầu lúc lọt lòng. Cứ như là đời tôi đã được bàn tay vô hình nào đó dẫn dắt tới và đi qua từng trải nghiệm theo kiểu dẫn từng bước, rất giống kiểu dạy ở trường học – trường học đường đời như ta vẫn nói.
Trải nghiệm trong rừng giúp cho việc mở rộng các giác quan của tôi. Sau đó, việc học tập ở trường đại học giúp phát triển tư duy lô gíc. Việc rèn luyện để thành người cố vấn đã khai mở tầm nhìn, khai mở trái tim tôi ra toàn nhân loại. Cuối cùng, việc rèn luyện tâm linh (sau này tôi sẽ luận bàn về vấn đề nầy) làm cho tôi tin vào những trải nghiệm khác thường của mình để mở rộng tâm trí mà chấp nhận là “có thật”. Bấy giờ tôi bắt đầu tạo ra một khuôn khổ để nhờ đó mà hiểu thấu các trải nghiệm nầy. Dần dà tri giác cao cấp và trường năng lượng con người trở nên các bộ phận hợp thành của đời tôi.
Tôi tin tưởng vững chắc rằng chúng trở thành một phần cuộc đời của bất kỳ ai. Để phát triển tri giác cao cấp, cần phải đi vào một trạng thái bành trướng ý thức. Có nhiều phương pháp thực hiện việc nầy. Thiền định nhanh chóng trở thành nổi tiếng. Thiền định có thể thực hành bằng nhiều cách, điều quan trọng là tìm ra cách thích hợp nhất đối với bạn.
Trong phần sau của cuốn sách, tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài cách để bạn có thể tùy ý lựa chọn. Tôi cũng thấy rằng bạn có thể đi vào trạng thái bành trướng ý thức bắng cách tản bộ, dạo chơi, câu cá, ngồi trên đụn cát ngắm sóng vỗ vào bờ hoặc ngồi trong rừng như tôi thuở nhỏ. Bạn đã tiến hành việc đó như thế nào, dù bạn gọi là thiền định hay mơ mộng, hay gì nữa? Điều quan trọng nhất ở đây là dành được đủ thời gian lắng nghe bản thân mình - thời gian để làm im ắng cái tâm trí huyên náo cứ liên tục nói về điều bạn cần làm, về cung cách bạn đã thắng được lý lẽ nọ, về điều mà bạn vẫn làm, về cái mà bạn cho là sai, v.v. và v.v. Khi tiếng líu lo không dứt đó bị cắt thì một thế giới mới trọn vẹn của thực tại hài hòa êm ái mở ra trước mắt bạn. Bạn bắt đầu hòa mình vào xung quanh, như tôi đã từng làm trong rừng. Cũng lúc đó, nhân cách của bạn không bị lãng quên mà được đề cao.
Quá trình hòa mình vào xung quanh là một phương thức khác để mô tả nhận thức mở rộng đang trải nghiệm.
Chẳng hạn, hãy lưu ý lần nữa đến cây nến và lửa ngọn nến. Thông thường ta đồng nhất hóa bản thân như một vật thể (sáp và bấc) với ý thức (ngọn lửa). Khi ta đi vào trạng thái bành trướng ý thức, ta nhận thấy ta cũng như ánh sáng phát ra từ ngọn lửa đó. Ánh sáng bắt đầu chỗ nào và ngọn lửa kết thúc ở đâu? Đấy dường như là một dòng kẻ. Nhưng khi nhìn kỹ hơn, bạn có biết chính xác đó là chỗ nào không?
Ngọn lửa bị ánh sáng thâm nhập hoàn toàn. Ánh sáng trong phòng, ngoài ánh sáng ngọn nến (đại dương năng lượng), có thâm nhập ngọn lửa không? Có. Ánh sáng trong phòng bắt đầu ở đâu và ánh sáng ngọn nến kết thúc ở đâu?
Theo vật lý học, không có ranh giới cho ánh nến; nó vươn tới vô tận. Vậy thì ranh giới cuối cùng của ta ở đâu?
Trải nghiệm của tôi về tri giác cao cấp, kết quả của bành trướng ý thức, là không có ranh giới. Tôi càng bành trướng ý thức thì tri giác cao cấp của tôi càng mở rộng, tôi càng có khả năng hơn trong việc nhìn thấy thực tại vốn ở sẵn đấy rồi nhưng trước đây nằm ngoài tầm giác quan của mình.
Nhờ tri giác cao cấp của bản thân mở rộng, thêm nhiều thực tại đi vào tầm mắt. Buổi đầu tôi chỉ nhìn thấy được những trường năng lượng thô xung quanh đồ vật: chỉ khoảng trên dưới 1 in. cách mặt da. Khi đã thành thạo hơn, tôi có thể nhìn thấy trường nầy vượt quá mặt da xa hơn nữa nhưng rõ ràng là một chất mịn hơn hoặc một thứ ánh sáng kém mạnh hơn. Mỗi lần tôi nghĩ là mình đã tìm ra ranh giới thì một thời gian sau tôi lại thấy vượt ra xa hơn ranh giới đã tìm ra.
Đường ranh giới ở đâu? Tôi kết luận rằng thật dễ dàng hơn khi nói là chỉ có các lớp: lớp của ngọn lửa, sau đó là ánh sáng của ngọn lửa, rồi đến ánh sáng của căn phòng. Thật khó mà phân biệt được từng ranh giới. Muốn thấy được từng lớp phía ngoài đòi hỏi phải tăng cường bành trướng ý thức và hòa đồng tri giác cao cấp một cách tinh vi hơn. Khi trạng thái bành trướng ý thức của bạn phát triển thì ánh sáng mà trước đây bạn nhìn thấy lờ mờ nầy sẽ rạng lên và trở thành dễ xác định.
Qua nhiều năm dần dần phát triển tri giác cao cấp, tôi sưu tập các quan sát của mình. Phần lớn các quan sát nầy được tiến hành trong 15 năm làm cố vấn. Vốn được đào tạo về vật lý học, tôi hoài nghi khi lần đầu tiên bắt đầu “nhìn thấy” hiện tượng hào quang xung quanh thân thể con người . Song vì các hiện tượng vẫn cứ tồn tại, thậm chí cả khi tôi nhắm mắt lại để xua đuổi hình ảnh hoặc chuyển dịch xung quanh căn phòng, cho nên tôi bắt đầu quan sát kỹ càng hơn. Và cứ thế, cuộc hành trình của tôi bắt đầu, đưa tôi vào những thế giới mà trước đây tôi không biết là hiện hữu; làm thay đổi hoàn toàn cung cách trước đây tôi vẫn trải nghiệm về thực tai, con người, vũ trụ cùng mối quan hệ của tôi với vũ trụ.
Tôi thấy rằng trường năng lượng kết hợp mật thiết với sức khỏe và hạnh phúc của con người. Nếu một người không được khỏe thì điều đó biểu hiện rõ trong trường năng lượng bằng một dòng chảy năng lượng mất cân bằng và/hoặc năng lượng ứ trệ ngừng chảy và hiện ra thẩm màu . Màu sắc và hình thái nầy rất đặc trưng cho từng loại bệnh. Tri giác cao cấp rất có giá trị trong y học và trong vai trò tham vấn tâm lý học. Khi sử dụng tri giác cao cấp, tôi trở nên thành thạo trong việc chẩn đoán các vấn đề thể chất lẫn tâm lý và trong việc tìm ra biện pháp giải quyết các vấn đề đó.
Với tri giác cao cấp, cơ chế bệnh tâm thể nằm ngay trước mắt bạn. Tri giác cao cấp phát hiện cung cách mà phần lớn bệnh tật khởi đầu trong các trường năng lượng rồi qua thời gian và tập quán sống mà truyền sang thân thể, trở thành bệnh nặng. Nhiều khi nguồn gốc hoặc nguyên nhân khởi đầu của quá trình nầy phối hợp với chấn thương tâm lý và thân thể, hoặc kết hợp cả hai. Vì tri giác cao cấp phát hiện cung cách khởi đầu của bệnh tật cho nên nó cũng phát hiện cung cách đảo ngược quá trình bệnh tật.
Trong quá trình tập nhìn trường năng lượng, tôi cũng tập tương tác với nó một cách hữu thức, như với bất cứ vật gì tôi có thể nhìn thấy. Tôi có thể thao tác để cho trường năng lượng của mình tương tác với trường năng lượng của người khác. Tôi sớm học được cách làm cân bằng một trường năng lượng ốm yếu để người đó có thể trở lại sức khỏe tốt.
Hơn nữa, tôi thấy bản thân mình nhận được thông tin về nguồn gốc bệnh tật của bệnh nhân. Thông tin này dường như đến với tôi từ một trí óc có trình độ cao hơn bản thân tôi hoặc cái mà tôi thường coi là chính mình. Quá trình nhận thông tin theo cách nầy được gọi nôm na là dẫn kênh (channeling). Thông tin được dẫn kênh thường đến dưới hình thái lời nói, khái niệm hoặc bức tranh tượng trưng sẽ đi vào tâm trí tôi khi tôi tái cân bằng trường năng lượng của bệnh nhân.
Tôi luôn ở trạng thái biến đổi ý thức khi làm việc nầy. Tôi trở nên thành thạo trong việc nhận thông tin bằng cách kết hợp các biện pháp khi sử dụng tri giác cao cấp (tức là dẫn kênh hoặc nhìn thấy). Tôi thường đối chiếu cái mà tôi nhận được bằng bức tranh tượng trưng trong tâm trí tôi, bằng khái niệm hoặc bằng lời phán bảo trực tiếp với cái mà tôi nhìn thấy trong trường năng lượng. Chẳng hạn, trong một trường hợp, tôi nghe nói trực tiếp “cô ấy bị ung thư”. Và tôi thấy một đốm đen trong trường năng lượng của chị bệnh nhân đó. Đốm đen nầy phù hợp về kích thước, hình thù và vị trí với kết quả chụp CAT scanner tiến hành sau đó. Cách kết hợp nhận thông tin bằng tri giác cao cấp trở nên rất có kết quả, và tôi đạt được độ chính xác cao trong bất cứ miêu tả đặc biệt nào về tình hình bệnh nhân. Tôi cũng nhận được thông tin dưới dạng những hành động tự cứu mà bệnh nhân sẽ sử dụng trong suốt quá trình chữa trị. Quá trình nầy thường đòi hỏi một loạt buổi chữa kéo dài ttong một vài tuần hoặc một vài tháng, tùy theo mức độ bệnh tật. Quá trình chữa trị bao gồm việc tái cân bằng trường năng lượng, thay đổi tập quán sống và xử lý chấn thương khởi đầu.
Điều cốt yếu là xử lý, ý nghĩa sâu xa của bệnh tật. Ta cần phải hỏi: Bệnh nầy có ý nghĩa gì đối với ta? Ta có thể học được điều gì từ bệnh nầy? Có thể nhìn thấy bệnh tật một cách đơn giản như lời phán bảo từ thân thể của bạn nói với bạn. Chờ một chút: có cái gì sai đây? Bạn không lắng nghe toàn thể bản thân mình: bạn quên mất điều gì rất quan trọng đối với bạn. Cái gì vậy? Nguồn gốc của bệnh tật cần được tìm tòi bằng cách nầy, hoặc ở mức độ tâm lý hay cảm giác, ở mức độ hiểu biết, hoặc đơn giản bằng sự thay đổi trong trạng thái tồn tại có thể là vô thức của con người.
Việc trở lại sức khỏe bình thường đòi hỏi cá nhân phải hành động và thay đổi nhiều hơn là chỉ đơn gian uống những viên thuốc theo đơn bác sĩ. Nếu không có thay đổi của bản thân, cuối cùng bạn sẽ không thể tạo ra một vấn đề khác để dẫn dắt bạn trở về với nguồn gốc đã gây nên bệnh tật trước tiên. Tôi thấy rằng nguồn gốc là chìa khoá.
Xử lý nguồn gốc thường đòi hỏi thay đổi cách sống, cuối cùng sẽ dẫn dắt đời sống cá thể đến chỗ liên kết chặt chẽ hơn với cốt lõi của con người. Nó dẫn dắt ta đến phần sâu xa hơn của bản thân ta, phần nầy đôi khi được gọi là bản ngã cao cấp hoặc tia sáng của siêu phàm bên trong. 
CHƯƠNG 2
CÁCH SỬ DỤNG CUỐN SÁCH

Cuốn sách nầy được viết ra chủ yếu cho những ai quan tâm đến sự hiểu biết bản thân và khám phá bản thân, quan tâm đến phương pháp chữa bệnh mới đang lan nhanh trên xứ sở nầy, nghệ thuật chữa bệnh bằng thao tác bàn tay.
Cuốn sách trình bày một nghiên cứu có chiều sâu về hào quang con người và mối quan hệ của nó với quá trình chữa bệnh cả về tâm lý lẫn thể chất. Cuốn sách trình bày một quan điểm toàn diện về cách sống có lợi cho sức khỏe và sinh trưởng. Nó được viết ra cho những người đặc trách bảo vệ sức khỏe, các thầy thuốc nội khoa, các tăng lữ và tất cả những ai tự coi mình là người khao khát có sức khỏe tốt hơn về thể chất, tâm lý và tâm linh.
Nếu bạn muốn học để tự chữa trị thì cuốn sách sẽ là một sự thách thức bởi vì, như được phác họa ở đây, tự chữa trị có nghĩa là tự cải biến. Mọi bệnh tật, là tâm lý hay thể chất, sẽ đưa bạn đến một hành trình khảo sát bản thân và phát hiện làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn từ bên trong cho đến bên ngoài. Cuốn sách là sổ tay hướng dẫn cho hành trình đó, cả về tự chữa trị cả về chữa trị cho người khác.
Đối với các thầy chữa chuyên nghiệp, đang thực hành trong bất cứ kỷ cương nào của lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ, thì cuốn sách là tài liệu tham khảo sử dụng trong nhiều năm. Đối với sinh viên, nó là sách giáo khoa dùng trong lớp học có sự giám sát của một thầy chữa giàu kinh nghiệm. Có những câu hỏi ở cuối các chương. Tôi đề nghị sinh viên học chữa trị cứ trả lời các câu hỏi mà không nhìn lại bài. Điều đó có nghĩa là học bài giảng và làm bài tập nằm trong bài giảng. Những bài tập nầy không những tập trung vào chữa trị và xem xét kỹ thuật mà còn tập trung vào tự chữa trị và kỷ luật tự giác.
Các bài tập chú trọng đến việc cân bằng cuộc sống và tĩnh lặng tâm trí để mở rộng các tri giác của bạn.
Cuốn sách không thay thế được các bài giảng về chữa trị. Tốt nhất là dùng nó cùng với lớp học hoặc để chuẩn bị cho các khóa học chữa trị. Chớ đánh giá thấp số lượng công việc mà cuốn sách đòi hỏi phải làm để trở nên thành thạo trong cảm nhận các trường năng lượng và học hỏi thao tác đối với chúng. Bạn cần phải trắc nghiệm thao tác đặt tay trực tiếp của mình và được một thầy dạy chữa trị có trình độ kiểm tra các trắc nghiệm đó của bạn. Cảm nhận trường năng lượng con người không những đòi hỏi nghiên cứu và thực hành mà còn đòi hỏi sự phát triển của cá nhân. Đòi hỏi những thay đổi nội tâm làm tăng độ nhạy của cảm nhận đến mức bạn có thể học được cách phân biệt giữa tiếng huyên nào bên trong và thông tin lướt nhẹ từ ngoài vào, thông tin chỉ có thể nhận được bằng cách tĩnh lặng tâm trí.
Mặt khác, nếu bạn đã bắt đầu cảm nhận vượt qua giới hạn các giác quan thông thường thì cuốn sách có thể được dùng để kiểm tra các trải nghiệm đó. Mặc dù trải nghiệm của từng người là duy nhất, vẫn có những trải nghiệm chung mà người khác có trong quá trình mở rộng tri giác hoặc khai mở kênh của chúng như người ta vẫn gọi. Những sự kiểm tra nầy dùng để động viên bạn trên đường đời. Không, bạn sẽ không loạn trí đâu. Những người khác cũng đang nghe những tiếng động từ “không nơi nào cả” và đang nhìn tháy những ánh sáng không có ở đấy. Đó là toàn bộ sự khởi đầu một vài thay đổi kỳ diệu xảy ra trong đời bạn theo một cung cách bất thường nhưng lại tự nhiên hơn hết.
Rõ ràng là có nhiều người ngày nay đang mở rộng năm giác quan thông thường tới mức siêu cảm giác. Phần đông có thể phát triển tri giác cao cấp tiến lên xa hơn bằng cách cống hiến và nghiên cứu nghiêm túc. Có khả năng đã diễn ra việc cải biến về ý thức và thêm nhiều người phát triển một giác quan mới có thể nhận được thông tin trên một tần số khác chắc là cao hơn. Tôi đã làm được. Vậy bạn cũng có thể làm được. Sự phát triển như vậy trong tôi là một quá trình rất hữu cơ, chậm chạp đã dẫn tôi tới những thế giới mới và thay đổi thực tại của riêng tôi gần như hoàn toàn.
Tôi tin rằng quá trình phát triển tri giác cao cấp này là một bước tiến hóa tự nhiên của loài người, đưa ta vào một giai đoạn tiếp sau của phát triển mà ở đó, do những khả năng ta mới thu được, ta thường phải hết sức trung thực với người khác. Các cảm nghĩ và thực tại riêng của ta sẽ không còn bị che giấu bởi những cái khác, mà đã được truyền thông một cách tự động qua trường năng lượng của ta rồi. Vì mọi người đều học cảm nhận thông tin nầy cho nên chúng ta sẽ nhìn thấy nhau và hiểu nhau rõ ràng hơn hiện nay nhiều.
Chẳng hạn, khi ai đó tức giận, bạn có thể biết ngay. Điều này dễ thôi. Với tri giác cao cấp, bạn sẽ có thể nhìn thấy một đám mù sương màu đỏ xung quanh người đang tức giận. Để tìm ra cái gì đang xảy ra với người ấy ở mức độ sâu hơn, có thể không những tập trung vào nguyên nhân cơn giận hiện tại mà còn tập trung vào việc cơn giận đó liên quan như thế nào với trải nghiệm tuổi thơ và với mối quan hệ của người ấy với bố mẹ. Dưới đám mù sương màu đỏ sẽ hiện ra một chất tựa lỏng đặc sệt màu xám chất chứa buồn rầu. Bằng cách tập trung vào tinh chất của chất màu xám, chắc chắn bạn có thể nhìn thấy được cảnh tượng thời thơ ấu đã gây nên nỗi đau sâu sắc này. Bạn cũng sẽ thấy cơn giận đó tác hại như thế nào đến thân thể. Bạn sẽ thấy rằng người ấy có thói quen phản ứng lại trước một hoàn cảnh bằng cách nổi cơn giận, khi mà kêu khóc có lẽ là xúc cảm bổ ích hơn cho việc giải thoát, nhằm mang lại cách xử lý hoàn cảnh. Sử dụng tri giác cao cấp, bạn sẽ có khả năng tìm được những lời lẽ giúp người đó lắng xuống, liên kết với thực tại sâu sắc hơn và giúp họ tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, trong một tình huống khác, bạn có thể thấy rằng bộc lộ cơn giận đúng là cái cần thiết để giải quyết hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Ta đã đi tới trải nghiệm nầy một lần rồi thì không phải cứ cái gì về sau cũng lại như thế. Cuộc đời ta bắt đầu thay đổi theo những chiều hướng mà ta không hề mong đợi. Ta hiểu được mối quan hệ nhân quả; ta thấy rằng ý nghĩ tác động đến trường năng lượng của ta, đến lượt trường năng lượng lại tác động lên thân thể và sức khỏe. Ta thấy rằng ta tạo ra trải nghiệm thực tại cho chính mình qua trường năng lượng đó. Trường năng lượng con người là môi trường qua đó diễn ra các sáng tạo của ta. Bấy giờ nó có thể thay đổi thực tại như thế nào nếu ta lựa chọn như vậy. Nó trở thành môi trường qua đó ta tìm ra biện pháp đi vào tận bên trong con người sâu kín nhất của ta. Nó trở thành nhịp cầu đi tới linh hồn ta, đi tới cuộc sống nội tâm riêng của ta, đi tới tia sáng của Siêu phàm bên trong mỗi chúng ta.
Tôi muốn khuyến khích bạn thay đổi “mô hình” riêng của bạn về con người thực của mình, bởi vì tôi đưa bạn đi qua thế giới Tri giác cao cấp vào thế giới Trường năng lượng con người. Bạn sẽ thấy hành động và hệ thống niềm tin của bạn tác động và giúp cho việc sáng tạo thực tại của bạn tốt hơn hay xấu như thế nào. Một khi bạn thấy điều nầy, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đủ sức thay đổi những cái bạn không ưa và đề cao những cái bạn thích về cuộc đời của mình. Việc đó đòi hỏi nhiều dũng khí, tìm tòi cá nhân, hành động và trung thực.
Không phải là con đường dễ đi, nhưng không nghi ngờ gì nữa, đây là con đường đáng giá.
Cuốn sách sẽ góp phần chỉ ra con đường đó cho bạn, không những qua một mô hình mới cho mỗi quan hệ của bạn với sức khoẻ, mà còn cho mối quan hệ của bạn với toàn bộ cuộc đời bạn với vũ trụ mà bạn tự thấy mình trong đó. Bạn hãy đều đặn dành ra cho mình một ít thời gian riêng để trải nghiệm mối quan hệ mới nầy.
Hãy tự cho mình là ánh sáng của ngọn nến tỏa lan vào vũ trụ.
Tôi đã chia cuốn sách thành những phần tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thông tin về trường năng lượng vũ trụ và mối quan hệ của nó với bạn. Như bạn đã đọc thấy, phần thứ nhất nầy nói về vị trí của trường hào quang trong cuộc đời của bạn. Hiện tượng được các nhà thần bí mô tả lâu nay bây giờ phải làm gì để vừa lòng bạn? Nó ăn khớp với cuộc đời của bạn ở chỗ nào? Nó dùng để làm gì nếu được sử dụng?
Các bệnh sử của bệnh nhân cho thấy rằng hiểu biết về hiện tượng nầy có thể làm thay đổi diện mạo thực tại của bạn như thế nào. Jenny chẳng hạn, chị thấy chị cần có một thời gian chữa trị đáng kể trước khi có con, Jenny đặt sức khỏe và cuộc đời của mình vào chính tay mình (nơi mà dù thế nào chăng nữa nó vẫn luôn luôn ở đấy), và thay đổi một tương lai có thể xấu thành một tương lai hạnh phúc mà chị thích. Lối nhận thức đó có thể đưa tất cả chúng ta vào một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới yêu thương nảy sinh từ nhận thức sâu sắc; một thế giới thắm tình huynh đệ, nơi mà những người trước đây bị coi là kẻ thù nay nhờ nhận thức đó mà trở thành bè bạn.
Phần II đặc biệt nói nhiều hơn về hiện tượng trường năng lượng. Nó mô tả hiện tượng này trên quan điểm lịch sử, khoa học lý thuyết và khoa học thực nghiệm. Sau toàn bộ phần nầy, tôi sẽ tiến hành mô tả trường năng lượng con người từ quan điểm riêng của mình vốn là một hòa trộn quan sát và lý luận phối hợp với những kết luận của các tác giả khác ghi trong sách vở. Xuất phát từ thông tin này mà phát triển một mô hình trường năng lượng con người sử dụng cho cả thao tác tâm lý lẫn thao tác chữa trị tâm linh.
Phần III trình bày những phát hiện của tôi về mối quan hệ giữa trường năng lượng con người và các động lực tâm lý.
Mặc dù bạn có thể không quan tâm đến tâm lý học hoặc quá trình riêng của từng người torng quá khứ, bạn sẽ thấy rằng phần nầy rất mực soi sáng trong những giới hạn của việc tự khám phá.
Nó sẽ giúp bạn không những hiểu được cái gì làm cho bạn ứng xử một cách tự động, mà còn hiểu được cung cách ứng xử đó. Thông tin này rất cần cho những ai muốn vượt qua giới hạn thông thường của tâm lý học và tâm lý liệu pháp để đi vào những quan điểm khoáng đạt hơn về con người cũng như về thực tại năng lượng và tâm linh của chúng ta.
Những chương sách nầy cung cấp các cấu trúc quan hệ đặc thù dùng cho việc hòa nhập các hiện tượng trường năng lượng con người vào tâm lý động lực học thực hành. Những thay đổi của bức tranh trường năng lượng con người trong quá trình làm cố vấn cũng được giới thiệu. Với những ai quan tâm đến lĩnh vực tự khám phá thì chương nầy sẽ đưa họ vào một địa hạt mới, nơi mà thực tại các trường năng lượng của họ tương tác trong cuộc sống hằng ngày sẽ mang một ý nghĩa mới mẻ và sâu sắc hơn.
Sau khi đọc sách, bạn có thể tìm ra những biện pháp thực tiễn để sử dụng các động lực của trường năng lượng vào các mối quan hệ với những người mà bạn yêu thương, con cái hoặc bạn bè. Nó sẽ giúp bạn hiểu được thấu đáo hơn về điều đang diễn ra tại cơ quan trong các tương tác với những người cùng làm việc với bạn. Những phần của mục nầy mang nhiều nội dung kỹ thuật và có thể bạn đọc nói chung phải bỏ qua một vài tư liệu (các chương 11,12,13 )
Có thể bạn sẽ phải đọc lại khi bạn có nhiều câu hỏi đặc trưng hơn về hoạt động của trường năng lượng con người.
Phần IV của cuốn sách nói về kết quả của việc nâng cao trình độ tri giác của bạn - điều có ý nghĩa đáng kể ở mức độ cá nhân, mức độ thực tiễn và mức độ rộng lớn hơn khi nói về thay đổi xã hội ta đang sống. Tôi đưa ra những giải thích rõ ràng về các lĩnh vực trong đó cần phải mở rộng tri giác, về trải nghiệm việc mở rộng đó trong từng lĩnh vực và cung cách tiến hành. Tôi cũng cung cấp một sơ cấu lý thuyết để đặt vào trong đó các trải nghiệm nầy cùng các quan hệ mật thiết có quy mô lớn cho nhân loại vì chúng ta cũng là một nhóm chuyển dịch vào những thay đổi đó. Những thay đổi nà6y không những tác động lên các cá thể chúng ta mà còn làm thay đổi toàn bộ kết cấu của đời sống nhân loại như đã biết.
Phần V nói về quá trình chữa trị tâm linh. Tôi nói chữa trị tâm linh vì nó liên kết với bản chất tâm linh bẩm sinh của ta. Phần nà6y giới thiệu những kinh nghiệm và kỹ thuật chữa trị trong mối quan hệ với trường năng lượng con người. Nó kết hợp thông tin nhận được bằng tri giác mở rộng (đã nói ở phần IV) với chữa trị, làm cho người thầy chữa có khả năng bắt đầu quá trình chữa trị cho mình và cho người khác đạt kết quả tốt.
Do chỗ các kỹ thuật nà6y không phải dễ dàng học được, chắc là bạn sẽ phải học ở lớp. Những tài liệu giảng dạy phần nào chuyên môn hóa nầy dùng để giúp sinh viên bắt đầu làm quen với chất liệu đối tượng mà không đòi hỏi phải dạy kỹ thuật. Bạn phải học riêng với người nào đã biết chữa trị trước khi muốn trở nên thành thạo.
Điều rất quan trọng là được một thầy chữa giỏi kiểm tra trải nghiệm của bạn. Muốn thành một thầy chữa chuyên nghiệp, phải được bồi dưỡng nhiều về việc dạy học, thực hành và thao tác cá nhân. Người nào thực sự mong ước thì có thể trở nên thành thạo trong chữa trị và dẫn kênh.
Bạn cần phải nghiên cứu và thực hành để phát triển kỹ năng của mình như trong bất cứ nghề nghiệp nào khác. Tôi tin chắc rằng một ngày nào đó trong một tương lai không quá xa xôi, các chương trình đào tạo chữa trị và dẫn kênh bằng bàn tay sẽ được công nhận. Nếu bạn muốn trở thành nhà chữa trị chuyên nghiệp thì ngay bây giờ bạn phải tìm đến một nhà chữa trị như vậy để tập sự.
Phần VI cung cấp một công trình nghiên cứu về chữa trị cho David, trong đó bệnh nhân đóng vai trò tích cực, cho thấy bệnh nhân đã trở thành thầy chữa như thế nào.
Phần VI tập trung vào các phương pháp thực hành tự chữa trị và đề xuất một số bước đi gần nhất cho những ai muốn thực hành chữa trị bằng cách trình bày biện pháp phục hồi cũng như gìn giữ sức khỏe và cân bằng trong cuộc sống của bạn.
Các giai đoạn phát triển cá tính trong quá trình trở thành thầy chữa cũng được mô tả, điều đó đưa đến các câu hỏi.
Sức khoẻ là gì? Thầy chữa là ai? 
CHƯƠNG 3
GHI CHÉP VỀ RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN VIỆC HƯỚNG DẪN

Tôi tin rằng điều quan trọng đối với người thầy chữa là được đào tạo tốt về chuyên môn: phương pháp chỉ đạo, giải phẫu, sinh lý, bệnh lý và kỹ thuật xoa bóp cũng như một số hiểu biết về châm cứu vi lượng đồng căn và dinh dưỡng, chữa trị bằng cây cỏ. Phần lớn những phương pháp chỉ đạo khác luôn kết hợp với việc đặt tay của thầy chữa hoặc tay của những người chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp thao tác trên bệnh nhân.
Người thầy chữa phải có một số kiến thức để hiểu rằng họ phải ăn ý với nhau như thế nào nhầm chữa trị cho một con người trọn vẹn và để có khả năng liên lạc với những người khác có liên quan đến bệnh nhân: Các phương pháp chăm sóc sức khỏe khác nhau có thể được chỉ định qua kênh dẫn của thầy chữa. Thầy chữa cần phải có kiến thức về giải phẫu và sinh lý để có thế hiểu được thông tin mà mình thu nhận. Trên tất cả là thầy chữa phải có khả năng thao tác cùng với các cán bộ y tế chuyên nghiệp khác để giúp bệnh nhân tự chữa trị.
Tôi được đào tạo tại một trường đại học quốc gia thành cử nhân khoa học Vật lý lưu uyển. Tôi đã nghiên cứu về thiết bị vệ tinh thời tiết của NASA trong năm năm. Tôi hoàn tất hai năm học làm cố vấn năng lượng sinh học. Một năm học liệu pháp xoa bóp, hai năm học giải phẫu/sinh lý, hai năm học chuyên khoa về các trạng thái biến đổi ý thức, đặc biệt về các kỹ thuật thư giãn sâu, một năm học vi lượng đồng căn, ba năm học năng lượng nòng cốt, năm năm học ở Trường đào tạo cứu trợ Pathwork và một số năm cùng một số nhà chữa trị trong nước tiến hành nghiên cứu riêng hoặc trong các hội thảo.
Tôi cũng thực hành thao tác trên nhiều người và trên trường năng lượng của họ, làm riêng hoặc làm theo nhóm trong hơn 15 năm. Kể từ khi tôi thành cố vấn thực hành thì những biện pháp qua đó người ta có thể xem tôi chữa trị đã được hình thành rồi. Nhiều người hẹn gặp. Ngày càng có nhiều bệnh nhân yêu cầu chữa trị theo cách nầy hơn là dùng thuốc, và dần dà thực hành cố vấn trở thành thực hành chữa trị. Cuối cùng tôi phải trao nhiệm vụ cố vấn tâm lý cho những người khác chuyên nghiên cứu lĩnh vực này đế chỉ nhận bệnh nhân đến chữa trị.
Trong những năm này, tôi cũng tham gia vào một số thí nghiệm đo đạc trường năng lượng con người. Chỉ sau khi hoàn tất mới việc nói trên, tôi mới thấy mình có đủ trình độ để thực hành chữa trị tại New York City và bắt đầu tự mình giảng dạy và tổ chức các hội thảo.
Làm tốt điều gì đó là việc không dễ, thì đúng là muốn trở thành nhà chữa trị cũng rất khó khăn. Ai cũng phải được đào tạo về tâm linh cũng như về chuyên môn. Ai cũng phải qua các thử nghiệm tự khai tâm thách thức những phần yếu kém về nhân cách và phái triển trung tâm sáng tạo, mong ước và ý đồ có thể nhà chữa trị trải nghiệm những thử thách này như là từ bên ngoài vào, nhưng thực ra điều đó không đúng. Nhà chữa trị tạo ra chúng để xem bệnh nhân đã sẵn sàng chưa và có đủ khả năng hay không trong việc điều khiển năng lượng, sức mạnh và sự trong sáng mà người đó phát triển trong chính hệ thống năng lượng cửa mình trên bước đường tiến lên thành nhà chữa trị. Năng lượng và sức mạnh này phải được sử dụng một cách liêm chính, trung thực và yêu thương, bởi vì nhân quả luôn hoạt động trong mọi hành vi. Bạn muôn thu lại cái mà bạn bỏ ra. Đó là cái gọi là nghiệp (karma, còn gọi là căn – ND) Khi dòng chảy năng lượng qua người bạn trong cương vị nhà chữa trị tăng thêm thì sức mạnh của bạn cũng tăng thêm. . Nếu bạn để cho sức mạnh ấy
bị sử dụng một cách tiêu cực thì cuối cùng bạn sẽ trải nghiệm tính tiêu cực giống như thế quay trở lại với bạn.
Cuộc sống của tôi rộng mở thì tôi càng ngày càng cảm nhận được bàn tay vô hình vẫn dẫn dắt tôi. Lúc đầu, tôi chỉ cảm nhận một cách mơ hồ. Rồi tôi bắt đầu nhìn thấy các sinh linh như trong cảnh mộng. Về sau, tôi bắt đầu nghe tiếng họ nói chuyện với tôi và cảm thấy ho đụng vào người tôi. Bấy giờ tôi mới thừa nhận là mình có hướng dạo. Tôi có thể nhìn thấy hướng đạọ đó. Nghe tiếng nói và chạm được vào. "Ông" nói "ông" không phải đàn ông mà cũng không phải đàn bà. "Ông" nói rằng trong thế giới của mình không phân chia giới tính và những ai có trình độ như mình đều là tổng thể. "Ông" xưng tên là Heyoan, tên có nghĩa là "Cơn gió thì thầm chân lý qua nhiều thế kỷ ". Sự giới thiệu của "ông " với tôi rất từ tốn và hữu cơ. Bản chất mối quan hệ của chúng tôi phát triển từng ngày, trong khi tôi được hướng dẫn đến những trình độ mới của kiện thức. Bạn sẽ thấy kiến thức đó hình thành khi chúng tôi cùng trải qua chuyện phiêu lưu này. Tôi lúc tôi đơn giản gọi nó là ẩn dụ.
Qua toàn hộ cuốn sách, tôi muốn chia sẻ với bạn một vài trong số những ví dụ rõ ràng hơn cả về sự hướng dẫn đó và sức mạnh của nó. Ở dây tôi muốn trình bày với bạn về tính đơn giản cũng như cung cách hoạt động của sự hướng dẫn này.
Loại hình hướng dẫn đơn giản nhất đến với tôi hằng ngày và nhiều lần trong ngày dưới dạng một nỗi khó ở. Heyoan nói rằng nếu ta răm rắp lắng nghe và làm theo hướng dẫn thì sẽ hiếm khi bị ốm đau. Nói cách khác, chăm lo đến nỗi khó ở của mình là đưa mình trở lại thế cân bằng và do đó trở lại với sức khỏe. Nỗi khó ở này có thể nằm trong thân thể ta dưới hình thái thể chất, tựa như nỗi khó ở thể chất hoặc đau đớn ; nó có thể nằm ở bất cớ mức nào của con người chúng ta ; cảm xúc, tâm thần hoặc tâm linh. Nó có thể nằm trong bất cứ khu vực nào của cuộc sống.
Heyoan hỏi : « Nỗi khó ở nằm ở đâu trong thân thể/ cuộc sống của bạn ? Bạn đã biết về nó từ bao lâu ? nó nói gì vớii bạn. Bạn đã làm được gì về chuyện nầy?"
Nếu đặt các câu hỏi đó một cách trung thực, bạn sẽ thấy mình coi thường biết mấy cái công cụ tột nhất vốn có để giữ cho khỏe mạnh. hạnh phúc và khôn ngoan. Một nỗi khó ở tại bất cứ đâu nơi thân thể/cuộc sống của bạn là một thông diệp trực tiếp báo cho bạn biết bạn đang trệch khỏi bản ngã thực sự của mình như thế nào.
Làm theo hướng dẫn ở mức đợn giản này có nghĩa là nghỉ ngơi khi bạn mệt nhọc. ăn uống khi bạn đói khác, ăn uống thức gì mà thân thể bạn cần và vào lúc nó cần. Điều đó có nghĩa là giữ gìn hoặc thay đổi hoàn cảnh sống nếu bị quấy rầy. Bạn đã có khả năng cấu trúc cuộc đời mình tốt đến mức nào để có thể làm những việc ấy?
Chẳng phải dễ dàng, phải không ?
Khi bạn quan tâm hơn đến những nhu cầu cá nhân bằng cách lắng nghe các thông điệp bên trong đến với bạn dưới hình thái khó ở. Bạn sẽ trở nên cân bằng hơn, trong sáng hơn. Điều này làm cho hạn khỏe mạnh thêm. Thực hành lắng nghe bên trong cũng sẽ dẫn đến các hiện tượng hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng lời. Có thể bạn bắt đầu cảm nhận những lời chỉ dẫn đợn giản từ tiếng nói "bên trong" - tiếng nói bạn nghe được bên trong bản thân nhưng bạn nhận ra là đến từ xa bên ngoài bản thân hạn. Có hai điểm quan trọng xung quanh việc học hỏi để đi theo hướng dẫn. Thứ nhất, bạn cần thực hành việc tiếp nhận hướng dẫn cho bản thân trước khi bạn có đủ trình dộ tiếp nhận hướng dẫn dành cho người khác. Thứ hai, thông tin hoặc chỉ dẫn mà bạn nhận được thoạt đầu có thể rất đơn giản và dường như hoàn toàn không có gì quan trọng. Nói tóm lại. tưởng chừng đi theo hướng dẫn như thế chỉ lãng phí thời gian. Tôi đã đi đến chỗ thấy được lý do của chuyện này. Về sau. khi dẫn kênh cho một thông tin quan trọng về cuộc đời của người khác hoặc thông tin đặc trưng về bịnh tật, người dẫn kênh chuyên nghiệp thường nhận được những thông tin không có ý nghĩa hoặc có vẻ không thích hợp hoặc sai rõ ràng. Có thể là như vậy, nhưng trong phần lớn thời gian đây là ý nghĩ duy lý khi làm việc. Thông tin đến theo một kênh rõ ràng đôi khi vẫn vượt qua cái mà ý nghĩ duy lý của người nhận kênh có thể hiểu. Những lúc dó, khi người nhận kênh thường cần đến nhiều trải nghiệm quá khứ để nhớ lại tất cả những lần thông tin đến mà không có ý nghĩa thì bấy giở mới thấy nó rất bổ ích và dễ hiểu khi nó chứa đựng toàn bộ nội dung thông tin. Hiện tại tôi thấy rằng trong khi chữa trị và dẫn kênh, nếu dùng phương thức không tuyến tính để nhận thông tin trong một giờ thì tôi thường dần dà có được một bức tranh khó hiểu cung cấp nhiều thông tin hơn là phương thức duy lý hoặc tuyến tính.
Nếu bạn nhìn, bạn sẽ bắt đầu nhận ra sự hướng dẫn qua những mô hình lớn nhất của cuộc đời bạn. Tại sao sự kiện này lại đi theo sự kiện kia? Bạn đã sử dụng được gì từ mỗi sự kiện ? Không phải ngẫu nhiên mà tôi được đào tạo thành nhà vật lý, rồi làm cố vấn, về sau là thầy chữa. Toàn bộ nội dung đào tạo đó đã chuẩn bị cho tôi thực hiện công việc của mình trên đời này. Đào tạo về vật lý cho tôi kiến thức dể hiểu tâm lý động lực học bên quan đến dòng chảy năng lượng trong trường hào quang, và cũng cho tôi cơ hội quan sát trường hào quang của nhiều người. Tôi sẽ không thể gom chất liệu ấy lại được nếu không có những đào tạo đó. Dĩ nhiên tôi không hay biết gì về chuyện đào tạo thành thầy chữa khi tôi còn làm việc ở NASA. Trước dây, tôi chưa hề nghe ai nói chuyện đó cả, tôi cũng không quan tâm đến bệnh tật. Điều mà tôi quan tâm trước đây là thế giới hoạt động ra sao, cái gì làm cho nó vận hành một cách tự động. Tôi tìm các câu trả lời khắp nơi, lòng khao khát kiến thức là tác nhân mạnh mẽ nhất đẫn đường cho tôi suốt cả cuộc đời. Còn bạn, bạn khao khát gì? bạn ham muốn gì? Bất kể là gì, nó cũng sẽ đưa bạn đến cái mà sắp tới bạn phải làm để hoàn thành công việc của bạn, thậm chí cả khi bạn chưa biết việc đó là việc gì. Khi một việc được trình bày với bạn một cách dễ dàng và xem ra có vẻ tuyệt vời khi thực hiện nó và có nhiều điều vui thích thì bằng mọi cách bạn hãy thực hiện đi. Đó là hướng dẫn. Hãy để cho bản thân tự do trôi trong vũ khúc cuộc đòi của bạn. Nếu không làm như vậy là bạn cản ngăn hướng dẫn, cản ngăn tiến bộ của mình. Nhiều lần hướng dẫn đến với tôi rõ rệt hơn những lần khác. Riêng có một lần sự diễn ra tốt đẹp và sâu sắc đến nỗi mà từ đấy tôi được đưa qua nhiều phen dữ dội.
Vào thời gian đó, tôi làm cố vấn tại Washington D.C. Trong các buổi chữa trị, tôi bắt đầu nhìn thấy một cái gì đó có thể mệnh danh là các tiền kiếp. Tôi vẫn thường nhìn thấy cá thể mà mình đang thao tác sống giữa một cảnh trí hoàn toàn khác trong một cấu trúc khác của thời gian. Dù sự việc diễn ra thế nào chăng nữa thì về mặt nào đó nó cũng đúng là cái đang diễn ra trong đời sống con người. Chẳng hạn, ở một chị đang mắc chứng sợ nước, tôi nhìn thấy trong một kiếp khác chị ta bị chết đuối vì lúc ngã từ trên thuyền xuống nước chị kêu cứu một cách khó khăn và không ai nghe được tiếng kêu của chị. Hiện tại, khó khăn về nhân cách gây trở ngại cho cuộc sống của chị nhiều hơn là chứng sợ nước. Biết vậy nhưng tôi không có cách nào để xừ lý thông tin này một cách chính xác. Tôi bắt đầu cầu xin hướng dẫn. Tôi phải tìm đựơc một người hoặc một nhóm người đáng tin cậy có thế xử lý thông tin này bằng biện pháp chuyên nghiệp.
Một buổi tối, trong khi tôi đang cắm trại, trên bờ biển Assateague lsland, Maryland, thì nhận được trả lời. Trời mưa nên tôi dùng mũ chụp bầng plastic trong mờ để trùm đầu và cuộn mình trong túi ngủ. Đến nửa đêm, tôi nghe có ai gọi tên và đánh thức. Tiếng nói rất rõ. "Chẳng có ai cả", tôi nghĩ vậy và nhìn lên bầu trời u ám. Lát sau tôi chợt nhận ra mình đang nhìn vào cái mũ chụp bằng plastic và trùm trên dầu. Tôi đưa tay bỏ mũ và rơi vào trạng thái kinh sợ trước cảnh màn trời sao lấp lánh căng rộng ra trên cao. Tôi nghe tiếng ca
nhạc thượng giới vang khấp bầu trời từ vì sao nọ sang vì sao kia. Tôi coi trải nghiệm này là câu trả lời cho cầu xin của mình. Sau đó không lâu tôi tìm đến Trung tâm Phoenicia Pathwork, tại đây tôi được bồi dưỡng kiến thức cần thiết để lý giải tiền kiếp và các chất liệu siêu cảnh khác trong cả chín năm sau đó của tôi.
Tôi cũng biết đã đến lúc mình được thực hành công tác cố vấn tại Newyork City, bởi vì thôi thúc nầy rất mạnh trong tôi. Không gian nơi làm việc đã sẵn sàng. Và tôi cũng muốn có thay đổi trong cuộc sống của mình nên đã viết lên giấy để hỏi ý kiến hướng đạo. Tôi được trả lời rõ ràng là có , và cứ thế tôi tiến bước. dần dần tôi được hướng dẫn từ thực thành công tác cố vấn sang thực hành chữa trị. Điều này xảy ra "tự động" như là đã được định trưóc, khi nhiều người bắt đầu đến chỗ tôi xin chữa trị. Sau đó tôi nhận được hướng dẫn bằng lời rằng phải ngưng việc thực hành và phải tập trung vào huấn luyện và viết cuốn sách này để cho nhiều người được đọc. Đi theo những thay đổi này không phải chuyện dễ. Dường như cứ mỗi lần tôi có được cuộc sống "vững chắc" là lạI phải thay đổi - và nhờ vậy mà trưởng thành lên. Cái gì ngay sau đó thì tôi thật tình không biết, nhưng tôi biết rằng tôi sẽ được hướng dẫn từng bước trên đường đi.
Mỗi nhân cách đều có một đứa trẻ nằm bên trong. Người nào cũng có thể nhớ lại là làm trẻ con thì như thế nào, để cảm nhận niềm tự do nội tâm của đứa trẻ và để trải nghiệm cuộc đời một cách đơn giản. Đứa trẻ bên trong này rất khôn ngoan. Nó thấy là nó liên kết với toàn bộ cuộc đời. Nó biết yêu thương mà không cần biết gì hơn. Đứa trẻ bên trong này được che đậy khi ta thành người lớn và khi ta tìm cách sống theo tinh thần duy lý của mình. Điều này hạn chế chúng ta. Vấn đề là ờ chỗ đứa trẻ bên trong này phải bộc lộ ra để bắt đầu làm theo hướng dẫn. Bạn cần trở về với yêu thương, tin cậy sự khôn ngoan của đứa trẻ bên trong bạn để phát triển khả năng tiếp nhận và làm theo hướng dẫn. Tất cả chúng ta đều khao khát tự do - và qua đứa trẻ này mà sẽ có tự do. Sau khi cho phép đứa trẻ bên trong này của bạn được tự do hơn thì bạn mới có thể bắt đầu cuộc đốí thoại giữa một bên là người lớn và bên kia là những phần trẻ con trong nhân cách bạn. Cuộc đối thoại sẽ hợp nhât phần tự do và yêu thương của nhân cách bạn với người lớn tinh vi.
Bạn sẽ nghe tiếng nói của đứa trẻ và nhà chữa trị/nhà cố vấn/nhà vật lý rải ra khắp cuốn sách này. Điều đó sẽ giúp hạn buông lơi thực tại cố định của bạn và mở rộng trải nghiệm của bạn. Cuộc đối thoại đó là con đường dẫn đến kỳ quan. Hãy tìm nó nơi bản thân bạn và hãy nuôi dưỡng nó.
Tất cả mọi người đều được hướng dẫn bởi các thâỳ dạy tâm linh vẫn nói với ta trong giấc mơ, qua trực giác của ta, và cuối cùng nêú lắng tai, ta sẽ nghe họ nói trực tiếp với mình, ban đầu có thể qu chữ viết, sau đó qua âm thanh, tiếng nói hoặc các khái niệm. Các thấy dạy này rất mực yêu thương và tôn trọng ta. Trên đường đời của bạn, ở một thời điềm nào đó, có thể bạn cũng có khả năng nhìn thấy họ hoặc liên lạc trực tiếp với họ như tôi vẫn làm. Điều đó sẽ thay đổi cuộc đời của bạn. và bạn sẽ thấy mình được yêu thương chan hòa và trọn vẹn, cũng như ngay lúc này đây. Bạn hoàn toàn xứng đáng với yêu thương đó. bạn xứng đáng được hưởng sức khỏe. hạnh phúc và sự đền đáp trong cuộc đời mình. Bạn có thể tạo ra điều đó. Bạn có thể từng bước học hỏi quá trình thay đổi cuộc đời mình và làm cho nó vẹn toàn. Có nhiều con dường dẫn dân sự vẹn toàn này. Bạn hãy yêu cầu hướng dẫn về nơi hạn cần đến hoặc về con đường bạn cần đi, và bấy giờ bạn sẽ được hướng dẫn. Khi bạn có bịnh tật đe dọa tính mạng, gặp khó khăn trong hôn nhân, bị giảm sút ý chí - hay gặp khi phải vật lộn với những tình huống khó khăn trong lĩnh vực công việc mà bạn lựa chọn - thì ngay lúc đó bạn đã có thể bắt đầu đổi thay. Bạn lại có thể xếp ngang hàng bản thân với khát vọng sâu xa nhất của mình và lợi ích lớn nhất mà bạn phải mang lại cho bản thân và cho người khác. Bạn chỉ đơn giản yêu cầu giúp đỡ. Những yêu cầu của bạn sẽ được đáp ứng.
Điểm lại Chương 3 ,
1. Nhà chữa trị cần được huấn luyện loại kỹ thuật nào? Và tại sao?
2. Hình thái hướng dẫn đơn giản nhất trung đời bạn là hình thái
nào?
Để làm động não 3.
Bạn hãy kể một vài trường hợp trải nghiệm sâu sắc nhất về hướng dẫn trong đời hạn và tác động của chúng đối với cuộc đời của bạn.
4. Bạn có khả năng làm đúng theo hướng dẫn như thế nào?
5. Bạn có chú ý lắng nghe hay yêu cầu hướng dẫn cho bản thân không? Có thường làm như vậy không? 
PHẦN II
HÀO QUANG CON NGƯỜI

“ Điều kỳ diệu xảy ra không ngược với tự nhiên mà chỉ ngược với cái ta biết trong tự nhiên” 
St. Augustine
Nhập đề 
Trải nghiệm riêng.
Vì ta để cho bản thân phát triển các khả năng cảm nhận mới cho nên ta bắt đầu nhìn toàn bộ thế giới một cách khác hơn. Ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đền các diện mạo trải nghiệm mà trước đó có thể ta thấy như là ở ngoại vi.
Ta thấy bản thân ta sử dụng ngôn ngữ mới để truyền đạt các trải nghiệm mới của mình. Những thuật ngữ như “viba yếu , "năng lượng ở đấy lớn"... trở thành những câu cửa miệng. Ta bắt đầu để ý và tin nhiều hơn vào những trải nghiệm đại loại như gặp gỡ ai đó mà lập tức thấy ưa hay ghét mặc dù chưa biết ti gi về họ. Ta thích "viba " của anh ta. Khi ai đó nhìn chằm chằm vào ta là ta biết và nhìn ngược lên để xem đó là ai. Có thể ta cảm nhận được điều gì đó sẽ xảy ra, và về sau nó xảy ra thật. Ta bắt đầu lắng nghe trực giác của mình. Ta “biết” mọi việc, nhưng ta không bao giờ biết là bằng cách nào mà biết. Ta cảm thấy bạn mình đang nghĩ hoặc đang cần điều gì, và khi ta đưa tay ra để đáp ứng nhu cầu đó thì thấy đúng như vậy. Đôi lúc trong khi tranh luận với ai, có thể ta cảm thấy như có cái gì đó đang bị rứt ra khỏi đám rối thái dương của mình, hoặc cảm thấy như bị dao đâm. Có thể ta cảm thấy như bị ai khoan lỗ trong bao tử. Hoặc giả ta cảm thấy như có người đang rót một thứ mật đặc sánh nhơm nhớp lên ta. Nói cách khác, lắm lúc ta cảm thấy được yêu thương bao bọc và vuốt ve, được tắm trong một đại dương đầy tươi mát, may mắn và ánh sáng. Tất cả các trải nghiệm đó đều có thực tại trong trường năng lượng. Thế giới chất rắn cụ thể cũ của ta được bao quanh và thấm đẫm bởi một thế giới chất lỏng năng lượng bức xạ liên tục chuyến động, liên tục đổi thay như đại dương.
Trong các quan sát của tôi qua nhiều năm, tôi thấy những vật giống hệt các trải nghiệm này dưới dạng những hình thái bên trong hào quang con người gồm những thành phần thấy được và đo được của trường năng lượng bao quanh và thâm nhập thân thể. Khi ai đó đã bị “trúng tên" của người yêu thì nhà thấu thị có thể nhìn thấy mũi tên đó, theo đúng nghĩa của từ này. Khi bạn cảm thấy như thể cái gì đó đang bị rứt ra khỏi đám rối thái dương của mình, thì thông thường nhà thấu thị cũng nhìn thấy nó. Tôi cũng nhìn thấy được. Cuối cùng rồi bạn cũng sẽ nhìn thấy nếu bạn làm theo trực giác và phát triển các giác quan của mình.
Việc đó giúp phát triển tri giác cao cấp để xem xét điều mà các nhà khoa học hiện đại đã nghiên cứu về thế giới các trong năng lượng động. Nó giúp ta giải tỏa những tắc nghẽn trong đầu óc vẫn kềm giữ không cho thấy là ta cũng lệ thuộc vào mọi định luật vũ trụ.
Khoa học hiện đại cho ta biết rằng thân thể con người không phải chỉ là một cấu trúc thể chất bằng phân tử,mà như bất cứ vật gì khác, nó cũng gồm những trường năng lượng. Con người chuyển dịch ra khỏi thế giới hình thái chất rắn tĩnh để bước vào một thế giới các trường năng lượng động.
Con người cũng lên xuống như thủy triều. Con người cũng luôn luôn thay đổi. Là con người, ta phải xử sự ra sao đây trước một thông tin như thế? Ta thích nghi với nó. Nếu hiện hữu một thực tại như vậy thì ta phải trải nghiệm nó. Và các nhà khoa học đang nghiên cứu cách đo những thay đổi tinh tế đó. Họ đang phát triển dụng cụ để khám phá các trường năng lượng có liên quan đến thân thể con người và đo tần số của chúng.
Họ đo các dòng điện của tim với máy ghi điện tim (ECG). Họ đo các dòng điện não bằng máy ghi điện não (EEG). Máy phát hiện nói dối do hiệu điện thế của da. Hiện họ đã đo được các trường điện từ xung quanh thân thể với một thiết bị nhạy gọi là WQUII) (superconducting Quantum Interference Device, thiết bị giao thoa lượng tử siêu dẫn). Thiết bị này thậm chí không đụng chạm tới thân thể khi đo các từ trường xung quanh người.
Bác sĩ Samuel Williamson, Trung đại học tổng hợp New York, tuyên bố rằng thiết bị SQT JII cung cấp nhiều thông tin về trạng thái của não hơn máy ghi điện não thông thường.
Do chỗ y học ngày càng tin cậy vào những dụng cụ tinh vi đo được các xung lực phát ra thì thân thể, cho nên sức khỏe, bệnh tật, thậm chí cuộc sống dần dần được xác định lại trong những điều kiện của các xung năng lượng và mô hình năng lượng.
Vào khoảng năm 1939, các bác sĩ H. Burr và Northrop, Trung đại học Yale, phát hiện rằng, bằng cách đo trường năng lượng của hạt giống thảo mộc (mà họ gọi là trong L. hoặc trường Sống), họ có thể xác định được cái cây tương lai nảy nở từ hạt giống đó sẽ khỏe mạnh hoặc ốm yếu.
Họ cũng phát hiện rằng, bằng cách đo trường năng lượng của trứng ếch, họ có thể thấy rõ vị trí hệ, thần kinh tương lai của chúng. Một đo đạc như vậy đã định được chính xác thời điểm rụng trứng ở phụ nữ, gợi ý về một phương pháp mới điều chỉnh sinh đẻ.
Năm 1959, Bác sĩ Leonard Ravitz, Trường đại học tổng hợp William and May, cho thấy trường năng lượng con người dao động theo tính ổn định tâm thần và tâm lý của người. Ông nêu lên giả thuyết về sự tồn tại của một trường liên kết với quá trình tư duy. Ông gợi ý rằng thay đổi của trong tư duy này gây nên các triệu chứng tâm thể.
Năm 1979, một nhà khoa học khác, Bác sĩ Robert Becker, Trường y Miền Bắc, Syracuse, New York, đã vẽ ra được một điện trường phối hợp trên thân thể có hình dạng giống như thân thể và hệ thần kinh trung ương. Ông đặt tên cho tường đó là Hệ kiểm tra dòng một chiều, và thấy nó thay đổi hình thù cũng như cường độ theo những thay đổi sinh lý và tâm lý. Ông cũng thấy những hạt chuyển động qua trường này lớn bằng các electron.
Bác sĩ Victor Inyushin, Trường đại học tổng hợp Kazakh ở Nga, đã tiến hành nghiên cứu rộng rãi về trường năng lượng của con người từ những năm 1950. Sử dụng kết quả các thí nghiệm nầy, ông nêu lên giả thuyết về sự tồn tại của một trường năng lượng « bioplasmic" gồm các ion, proton tự do và electron tự do. Bởi vì đó là trạng thái khác biệt với bốn trạng thái đã biết của vật chất - rắn, dịch, khí, và plasma -. lnyushin gợi ý rắng trường năng lượng bioplasmic là trạng thái thứ năm của vật chất.
Các quan sát của ông cho thấy các hạt bioplasmic luôn được đổi mới bởi các quá trình hóa học trong tế bào và chúng chuyển động liên tục. Chúng hiện ra như một cân bằng các hạt dương và âm bên trong bioplasma vốn có tính bền vững tương đối. Nếu có thay đổi nghiêm trọng trong cân bắng nầy thì sức khỏe của cơ quan đó bị ảnh hưởng. Mặc dù bioplasma có tính bền vững bình thường, lnyushin thấy có một số đáng kể của năng lượng nầy bức xạ vào không gian. Những đám mây hạt bioplasmic vỡ ra từ cơ quan đó có thể đo được khi chúng chuyển dịch vào không khí.
Như vậy là ta đã lao mình vào một thế giới các trường năng lượng sống, các trong tư duy và các hình thái bioplasmic chuyển động loanh quanh và tuôn ra khỏi thân thể. Ta đã trở thành chính chất bioplasma rung động và bức xạ ấy.
Thế nhưng nếu ta nhìn vào tài liệu thì điều nầy không phải chuyện mới mẻ. Người ta đã biết hiện tượng nầy từ buổi khởi đầu của thời gian. Đúng là đến thời đại chúng ta hiện tượng nầy mới được tái khám phá. Một thời gian công chúng phương Tây không biết đến nó hoặc bác bỏ nó. Suốt trong thời gian nầy các nhà khoa học tập trung vào kiến thức thuộc thế giới thể chất. Khi kiến thức nầy đã phát triển và vật lý học Newton mở đường cho lý thuyết tương đối, các lý thuyết điện từ và hạt, thì ta ngày càng có khả năng nhìn thay những mối liên kết giữa các mô tả khách quan khoa học của thế giới chúng ta và thế giới trải nghiệm chủ quan của con người. 
CHƯƠNG 4
SO SÁNH CÁCH NHÌN BẢN THÂN 
VÀ THỰC TẠI CỦA CHÚNG TA VỚI CÁC QUAN ĐIỂM KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY
  Hơn cả điều mình muốn thừa nhận, ta là vật phẩm của di sản khoa học phương Tây. Cung cách ta học tư duy và những xác định bản ngã của ta đều dựa trên những mô hình khoa cách tương tự đã được các nhà vật lý dùng mô tả vũ trụ thể chất. Phần nầy của cuốn sách nêu lên lịch sử vắn tắt cho thấy những thay đổi về cách mô tả vũ trụ thể chất của các nhà vật lý và về cung cách ứng hợp của các mô tả đó với những thay đổi trong các xác định bản ngã của ta.
Điều quan trọng cần nhớ là biện pháp mà khoa học phương Tây thực hiện là tìm sự phù hợp giữa bằng chứng toán học và bằng chứng thí nghiệm. Nếu không thấy phù hợp thì bấy giờ các nhà vật lý sẽ tìm một lý thuyết khác cho đến khi có đủ bằng chứng toán học lẫn thí nghiệm để giải thích một tập hợp các hiện tượng.
Điều nầy làm cho phương pháp khoa học phương Tây trở thành một công cụ có uy lực trong sử dụng, thực tiễn và dẫn đến những phát minh sáng chế vĩ đại như sử dụng điện năng và sử dụng các hiện tượng hạ nguyên tử trong y học như X quang tuyến, SCAT scanner là laser. Vì tri thức của ta phát triển nên luôn khám phá những hiện tượng mới. Nhiều khi những hiện tượng mới nầy không thể mô tả bằng các lý thuyết hiện hành khi ta giải thích chúng. Người ta đòi hỏi những lý thuyết mới, khái quát hơn và thường dựa trên toàn bộ tri thức có trước đó; các thí nghiệm mới được ấn định thực hiện cho đến khi tìm ra sự phù hợp giữa bằng chứng thí nghiệm và bằng chứng toán học mới. Các lý thuyết mới nầy được thừa nhận là những đinh luật tự nhiên. Quá trình tìm kiếm phương thức mới để mô tả hiện tượng mới luôn là quá trình mở rộng tầm mắt ta thách thức nếp nghĩ hạn hẹp phổ biến của ta về bản chất và thực tại thể chất.
Bấy giở ta hợp nhất những quan niệm mới vào cuộc sống và bắt đầu nhìn bản thân một cách khác trước.
Toàn bộ phần nầy của cuốn sách cho thấy quan điểm khoa học về thực tại hổ trợ cho quan niệm con người gồm những trường năng lượng và trên thực tế còn vượt xa hơn thế để đi vào những lĩnh vực mà ta chỉ mới bắt đầu trải nghiệm, đó là quan điểm toàn đồ về vũ trụ. Trong vũ trụ này, mọi vật đều liên kết với nhau, phù hợp với một trải nghiệm toàn đồ về thực tại. Nhưng trước hết ta hãy điểm lại một phần lịch sử.

Vật lý học Newton

Cho tới nay, khi các tôn giáo phương Đông bắt đầu có tác động mạnh hơn vào nền văn hóa phương Tây; nhiều lối xác định bản thân của ta (vô thức rộng rãi) đều dựa trên cơ sở vật lý học của vài ba thế kỷ. Điều tôi nhắc đến ở đây là ý kiến khăng khăng của chúng ta tự coi mình là chất rắn. Việc xác đinh vũ trụ cấu tạo từ chất rắn được Isaac Newton cùng cộng sự theo đuổi trên quy mô lớn vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.
Vật lý học Newton trong thế kỷ 19 được mở rộng để mô tả vũ trụ bao gồm những khối kiến trúc cơ bản gọi là nguyên từ. Người ta nghĩ rằng những nguyên tố Newton nầy gồm những vật rắn - một nhân proton và neutron, với các electron quay quanh nhân đó, rất giống trái đất quay quanh mặt trời. Cơ học Newton mô tả thành công chuyển động của các hành tinh, máy cơ khí và chất lỏng chuyển động liên tục. Kết quả to lớn của mô hình thế giới làm cho các nhà vật lý đầu thế kỷ 19 tin rằng vũ trụ quả là một hệ thống cơ giới khí khổng lồ hoạt động theo các quy luật chuyển động Newton.
Những định luật nầy được coi như những định luật cơ bản của tự nhiên và cơ học Newton được coi như lý thuyết cơ bản về các hiện tượng của tự nhiên. Những định luật nầy củng cố vững chắc các quan niệm về thời gian tuyệt đối và không gian
về các hiện trạng vật lý, coi đó như đích thực là nguyên nhân trong tự nhiên.
Mọi vật đều có thể mô tả một cách khách quan. Mọi phản ứng khác tự nhiên đều được coi như là có một nguyên nhân vật lý, như những hòn bi da va vào nhau trên bàn chơi. Các tương tác năng trong chất, chẳng hạn như âm nhạc chơi trên radio thông qua các làn sóng điện vô hình, bấy giờ còn chưa biết đến. Cũng chưa xảy ra cho ai đó chuyện bản thân người tiến hành thí nghiệm lại tác động đến các kết quả thí nghiệm cả về tâm lý lẫn vật lý, như các nhà vật lý hiện tại đã chứng minh.
Quan điểm nầy trước đây và hiện nay vẫn làm nức lòng những người thích cõi thế giới là chất rắn hoàn toàn không đổi, với những tập hợp quy luật rất luật hiểu, rất phân minh chi phối hoạt động của nó. Cuộc sống hằng ngày của ta vẫn tiếp diễn theo nhịp cơ học Newton, trừ các hệ thượng điện, còn thì nhà cửa của ta hoàn toàn theo Newton. Ta trải nghiệm thân thể mình theo hướng cơ giới, ta xác định phần thân thể lẫn trải nghiệm của mình trong giới hạn không gian ba chiều và thời gian tính tuyệt đối. Mọi người đều có đồng hồ, ta cần đông hồ để tiếp tục cuộc sống của mình y như ta đã cấu trúc ra
nó một cách tuyến tính là chủ yếu.
Vì ta mải mê với cuộc sống hàng ngày trong nỗ lực để được "đúng lúc", cho nên ta dễ thấy bản thân mình không khác máy móc và mất đi cái nhìn vào bên trong, trải nghiệm sâu sắc của con người. Hãy hỏi ai đó rằng vũ trụ cấu tạo bằng gì thì người nầy chắc chắn sẽ miêu tả mô hình Newton của nguyên từ (electron quay xung quanh nhân proton và neutron).
Tuy nhiên, nếu như phần mở rộng. Theo nghĩa đen, của lý thuyết nầy được dùng đến, thì nó sẽ đặt ta vào một vị trí,phần nào gây rối rắm cho nếp nghĩ của ta về bản thân, cho rằng mình là tập hợp những quả bóng bàn tí tẹo cùng quay tròn với nhau. 
Lý thuyết trường

Đầu thế kỷ 19, nhiều hiện tượng lỏng mới trong tự nhiên được phát hiện mà không thể mô tả bằng vật lý học Newton.
Phát minh và nghiên cứu hiện tượng điện từ dẫn đến khái niệm trường. Trường được định nghĩa như là một trạng thái trong không gian có khả năng tạo ra lực. Cơ học Newton cũ giải thích tương tác giữa các hạt mang điện dương và điện âm như
n và e bằng cách đơn giản nói rằng hai hạt đó hấp dẫn nhau tựa như hai khối lượng.
Nhưng Michael , Faraday và James Clark Maxwell lại thấy đồng khái niệm trường thích hợp hơn và nói rằng mỗi điện tích tạo nên nhiều "nhiễu loạn" hay một "trạng thái " không gian bao quanh, do đó điện tích kia sẽ chịu một tác động khi nó có mặt tại đó. Thế là ra đời khái niệm về một vũ trụ chứa đầy trường tạo ra các lực tương tác.
Cuối cùng đã có một cơ cấu khoa học mà ta có thể dựa vào để bắt đầu lý giải khả năng tác động lẫn nhau từ xa
mà không cần nói hoặc nhìn. Mọi người đều trải nghiệm chuyện nhấc máy điện thoại lên là biết đầu bên kia là ai trước khi nghe tiếng nói. Các bà mẹ thường biết khi con cái bất an cho dù chúng sống ớ đâu. Điều nầy có thể lý giải bằng lý thuyết trường. Trong 15-20 năm gần đây ( 100 năm trải qua của các nhà vật lý), phần đông chúng ta quả đã bắt đầu những dòng khái niệm như vậy để mô tả các tương tác giữa cá nhân với nhau.
Ta vừa mới bắt đầu thừa nhận trong bản thân mình cấu tạo bằng trường, ta cảm nhận sự có mặt của người khác trong phòng mà không nhìn thâý họ hoặc không nghe họ nói (tương tác trường), ta nói về các sóng viba tốt hay xấu, về chuyện chuyền năng lượng cho người khác hay về chuyện đọc ý nghĩ của người khác. Ta có thể, ngay lúc mới gặp, biết là ta ưa người đó hay không, hoặc biết sẽ sống được với người đó hay sẽ va chạm. Cái “biết” này có thể giải thích bằng sự hòa hợp hay không hòa hợp của các tương tác trường.

Tính tương đối 
Năm 1905 , Albert Einstein công bố lý thuyết tương đối đặc biệt của mình và làm đảo lộn toàn bộ các khái niệm chính của quan điểm Newton về thế giới. Theo lý thuyết tương đối, không gian không phải ba chiêù và thời gian không phải là một tồn tại riêng rẽ. Cả hai liên kết chặt chẽ với nhau và tạo nên một continuum (vô cùng và không đếm được – ND) bốn chiều “không gian - thời gian”. Do đó, ta không thể nói đến không gian mà không có thời gian và ngược lại.
Hơn nữa, không có dòng chảy phổ biến của thời gian; nghĩa là thời gian không tuyến tính, cũng không tuyệt đối. Thời gian là tương đối. Nghĩa là, hai người quan sát sẽ chỉ dẫn các sự việc một cách khác nhau so với sự việc được quan sát.
Do đó, tất cả mọi đo đặc, kể cả không gian và thời gian, đêù mất ý nghĩa tuyệt đối. Cả thời gian và không gian đều trở thành đơn thuần là những yếu tố để mô tả các hiện tượng.
Theo lý thuyết tương đối của Einstein, trong những điêù kiện nào đó, hai nguời quan sát thậm chí có thể thấy hai sự việc ngược chiều thời gian, nghĩa là với người quan sát số 1, sự việc A xảy ra trước sự việc B, trong khi với người quan sát số 2, sự việc B lại xảy ra trước sự việc A.
Trong các miêu tả hiện tượng tự nhiên và bản thân, ta luôn dựa trên thời gian và không gian đến nỗi chúng thay đổi thì phải thay đôỉ toàn bộ cơ cấu được ta sử dụng trong miêu tả tự nhiên và bản thân. Ta chưa tiến hành việc hợp nhất bộ phận nầy của tính tương đối Einstein vào cuộc sống của mình.
Ví dụ, khi ta thoáng linh cảm thấy một người bạn đang gặp chuyện không may, như bị ngã cầu thang chẳng hạn, thì ta xem đồng hồ và gọi ngay để xem người đó có việc gì không. Ta cũng muốn biết chuyện đó có xảy ra không, để khẳng định khả năng nhìn thấu của mình. Ta gọi bạn, và bạn cho biết đã không có chuyện như thế. Ta kết luận rằng đó là do trí tưởng tượng đánh lừa ta, và vô hiệu hóa trải nghiệm của mình. Đó là nếp nghĩ Newton.
Ta phải thấy rằng ta trải nghiệm một hiện tượng không thể lý giải được bằng cơ học Newton, nhưng ta lại dùng cơ học Newton để khẳng định siêu cảm giác của mình. Nói cách khác , cái chúng ta vừa thấy là một trải nghiệm có thật. Do chỗ thời gian không phải là tuyến tính, có thể đã xảy ra điều đó. Nó có thể xảy ra đúng vào lúc ta nhìn thấy ,và cũng có thể xảy ra trong tương lai. Thậm chí nó chỉ có khả năng xảy ra mà không bao giờ xảy ra thật sự. Chính vì nó không xảy ra ở thời điểm mà ta tìm cách đối ứng nó vào, cho nên nó tuyệt nhiên không chứng minh được là cái nhìn thấu của ta về khả năng xảy ra đó là sai. Tuy vậy, nếu trong khi nhìn thấu được về người bạn ta lại thấy thêm cả lịch và đồng hồ thời gian Newton thì khả năng nhìn thấu của ta chắc chắn sẽ như là bao gồm cả thông tin về continuum không gian - thời gian đó của sự kiện. Chắc chắn nó sẽ được khẳng định dễ dàng hơn trong thực tại vật lý Newton.
Đã đến lúc phải ngừng việc vô hiệu hoá trải nghiệm vốn nằm ngoài nếp nghĩ Newton và mở rộng cơ cấu thực tại của ta. Ai cũng có những trải nghiệm về thời gian tăng tốc hay mất dấu vết thời gian. Nếu ta trở nên thành thạo trong quan sát tâm trạng, ta có thể thấy thời gian của ta thay đổi theo tâm trạng ta đang sống và theo những trải nghiệm ta có.
Ví dụ ta thấy thời gian đó là tương đối khi ta trải nghiệm một quãng thời gian lo sợ rất dài ngay trước khi xe ca của mình đổ hoặc xuýt đâm vào chiếc xe khác đang chạy tới. Căn cứ theo đồng hồ, khoảnh khắc đó chỉ vài giây; vậy mà đối với ta, thời gian trôi đi chậm lại. Thời gian trải nghiệm không đo được bằng đồng hồ, vì đồng hồ là dụng cụ dành để đo thời gian tuyến tính được cơ học Newton xác định.
Trải nghiệm của ta tồn tại ngoài hệ thông Newton. Nhiều khi ta gặp lại một người nào đó sau nhiều năm xa cách, thế mà cứ như thể vừa gặp nhau hôm trước. Trong liệu pháp hồi quy, nhiều người trải nghiệm các sự kiện thời thơ ấu như thể những sự kiện đó đang diễn ra ngay lúc nầy. Ta cũng thấy ký ức của mình có những sự kiện được sắp xếp theo một trật tự khác với người nào đó cũng đã trải nghiệm các sự kiện nầy (Hãy thử so sánh các kỷ niệm tuổi thơ cùng với anh chị em ruột của bạn).
Nền văn hóa của thổ dân châu Mỹ, vốn không có đồng hồ để tạo ra thời gian tuyến tính, đã phân chia thời gian thành hai: thời gian bây giờ và tất cả thời gian khác. Thổ dân Úc (Australia) cũng có hai loại thời gian: thời gian qua và Thời gian Lớn. Cái gì xảy ra trong Thời gian Lớn cũng có nối tiếp, nhưng không thể ghi được ngày tháng của nó.
Lawrence Le Shan, qua thử nghiệm trên các nhà minh triết , đã xác định hai loại thời gian: thời gian tuyến tính thường lệ và Thời gian Minh Triết. Thời gian Minh triết là đặc tính của thời gian mà các nhà minh triết trải nghiệm khi họ sử dụng năng khiếu của mình. Nó giống như Thời gian Lớn. Cái gì xảy ra cũng có nối tiếp nhưng chỉ có thể nhìn thấy nó từ quan điểm hòa mình vào hoặc trải nghiệm dòng chảy liên tục đó.
Ngay lúc nhà minh triết tích cực tìm cách can thiệp vào sự nối tiếp của các sự kiện mà mình đang chứng kiến, thì lập tức nhà minh triết bị đẩy trở về thời gian tuyến tính và sẽ không còn được chứng kiến các sự kiện nằm bên ngoài cơ cấu “tại-đây-và-vào-lúc-nầy”. Bấy giờ nhà minh triết phải tập trung chú ý lần nữa vào Thời Gian Minh Triết. Người ta vẫn chưa hiểu các quy luật chi phối một chuyển động như vậy từ cơ cấu nọ sang cơ cấu kia của thời gian. Phần lớn các nhà minh triết thường bị buộc phải “đọc” cấu trúc thời gian đặc biệt của cuộc đời một người hoặc tiền kiếp của họ theo yêu cầu. Một số nhà minh triết có thể chỉ đơn giản tập trung vào bất cứ cái gì mà cấu trúc thời gian đòi hỏi.
Continuum không gian-thời gian Einstein nói rõ rằng tính chất tuyến tính biểu kiến của sự kiện tùy thuộc vào người quan sát. Tất cả chúng ta đêù sẵn sàng chấp nhận tiền kiếp như là cuộc sống thể chất theo nghĩa đen đã xảy ra torng quá khứ trong một môi trường thể chất giống như môi trường nầy. Tiền kiếp của ta có thể xảy ra ngay bây giờ trong một continuum không gian-thời gian khác. Nhiều người trong chúng ta đã trải nghiệm “tiền kiếp” và cảm nhận tác động của nó như thể nó vừa xảy ra cách đó không lâu. Nhưng ta hiếm khi nói về cung cách tác động của cuộc đời vị lai của ta đối với cuộc đời ta đang trải nghiệm ngay tại đây và vào lúc nầy. Vì ta sống cuộc đời của mình VÀO LÚC NẦY cho nên nó trở thành cái đúng hơn cái ta đang chép lại về lịch sử của mình cả quá khứ lẫn vị lai .
Một hậu quả quan trọng khác của tính tương đối Einstein là nhận thức rõ ràng rằng vật chất và năng lượng có thể thay đổi cho nhau. Khối lượng chẳng qua là một hình thái của năng lượng. Vật chất chỉ đơn giản là năng lượng chuyển động chậm lại hoặc kết tinh lại. Thân thể con người là năng lượng. Cái đó là nội dung mà toàn bộ cuốn sách nầy đề cập. Tôi đã giới thiệu khái niệm cơ thể năng lượng trong sách nầy nhưng không nhấn mạnh rằng thân thể chúng ta cũng là năng lượng.

Nghịch lý 
Trong những năm 1920, vật lý học bước vào một thực tại kỳ lạ và bất ngờ của thế giới hạ nguyên tử.
Mỗi lần các nhà vật lý đặt câu hỏi với tự nhiên trong một thí nghiệm thì tự nhiên đáp lại bằng một nghịch lý. Họ càng cố sức làm cho tình hình sáng sủa thì các nghịch lý càng rõ nét hơn. Cuối cùng, các nhà vật lý thấy rõ rằng nghịch lý đó là phần bản chất bên trong của thế giới hạ nguyên tử trên đó tồn tại toàn bộ thực tại thể chất của chúng ta.
Ví dụ, ai đó có thể đưa ra một thí nghiệm chứng minh ánh sáng là hạt. Một thay đổi nhỏ trong thí nghiệm này sẽ chứng minh ánh sáng là sóng. Cho nên, để mô tả hiện tượng ánh sáng, cần phải sử dụng cả khái niệm sóng lẫn khái niệm hạt. Cứ thế chúng ta đi vào một vũ trụ được xây dựng trên khaí niệm “cả hai/ và” nhị nguyên được dùng để thúc đẩy ta tiến tới sự hòa hợp. Các nhà vật lý gọi nó là tính bổ sung cho nhau. Nghĩa là, để mô tả một hiện tượng (nếu ta tiếp tục tư duy trong các giới hạn hạt và sóng như vậy) thì phải sử dụng cả hai loại mô tả. Những loại nầy hổ sung cho nhau hơn là đối nghịch nhau theo khái niệm cũ "mỗi/hay ".
Chẳng hạn, Max Planck phát hiện ra ràng năng lượng của bức xạ nhiệt (tựa như lò sưởi trong nhà bạn) không tỏa ra liên tục mà hiện ra trong hình thái những "gói nhỏ năng lượng" rời rạc gọi lượng tử.
Einstein đã đưa ra định đề rằng mọi hình thái bức xạ điện từ có thể hiện ra không những dưới dạng sóng mà còn dưới dạng lượng tử. Các lượng tử ánh sáng, hay các gói nhỏ năng lượng, đã được thừa nhận là những hạt có thiện ý, (giai đoạn nầy của ván bài thì hạt, xác định sít sao nhất của “đồ vật", lại là gói nhỏ năng lượng!).
Vì ta đi sâu hơn vào vật chất nên tự nhiên không chỉ cho ta thấy bất cứ "khối kiến trúc cơ bản nào, như vật lý học Newton đã gợi ý. Các nhà vật lý đã ngừng việc tìm kiếm những khối kiến trúc cơ bản của vật chất khi họ tìm ra nhiều các hạt cơ bản đến nỗi phải khó khăn lắm mới gọi được chúng là cơ bản.
Qua những thí nghiệm trong vài thập niên nầy, các nhà vật lý thấy rằng vật chất là hoàn toàn có thể biến đổi, và ở mức hạ nguyên tử. Vật chất không hiện hữu chắc chắn ở những vị trí rõ ràng, mà thường cho thấy các "khuynh hướng" hiện hữu. Toàn bộ hạt có thể biến hóa thành các dạng hạt khác. Chúng có thể được tạo nên từ năng năng và có thể tan ra thành năng lượng. Điều xảy ra tại đâu và lúc nào ta không thể biết chính xác. nhưng ta biết chắc là liên tục xảy ra.
Ở mức cá thể, vì ta chuyển dịch thêm vào thế giới tâm lý học hiện đại và phát triển tâm linh nên ta thấy các hình thái cũ mỗi/hay" cùng hòa vào hình thái "cả hai/và". Ta không là ác hay thiện, ta không còn chỉ căm ghét yêu thương ai.
Ta tìm ra nhiều khả năng bao quát hơn bên trong ta. Ta có thể cảm thấy vừa yêu thương vừa căm ghét và có mọi xúc cảm trung gian khác đối với chỉ một con người. Ta hành động có trách nhiệm. Ta thấy hai mặt của nhị nguyên cũ Thượng đế/ma quỷ hòa với nhau thành một tổng thể trong đó ta thấy nội tại Nữ thần/thượng đế hợp nhất với ngoại vi Thượng đế/nữ thần.
Cái ác không phải là đối nghịch với Nữ thần/thượng Đế mà chỉ chống lại quyền lực của Thượng đế/nữ thần. Tất cả đều gồm có năng lượng như nhau. Quyền lực Nữ thần/ Thượng đế vừa đen vừa trắng, vừa nam vừa nữ, chứa đựng cả ánh sáng thanh khiết lẫn khoảng trống màu đen mượt như nhung.
Như bạn đọc có thể thấy, chúng ta vẫn dùng các khái niệm thấm nhuần trong nhị nguyên, nhưng nó là một thế giới các đối nghịch "bề ngoài" bổ sung cho nhau chứ không phải đối nghịch "thật sự". Trong hệ thống nầy.
Vượt qua nhị nguyên - Quan điểm toàn đồ 

Các nhà vật lý thấy rằng hạt các có thể cùng lúc là sóng bởi vì chúng không phải là sóng thể chất thật sự như sóng âm hay sóng nước. Sóng xác suất không đại diện cho xác suất của đồ vật mà cho xác suất của các mối liên kết nhiều hơn.
Đó là một khái niệm khó hiểu, nhưng về thực chất các nhà vật lý nói rằng không có đồ vật nào như thể là "đồ vật" cả, cái ta đã dùng để gọi "đồ vật" thực ra là "sự kiện" hoặc đường mòn đã trở thành sự kiện.
Thế giới cũ các vật rắn của ta và các quy luật quyết định của tự nhiên bây giờ hòa vào một thế giới mô hình dạng sóng các mối liên kết. Những khái niệm như "hạt cơ bản", "vật chất hữu hình", vật thể cô lập" đã mất hết ý nghĩa. Toàn vũ trụ hiện ra như một mạng lưới năng dộng các mô hình năng lượng không thể tách rời.
Vậy là vũ trụ dược xác định như là một tổng thể năng động không thể chia cắt; về thực chất tổng thể này lúc nào cũng bao gồm cả người quan sát. Nếu vũ trụ quả thật là một mạng lưới như vậy thì theo lô gích không có vật gì riêng rẽ cả. Do đó. chúng ta không phải là những phần tách rời của một tổng thể. Chúng ta là một tổng thể.
Gần đây. nhà vật lý TS Davidavid Bohm, trong cuốn sách trật tự bao hàm của ông , đã nói rằng những định luật vật lý chủ yếu không thể được phát hiện bởi một nền khoa học mang mưu đồ đập vỡ thế giới thành từng phần. Ông viết về một “trật tự hao hàm tiềm tàng" tồn tại trong trạng thái tiềm tàng và là cơ sở cho mọi thực tại hiển nhiên dựa vào. Ông gọi thực tại hiển nhiên này là "trật tự bộc lộ hiển hiện". "
Các phần được nhìn thấy ở trạng thái liên kết trực tiếp với nhau, trong đó các mối quan hệ động lực của chúng tùy thuộc một cách bất biến và trạng thái của toàn hệ thống... Do vậy, người ta đi đến một ý niệm mới về tính trọn vẹn không sứt mẻ, nó phủ nhận ý tưởng cổ điển về tính phân tích được của thế giới thành những phần riềng rẽ và tồn tại độc lập."
TS Bohm tuyên bố rằng quan điểm toàn đồ về vũ trụ là vị trí xuất phát để bắt đầu tìm hiểu các trật tự bao hàm tiềm tàng và các trật tự bộc lộ hiển nhiên. Khái niệm toàn đồ nói rõ rằng mỗi phần là một dại diện chính xác của tổng thể và có thể dùng để xây dựng lại toàn đồ trọn vẹn.
Năm 1971,Dennis Gahor nhận giải Nobel về xây dựng toàn đồ đầu tiên. Nó là bức ảnh chụp không dùng ống kính trong đó một trường trong ánh sáng do một vật tỏa ra được ghi lại trên tấm kính ảnh như một mô hình giao thoa.
Khi đặt toàn đồ hay bức ảnh ghi được lên một hàng tia laser hoặc một chùm ánh sáng dính kết thì mô hình sóng gốc được tái sinh trong một hình ảnh ba chiều. Mỗi phần của toàn đồ là dại diện chính xác của tổng thể và có thể xây dựng lại bức ảnh trọn vẹn. ls Karl Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ nhiều phòng thí nghiệm dùng vi phân tích các tần số thời gian và / hoặc không gian đã chứng minh trung não cấu trúc nên thị giác thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống. Do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể . TS Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả cả vũ trụ cũng được.
Ông cho biết nó sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước thời gian và không gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi năng lượng có thể truyền đi thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ nhưng sự kiện nầy nảy ra từ những tần sóng vượt trước thời gian và không gian; không phải là chúng được truyền đi. Tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Khi ta nói về trường năng lượng của hào quang trong cuốn sách này, ta phải dùng những thuật ngữ rất cổ xuất phát từ quan điểm của các nhà vật lý đó. Hiện tượng hào quang rõ ràng là nằm cả bên trong lẫn bên ngoài thời gian tuyến tính và không gian ha chiều. Như trong các nghiên cứu trên bệnh nhân mà tôi đã trình bày. Tôi nhìn thấy "các sự kiện trong tuổi dậy thì của Ed khi anh bị gãy xưng cụt, do chỗ anh vẫn mang theo trải nghiệm đó trong trường hào quang của anh; "tia chớp" của người đang yêu có thể nhìn thấy trong trường năng hiện tại, và rõ ràng là nhà thấu thị có thể đi ngược thời gian và chứng kiến diễn biến của sự kiện đã xảy ra trước đó.
Một số lớn trường hợp trải nghiệm được thuật lại trong cuốn sách nầy đòi hỏi hơn hai chiều không gian mới có thể giải thích được; phần lớn hiện ra tức thời. Khả năng nhìn thấy bên trong thân thể ở bất cứ mức nào, với cách lý giải khác nhau, bao hàm việc sử dụng các chiều phụ của không gian. Khả năng nhận biết một sự kiện trong quá khứ bằng cách chỉ đơn giản yêu cầu thông tin về nó, hoặc khả năng nhìn thấy một sự kiện có thể xảy ra rồi thay đổi nó bằng can thiệp trong quá trình chữa trị, đều có thể bao hàm thời gian không tuyến tính. Khả năng nhìn thấy một sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai vượt ra ngoài thời gian tuyến tính.
Trong sử dụng khái niệm trường để mô tả hào quang, ta phải dầm mình trong thuyết nhị nguyên; nghĩa là là phải tách trường ra khỏi ta và quan sát "nó" như một hiện tượng tồn tại thành một phần của ta . Ta phải dùng các thuật ngữ như "trường của mình" và "hào quang của nàng". v.v.
Đấy là nhị nguyên luận. Tôi phải xin lỗi về điều đó và thẳng thắn nói rằng ở điểm nầy, tôi hoàn toàn không thể truyền đạt các trải nghiệm này nếu như không ứng dụng các cơ cấu cũ.
Theo cơ cấu toàn đồ của thực tại thì mỗi mảnh của hào quang không chỉ đại diện cho tổng thể mà còn chứa đựng tổng thể. Do vậy, ta có thể chỉ mô tả trải nghiệm của mình về một hiện tượng mà ta vừa tiến hành quan sát vừa tạo ra cùng một lúc Mỗi quan sát tạo ra một tác động đối với mẫu được quan sát. Ta không chỉ là một phần của mẫu, ta là mẫu. Nó là ta và ta là nó, riêng thuật ngữ "nó" lúc nầy cần hủy bỏ và thay bằng thuật ngữ khác, một thuật ngữ thích hợp hơn để giải tỏa các trở ngại kinh qua trong đầu óc khi ta cố gắng truyền đạt. Các nhà vật lý đã dùng thuật ngữ "khả năng có thể xảy ra của các mối liên kết", hoặc “mạng lưới năng động các mẫu năng lượng khung thể tách rời ". Khi ta bắt đầu tư duy trong giới hạn của mạng lưới năng động các mẫu năng lượng không thể tách rời thì toàn hộ các hiện tượng hào quang mô tả trong cuốn sách này không hiện ra đặc biệt bất thường hoặc xa lạ nữa.
Mọi trải nghiệm liên kết với nhau. Cho nên nếu ta nhận thức được điều nầy và để cho tính liên kết với nhau ấy đi vào các quá trình nhận thức của mình thì ta có thể thấy được tất tả các sự kiện không lệ thuộc vào toàn bộ thời gian. Những khi vừa mới nói "chúng ta" là ta rơi trở lại vào thuyết nhị nguyên. Thật khó mà trải nghiệm tính liên kết với nhau ấy khi phần lớn trải nghiệm của ta về cuộc đời là nhị nguyên. Nhận thức toàn đồ chắc chắn sẽ nằm ngoài thời gian tuyến tính không gian ba chiều, do vậy biết được nó không phải là chuyện dễ. Ta phải thực hành các trải nghiệm toàn đồ để có thể biết được nó.
Thiền định là phương thức vượt qua giới hạn của tư duy tuyến tính và cho phép tính liên kết với nhau của mọi vật trở thành một thực tại dựa trên trải nghiệm. Thực tại này rất khó truyền đạt bằng lời. Vì ta sử dụng lời theo kiểu tuyến tính.
Ta cần phát triển vốn từ vựng để nhờ đó có thể dẫn dắt nhau vào những trải nghiệm nầy.
Trong thiền định Zen của Nhật Bản, các sư phụ truyền cho môn đệ một câu ngắn gọn để tập trung vào: sau nầy gọi là cổ án (koan), được dùng để giúp môn đệ vượt qua tư duy tuyến tính.
Một trong những câu tôi thích nhất là: "Vỗ một tay tai nghe thấy gì?" Phản ứng của tôi đối với câu cổ án nổi tiếng nầy là thấy mình đang tỏa lan vào vũ trụ trên một mô hình âm thanh không nghe thấy đường như mãi mãi tuôn trào.

Mối liên kết siêu sáng
Các nhà vật lý đang sử dụng cả toán học lẫn thí nghiệm để tìm hiện hữu của mối liên kết phố biến tức thì bên trong cơ cấu của khoa hoc. Năm 1964, nhà vật lý J.S. Bell công bố một bằng chứng toán học gọi là định lý Ben.
Định lý Bell chứng minh bằng toán học khái niệm cho rằng các "hạt" hạ nguyên tử liên kết với nhau bằng cách nào đó vượt được qua không gian và thời gian, đến mức mà bất cứ điều gì xảy ra cho một hạt cũng tác động đến các hạt khác, tác động nầy là tức thì và không cần "thời gian" để truyền đi.
Lý thuyết tương đối Einstein cho thấy rằng hạt không thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Trong định lý Bell, tác động có thể là "siêu sáng", hay nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Hiện tại định lý Bell đã được chứng minh bằng thực nghiệm. Hiện giờ chúng ta đang nói về một hiện tượng đứng ngoài lý thuyết tương đối Einstein. Chúng ta đang cố gắng vượt qua đối ngẫu sóng/hạt. Như vậy là một lần nữa, do trình độ kỹ xảo của trang thiết bị khoa học được nâng cao phép thăm dò sâu hơn vào vật chất một cách nhạy cảm hơn, ta thấy được những hiện tượng không thể giải thích bằng lý thuyết hiện hành.
Khi loại thăm dò kiểu nầy xuất hiện vào cuốí những năm 1800. Phát minh ra điện đã cách mạng hóa thế giới và làm cho ta suy nghĩ sâu hơn về vấn đề “chúng ta là ai ". Những năm 1940, năng lượng nguyên tử lại cách mạng hóa thế giới lần nữa. Rõ ràng là hiên nay chúng ta đang hướng vào một thời kỳ thay đổi ghê gớm khác.
Nếu các nhà vật lý nghiên cứu cung cách hoạt động của mối liên kết tức thời nầy thì chúng ta có thể học hỏi để nhận biết một cách có ý thức về các mối liên kết tức thời của ta với thế giới và giữa từng người với nhau. Rõ ràng là điều này sẽ cách mạng hoá việc truyền đạt thông tin. Nó cũng chắc chắn sẽ thay đổi tận gốc hình thức tương tác giữa người nầy với người kia. Mối liên kết tức thời nầy có thể cung cấp cho ta khả năng đọc được ý nghĩ của nhau bất cứ lúc nào ta muốn. Ta có thể biết được điều gì đang xảy ra trong nội tâm mỗi người, và thực sự hiểu nhau sâu sắc.
Ta cũng có thể nhìn thấy rõ hơn tác động của ý nghĩ, cảm giác (trường năng lượng) và hành động của ta đối với thế giới như thế nào, rõ ràng hơn ta nghĩ trước đây.

Các trường phát sinh hình thái. 
Trong cuốn sách của ông nhan đề Một Khoa học mới về sự sống, Rupert Sheldrake đưa ra ý kiến là mọi hệ thống được điều chỉnh không chỉ bằng năng lượng đã biết và các yếu tố vật chất mà còn bằng những trường cấu tạo vô hình. Những trường nầy là nguyên nhân bởi vì chúng dùng làm những sơ đồ cho hình thái và ứng xử.
Những trường nầy không có năng lượng, với nghĩa thông thường của từ, bởi vì tác động của chúng vượt qua những hàng rào thời gian và không gian thường vẫn gắn với năng lượng. Nghĩa là tác động của chúng đúng là mạnh bằng nhau khi ở xa cũng như khi ở sát bên.
Theo giả thiết nầy, bất cứ lúc nào một thành viên của một loài động vật học được một ứng xử mới ,thì trường nguyên nhân của loài đó có thay đổi it nhiều. Nếu ứng xử này được lặp đi lặp lại trong thời gian lâu vừa đủ thì “cộng hưởng hình thái” của nó tác động lên toàn bộ loài động vật đó.
Sheldrake gọi ma trận vô hình này là “trường phát sinh hình thái” (morphogenetic fiels), do chữ morph. “hình thái” và genesis, “đi vào tồn tại”. Tác động của trường nầy bao gồm cả “tác động từ xa” trong cả không gian và thời gian.
Hơn cả hình thái vốn được xác định bằng các quy luật vật lý nằm ngoài thời gian, nó tùy thuộc vào cộng hưởng hình thái vượt qua thời gian. Điêù này có nghĩa là các trường hình thái có thể lan truyền qua không gian và thời gian và các sự kiện trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến các sự kiện khác ở bất cứ nơi nào.
Một ví dụ về điều nầy đã được Lyall Watson cho thấy trong cuốn sách của ông nhan đề Dòng đời: sinh học của ý thức, trong đó ông mô tả cái mà hiện nay người ta gọi một cách đại chúng là : "nguồn gốc con khỉ thứ một trăm” , Watson thấy rằng một thời gian sau khi một tốp khỉ học được một ứng xử mới thì bỗng nhiên một số khỉ khác cũng biết ứng xử như thế, trong khi không hề có trao đổi thông tin “bình thường” nào giữa chúng và tốp khỉ nói trên.
TS David Bohm trong Tạp chí Revision nói rõ rằng điều tương tự cũng thực sự xảy ra đối với vật lý lượng tử, ông nói rằng thí nghiệm Einstein – Podolsky – Rosen cho thấy vẫn có những liên kết không phải tại chỗ hay những liên kết tinh vi của các hạt ở xa nhau. Như vậy, ắt là có sự nguyên vẹn về hệ thống đến nỗi không thể quy trường cấu tạo cho hạt riêng lẻ ấy, mà chỉ quy được cho tổng thể. Do đó, điều gì xảy ra cho các hạt ở xa nhau thì có thể tác động lên trường cấu tạo của các hạt khác. Bohm nói thêm rằng “khái niệm về các định luật phi thời gian chi phối vũ trụ dương như không đứng vững, vì bản thân thời gian là một phần của tất yếu phát triển”.
Trong cùng tài liệu nói trên, Rupert Sheldrake kết luận: “Như vậy là quá trình sáng tạo – giúp nâng cao tư duy mới qua đó mà hình thành các tổng thể mới, về ý nghĩa này tựa như thực tại sáng tạo giúp nâng cao các tổng thể mới trong quá trình tiến hoá . Quá trình sáng tạo có thể được coi như sự phát triển liên tục của các tổng thể phức tạp hơn và có trình độ cao hơn, nhờ những vật trước đây riêng rẻ nay trở nên liên kết với nhau.
Thực tại đa chiều 
Một nhà vật lý khác, Jack Sarfatti, trong công trình Các hệ thống năng lượng tâm lý, đưa ra giả thuyết rằng phương thức mối liên kết siêu sáng có thể tồn tại là thông qua một bình diện cao hơn của thực tại. Ông gợi ý rằng các "vật" liên kết với nhau hơn, hay các sự kiện "tương quan " với nhau hơn trên một bình diện thực tại “bên trên " cái của ta, và nhữrng "vật" nằm trong bình diện đó liên kết với nhau thông qua một bình diện còn cao hơn nữa. Nhờ đạt tới một bình diện cao hơn mà ta có thể có khả năng hiểu được mối liên kết tức thời hoạt động như thể nào.
Kết luận .

Các nhà vật lý tuyên bố rằng không có các khối kiến trúc cơ bản của vật chất, nói đúng hơn, vũ trụ là một tổng thể không thể chia cắt; một mạng lưới bao la các xác suất tương tác xen lẫn nhau, công trình nghiên cứu của Bohm cho thấy rằng vũ trụ hiển hiện nảy sinh từ tổng thể nầy.
Tôi đặt giả thuyết rằng do chỗ chúng ta là những phần không chia cắt được của tổng thể đó, ta có thể đi vào một trạng thái toàn đồ của tồn tại, trở thành tổng thể và gắn mình vào quyền năng sáng tạo của vũ trụ để chữa trị tức thời cho bất kỳ ai ở bất cứ đâu. Một số thầy chữa có thể làm được điều nầy ở chúng mực nào đó bằng cách hòa mình vào và trở thành một với Thượng đế cũng như với bệnh nhân.
Trở thành thầy chữa có nghĩa là chuyển dịch về phía quyền năng sáng tạo của vũ trụ mà mình trải nghiệm như yêu thương bằng cách tái đồng nhất hóa bản ngã với vũ trụ và trở thành vũ trụ; trở thành một với Thượng đế.
Một phương tiện để đi tới nhất quán này là từ bỏ những xác định bản ngã hạn hẹp dựa trên quá khứ Newton của những phần bị chia cắt, và đồng nhất hóa bản thân ta với các trường năng lượng hiện hữu. Nếu hợp nhất được thực tại đó vào đời sống của mình theo một phương thức thực tiễn có thể kiểm chứng, thì ta có thể tách hình ảnh tưởng tượng ra khỏi một thực tại khả dĩ lớn hơn. Một khi ta liên kết bản thân mình tại các trường năng lượng thì ý thức cao cấp cũng trở nên liên kết với tần số cao hơn và độ dính kết lớn hơn.
Sử dụng mô hình Sarfatti, ta bắt đầu nhìn thấy thế giới rất khác, như sẽ được mô tả ở phần sau của cuốn sách này: thế giới của hào quang và trường năng lượng vũ trụ. Tại đó ta tồn tại trong hơn một thế giới. Các cơ thể cao cấp của ta (các tần số hào quang cao cấp) thuộc một trật tự cao cấp và liên kết với các cơ thể cao cấp của người khác hơn là thân thể ta. Vì nhận thức của ta tiến vào những tần số cao cấp và những cơ thể cao cấp, ta càng ngày càng liên kết cho đến khi cuối cùng ta làm thành một với vũ trụ.
Sử dụng khái niệm của Sarfatti, bấy giờ có thể xác định trải nghiệm thiền định như là một trải nghiệm nâng cao ý thức của ta tới tần số cao cấp, sao cho nó về Sarfatti có thể trải nghiệm được thực tại các cơ thể cao cấp của ta, ý thức cao cấp của ta và các thế giới cao cấp mà ta tồn tại trong đó. Vậy thì lúc nầy ta hãy xem xét hiện tượng trong năng lượng kỹ càng hơn để xem khoa học thực nghiệm có thể nói cho ta biết những gì.
Điểm lại Chương 4
1 Các quan điểm khoa học đã ảnh hưởng như thế nào đến các khái niệm của chúng ta?
2. Tại sao quan điểm về một thế giới thể chất bất động lúc này đối với chúng ta lại không thực tế?
3. Những cống hiến của Paraday và Maxwell có tầm quan trọng như thế nào đối với quan niệm về cung cách hoạt động của thế giới?
4. Mối liên kết siêu sáng là gì và ý nghĩa của nó trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta?
5. Khái niệm về thực tại đa chiều có thể giúp cho việc mô tả trong năng lượng con người như thế nào?

Để làm động não

6. Bạn hãy tưởng tượng mình như một toàn đồ. Điều đó không hạn chế bạn như thế nào?
 CHƯƠNG 5
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CON NGƯỜI 
Mặc dầu các nhà thần bí không nói đến trường năng lượng hay hình thái bioplasma, truyền thống của họ qua 5.000 năm trên khắp bốn phương vẫn phù hợp với những quan sát mà các nhà khoa học bắt đầu tiến hành gần đây.
Truyền thống tâm linh
Người tinh thông của các tôn giáo nói về chuyện họ trải nghiệm hoặc nhìn thấy ánh sáng quanh đầu mọi người. Qua các thực hành tôn giáo như thiền định và cầu kinh, họ đạt tới các trạng thái bành trướng ý thức khai mở cho khả năng tri giác cao cấp tiềm tàng của họ.
Truyền thống tâm linh cổ đại của Ấn Độ, trải qua 5.000 năm nói về một loại năng lượng vũ trụ gọi là Prana. Năng lượng vũ trụ nầy được coi như thành phần cơ bản và nguồn gốc của mọi sự sống. Prana, hơi thở của sự sống, chuyển dịch qua mọi hình thái và mang sự sống đến cho chúng. Các nhà yoga thực hành thao tác năng lượng nầy qua các kỹ thuật thở, thiền định và thể dục để duy trì các trạng thái biến đổi ý thức và giữ gìn tuổi xuân vượt xa giới hạn bình thường.
Người Trung Hoa, ba ngàn năm trước công nguyên, thừa nhận sự tồn tại của một năng lượng sống mà họ gọi là Khí. Mọi vật chất, sống hoặc vô tri, đều gồm có và toả ra năng lượng vũ trụ nầy. Khi chứa đựng hai lực hoàn toàn trái ngược nhau là âm và dương. Khi âm và dương cân bằng thì cơ thể sống biểu lộ sức khoẻ thể chất, nếu mất cân bằng sẽ dẫn đến trạng thái bệnh tật. Dương thịnh dẫn đến hoạt động quá mức của các cơ quan. Âm thịnh dẫn đến hoạt động kém. Nếu cả hai mất cân bằng đều dẫn đến ốm đau. Nghệ thuật châm cứu cổ xưa tập trung vào việc cân bằng âm dương.
Kabbalah, thuyết thần trí huyền bí Do Thái, hình thành khoảng năm 538 trước công nguyên, quy những năng lượng tương tự là ánh sáng tinh tú. Các bức hoạ của đạo Thiên Chúa vẽ chân dung Chúa Jesus và các nhân vật tâm linh khác có trường ánh sáng bao quanh. Kinh Cựu Ước nhiều lần nhắc đến vầng sáng quanh con người và sự xuất hiện ánh sáng, nhưng qua bao thế kỷ, những hiện tượng nầy đã mất hết ý nghĩa ban đầu. Ví dụ, bức tượng Moses của MichelAngelo thể hiện Karnaeem như hai cái sừng mọc trên đầu thay vì hai chùm sáng mà thế giới buổi đầu đã nói đến (Trong tiếng Do Thái cổ, từ nầy vừa có nghĩa là sừng vừa có nghĩa là ánh sáng).
John White, trong cuốn sách của ông nhan đề Khoa học tương lai, liệt kê 97 nền văn hoá khác nhau nói đến hiện tượng hào quang với 97 tên gọi khác nhau.
Nhiều giáo huấn bí truyền – các đoạn trích Kinh Vệ Đà cổ Ấn Độ, các nhà Thần trí, các nhà Rosicrucians (một hội kín các triết gia ở thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18 rất thông thạo những bí mật của tạo háo, do Rosae Crucis khởi xướng từ thế kỷ 15 – ND), các thầy lang của thổ dân Mỹ, các Phật tử Tây Tạng và Ấn Độ, các Phật tử Zen Nhật Bản, Bà Blavatsky, Rudolph Steiner, v.v. – mô tả trường năng lượng con người một cách chi tiết. Gần đây, nhiều người qua công phu rèn luyện một cách khoa học hiện đại đã có thể tăng thêm khả năng quan sát thể chất ở mức cụ thể.

Truyền thống khoa học; 500 năm trước CN qua thế kỷ 19
Từ đầu đến cuối lịch sử, quan niệm về một năng lượng vũ trụ lan toả khắp tự nhiên đã được nhiều người có trí tuệ khoa học ở phương Tây kiên định. Năng lượng vũ trụ nầy, cảm nhận dưới dạng một vật thể sáng, đã được các môn đệ của phương Tây ào khoảng năm 500 trước công nguyên. Họ khẳng định rằng ánh sáng của trường năng lượng vũ trụ có thể tạo ra một số tác động khác nhau đối với thân thể con người, kể cả chữa bệnh.
Hai nhà thông thái Boirac và Liebeault đầu thế kỷ 12 thấy rằng con người có một năng lượng có thể gây tương tác từ xa giữa các cá thể. Họ kể rằng có người chỉ bằng sự có mặt của mình cũng làm cho người khác khoẻ mạnh hoặc ốm yếu. Nhà thông thái Paracelsus thời trung cổ gọi năng lượng nầy là “Illiaster” và nói rằng “Illiaster” đó gồm có cả sinh lực lẫn vật chất sống. Nhà toán học Helmont trong những năm 1800 hình dung ra một dòng chảy chất lỏng vũ trụ lan toả ra tự nhiên và đó không phải là vật chất hữu hình hoặc cô đặc, mà là một sinh linh thuần khiết thâm nhập mọi cơ thể. Nhà toán học Leibnitz viết rằng những yếu tố thíêt yếu của vũ trụ là các trung tâm lực chứa đựng cội nguồn vận động của chính chúng.
Các đặc tính khác của hiện tượng năng lượng vũ trụ được Helmont và Mesmer quan sát trong những năm 1800; chữ mesmerism, thuật thôi miên, ra đời từ đó. Họ tường trình rằng các vật sống hoặc vật vô tri đều có thể được nạp “chất lỏng” đó, và các vật thể hữu hình có thể tác động lẫn nhau từ xa. Điều nầy gợi ý về khả năng tồn tại của một trường, giống như trường điện từ, trong chừng mực nào đó.
Count Wilhelm Von Reichenbach bỏ ra 30 năm giữa của những năm 1800, để thí nghiệm cái trường mà ông gọi là lực “odic”. Ông thấy rằng nó biểu lộ nhiều đặc tính tương tự như trường điện từ mà James Clerk Maxwell đã mô tả vào thế kỷ 19. Ông cũng thấy có nhiều đặc tính chỉ duy nhất lực Odic mới có. Ông xác định rằng các cực của nam châm biểu lộ không những tính có cực từ mà còn thêm một tính có cực duy nhất kết hợp với “trường odic” nầy. Các vật khác, như các tinh thể chẳng hạn, cũng biểu lộ tính có cực duy nhất đó, mặc dầu bản thân chúng không có từ tính. Các cực của trường lực odic biểu lộ các đặc tính chủ quan là “nóng, đỏ và khó chịu”, hoặc “xanh, lạnh và dễ chịu” khi quan sát những cá thể nhạy cảm. Hơn nữa, ông xác định rằng các cực khác dầu không hút nhau như trong điện từ. Ông thấy rằng, với lực odic, các cực cùng dấu hút nhau, hoặc “giống nhau thì hút nhau”. Đây là một hiện tượng hào quang vô cùng quan trọng, như ta sẽ thấy sau nầy.
Von Reichenbach nghiên cứu mối quan hệ giữa bức xạ điện từ của mặt trời và những thao tác tập trung trường odic của nhiều người kết hợp với nhau. Ông thấy rằng mức tập trung lớn nhất của năng lượng nầy nằm giữa vùng đỏ và vùng tím ngả xanh của quang phổ. Von Reichenbach nói rõ ràng các điện tích khác dẫu tạo ra các cảm giác chủ quan về ấm và lạnh ở mức độ mạnh yếu khác nhau, mà ông có thể liên hệ với bảng tuần hoàn nguyên tố Mendeleev qua một loạt test với những chủ thể thực nghiệm được bịt mắt. Tất cả các ýêu tố điện dương tạo cảm giác chủ quan về ấm và gây ra cảm giác khó chịu; tất cả các yếu tố điện âm ngả về phía lạnh, dễ chịu, có mức cảm giác mạnh hay yếu tương ứng với vị trí của chúng trên bảng tuần hoàn. Các cảm giác thay đổi từ ấm sang lạnh tương đương với các màu của quang phổ thay đổi từ đỏ sang chàm.
Von Reichenbach thấy rằng trường odic có thể dẫn truyền qua dây kim loại, tốc độ dẫn truyền rất chậm (xấp xỉ 4m/s hoặc 13 lut/s) và tốc độ nầy dương như tuỳ thụôc vào tỷ trọng khối lượng hơn là vào dẫn suất của vật liệu. Hơn nữa, có thể nạp năng lượng nầy cho các vật thể theo phương thức tương tự như nạp bằng cách sử dụng điện trường. Các thí nghiệm khác chứng minh rằng có thể quy tụ phần nầy của trường như quy tụ ánh sáng bằng thấu kính, trong khi phần kia vẫn toé ra xung quanh thấu kinh, tựa như ngọn lửa nến toé ra xung quanh các vật đặt trên đường đi của nó. Phần lệch của trường odic cũng vẫn tác động như ngọn lửa nến khi nó được đặt vào giữa luồng không khí, điều nầy gợi lên giả thuyết cho rằng cấu tạo của nó giống như chất khí. Các thí nghiệm nói trên cho thấy trường hào quang có những đặc tính gợi lên nhận xét chorằng nó vừa có tinh hạt như chất lỏng, vừa có năng lượng như sóng ánh sáng.
Von Reichenbach thấy rằng lực trong thân thể con người tạo ra tính có cực tương tự như cái hiện hữu trong các tinh thể dọc theo những trục chính của chúng. Dựa trên các bằng chứng thí nghiệm, ông mô tả phần bên trái của thân thể như một cực âm và phần bên phải như một cực dương. Đây là một khái niệm tương tự như nguyên lý âm dương của người Trung Hoa cổ xưa đã trình bày ở trên.

Quan sát khoa học của các bác sĩ thế kỷ 20
Từ các chương trên, ta có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu cho đến thế kỷ 20 hướng tới việc quan sát những đặc tính khác nhau của một trường năng lượng bao quanh con người và các vật thể khác. Từ năm 1990, nhiều bác sĩ đã quan tâm nhiều đến hiện tượng nầy.
Năm 1911, bác sĩ William Kilner báo cáo các nghiên cứu của mình về trường năng lượng con người được nhìn thấy qua màn màu và bộ lọc. Ông mô tả cái mình nhìn thấy như một màn sương rực sáng xung quanh toàn bộ thân thể ở ba vùng : a) lớp màu tối rộng ¼ in. sát mặt da; b) lớp giống hơi nước hơn, rộng 1 in. tuôn ra thẳng góc với thân thể, bao quanh lớp nói trên; c) lớp ngoài cùng, sáng và mỏng manh, hơi ra xa một chút, có đường bao quanh không rõ rệt, rộng khoảng 6 in. Kilner thấy rằng điện mạo của “hào quang” (như ông vẫn gọi) của từng người khác nhau, tùy theo tuổi, giới tính, khả năng tâm thần và sức khỏe. Một số bệnh tật biểu lộ ra thành những đốm lớn hoặc những bất thường trên hào quang, dẫn Kilner đến chỗ phát triển một hệ thống chẩn đoán dựa trên màu sắc, cách sắp xếp, thể tích và diện mạo của lớp bọc. Một số bệnh được ông chẩn đoán bằng cách nầy là viêm nhiễm gan, các khối u, viêm ruột thừa, động kinh và các rối loạn tâm lý như hysteria.
Giữa những năm 1900, BS George De La Warr cùng với BS Ruth Brown tạo ra những dụng cụ mới để phát hiện bức xạ từ các mô sóng, phát triển Bức Xạ Học, một hệ thống dò tìm, chẩn đoán và chữa trị từ xa bằng cách sử dụng năng lượng sinh học của con người. Công trình gây ấn tượng sâu sắc nhất của ông là những bức ảnh chụp bằng cách sử dụng tóc của bệnh nhân làm antenna. Các bức ảnh nầy cho thấy những cấu trúc bệnh lý bên trong mô sóng, như các khối u và nang trong gan, lao phổi và u ác ở não. Thậm chí ông còn chụp được một bào thai ba tháng trong dạ con.
BS Wilhelm Reich , nhà tâm thần học, bạn đồng sự của Freud, trong phần đầu của thế kỷ 20, bắt đầu quan tâm đến một loại năng lượng vũ trụ mà ông gọi là “orgone”. Ông nghiên cứu mối quan hệ của các nhiễu loạn dòng chảy orgone trong thân thể người với các bệnh thức thể và bệnh tâm lý. Reich phát triển một phương thức tâm lý liệu pháp trong đó các kỹ thuật phân tích Freud về trạng thái bỏ ngõ tiềm thức được hợp nhất với các kỹ thuật vật lý để giải tỏa tắc nghẽn cho dòng chảy tự nhiên của năng lượng orgone trong thân thể. Bằng cách giải tỏa các tắc nghẽn nầy, Reich có thể xua tan được các trạng thái tâm thần và cảm xúc tiêu cực.
Trong thời kỳ từ 1930 đến 1950, Reich tiến hành nhiều thí nghiệm về năng lượng nầy bằng cách sử dụng các trang thiết bị điện tử và y học mới nhất thời bấy giờ. Ông quan sát thấy năng lượng nầy rung động trên bầu trời và xung quanh tất cả các vật sống hoặc vô tri. Ông quan sát các rung động của năng lượng orgone phát ra từ các vi sinh vật bằng cách sử dụng một kính hiển vi cực mạnh có cấu tạo đặc biệt.
Reich chế ra nhiều loại dụng cụ vật lý để nghiên cứu trường orgone . Một dụng cụ của ông là "bộ tích lũy" có khả năng cô đặc năng lượng orgone được ông dùng để nạp năng lượng này cho các vật thể. Ông quan sát thấy rằng một cái đèn ống chân không xả điện vẫn được một dòng điện có điện thế thấp hơn nhiều lần so với dòng điện xả bình thường của nó sau khi được nạp trong bộ tích lũy nầy một thời gian lâu . Hơn nữa, ông còn công nhận là đã tăng được tốc độ phân rã hạt nhân của một đồng vị phóng xạ bằng cách đặt nó vào trong bộ tích lũy orgone .
BS Lawrence Bendit và Phoebe Bendit tiến hành nhiều quan sát sâu rộng về trường năng lượng con người vào năm 1930 và liên hệ các trường nầy với sức khỏe, chữa trị và phát triển tâm trí. Công trình nghiên cứu của hai ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức và sự thấu hiểu các lực hình thành etheric hùng mạnh vốn là nền tảng của sức khỏe và chữa trị trong thân thể.
Gần đây hơn, BS Schafca Karagulla đối chiếu những quan sát bằng mắt do các nhà ngoại cảm tiến hành với tình trạng rối loạn thực thể. Ví dụ, một nhà thấu thị tên là Dianne có khả năng quan sát các mô hình năng lượng ở những người ốm yếu và mô tả một cách rất chính xác những vấn đề về y học, từ rối loạn não cho đến tắc đại tràng. Những nhận xét về cơ thể etheric nầy cho thấy một cơ thể năng lượng sống hoặc một trường tạo thành ma trận thâm nhập vào thân thể đậm đặc như một mạng lưới lấp lánh những chùm sáng. Ma trận năng lượng nầy là mô hình cơ bản trên đó vật chất thực thể của các mô được hình thành và giữ chặt. Các mô tồn tại như là chỉ vì có trong sống đó ở phía sau .
BS Karagulla cũng đối chiếu rối loạn của luân xa với bệnh tật. Ví dụ, nhân ngoại cảm Dianne mô tả luân xa ở cổ của một bệnh nhân tính tình quá nhanh nhẩu có màu đỏ và xám xỉn. Khi Dianne nhìn thẳng vào tuyến giáp thì thấy nó có cấu trúc quá xốp và mềm. Phần bên phải của tuyến giáp hoạt động không tốt bằng phần bên trái. Bệnh nhân được chẩn đoán qua các kỹ thuật y khoa thông thường là bị bệnh Graves làm cho tuyến giáp to ra và thùy phải to hơn thùy tráị.
TS Dora Kunz, chủ tịch Phân hội thần trí Mỹ, đã nhiều năm làm công tác y học và chữa trị. Trong công trình Diện mạo tâm linh của nghệ thuật chữa trị, bà nhận xét rộng: "Khi trường sinh lực được khỏe mạnh thì bên trong nó có một nhịp điệu tự trị tự nhiên " và "mỗi cơ quan trong thân thể có nhịp điệu năng lượng tương ứng của nó trong trường etheric."
Giữa các khu vực của những cơ quan khác nhau, các nhịp khác nhau tương tác như thể đang xảy ra một chức năng di chuyển; khi thân thể được nguyên vẹn và khỏe mạnh, các nhịp diệu nầy di chuyển dễ dàng từ cơ quan nầy sang cơ quan khác. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh lý, các nhịp điệu cũng như các mức năng lượng đều thay đổi. Ví dụ, di chứng của phẫu thuật cắt ruột thừa có thể thấy được trong trường năng lượng. Các mô của thân thể, lúc nầy áp sát nhau, đều có một chức năng di chuyển năng lượng thay đổi xuất phát từ mô trước đây do ruột thừa điều chỉnh. Trong vật lý học, điều nầy được mệnh danh là "ngược đôi " hoặc "không xứng đôi ". Mỗi một mô kế cận bị "ngược đôi " có nghĩa là năng lượng có thể chẳng qua tất cả các mô. Phẫu thuật hoặc bệnh tật làm thay đổi tình trạng "ngược đôi " đến mức mà năng lượng bị tiêu hao ở mức độ đó hơn là được di chuyển."
BS John Pienakos phát triển một hệ thống chẩn đoán và chữa trị các rối loạn tâm lý dựa trên các quan sát trường năng lượng con người thu được bằng mắt thường và bằng con lắc. Thông tin từ các quan sát của ông về các cơ thể năng lượng phối hợp với các phương pháp tâm lý trị liệu được phát triển trong Năng lượng học sinh học và với một công trình nói về quan điểm do Eva Pierrakos phát triển. Quá trình nầy, được gọi là Năng lượng học nồng cốt, là một quá trình thống nhất việc chữa trị bên trong tập trung tác động qua những cơ cấu bảo vệ cái tôi và nhân cách, nhằm khai thông các năng lượng của thân thể. Năng lượng học nồng cốt nhằm cân bằng tất cả các cơ thể (thể chất etheric , cảm xúc, tâm thần và tâm linh) để thực hiện việc chữa trị hài hòa cho con người một cách trọn vẹn.
Từ các công trình nói trên, tôi kết luận rằng phát sáng từ thân thể con người có liên quan đến sức khỏe. Tôi trù định một việc rất quan trọng là tìm ra phương thức định lượng hiện tượng phát sáng nầy bằng phương tiện đo ánh sáng được tiêu chuẩn hóa, đáng tin cậy nhằm làm cho thông tin nầy có thể xử dụng được trong chấn động lâm sàng của ngành y và làm cho bản thân năng lượng trở nên bổ ích trong điều trị.
Các đồng sự và tôi đã điều khiển một số thí nghiệm đo trường năng lượng con ngườị. Trong một thí nghiệm, BS Richard Dobrin, BS John Pierrakos và tôi đã đo được mức ánh sáng có chiều dài sóng khoảng 350 nanomet trong buồng tối trước, trong, và sau khi có mặt nhiều người. Các kết quả cho thấy ánh sáng hơi tăng trong buồng tối khi có nhiều người trong đó. Trong một trường hợp, mức ánh sáng giảm thực sự một người nào đó mệt lã và đầy tuyệt vọng có mặt trong buồng tối. Trong một thí nghiệm khác tiến hành cùng câu lạc bộ cận tâm lý học Mỹ , chúng tôi có thể trình bày một phần của hào quang trên màn ảnh vô tuyến đen trắng với một thiết bị được sử dụng gọi là bộ tạo màu . Thiết bị nầy làm cho người ta có khả năng khuếch đại mạnh mẽ những biến thiên cường độ sáng ở gần thân thể.
Trong một thí nghiệm khác, tiến hành tại trường đại học tổng hợp Drexel, cùng với William Eidson và Karen Gestla một nhà ngoại cảm làm việc với BS Rhine nhiều năm tại trường đại học tổng hợp Duke, chúng tôi đã thành công trong việc dùng năng lượng hào quang tác động lên một chùm nhỏ tia laser 2 mw làm cho nó uốn cong hoặc yếu đi.
Tất cả những thí nghiệm nầy giúp xác định sự tồn tại hiển nhiên của các năng lượng, nhưng vẫn chưa kết luận các kết quả được truyền đi khắp nơi trên các buổi phát vô tuyến truyền hình của NBC, nhưng việc nghiên cứu tiếp tục không được tiến hành vì thiếu ngân quỹ.
Ở Nhật Bản, Hiroshi Motoyama đã có thể cản mức ánh sáng thấp phát ra từ tiến hành nghiên cứu nầy trong buồng tối, với một camera điện ảnh làm việc ở mức ánh sáng yếu .
BS Zheng Rongliang ở Trường đại học tổng hợp Lanzhọu, Trung Quốc, đo năng lượng (gọi là "Khí") tỏa ra từ thân thể người bằng cách xử dụng máy dò sinh học làm bằng một gân lá cây nối với một thiết bị quang lương tử (thiết bị đo ánh sáng yếu). Ông nghiên cứu hiện tượng tỏa trường năng lượng của một thầy dạy khí công (khí công là một dạng thể dục dưỡng sinh cổ xưa của Trung Hoa). Và hiện tượng tỏa trường năng lượng của một nhà thấu thị. Kết quả các nghiên cứu của ông cho thấy hệ thống phát hiện đáp ứng lại bức xạ dưới dạng xung. Xung tỏa ra từ bàn tay của thầy dạy khí công khác xa xung của nhà thấu thị.
Tại Viện nghiên cứu hạt nhân Shanghaì của Viện hàn lâm Sinica, người ta cho biết rằng một số sinh lực phát ra từ các thầy dạy khí công" dường như có sóng âm tần số rất thấp xuất hiện dưới dạng một sóng mang dao động tần số thấp. Trong một vài trường hợp, người ta cũng phát hiện thấy "khí " dưới dạng một dòng chảy vi hạt. Đường kính các hạt này khoảng 60 micron và chúng có vận tốc khoáng 20-50 cm~ (hay 8-20 in/s).
Vài năm trở lại đây, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu thông tin sinh học ẠS. Popov công bố phát hiện các sinh vật phát ra những rung động năng lượng có tần số từ 300 đến -2.000 nanomet. Họ gọi năng lượng này lập trường sinh học hoặc bioplasma. Họ thấy rằng những người có khả năng chuyển năng lượng sinh học thì có trường sinh học rộng hơn và mạnh hơn. Những phát hiện nầy được xác nhận tại Viện Hàn lâm y học Maxcơva và được các nghiên cứu tại Anh, Hoà Lan, Đức và Ba Lan đồng tình .
Nghiên cứu lý thú nhất về hào quang con người mà tôi thấy đã được BS Valone Hunt và những người khác tiến hành tại UCLA. Trong một nghiên cứu về tác động của việc điều khiển tâm thần lên thân thể và linh hồn (“Nghiên cứu cấu trúc Trường năng lượng thần kinh cơ và tiếp cận cảm xúc), bà ghi được các dấu hiệu có tần số rất thấp từ thân thể người trong môt loạt các buổi điều khiển tâm thần.
Để ghi nhận chúng, bà đã dùng các điện cực cơ bản bằng bạc/clorure hạc đặt lên da, cũng trong thời gian nầy bằng cách ghi các dấu hiệu điện tử. Đức Rosalyn Bruỵère thuộc trung tâm chữa trị bằng ánh sáng, Glendale, California, quan sát các hào quang của cả người điều khiển tâm thần và của người được điều khiển. Bình luận của bà đã được ghi vào cuốn băng ghi các dữ kiện điện từ. Bà trình bày một bản báo cáo về màu sắc, kích thước và vận động năng lượng của các luân xa, kể cả những đám mây hào quang.
Về sau, các nhà khoa học phân tích về mặt toán học các mô hình sóng đã ghi được bằng giải tích Furier và giải tích tần số âm thanh đồ, đều thu được kết quả đáng kể.
Các hình thái sóng và tần số kiên định đặc biệt tương quan với những màu sắc mà Đức Bruyère đã báo cáo. Nói cách khác, khi Đức Bruyère quan sát thấy màu xanh trong hào quang ở bất cứ vị trí đặc hiệu nào thì các số đo điện tử bao giờ cũng cho thấy hình thái sóng màu xanh và tần số đặc hiện tại những vị trí đó.
BS Hunt lặp lại thí nghiệm nầy với bảy người đọc hào quang khác.
Họ nhìn thấy màu sắc hào quang tương quan với cùng mô hình tần số/sóng.
Tháng 2- 1988, các kết quả của công trình nghiên cứu đang tiến triển cho thấy những tương quan màu sắc/tần số sau đây (II/. = l~ertz, hay chu kỳ/giây):
Xanh 250-275Hz, pkuis 1200Hz/
Lục 250-475 Hz
Vàng 500-700 Hz
Da cam 950-1050 Hz
Đỏ 1000-1200 Hz
Tím 1000-2000 Hz, pkus 300-400; 600-800 Hz
Trắng 1100-2000 Hz
Các dải tần số nầy ngoại trừ các dải phụ cho xanh và tím, đều sắp xếp ngược thứ tự của chuỗi màu cầu vồng. Các tần số ghi được là sự xác nhận vai trò của thiết bị cũng như sự hiện hữu của năng lượng được đo.
BS Hunt nói: “Trải qua nhiều thế kỷ các nhà ngoại cảm nhìn thấy và mô tả hiện tượng phát hào quang, đây là lần đầu tiên chúng ta thu được bằng chứng điện tử khách quan về tần số, biên độ và thời gian khẳng định các nhận xét chủ quan của họ về hiện tượng tỏa màu sắc.
Các tần số màu sắc tìm được ở đây không sao chép các tần số của ánh sáng và sắc tố , nhưng điều đó không phủ nhận phát minh nầy. Khi chúng ta nhận thức rõ ràng cái mà chúng ta nhìn thấy dưới dạng màu sắc là những tần số được con mắt nắm bắt, được phân biệt và cho một ký hiệu, thì bấy giờ không có gì chứng tỏ là các trung tâm chế biến của mắt và não chỉ diễn giải màu sắc dưới dạng tần số cao Tiêu chuẩn chủ yếu cho trải nghiệm màu sắc này là sự thể hiện thị giác. Tuy nhiên, với dụng cụ tinh vi hơn, kỹ thuật ghi và xừ lý số liệu được cải tiến, thì những số liệu nàỵ bước đầu tiên 1.500 Hz. Có thể sẽ nhanh chóng chứa đựng các tần số cao hơn.
BS Hunt cũng nói rõ rằng "các luân xa thường xuyên mang những màu sắc đã định trong các tài liệu siêu hình học, nghĩa là đỏ hỏa xà, da cam-hạ vị, vàng-lách, lục-tím, xanh-hy vọng, tím-con mắt thứ ba và trắng đỉnh đầu. Hoạt động ở một vài luân xa dường như làm giảm hoạt động tại một số luân xa khác. Luân xa tim luôn là luân xa hoạt động mạnh nhất.
Các đối tượng có nhiều trải nghiệm cảm xúc, hình ảnh và hồi ức đều liên kết với các vùng khác nhau được điều khiển tâm thần. Những phát hiện nầy làm cho chúng ta tin chắc rằng các ký ức về trải nghiệm được tích trữ trong các mô của thân thể".
Chẳng hạn khi hai chân của người nào đó được điều khiển bằng tâm thần, anh ta có thể sống lại rõ ràng các trải nghiệm về sự dạy dỗ đơn giản thời thơ ấu. Anh ta không những nhớ mà còn sống lại điều nầy một cách xúc động. Nhiều khi bố mẹ có công dạy dỗ con cái một cách đơn giãn trước khi trẻ tạo được mối liên kết não cơ để có thể kiểm soát cơ vòng điều hòa sự bài tiết. Vì trẻ không thể kiếm soát được cơ vòng về mặt sinh lý, nó sẽ bù lại bằng cách siết chặt các cơ bắp đùi. Điêù này tạo ra nhiều căng thẳng trên thân thể. Nhiều khi căng thẳng đó giữ mãi suốt đời, hoặc giữ cho đến khi được chữa trị chu đáo bằng điều khiển tâm thần hoặc bằng năng lượng học sinh học.
Bấy giờ khi áp lực và căng thẳng ở cơ được giải tỏa thì ký ức cũng được giải thoát theo. Một ví dụ khác về duy trì ký ức áp lực là trạng thái hai vai bị bó mà người ta thường có. Đó là do sợ hãi hoặc lo lắng ở đôi vai . Bạn có thể tự hỏi, cái mà bạn sợ sẽ không đủ khả năng thực hiện là cái gì, hoặc cái gì mà bạn nghĩ sẽ xảy ra nếu bạn không thành công là cái gì.
Kết luận
Nếu ta định nghĩa trường năng lượng con người là tất cả các trường hoặc những cái phát ra từ thân thể con người thì ta có thể thấy rằng nhiều thành phần mà ai cũng biết của trường năng lượng con người đã được đo đạc trong phòng thí nghiệm. Đó là các thành phần tĩnh điện, từ tính, điện từ, âm thanh, nhiệt và thị giác của trường năng lượng con người.
Tất cả những số liệu đo đạc phù hợp với các quá trình sinh lý hình tượng của thân thể và còn vươn quá giới hạn những quá trình nầy để cung cấp cho ta một phương tiện nghiên cứu hoạt động tâm thể.
Những số liệu đo dạc của BS Hunt cho thấy nhữrng tần số xác định của các màu và của hào quang. Các tần số nầy có thể có những phần trội cao hơn không ghi nhận được do những hạn chế của trang thiết bị thí nghiệm có liên quan.
Những số liệu đo đạc liệt kê trên đây cũng cho thấy trường năng lượng con người về bản chất và có chuyển động tựa chất lỏng, cũng như luồng không khí hay dòng nước. Những hạt nầy rất bé, thậm chí là hạ nguyên tử theo như một số nhà nghiên cứu. Khi tích điện, các hạt nhỏ cùng nhau chuyển động trong những đám mây mà các nhà vật lý thường gọi là plasma . Các plasma tuân theo một số định luật vật lý làm cho các nhà vật lý đi đến chỗ coi chúng như trong trạng thái giữa năng lượng và vậl chất. Nhiều đặc tính của trường năng lượng con người đo được trong phòng thí nghiệm làm nảy ra khả năng hiện hữu của trạng thái thứ năm của vật chất mà một số nhà khoa học gọi là “bioplasma”.
Những nghiên cứu nầy cho thấy rằng mô hình thông thường của thân thể gồm các cơ quan (như cơ quan tiêu hóa) là không đầy đủ. Cần phát triển một mô hình bổ sung dựa trên khái niệm trường năng lượng cấu tạo. Mô hình trường điện từ phức tạp không đáp ứng đầy đủ mục đích nầy. Nhiều hiện tượng tâm linh liên đới với trường năng lượng con người như tiên tri hoặc nắm được thông tin về tiền kiếp, không thể lý giải bằng trường điện từ.
Theo BS Valorie Hunt con người có thể được nhìn với một khái niệm lượng tử về năng lượng xuất phát từ bản chất tế bào nguyên tử của thân thể hoạt động, nó đi tắt qua mọi mô và mọi hệ. Bà gợi ý rằng quan điểm toàn đồ về trường năng lượng con người là một quan điểm đúng đắn. Khái niệm toàn đồ rõ nét lên trong nghiên cứu vật lý học và nghiên cứu bộ não có thể cung cấp cho ta một quan điểm vũ trụ thực sự thống nhất về thực tại, đòi hỏi phải giải thích lại mọi phát minh sinh học trên một bình diện khác."
Trong Tập san Trí nhớ của não, Marilyn Ferguson tuyên bố rằng " mô hình toàn đồ đã được mô tả mẫu nổi bật", một lý thuyết trọn vẹn chắc chắn sẽ nắm bắt được mọi cuộc sống phóng túng kỳ diệu của khoa học và tâm linh.

Cuối cùng đây là một lý thuyết xe duyên sinh học với vật lý học trong một hệ thống mở.
Điểm lại Chương 5
1 Trường năng lượng con người đã được đo như thế nào ?
2. Nhân loại được biết về hiện tượng hào quang lần đầu tiên vào thời điểm nào ?
3. Hào quang lần đầu tiên được quan sát thấy vào năm nào của thế kỷ 19 và do ai ?
4. Hiện tượng trường năng lượng con người vượt qua điều mà khoa học ngày nay biết như thế nào ?
5. Từ quan điểm của khoa học lý thuyết và thực nghiệm ngày nay, mô hình đúng đắn để giải thích hiện tượng trường năng lượng con người là mô hình gì ? 
CHƯƠNG 6

TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ 
Khi tôi đã thành người lớn và lại bắt đầu thấy các trường năng lượng sống thì tôi đâm ra hoài nghi và lẫn lộn.
Tôi chưa tìm ra được tài liệu nào (liên quan đến nội dung hai chương trước), tôi cũng không nhận được sự hướng dẫn nào liên quan đến nội dung chương 3.
Dĩ nhiên, là một nhà khoa học, tôi biết các trường năng lượng, nhưng chúng lại không thuộc con người và đã được xác định bằng các công thức toán học.
Các trường năng lượng sống là có thật hay không có thật ?
Có ý nghĩa gì không ?Liệu tôi có đơm đặt ra những trải nghiệm của mình ?
Đó là ước mơ hay tôi đã chiêm nghiệm được một chiều khác của thực tại có ý nghĩa, có trật tự và giúp tôi hiểu được những hoàn cảnh cuộc sống hiện tại của mình, cuộc sống như là một tổng thể trên thực tế ?
Tôi đã đọc những chuyện kỳ lạ ngày xưa, nhưng những chuyện nầy xảy ra trong quá khứ với ai đó mà tôi không quen biết. Nhiều chuyện dường như là đồn đại và tưởng tượng. Cái phần của nhà vật lý trong tôi đòi hỏi phải quan sát và kiểm tra nhằm chứng minh những hiện tuợng nầy là « có thật hay không có thật ».
Cứ như vậy, tôi bắt đầu tập hợp các cứ liệu, nghĩa là những trải nghiệm của riêng tôi, xem chúng có ăn khớp với một hệ thống hoặc hình thái lô-gích nào không, như giới vật lý vẫn làm.
Cũng như Einstein, tôi tin rằng "Thượng Đế không chơi trò may rủi với vũ trụ."
Tôi nhận thấy rằng những hiện tượng mình quan sát được hết sức giống cái thế giới tôi hằng quen thuộc, được sắp xếp tốt về hình thái, hình thù và màu sắc, và cũng dựa trên các quan hệ nhân quả một cách phân minh.
Tuy nhiên, vẫn luôn có một chút gì đó hơn thế, luôn có điều gì đó bị lãng quên tới mức không ai biết, không cắt nghĩa được, một điều huyền bí. Tôi đi đến nhận thức rõ ràng cuộc sống sẽ đáng chán biết mấy nếu không có cái điều huyền bí không hay biết nầy luôn nhảy múa trước mặt ta trong khi ta chuyển dịch qua … cái gì đó.
Thời gian hay không gian? Đó là cung cách mà trước đấy tôi thường hay suy nghĩ.
Bây giờ thì tôi thấy rằng ta chuyển dịch qua những trải nghiệm bản thân về “thực tại “ – suy nghĩ - , cảm giác, tồn tại, hòa nhập, khẳng định cá tính, chỉ để tái hòa nhập trong vũ điệu bất tận của sự cải biến, khi mà linh hồn hình thành, phát triển và chuyển dịch vế phía Thượng Đế.
Cái mà tôi quan sát được tương quan với nhìều sách bí truyền nói về chủ đề hào quang và các trường năng lượng.
Màu sắc tương quan; cử động, hình thù và hình thái tương quan. Phần lớn, những điều tôi đọc thường là đọc sau thời gian tôi tiến hành quan sát, như thể một bàn tay vô hình nào đó đã làm tôi tin rằng tôi trải nghiệm lần đầu tiên một hiện tượng trước khi đọc về nó, do đó tôi không thể tiến hành việc chiếu hình tượng tâm thần mà mình tạo nên được nhờ đọc sách. Bây giờ thì tôi tin tưởng vững chắc vào trải nghiệm về hướng dẫn nầy, nó chuyển dịch qua người tôi và tràn ngập toàn bộ cuộc đời tôi tựa như một bài ca, luôn thúc đẩy tôi tới những trải nghiệm mới, những bài học mới, trong khi tôi lớn lên và phát triển thành người.
Bài tập “nhìn thấy” các trường năng lượng sống của vũ trụ
Cách dễ nhất để bắt đầu quan sát trường năng lượng vũ trụ là thư giãn một cách đơn giản trong tư thế nằm ngửa trên cỏ giữa một ngày nắng đẹp và chăm chú nhìn lên bầu trời xanh.
Một lát sau, bạn sẽ có thể nhìn thấy những viên orgone nhỏ xíu tạo nên những mẫu vẽ lượn sóng áp vào bầu trời xanh. Chúng tựa như những quả cầu màu trắng li ti, đôi lúc điểm một đóm đen, hiện ra trong một vài giây, để lại một vệt dài mỏng mảnh rồi biến đi. Khi bạn tiếp tục quan sát và mở rộng tầm nhìn, bạn sẽ bắt đầu thấy toàn bộ trường rung động cùng một nhịp. Ngày nắng ráo thì các quả cầu năng lượng nhỏ xíu nầy có màu sáng và chuyển động nhanh.
Ngày có mây, chúng có màu trong mờ hơn, chuyển động chậm và có số lượng ít hơn.
Trong một thành phố có sương mù thì chúng ít hơn, màu tối và chuyển động rất chậm. Chúng bị nạp thiếu năng lượng.
Nơi có số viên nhỏ xíu nầy nhiều nhất và nạp đủ năng lượng sáng chói nhất mà tôi quan sát được là ở trên dãy núi Alpes của Thụy Sĩ, nơi có nhiều ngày nắng chói chang và tuyết phủ mọi vật thành từng đống dầy. Rõ ràng là ánh sáng mặt trời nạp năng lượng cho các viên nhỏ xíu đó.
Bây giờ bạn hãy đưa mắt nhìn lên rìa các ngọn cây áp sát bầu trời. Bạn có thể thấy một đám màu lục ở xung quanh cây. Tò mò bạn cũng có thể nhận thấy không có viên nhỏ xíu nào trong đám màu đó. Nhưng khi nhìn kỹ hơn, bạn có thể thấy chúng nằm ở rìa đám màu lục thay đổi mẫu vẽ lượn sóng của chúng và chảy vào trong hào quang của cây, nơi chúng biến mất. Rõ ràng là hào quang của cây đang hấp thụ những viên nhỏ xíu nầy. Màu lục xung quanh cây hiện ra vào mùa xuân và mùa hè trong tầng lá đang trổ. Mở đầu mùa xuân hào quang của phần lớn cây cối có màu hồng hơi đỏ, tương tự như màu các chồi lộc của cây.
Nếu bạn nhìn kỹ một cây nhỏ trồng trong vườn nhà, bạn sẽ thấy hiện tượng tương tự. Đặt cây dưới ánh sáng chói chang trước một nền màu tối. Bạn có thể thấy những vạch màu lục ngã xanh lóe lên trên cây dọc các lá theo hướng tăng trưởng. Chúng đột nhiên lóe lên, sau đó nhạt màu dần, để rồi lóe lên lại, lần nầy có thể ở phía đối diện của cây. Những vạch nầy sẽ phản ứng với bàn tay bạn hoặc một mảnh pha lê nếu bạn đưa chúng lại gần hào quang của cây. Nếu bạn kéo mảnh pha lê ra xa cây, bạn sẽ thấy hào quang của cây và hào quang của nó giãn ra để duy trì tiếp xúc. Chúng căng dài ra như kẹo mạch nha .
Một lần tôi thử nhìn hiệu ứng ảo tượng của lá đã được nói nhiều trong các bức ảnh chụp của Kirlian. Qua các phương pháp của Kirlian, người ta có thể chụp được hình ảnh của cả chiếc lá nguyên vẹn sau khi đã cắt đi một nửa lá. Tôi quan sát hào quang của chiếc lá. Nó có màu xanh nhạt đơn giản. Khi tôi cắt vào lá thì hào quang toàn lá chuyển sang nâu thẩm ngã màu huyết. Tôi lùi lại và xin lỗi cây. Khi màu xanh nhạt đã tự phục hồi trở lại sau một vài phút thì thấy được những dấu hiệu rõ ràng của phần lá đã bị mất, nhưng không sáng sủa bằng khi tôi thấy trên các bức ảnh chụp của Kirlian. Vật vô tri cũng có hào quang. Phần lớn các vật dụng cá nhân đều thấm đẫm hào quang của chủ nhân và tỏa ra năng lượng nầy. Ngọc và pha lê cho thấy những hào quang thú vị với các mẫu vẽ nhiều tầng và phức tạp có thể sử dụng để chữa trị. Chẳng hạn, thạch anh tím có hào quang màu vàng với nhiều tia óng vàng lóe ra từ những điểm đa diện tự nhiên.
Đặc điểm của trường năng lượng vũ trụ
Như đã phát biểu ở chương 5, trường năng lượng vũ trụ đã được biết đến và được quan sát từ lâu.
Nó được nghiên cứu xa xưa trong lịch sử, lên tới thời điểm nào mà ta có thể vươn tới được.
Mỗi nền văn hóa đặt một tên gọi khác nhau cho hiện tượng trường năng lực và nhìn nó bằng một quan điểm riêng.
Khi mô tả điều thấy được, mỗi nền văn hóa đều tìm ra những đặc tính cơ bản tương tự trong trường năng lượng vũ trụ. Thời gian trôi qua và phương pháp khoa học phát triển, nền văn hóa phương Tây bắt đầu tìm tòi nghiên cứu trường năng lượng vũ trụ một cách ráo riết hơn.
Do chỗ các trang thiết bị khoa học đạt trình độ cao hơn, ta có khả năng đo đạc được những đặc tính tinh vi hơn của trường năng lượng vũ trụ. Từ những tìm tòi nghiên cứu nầy, ta có thể ước đoán rằng trường năng lượng vũ trụ chắc hẳn gồm một năng lượng trước đây chưa được khoa học phương Tây xác định, hoặc có thể là một loại vật chất mịn hơn cái mà ta thường coi là vật chất. Nếu ta xác định vật chất như là năng lượng ngưng kết thì trường năng lượng vũ trụ có thể tồn tại giữa cái hiện được coi như điạ hạt của vật chất và cái của năng lượng. Như ta đã thấy, một số nhà khoa học quy hiện tượng trường năng lượng vũ trụ vào bioplasma.
TS John White và TS Stanley Krippner liệt kê nhiều đặc tính của trường năng lượng vũ trụ: trường năng lượng vũ trụ thấm nhuần toàn bộ khoảng không, động vật và bất động vật, và liên kết mọi vật với nhau; trường năng lượng vũ trụ chảy từ vật nọ sang vật kia; và mật độ của trường năng lượng vũ trụ biến thiên ngược chiều với khoảng cách từ nguồn của nó. Trường năng lượng vũ trụ cũng theo những quy luật của cảm ứng họa âm và của cộng hưởng giao cảm - hiện tượng xảy ra khi bạn gõ lên một âm thoa thì âm thoa khác bên cạnh bắt đầu rung lên theo cùng tầng số, tạo thành âm thanh tương tự.
Các quan sát bằng mắt khám phá ra rằng trường có cấu tạo cao về một loạt điểm hình học, các điểm sáng cô lập rung động, các đường xoắn ốc, các mạng vạch, các tia lửa và mây. Trường rung động và có thể cảm nhận được bằng sờ, nếm, ngửi, và cùng với âm thanh cũng như độ sáng, có thể cảm thụ bằng các giác quan cao hơn.
Các nhà tìm tòi nghiên cứu về trường nầy tuyên bố rằng trường năng lượng vũ trụ về cơ bản là đồng vận, nghĩa là tác động đồng thời của các lực riêng rẽ mang lại một hiệu quả tổng thể lớn hơn các hiệu quả cá thể cộng lại. Trường nầy ngược với entropy, thuật ngữ dùng mô tả hiện tượng phân rã chậm mà ta từng quen theo dõi trong thực tại vật lý học, hiện tượng tan rã hình thể và trật tự. Trường năng lượng vũ trụ có hiệu lực cấu tạo đối với vật chất và xây dựng các hình thái. Có vẻ như nó tồn tại trong hơn ba chiều. Trước khi có thay đổi trong thế giới vật chất là đã có thay đổi trong trường nầy. Trường năng lượng vũ trụ bao giờ cũng kết hợp với một vài hình thái ý thức, từ phát triển cao đến rất thô sơ. Ý thức phát triển cao kết hợp với các mức "rung động cao hơn" và các mức năng lượng..
Như vậy, ta thấy rằng về một vài phương diện nào đó, trường năng lượng vũ trụ không khác bất cứ vật gì ta biết trong tự nhiên. Tuy vậy, nó vẫn khiến cho ta, với trí tuệ của mình, vươn tới để hiểu được mọi đặc tính của nó. Ở một vài mức độ, nó là một vật bình thường" như muối hay tảng đá; nó có những đặc tính mà ta có thể xác định bằng phương pháp khoa học. Mặc khác, nếu ta tiếp tục thăm dò sâu hơn vào bản chất của nó thì nó vượt quá các giải thích khoa học bình thường. Nó trở nên khó nắm bắt. Ta nghĩ rằng ta đã "đặt nó vào đúng chỗ của nó" cùng với điện và các hiện tượng khác không-bất-thường-như-thế, nhưng rồi nó lại tuột khỏi tay ta và khiến cho ta nghĩ: "Thật sự nó là cái gì ? Nhưng mặt khác, đại khái nó có phải là điện không ?"
Trường năng lượng vũ trụ tồn tại trong hơn ba chiều. Điều đó có ý nghĩa gì ? Nó là đồng vận và xây dựng hình thái.
Cái đó ngược với quy luật thứ hai của nhiệt động học nói rằng entropy luôn tăng lên, nói rằng hỗn loạn trong vũ trụ luôn lớn thêm, và bạn không thể lấy ra thêm năng lượng ngoài số năng lượng mà bạn đã cho vào một cái gì đó; bạn luôn lấy ra ít hơn một chút số năng lượng mà bạn đã cho vào. ( Chưa bao giờ làm được cỗ máy hoạt động vĩnh cửu ).
Đó không phải là trường hợp của trường năng lượng vũ trụ. Dường như nó luôn tiếp tục tạo ra nhiều năng lượng hơn. Như một kho hàng lớn, lúc nào nó cũng vẫn đầy, dù bạn lấy đi bao nhiêu cũng không có điều gì đáng ngại. Những điều nầy là những khái niệm lý thú và mang đến cho ta một cách nhìn lạc quan về tương lai trong khi ta đang có nguy cơ chìm sâu hơn nữa vào chủ nghĩa bi quan của thời đại hạt nhân.
Có thể một ngày nào đó chúng ta có khả năng tạo ra một cỗ máy khoan được vào năng lượng của trường năng lượng vũ trụ và có mọi năng lượng ta cần mà không bị đe dọa tự gây hại.
Điểm lại Chương 6
1. Hào quang là gì ?
2. Đồng xu penny có hào quang không ?
3. Cái gì không có hào quang ?
4. Hãy mô tả trường năng lượng vũ trụ 
CHƯƠNG 7A

TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CON NGƯỜI HAY HÀO QUANG CON NGƯỜI 
Trường năng lượng con người là biểu hiệu của năng lượng vũ trụ có liên quan mật thiết với đời sống con người. Nó có thể được mô tả như là một cơ thể sáng rực bao quanh và thâm nhập vào thân thể, phát ra các bức xạ đặc thù của riêng nó và thường được gọi là “hào quang”. Hào quang là cái phần của vũ trụ kết hợp với các đối tượng.
Hào quang con người hay trường năng lượng con người là cái phần của năng lượng vũ trụ kết hợp với thân thể.
Các nhà nghiên cứu, dựa vào những quan sát của mình, đã tạo ra những mô hình lý thuyết phân chia hào quang thành mấy vầng. Các vầng nầy đôi khi được gọi là cơ thể, chúng thâm nhập và bao quanh thành từng vầng liên tục.
Mỗi cơ thể kế tiếp gồm những chất tinh khiết và có “rung động” cao hơn của cơ thể mà nó bao quanh và thâm nhập.
Tập nhìn thấy hào quang con người.
Cách dễ nhất để bắt đầu cảm nhận trường năng lượng con người là tập như sau: Nếu bạn ở trong một nhóm người, hãy cầm tay nhau thành vòng tròn và nắm tay lại. Hãy để cho năng lượng trường hào quang của bạn chảy xung quanh vòng tròn. Hãy cảm nhận dòng chảy phập phồng đó một lát. Nó đang đi theo lối nào? Hãy nhìn xem người đang ở bên cạnh bạn cảm nhận đó bằng cách nào. Có tương quan nhau không?
Bây giờ, vẫn không thay đổi vật gì và không động tay, bạn hãy ngắt dòng chảy năng lượng lại. Giữ như thế một lát (mọi người cùng lúc), rồi để cho năng lượng chảy tiếp. Hãy làm thử lần nữa. Bạn có cảm thấy được chỗ khác nhau không ?
Bạn thích cái nào hơn? Lúc nầy hãy cùng với một người bạn nào đó cùng làm tương tự như trên.
Hai người hãy ngồi đối diện, hay lòng bàn tay áp vào nhau. Để cho năng lượng chảy tự nhiên. Nó đi theo đường nào? Hãy phát năng lượng ra khỏi lòng bàn tay trái; đoạn để nó đi vào tay phải. Rồi làm ngược lại. Xong ngắt dòng chảy. Bạn hãy thử cùng một lúc đẩy dòng chảy ra khỏi cả hai tay. Đoạn hút nó vào cả hai tay một lúc. Các động tác đẩy, kéo và ngừng là ba biện pháp cơ bản để thao tác năng lượng trong chữa trị. Hãy thực hành các động tác đó.
Bây giờ bạn hãy buông tay ra; giữ hai lòng bàn tay xa nhau khoảng 2-5 in; từ từ đưa tay ra ra vào vào, tăng giảm khoảng cách. Hãy tạo ra một cái gì đó giữa hai bàn tay. Bạn có cảm nhận được nó không? Nó giống cái gì? Hãy đưa hai tay ra xa nhau hơn, khoảng 8-10 in,rồi từ từ đưa lại gần nhau cho đến khi bạn cảm thấy có một sức ép đẩy hai tay bạn trở lại làm cho bạn phải ráng thêm một chút mới áp được hai tay vào nhau.
Lúc nầy, bạn đã áp các rìa cơ thể năng lượng của mình với nhau. Nếu tay bạn cách nhau 1-1 ¼ in là bạn đã áp rìa các cơ thể etheric của mình (vầng đầu tiên của hào quang). Nếu tay bạn cách nhau 3-4 in là bạn đã áp các rìa ngoài cơ thể cảm xúc của bạn (vầng thứ nhì của hào quang).
Lúc nầy bạn hãy hết sức thận trọng đưa hai tay vào gần nhau hơn nữa cho đến khi bạn có thể thực sự cảm thấy rìa nngoài cơ thể cảm xúc của bạn hay trường năng lượng bàn tay phải áp ào da bàn tay trái. Hãy đưa lòng bàn tay phải gần lòng bàn tay trái thêm khoảng một in. Hãy cảm nhận hiện tượng ngứa ran trên mu bàn tay trái khi mà rìa trường năng lượng của bạn áp vào đó. Trường năng lượng của bàn tay phải đã xuyên đúng qua bàn tay trái của bạn!
Giờ thì bạn lại đưa hai tay ra xa nhau hơn và giữ khoảng cách chừng 7 in. Hướng ngón trỏ phải vào lòng bàn tay trái, sao cho đầu ngón cách lòng bàn tay độ ½-1 in. Lúc nầy bạn hãy vẽ nhiều vòng tròn lên lòng bàn tay. Bạn cảm thấy gì? Nó có làm cho bạn nhột không? Cái gì vậy ?
Trong ánh sáng mờ mờ của căn phòng, bạn hãy giữ bàn tay bạn sao cho các đầu ngón tay hướng về từng người. Giữ hai tay trước mặt mình ở khoảng chừng 2 feet. Đảm bảo có một bức tường nhẫn màu trắng làm nền phía sau. Hãy để cho mắt thư giãn và dịu dàng nhìn chăm chú vào khoảng trống giữa các đầu ngón cách xa chừng 1-1 ½ in. Đừng nhìn vào ánh sáng chói chang. Hãy để cho mắt thư giãn. Bạn thấy gì không? Đưa các đầu ngón tay lại gần nhau rồi xa nhau hơn nữa. Điều gì xẩy ra ở khoảng cách giữa các ngón? Bạn thấy gì xung quanh bàn tay? Hãy nhẹ nhàng đưa môt bàn tay lên phía trên, bàn tay kia xuống duới, sao cho các ngón ở tay nọ hướng về các ngón ở tay kia. Lúc nầy có xẩy ra điều gì không? 94% số người làm thử bài tập nầy nhìn thấy một cái gì đó. Tất cả mọi người cảm nhận một cái gì đó. Về những câu trả lời cho các câu hỏi trên, xin tham khảo phần cuối chương nầy.
Sau khi bạn thực hành các bài tập nầy và các bài tập ở chương 9 quan sát hào quang của người khác, bạn có thể bắt đầu nhìn thấy vài vầng đầu tiên như hình 7-1A. Muộn hơn, sau khi bạn đã quen nhìn thấy các vầng thấp, bạn có thể thực hành các bài tập nhận thức bằng tri giác cao cấp như mô tả trong các chương 17, 18, 19. Khi đuợc khai mở hơn con mắt thứ ba (luân xa 6), bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy các vầng cao hơn của hào quang (hình 7-1B).
Đến đây, khi phần lớn chúng ta đã cảm nhận, nhìn thấy và trải nghiệm các vầng thấp của hào quang, xin hãy tiếp tục mô tả chúng. 


Giải phẩu hào quang
Có nhiều hệ thống mà người ta đã tạo ra từ những quan sát của họ để xác định trường hào quang.
Tất cả hệ thống nấy đều chia hào quang thành vầng và xác định vị trí, màu sắc, độ sáng, hình thù, mật độ, độ lỏng và chức năng. Mỗi hệ thống đều hướng về loại công việc mà cá thể đang “tiến hành” với hào quang.
Có hai hệ thống giống với hệ thống của tôi nhất: hệ thống do Jack Schwarz sử dụng, gồm hơn bảy vầng, và được mô tả trong cuốn cũa ông nhan đề.
Các hệ thống năng lưọng con người; và hệ thống do Đức Rosalyn Bruyère thuộc Trung Tâm chữa trị bằng ánh sáng, Glendale, California, sử dụng. Hệ thống nầy gồm bảy vầng và đưọc mô tả trong cuốn sách của tác giả nhan đề Bánh xe ánh sáng, công trình nghiên cứu về luân xa .
Bảy vầng của trường hào quang
Tôi đã quan sát thấy bảy vầng của hào quang trong thời gian làm việc với cương vị cố vấn và cương vị thầy chữa.
Lúc đầu, tôi chỉ nhìn thấy được các vầng thấp, phần lớn đậm đặc và dễ thấy. Càng làm việc lâu, tôi càng thấy được thêm các vầng khác. Vầng càng cao thì tôi càng phải bành trường ý thức của mình thêm để cảm nhận nó. Nghĩa là nhằm mục đích nhìn thấy các vầng cao hơn, như vầng thứ năm, thứ sáu và thứ bảy, tôi phải đi vào trạng thái thiền định, thường là nhắm mắt. Sau nhiều năm thực hành, thậm chí tôi đã bắt đầu thấy vượt qua cả vầng thứ bảy, như sẽ được luận bàn ngắn gọn ở cuối chương nầy.
Các quan sát về hào quang cho tôi thấy một mô hình trường nhị nguyên thú vị. Các vầng khác của trường có cấu trúc cao, tựa như những làn sóng đứng của các mô hình ánh sáng, trong khi các vầng ở khoảng giữa hiện ra gồm các chất lỏng có màu chuyển động liên tục. Những chất lỏng nầy chảy qua một hình thái dựng nên bởi những làn sóng ánh sáng đứng lung linh. Hướng của dòng chảy phần nào được hình thái ánh sáng đứng điều khiển, vì chất lỏng chảy dọc theo các vệt ánh sáng đứng.
Bản thân những hình thái ánh sáng đứng cũng lóng lánh, y như thể chúng gồm có những sợi dây của nhiều ánh sáng nhỏ xíu, nhấp nháy dồn dập, mỗi cái nhấp nháy theo một tốc độ khác nhau. Những vệt ánh sáng đứng nầy hiện ra có những vật mang nhỏ xíu chuyển động dọc theo chúng.
Như vậy, các vầng thứ nhất, thứ ba, thứ năm và thứ bảy đều có cấu trúc rõ ràng, trong khi các vầng thứ hai, thứ tư và thứ sáu gồm những chất tựa lỏng không có cấu trúc đặc thù. Chúng đảm nhiệm hình thái là do chúng chảy qua cấu trúc của các vầng số lẻ và vì vậy phần nào đảm nhiệm hình thái của các vầng có cấu trúc.
Mỗi vầng kế tiếp thâm nhập hoàn toàn vào tất cả các vầng bên dưới nó, kể cả thân thể. Vì vậy cơ thể cảm xúc lan ra quá cơ thể etheric và bao gồm cả cơ thể etheric lẫn thân thể. Thực tế, mỗi cơ thể không hề là một “vầng", dù rằng đó là cái ta có thể nhìn thấy. Đúng hơn, nó là dạng bao quát hơn của bản thân chúng ta vốn mang sẵn bên trong mình những hình thái khác hạn chế hơn.
Từ quan điểm của nhà khoa học, có thể coi mỗi vầng như một mức của các rung động cao hơn, chiếm lĩnh cùng khoảng không như những mức rung động phía dưới nó và vượt ra xa hơn. Để nhìn thấy được từng mức tiếp liền nhau, người quan sát phải tiến lên với ý thức về mỗi mức tần số mới. Vậy là ta có bảy cơ thể, tất cả chiếm cùng một khoảng không vào cùng một thời điểm, cái nào cũng vượt ra quá cái kế bên, điều mà chúng ta không quen trong đời sống “bình thường" hằng ngày. Nhiều người nhầm lẫn coi hào quang như một củ hành có thể bóc ra thành từng lớp liên tiếp. Không phải như vậy.
Các vầng có cấu trúc chứa đựng mọi hình thái mà thân thể có, kể cả nội tạng, mạch máu … và những hình thái bổ sung mà trong thân thể không có. Có một dòng chảy năng lượng thẳng đứng rung động bên trên và bên dưới trường hào quang trong tủy sống. Nó vượt quá ra ngoài thân thể, phía trên đầu và phía dưới xương cụt. Tôi gọi nó là dòng năng lượng chủ yếu. Có những cuộn xoáy hình nón xoay tròn mệnh danh là các luân xa trong trường hào quang. Chóp của chúng hướng vào bên trong dòng năng lượng thẳng đứng chủ yếu và nền khai mở của chúng kéo dài tới rìa từng vầng của trường hào quang nơi chúng khu trú.
Bảy vầng và bảy luân xa của trường hào quang
Mỗi vầng hiện ra khác nhau và có chức năng đặc thù cho mỗi vầng. Mỗi vầng hào quang kết hợp với một luân xa. Nghĩa là vầng thứ nhất kết hợp với luân xa 1, vầng thứ hai với luân xa 2, và cứ thế.
Đây là những khái niệm chung sẽ phức tạp hơn khi ta nghiên cứu sâu thêm vào chủ đề này. Còn bây giờ chỉ liệt kê danh sách để cung cấp cho bạn một cái nhìn chung toàn cục.
Vầng thứ nhất của trường hào quang và luân xa 1 kết hợp với hoạt động thể chất và cảm xúc-cảm tính thể chất, sự đau đớn thể chất hay niềm vui. Vầng thứ nhất kết hợp với hoạt động tự động và tự quản của thân thể.
Vầng thứ hai và luân xa 2 thường kết hợp với dạng cảm xúc của con người. Chúng là những cỗ xe qua đó ta có đời sống cảm xúc và các cảm nghĩ.
Vầng thứ ba kết hợp với đời sống tâm thần, với tư duy tuyến tính.
Vầng thứ tư kết hợp với luân xa tim, là cỗ xe qua đó ta có yêu thương, không chỉ có vợ chồng mà có cả nhân loại nói chung . Luân xa bốn là luân xa chuyẻn hóa năng lượng yêu thương.
Vầng thứ năm là mức kết hợp với một ý chí cao cấp có quan hệ chặt chẽ hơn với ý chí siêu phàm. Luân xa năm kết hợp với sức mạnh của lời nói, sự phát biểu mọi điều vào trong tồn tại, lắng nghe và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Vầng thứ sáu và luân xa 6 kết hợp với yêu thương thượng giới. Nó là yêu thương vượt ra khỏi giới hạn yêu thương của con người và ôm lấy mọi cuộc đời. Nó tạo nên sự bày tỏ quan tâm và ủng hộ việc bảo vệ và dinh dưỡng mọi cuộc đời. Nó giữ cho mọi hình thái cuộc đời như là những biểu hiện quí giá nhất của Thượng đế.
Vầng thứ bảy và luân xa 7 kết hợp với trí tụê bậc cao, hiểu biết và sự hợp nhất bản chất tâm linh và thể chất.
Như vậy là có các vị trí đặc trưng bên trong hệ thống năng lượng con người về cảm giác, xúc cảm, ý nghĩ, ký ức và những trải nghiệm phi thể chất khác mà ta kể lại cho các thầy thuốc của mình. Việc hiểu được các triệu chứng thể chất liên quan như thế nào với những vị trí ấy sẽ giúp ta hiểu bản chất của các bịnh khác nhau cũng như bản chất sức khỏe và bịnh tật. Thế thì việc nghiên cứu hào quang có thể là nhịp cầu giữa y học truyền thống và những trăn trở tâm lý học của ta.

Như vậy là có các vị trí đặc trưng bên trong hệ thống năng lượng con người về cảm giác, xúc cảm, ý nghĩ, ký ức và những trải nghiệm phi thể chất khác mà ta kể lại cho các thầy thuốc của mình. Việc hiểu được các triệu chứng thể chất liên quan như thế nào với những vị trí ấy sẽ giúp ta hiểu bản chất của các bịnh khác nhau cũng như bản chất sức khỏe và bịnh tật. Thế thì việc nghiên cứu hào quang có thể là nhịp cầu giữa y học truyền thống và những trăn trở tâm lý học của ta.
Vị trí của bảy luân xa


Vị trí của bảy luân xa chính trong thân thể được trình bày ở Hình 7-2A tương ứng với bảy đám rối thần kinh chính của người trong từng vùng thân thể.
BS David Tanseley, chuyên viên về bức xạ học, trong cuốn sách của mình nhan đề Bức xạ học và các cơ thể tinh tế của con người, nói rỏ rằng bảy luân xa chính được hình thành tạI những điểm mà ở đó các vạch ánh sáng thẳng đứng giao nhau 21 lần.
21 luân xa phụ khu trú tại những điểm mà ở đó các thành phần năng lượng giao nhau 14 lần ( Xem Hình 7-2B ). Chúng khu trú lần lượt như sau: 2 trước tai, 2 trên vú, 1 tạI nơi hai xương đòn gặp nhau, 2 trong lòng bàn tay, 2 ở gót chân, 2 ở ngay phía sau mắt ( không có trênhình vẽ )

hình 2




Hình 7-2: Vị trí các luân xa
( Tài liệu chuẩn đoán )

2 liên hệ với cơ quan sinh dục, 1 cạnh gan, 1 liên kết với dạ dầy (bao tử), 2 liên kết với lách, 2 ở khoe chân (sau đầu gối), 1 cạnh tuyến ức và 1 cạnh đám rối thái dương. Các luân xa này có đường kính khoảng 3 in tại nơi cách mặt da 1 in.
Hai luân xa phụ ở lòng bàn tay rất quan trọng trong chữa trị. Nơi mà các vạch năng lượng giao nhau 7 lần, còn có những cuộn xoáy nhỏ hơn được tạo ra.
Có nhiều trung tâm năng lượng tí xíu tại những nơi mà các vạch năng lượng giao nhau ít lần hơn. Tanseley nói rằng những cuộn xoáy tí xíu này có thể rất trùng khớp với các huyệt châm cứu trong y học Trung Hoa.
Mỗi luân xa chính ở phía trước cặp đôi với một luân xa tương ứng ở phía sau, đều được coi như tiền diện mạo và hậu diện mạo của luân xa. Tiền diện mạo liên quan với cảm nhận, hậu diện mạo liên quan với ý chí, và ba diện mạo trên đầu liên quan với các quá trình tâm thần của con người, như được trình bày ở Hình 7-3.
Như vậy, luân xa 2 có các thành phần 2A và 2B, luân xa #3 có 3A và 3B, cứ thế cho tới luân xa thứ 6. Có thể coi các luân xa 1 và 7 là cặp đôi với nhau nếu ai đó muốn thế, bởi vì chúng là những điểm tận cùng được khai mở của dòng năng lượng thẳng đứng chủ yếu chảy lên chảy xuống dọc theo cột sống mà toàn bộ luân xa hướng vào.
Mũi nhọn hay đỉnh của các luân xa, nơi chúng liên kết với dòng năng lượng chủ yếu, được gọi là rễ hoặc tâm của luân xa. Bên trong các tâm này là những dấu niêm kiểm soát sự trao đổi năng lượng giữa các vầng hào quang qua luân xa đó. Nghĩa là mỗi một trong số bảy luân xa đều có bảy vầng, mỗi vầng tương ứng với một vầng của trường hào quang. Mỗi luân xa có vẻ khác biệt trên từng vầng đó, như sẽ được nói chi tiết trong miêu tả của mỗi vầng. Năng lượng nào muốn chảy từ vầng nọ sang vầng kia qua luân xa phải đi qua các dấu niêm trong rễ luân xa đó. Hình 7-4 cho thấy trường hào quang với toàn bộ bảy vầng thâm nhập và toàn bộ bảy vầng thâm nhập của các luân xa.
Có thể nhìn thấy năng lượng tuôn chảy vào trong toàn bộ những luân xa này từ trường năng lượng vũ trụ ( Hình 7-3 ). Từng cuộn xoáy năng lượng hiện ra đang hút hoặc để cho năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ đi vào. Chúng hiện ra đang hoạt động giống như các cuộn xoáy chất lỏng mà chúng thường gặp trong nước hay trong không khí, như: xoáy nước, khí xoáy tụ, cột nước và bão. Chỗ tận cùng của một luân xa bình thường mở ra vầng hào quang thứ nhất có đường kính khoảng 6 in, cách mặt da khoảng 1 in. 
CHƯƠNG 7B
Chức năng của bảy luân xa
Mỗi cuộn xoáy nói trên trao đổi năng lượng với trường năng lượng vũ trụ. Như vậy, khi ta nói về cảm giác “khai mở" thì đó là có thật theo đúng nghĩa của từ. Toàn bộ luân xa chính, luân xa phụ, luân xa bé hơn nữa và các huyệt châm cứu là những lỗ cho năng lượng đi vào và đi ra khỏi hào quang. Ta tựa như bọt biển giữa đại dương năng lượng bao quanh. Vì năng lượng này luôn kết hợp với một hình thái ý thức cho nên ta trải nghiệm năng lượng mà mình trao đổi bằng các thuật ngữ nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, cảm thấy, bằng trực giác hay trực tiếp biết được. 
Do đó, ta có thể thấy rằng nói “khai mở" có hai nghĩa.
Đầu tiên, nó có nghĩa là chuyển hóa nhiều năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ qua mọi luân xa lớn nhỏ.
Thứ nhì, nó có nghĩa là đưa vào và phần nào có quan hệ với toàn bộ ý thức được kết hợp với năng lượng chảy qua ta.
Đó không phải chuyện dễ, và phần đông chúng ta không làm được. Đơn giản là có quá nhiều cái đưa vào.
Chất liệu tâm lý liên quan đến từng luân xa được đưa vào ý thức bằng cách tăng dòng chảy năng lượng qua luân xa đó. Rất nhiều chất liệu tâm lý có thể sẽ được giải phóng do một dòng chảy năng lượng đột ngột, và ta có thể chế biến được tất cả. Vì vậy, ta hoạt động trong bất cứ quá trình sinh trưởng nào mà mình hiện diện ở đó để từ từ khai mở từng luân xa, có thể ta mới có thời gian để chế biến chất liệu riêng giải phóng ra và để hòa nhập thông tin mới này vào đời sống của mình.
Việc khai mở luân xa và tăng cường dòng chảy năng lượng là quan trọng, vì càng cho năng lượng chảy bao nhiêu ta càng khỏe mạnh bấy nhiêu. Bệnh tật xảy ra trong hệ thống là do thiếu cân bằng năng lượng hay do tắc nghẽn dòng chảy năng lượng. Nói cách khác, sự thiếu dòng chảy trong hệ thống năng lượng con người cuối cùng sẽ dẫn đến bệnh tật. Nó cũng làm méo mó tri giác và làm nhụt cảm giác, do đó gây trở ngại cho việc bình yên trải nghiệm trọn vẹn cuộc đời.
Tuy nhiên, chúng ta vốn không được chuẩn bị về tâm lý để vẫn khai mở mà không làm việc cũng như phát triển tính chín chắn và trong sáng của mình.
Mỗi một trong số năm giác quan phối hợp với một luân xa.
Xúc giác kết hợp với luân xa 1; thính giác, khứu giác và vị giác với luân xa 5 (hay luân xa họng); và vị giác với luân xa 6 (hay luân xa con mắt thứ ba). Điều này được luận bàn chi tiết trong chương nói về tri giác.






Các luân xa của cơ thể hào quang có ba chức năng chính:
1. Tiếp sinh khí cho từng cơ thể hào quang và do đó tiếp sinh khí cho thân thể.
2. Tạo ra sự phát triển những diện mạo khác nhau của ý thức về bản thân. Mỗi luân xa có liên quan đến một chức năng tâm lý đặc hiệu. Chương 11 bàn về tác động tâm lý của các luân xa đặc hiệu khai mở trong các cơ thể etheric. cảm xúc và tâm thần.
3. Truyền năng lượng giữa các mức hào quang. Mỗi vầng hào quang có riêng một bộ bảy luân xa chính, mỗi cái khu trú ở cùng chỗ trên thân thể. Vì từng vầng hào quang tăng tiến tồn tại trong những quản tám luôn lên cao của tần số cho nên điều này có thể xảy ra. Chẳng hạn, với luân xa 4, thực tế có bảy luân xa, mỗi cái thuộc một dải tần số cao hơn cái ở thấp. Những luân xa này dường như lồng vào nhau tựa chồng cốc chén. Mỗi luân xa ở từng vầng lan rộng ra xa hơn trong trường hào quang (tới rìa từng vầng hào quang) và hơi rộng hơn cái ở dưới nó.
Năng lượng được truyền từ một vầng sang vầng bên cạnh qua những hành lang ở đỉnh luân xa. Ở số đông người, các hành lang này đóng kín. Chúng khai mở là do kết quả của việc thanh khiết hóa tâm linh và vì thế luân xa trở thành vật truyền năng lượng từ vầng này sang vầng khác. Mỗi luân xa trong vầng etheric trực tiếp liên kết với cùng luạn xa ấy trong cơ thể mịn hơn bên cạnh vẫn bao quanh và thâm nhập nó. Các luân xa trong cơ thể cảm xúc liên kết với các luân xa trong cơ thể mịn hơn bên cạnh là cơ thể tâm thần v.v. cứ thế cho toàn bộ bảy vầng.
Trong y văn bí truyền phương Đông, mỗi luân xa được nhìn thấy có một số cánh hoa nào đó. Tìm tòi nghiên cứu tỉ mỉ hơn, thấy các cánh hoa này hiện ra như những cuộn xoáy nhỏ xoay tròn với tốc độ rất lớn. Mỗi cuộn xoáy chuyển hóa một rung động năng lượng cộng hưởng ở tần số xoay đặc thù của nó. Chẳng hạn, luân xa xương mu có bốn cuộn xoáy nhỏ.

Hình 7 – 5

 

CÁC LUÂN XA CHÍNH VÀ VÙNG THÂN THỂ ĐƯỢC CHÚNG DINH DƯỠNG
SỐ CUỘN TUYẾN VÙNG ĐƯỢC

LUÂN XA XOÁY NHỎ NỘI TIẾT DINH DƯỠNG

7-Đỉnh đầu 972 Tím-Trắng Tuyến tùng Não trên. Mắt phải

6-Trán 96 Chàm Tuyến yên Não dưới. Mắt trái. Tai. Mũi.Hệ thần kinh

5-Họng 16 Xanh Tuyến giáp Phế quản và cơ quan phát âm. Phổi. Ống tiêu hóa

4-Tim 12 Lục Tuyến ức Tim. Máu. Dây X. Hệ tuần hoàn

3-Đám rối 10 Vàng Tuyến tụy Dạ dày (bao tử). Gan. Túi mật thái dương Hệ thần kinh

2-Xương cùng 6 Da cam Tuyến sinh dục Hệ sinh sản

1-Nền 4 Đỏ Tuyến thượng thận Cột sống. Thận

và chuyển hóa bốn tần số cơ bản của năng lượng. Màu sắc quan sát được tại mỗi luân xa có liên quan đến tần số của năng lượng được chuyển hóa ở tốc độ đặc thù của nó.

Vì luân xa dùng để tiếp sinh khí cho thân thể nên chúng trực tiếp liên quan đến mọi bịnh lý trong thân thể. Hình 7-5 liệt kê bảy luân xa chính dọc cột sống và những vùng chúng chi phối. Mỗi luân xa kết hợp với một tuyến nội tiết và một đám rối thần kinh chủ yếu. Các luân xa hấp thụ năng lượng vũ trụ, còn gọi là năng lượng nguyên sinh (“khí". Orgone, prana, v.v.), đập vỡ ra làm những phần hợp thành rồi gởi theo những dòng năng lượng gọi là kênh dẫn đi tới hệ thần kinh, các tuyến nội tiết, sau đó vào máu để dinh dưỡng thân thể, như được trình bày ở hình 7-6.
Hoạt động tâm lý động lực học của luân xa, sẽ được luận bàn chi tiết, liên quan chủ yếu đến ba cơ thể đầu tiên của hào quang; ba cơ thể này kết hợp với các tương tác thể chất, tâm thần và cảm xúc trên bình diện trái đất. Chẳng hạn, khi luân xa tim của một người hoạt động chính xác thì người đó rất tử tế khi yêu thương. Khi luân xa 1 hoạt động khỏe khoắn, con người thường có ý chí mạnh mẽ muốn sống và liên kết chặt chẻ với đất. Đây là người tiếp đất tốt trong cuộc sống. Khi luân xa 6 và 3 của ai đó hoạt động tốt, anh ta sẽ suy nghĩ sáng suốt. Nếu các luân xa này không hoạt động tốt, tư duy anh ta sẽ lẫn lộn.

Cơ thể etheric ( Vầng thứ nhất ) Cơ thể etheric ( do từ “ ether ”, trạng thái nằm giữa năng lượng và vật chất ) gồm các vạch năng lượng nhỏ xíu “như một mạng lấp lánh các tia sáng” giống các vạch của màn hình vô tuyến ( Hình 7-7 ).
Nó có cùng cấu trúc với thân thể bao gồm tất cả các bộ phận giải phẩu học và toàn thể các cơ quan.
Cơ thể etheric gồm có một cấu trúc xác định của các vạch năng lượng, hay ma trận năng lượng, trên đó thể chất các mô của thân thể hình thành và bám chắc vào. Các mô thể chất tồn tại như vậy chỉ là nhờ trường sinh lực ở phía sau chúng; nghĩa là trường này có trước thân thể chứ không phải là kết quả của thân thể. Mối quan hệ đó đã được chứng minh trong các quan sát về sinh trưởng của thực vật do BS John Pierrakos và tôi tiến hành. Qua sử dụng tri giác cao cấp, chúng tôi quan sát thấy một ma trận trường năng lượng trong bóng dáng chiếc lá đã được chiếu lên trước khi chiếc lá sinh trưởng, và sau đó chiếc lá mới lớn lên trong hình thái tồn tại đã sẵn có đó.
Cấu trúc “giống tấm mạng” của cơ thể etheric chuyển động không ngừng.
Người có tầm nhìn thấu thị sẽ thấy những tia sáng màu trắng hơi xanh chuyển dịch dọc theo các vạch.
Hình 7-6 : Con đường chuyển hóa của năng lượng nguyên sinh đi vào Năng lượng của nó khắp toàn bộ thân thể đậm đặc. Cơ thể etheric vượt ra khỏi mặt da khoảng ¼ - 2 in và rung động khoảng 15-20 chu kỳ/phút.
Màu sắc của cơ thể etheric thay đổi từ xanh nhạt sang xám. Màu xanh nhạt đã liên kết với một hình thái tinh tế hơn màu xám. Nghĩa là một người nhạy cảm hơn, với một cơ thể nhạy cảm, sẽ có khuynh hướng có vầng thứ nhất màu hơi xanh, trái lại, một người loại lực lưỡng khỏe mạnh sẽ có khuynh hướng có cơ thể etheric màu xám nhạt hơn. Tất cả các luân xa của vầng này cùng màu với cơ thể hào quang. Nghĩa là màu của chúng cũng sẽ nằm trong giới hạn xanh và xám. Các luân xa trông tựa như những cuộn xoáy làm bằng mạng lưới ánh sáng, y hệt như phần còn lại của cơ thể etheric. Người ta có thể thấy được tất cả các bộ phận của thân thể, nhưng chúng được tạo nên bằng ánh sáng xanh nhạt lấp lánh này. Như trong hệ thống năng lượng của lá, cấu trúc etheric này dựng nên ma trận để cho các tế bào sinh trưởng, nghĩa là các tế bào của thân thể lớn lên dọc theo những vạch năng lượng của ma trận etheric, và ma trận này có mặt tại đó trước khi các tế bào nảy nở. Nếu như phải cô lập cơ thể etheric và chỉ nhìn vào nó thì sẽ thấy nó tựa như người đàn ông hay người đàn bà làm bằng những vạch ánh sáng xanh nhạt nhấp nháy liên tục, tựa như Người Nhện thì đúng hơn.
Quan sát vai của người nào đó trong ánh sáng mờ mờ trước một nền thật trắng, thật đen hoặc xanh thẫm, bạn sẽ có thể thấy những rung động của cơ thể etheric này. Rung động dâng lên, lưu lại ở vai rồi lan xuống cánh tay, như làn sóng. Nếu bạn nhìn gần hơn thì thấy một khoảng trống giữa vai và ánh sáng xanh lờ mờ; tiếp theo là một lớp mù có màu xanh sáng hơn cứ nhạt dần khi tỏa rộng ra từ thân thể. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ta vừa nhìn thấy thì nó đã đi mất, vì nó chuyển động quá nhanh. Nó sẽ lại rung động ở dưới cánh tay rồi, đúng vào lúc bạn nhìn lần nữa để tự mình kiểm tra lại. Hãy thử nữa đi. Bạn sẽ bắt gặp rung động kế đó.
Cơ thể cảm xúc ( Vầng thứ hai ) Cơ thể hào quang thứ hai ( Hình 7-8 ) hay là cơ thể mịn thứ nhì sau cơ thể etheric, thường được mệnh danh là cơ thể cảm xúc và kết hợp với các cảm giác. Nó bám sát đường nét của thân thể. Cấu trúc của nó lỏng hơn nhiều so với cơ thể etheric và không sao chép lại thân thể. Đúng hơn, nó hiện ra như những đám mây màu một chất mịn đang trong trạng thái liên tục chuyển động lỏng. Nó vượt ra quá mặt da khoảng 1-3 in.
Cơ thể này thâm nhập những cơ thể đậm đặc hơn mà nó bao quanh. Màu của nó thay đổi từ những màu sáng chói đến những màu xám xỉn, tùy theo tình trạng sáng suốt hay lẫn lộn của cảm giác hay của năng lượng sản sinh ra chúng. Những cảm giác trong sạch và có năng lượng cao như yêu thương, kích động, vui mừng hay giận dữ thì sáng và trong trẻo; những cảm giác rối rắm thì tối và xám xịt. Vì những cảm giác này trở thành có năng lượng qua tương tác cá nhân, qua tâm lý trị liệu, v.v. cho nên các màu tách ra, đi vào màu sắc nguyên thủy của chúng và bừng lên. Chương 9 sẽ đề cập quá trình đó.
Cơ thể này chứa tất cả màu sắc của cầu vồng. Từng luân xa trông giống như một cuộn xoáy nhiều màu và theo các màu sắc của cầu vồng. Bảng liệt kê dưới đây trình bày các luân xa của cơ thể cảm xúc và màu sắc của chúng:
Luân xa 1 = đỏ
2 = đỏ-da cam
3 = vàng
4 = nõn chuối
5 = xanh da trời
6 = chàm
7 = trắng
Chương 9 cung cấp một số quan sát về cơ thể cảm xúc trong các buổi chữa. Nói chung, cơ thể này hiện ra như những đốm màu chuyển động trong ma trận của trường etheric và cũng vượt qua nó một chút. Đôi lúc con người có thể ném ra những đốm màu năng lượng vào không khí xung quanh. Đặc biệt, có thể quan sát được hiện tượng này khi ai đó đang thả lỏng các cảm giác trong buổi chữa.
CHƯƠNG 7C

Cơ thể tâm thần ( Vầng thứ ba ) Cơ thể hào quang thứ ba là cơ thể tâm thần ( Hình 7-9 ). Cơ thể này vượt qua cơ thể cảm xúc và gồm có những chất thường là mịn hơn kết hợp với tư duy và các hóa trình tâm thần. Cơ thể này thường hiện ra như một ánh sáng màu vàng chói lọi bức xạ quanh đầu, vai, và chạy vòng quanh toàn bộ thân thể. Nó lan rộng và trở nên rực rỡ hơn khi người đó tập trung vào các quá trình tâm thần. Nó vượt ra quá mặt da khoảng 3-8 in.
Cơ thể tâm thần cũng là một cơ thể có cấu trúc. Nó chứa đựng cấu trúc các ý niệm của ta. Cơ thể này màu vàng là chính. Có thể nhìn thấy các hình thái tư tưởng trong trường này hiện ra dưới dạng những đốm có độ sáng và hình thù thay đổi. Những hình thái tư tưởng này có các màu phụ xếp chồng lên thực sự bắt nguồn từ mức cảm xúc. Màu sắc đại diện cho cảm xúc của con người liên kết với hình thái tư tưởng. Ý niệm càng trong sáng và hình thành tốt bao nhiêu thì hình thái tư tưởng kết hợp với ý niệm đó càng trong sáng và hình thành tốt bấy nhiêu. Ta nâng cao những hình thái tư tưởng này bằng cách tập trung vào những tư tưởng mà chúng đại diện. Những tư tưởng quen thuộc trở thành những lực “ kiến tạo tốt „ mạnh mẽ sẽ tác động đến cuộc đời của ta.
Cơ thể này từng là cơ thể khó quan sát nhất đối với tôi, một phần có thể do con người thực sự chỉ mới bắt đầu phát triển cơ thể tâm thần và chỉ mới bắt đầu sử dụng hiểu biết của mình vào những hướng đi trong sáng. Vì lý do đó, ta sẽ có ý thức cao về hoạt động tâm thần và tự coi mình là một xã hội mang tính phân tích.
Vượt qua thế giới thể chất 
Trong hệ thống mà tôi sử dụng để chữa trị ( Hình 7-4 ), ba vầng hào quang bên dưới kết hợp với và chuyển hóa những năng lượng liên quan đến thế giới thể chất, và ba lớp bên trên chuyển hóa những năng lượng liên quan đến thế giới tâm linh. Vầng thứ tư hay mức tinh tú kết hợp với luân xa tim, là lò thử thách việc cải biến mà mọi năng lượng phải trải qua khi đi từ thế giới này sang thế giới khác. Nghĩa là năng lượng tâm linh phải đi qua lửa của tim để được cải biến thành những năng lượng thể chất bậc thấp, và các năng lượng thể chất ( của ba vầng hào quang bên dưới ) phải đi qua ngọn lửa cải biến của tim để trở thành các năng lượng tâm linh. Và có bản chất của ta. Số đông chúng ta trải nghiệm các thực tại này trong giấc ngủ mà không nhớ lại được. Một số trong chúng ta có thể đi vào những trạng thái ấy của thực tại bằng cách bành trướng ý thức qua các kỹ thuật thiền định. Những kỹ thuật thìền định này khai mở các dấu niệm giữa rễ của các vầng luân xa, và nhờ đó cung cấp ô cửa cho ý thức đi qua. Để luận bàn tiếp, tôi sẽ chỉ tập trung vào việc mô tả các vầng hào quang và các chức năng hạn chế của chúng. Cuối cuốn sách này sẽ có nhiều luận bàn hơn về các vầng cao hơn hay các « tần số của thực tại ».
Cơ thể tinh tú ( Vầng thứ tư ) 
Cơ thể tinh tú ( Hình 7-10 ) không có hình dạng nhất định và gồm những đám mây màu đẹp hơn của cơ thể cảm xúc. Cơ thể tinh tú có khuynh hướng có một bộ màu tương tự, nhưng màu sắc thường pha trộn với ánh sáng màu hồng của yêu thương. Nó vượt ra quá mặt da khỏang 1/2 – 1 fut. Các luân xa là quãng tám tương tự các màu sắc như cầu vồng của cơ thể cảm xúc, nhưng mỗi cái lại pha trộn với màu hồng của yêu thương. Luân xa tim của người đang yêu tràn trề ánh sáng màu hồng ở mức tinh tú.
Khi người ta yêu nhau thì có thể thấy những vòng cung rực rỡ ánh sáng màu hồng nối liền tim họ, và thấy trong tuyến yên có thêm một màu hồng rất đẹp bên cạnh những rung động óng vàng thông thường mà tôi quan sát được. Khi người ta hình thành mối quan hệ với ai thì họ để cho những sợi dây nảy sinh từ các luân xa vươn dài ra liên kết lại. Những sợi dây này tồn tại ở nhiều mức của trường hào quang, bổ sung thêm cho cơ thể tinh tú. Mối quan hệ càng lâu dài, càng sâu nặng thì càng có nhiều sợi dây và các sợi dây càng chắc. Khi chấm dứt quan hệ thì các sợi dây này bị xé, lắm khi gây nên nhiều nổi đau. Thời kỳ « khắc phục » mối liên hệ thường là thời kỳ tháo gỡ những sợi dây đó ở các mức thấp của trường hào quang và cho bắt rễ lại vào bản ngã.
Nhiều tương tác xảy ra ở mức tinh tú với một số người. Những đốm màu lớn hình thù khác nhau lướt nhanh qua căn phòng giữa nhiều người. Điều đó có phần vui, có phần không vui. Bạn có thể nhận ra được chỗ khác nhau. Có thể bạn thấy thiếu thoải mái về ai đó trong phòng mang dáng vẻ thờ ơ khi bạn hiện dìện ; vậy mà lại xảy ra nhiều chuyện ở một mức khác của trường hào quang. Tôi đã thấy nhiều người đứng sát lại thành nhóm, giả bộ không chú ý đến nhau, trong khi ở mức năng lượng lại có giao lưu trọn vẹn bằng nhiều hình thái năng lượng chuyển động giữa bọn họ. Chắc chắn bạn đã từng tự trải nghiệm về điều này, đặc biệt giữa nam và nữ. Đúng nó không phải là ngôn ngữ con người ; đó là một hiện tượng năng lượng thực sự mà ta có thể cảm nhận được. Chẳng hạn, khi người đàn ông hay người đàn bà tưởng tượng ra chuyện làm tình với ai đó, họ nói tại quán rượu hay bữa tiệc, thì trong các trường năng lượng của họ xảy ra một cuộc thử thật sự để xem hai trường hào quang có đồng bộ không và họ tương hợp hay không tương hợp. Sẽ có thêm các ví dụ về hiện tượng tương tác hào quang nầy được giới thiệu trong Chương 9.
Cơ thể etheric mẫu ( Vầng thứ năm )
Tôi gọi lớp thứ năm của hào quang là cơ thể etheric mẫu ( Hình 7-11) vì nó chứa đựng tất cả các hình thái tồn tại trên bình diện thể chất trong sơ đồ hay hình thái mẫu. Nghĩa là trông nó giống âm bản ảnh nhiều hơn. Nó là hình thái mẫu cho vầng etheric vốn là hình thái mẫu cho thân thể như đã định. Vầng etheric của trường năng lượng có nguồn gốc cấu trúc từ vầng etheric mẫu. Nó là sơ đồ hay hình thái hoàn hảo cho vầng etheric. Nó vượt ra quá mặt da khoảng 1/2 – 2 fut. Trong bệnh tật, khi vầng etheric trở nên méo mó thì hoạt động của vầng etheric mẫu là cần thiết để hỗ trợ cho vầng etheric trong hình thái mẫu nguyên thủy của nó. Nó là mức hào quang mà ở đó âm thanh tạo nên vật chất. Sử dụng âm thanh để chữa trị có hiệu quả nhất tại mức này. Vấn đề sẽ được luận bàn thêm trong Chương 23 nói về chữa trị. Theo sức nhìn thấu thị của tôi, thấy những hình thái này hiện ra như những vạch trong hoặc trong suốt trên nền xanh cobalt, rất giống sơ đồ kiến trúc, chỉ có điều là sơ đồ này tồn tại trong một chiều khác. Như thể nó là một hình thái tạo nên bởi hiện tượng lấp đầy trọn vẹn trong không gian phía sau, và khoảng trống rớt lại đã tạo nên hình thái đó.
Có thể lấy ví dụ về cung cách tạo khối cầu torng hình ọc Euclide để so sánh với cung cách tạo trong khoảng không etheric. Trong hình ọc Euclide, muốn tạo khối cầu, trước hết người ta xác định một điểm. Bán kính kéo từ điểm đó hướng ra cả ba chiều sẽ tạo nên mặt phẳng của khối cầu. Nhưng trong khoảng không etheric, có thể gọi được là khoảng âm, khi tạo khối cầu lại xảy ra quá trình trái ngược. Hằng hà sa số các bình diện từ bốn phương tám hướng đến và lấp đầy toàn bộ khoảng không, trừ một vùng hình cầu được để trống. Cái này xác định khối cầu. Nó là vùng không được lấp đầy bởi vì tất cả bình diện đã gặp nhau, vùng này sau đó xác định khoảng trống hình cầu.
Như vậy, mức etheric mẫu của hào quang tạo nên một khoảng trống hay một khoảng âm trong đó tồntại mức thứ nhất hay mức etheric của hào quang. Mức etheric mẫu là mẫu cho cơ thể etheric, cơ thể này về sau tạo ra cấu trúc kẻ ô trường năng lượng được cấu trúc). Trên đó thân thể nảy nở. Do vậy mà mức etheric mẫu của trường năng lượng chứa đựng mọi hình thù và hình thái tồn tại trên bình diện thể chất, trừ ở trên mức mẫu. Những hình thái này tồn tại trong khoảng âm, tạo nên một khoảng trống trong đó cấu trúc kẻ ô etheric nảy nở, tà trên đó tồn tại mọi biểu hiện thể chất.
Bằng cách chỉ tập trung vào tần số rung dòng của mức thứ năm khi quan sát trường hào quan của người nào đó, ta có thể cô lập được vầng thứ năm của hào quang. Khi tôi làm như thế, tôi nhìn thấy hình thái trường hào quang của người đó vượt ra quá mặt da khoảng 2 ½ fut. Trông nó giống như hìn htrái xoan hơi thuôn. Nó chứa đựng cấu trúc trọn vẹn của trường hào quang, bao gồm các luân xa, các cơ quan của thân thể và dạng thể chất (bạch mạch, v.v. . ) toàn bộ ở hình thái âm. Tất cả các cấu trúc này hiện ra như được tạo thành từ những vạch trong suốt trên một nền xanh thẩm là không gian chất rắn. Khi hòa đồng vào mức này, tôi cũng nhìn thấy được tất cả hình thái khác nhau xung quanh tôi trong phối cảnh ấy. Điều đó dường như tự động xảy ra khi tôi chuyển cơ cấu tri giác của mình sang dãy tâầ số này. Nghĩa là trước tiên tôi chú ý tới mức thư năm chung chung; sau đó tôi tập trung người đặc biệt mà mình đang quan sát.
Cơ thể thượng giới (Vầng thứ sáu) 
Mức thứ saú làm ức cảm xúc của bình diện tâm linh, được gọi là cơ thể thượng giới (hình 7-12) . Nó vượt ra quá mặt da – 2 = 2/3 fut. Nó là mức hào quang qua đó ta trải nghiểm hứng khởi tâm linh. Ta có thể đi tới nó qua thiền định và nhiều những hình thức khác của công trình cải biến mà tôi đề cập trong cuốn sách này. Khi ta tới điểm của “tồn tại”, nơi ta biết được mối liên kết của mình với toàn vũ trụ, khi ta nhìn thấy ánh sáng và yêu thương trong mọi vật hiện hữu, khi ta chìm ngập trong ánh sáng, thì ta cảm thấy ta là của vũ trụ và vũ trụ là của ta, và cảm thấy rằng ta với Thượng đế là một, bấy giờ là lúc ta đã nâng ý thức của mình tới mức thứ sau của hào quang.
Yêu thương vô điều kiện luôn chảy khi có liên kết giữa luân xa tim khai mở và luân xa thượng giới khai mở. Trong liên kết đó, ta kết hợp lòng yêu thương nhân loại – lòng yêu thương cơ bản của con người đối với những đồng loại bằng xương bằng thịt của mình - với hứng khởi tâm linh tìm thấy trong yêu thương tâm linh vốn vượt ra ngoài thực tại thể chất để đi tới mọi lĩnh vực của cuộc sống. Việc kết hợp cả hai tạo nên trải nghiệm về yêu thương vô điều kiện.
Cơ thể thượng giới hiện ra với tôi trong ánh sáng lung linh rất đẹp, gồm chủ yếu các màu phấn. Ánh sáng này có một tia màu của vàng bạc và trắng sữa tựa như mặt xà cừ. Hình thái của nó ít được xác định hơn hình thái của mức etheric mẫu ở chỗ nó chỉ đơn giản hiện ra gồm có ánh sáng bức xạ từ thân thể, giống như lớp sáng xung quanh cây nến. Giữa lớp sáng này còn có thêm những tia sáng chói hơn, mạnh hơn.
Cơ thể Ketherric mẫu hay cơ thể nhân quả ( Vầng thứ bảy) 
Mức thứ bảy làm ức tâm thần của bình diện tâm linh, được gọi là cơ thể Ketheric mẫu (hình 7-13) Nó vượt ra quá mặt da khoảng 2 ½ - 31/2 fut. Khi ta đưa ý thức của mình tới vầng thứ bảy của hào quang thì ta biết được rằng ta với tạo hóa là một. Hình thái ngoài cùng này là dạng quả trứng của cơ thể hào quang và chứa đựng tất cả các cơ thể hào quang kết hợp với sự hóa thân hiện tại mà cá thể đang trải qua. Cơ thể này cũng có một mẫu cấu trúc cao cấp. Nó hiện ra trước mắt tôi như gồm những sợi tơ ánh sáng của vàng bạc tồn tại rất lâu giữ toàn bộ hình thái hào quang lại với nhau. Nó chứa đựng một cấu trúc kẻ ô của thân thể và tất cả luân xa.
Khi “hòa đồng” vào mức tần số của vầng thứ bảy, tôi thấy ánh sáng óng vàng lung linh rất đẹp rung động nhanh tới mức tôi phải dùng từ “lung linh” . Trông nó giống như ngàn sợi tơ óng vàng. Hình thái quả trứng óng vàng vượt ra quá mặt da khoảng 3 – 31/2 fut tùy người, với cực bé nhất ở dưới chân và cực lớn nhất ở khoảng 3 fut trên đầu. Nó có thể lan rộng ra hơn nếu đó dồi dào nghị lực. Đối với tôi, rìa ngoài cùng quả thật giống cái vỏ trứng. nó hiện ra có bề dày khoảng ¼ - ½ in. Phần ngoài cùng này của vầng thứ bảy rất khoẻ và thun giãn, chống thâm nhập và bảo vệ trường hào quang đứng như võ trứng bảo vệ gà con. Tất cả các luân xa và các dạng thể chất hiện ra như được làm bằng ánh sáng óng vàng ở mức này. Đây là mức khoẻ nhất, thun giãn nhất của trường hào quang.
Có thể so sánh nó với một làn sóng ánh sáng đứng có hình thù và hình thái rối rắm rung động với tốc độ cực lớn. Hầu như người ta có thể nghe được âm thanh khi nhìn vào nó. Tôi chắc chắn rằng có thể nghe được âm thanh nếu con người thiền định trước một bức tranh như vậy. Mức mẫu óng vàng này cũng chứa đựng dòng chảy năng lượng chủ yếu lên xuống theo cột sống, nó mang năng lượng qua rễ của từng luân xa và liên kết các năng lượng đã được lấy vào qua từng luân xa.
Dòng năng lượng thẳng đứng chủ yếu này cảm ứng những dòng khác bên các góc phải của nó để tạo thành những đuôi nheo óng vàng trực tiếp vượt ra ngoài cơ thể. Chúng ta lần lượt cảm ứng dòng khác chảy chảy vòng tròn xung quanh trường hào quang, đến mức trường hao quang trọn vẹn và tất cả các mức bên dưới nó đều được bao quanh và giữ lại trong mạng lưới hình giỏ này. Mạng lưới đó cho thấy sức mạnh của ánh sáng óng vàng, trí tuệ siêu phàm nắm giữ toàn bộ trường hào quang trong sự toàn vẹn và nguyên trạng của nó.
Thêm vào đó, tại mức ketheric mẫu của hào quang cũng có những dải tiền kiếp bên trong vỏ trứng. chúng là những dải màu của ánh sáng bao quanh toàn bộ hào quang và có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên bề mặt vỏ trứng này. Dải ở cạnh vùng đầu cổ thường là dải chứa đựng tiền kiếp mà bạn đang tiến hành thanh lọc trong hoàn cảnh cuộc sống hiện tại của bạn, Jack Schwarz nói về những dải đó và cách xác định ý nghĩa của chúng bằng màu sắc. Sau này, trong phần chữa trị tiền kiếp tôi sẽ mô tả các thao tác với những dải này. Mức Katheric là mức hào quang cuối cùng trong bình diện tâm linh. Nó chứa đựng sơ đồ cuộc sống và là mức cuối cùng quan hệ trực tiếp đến lần hóa thân này. Vượt ra quá mức đó là bình diện vũ trụ, bình diện không thể trải nghiệm được từ quan điểm hạn hẹp của một lần hoá thân mà thôi.
Bình diện vũ trụ 
Hai mức bên trên mức thứ bảy mà tôi có thể nhìn thấy ở thời điểm này là mức thứ tám và thứ chín. Mỗi vầng kết hợp với các luân xa thứ tám và thứ chín phía trên đầu. Mỗi vầng hiện ra trong suốt như pha lê và gồm những rung động cao rất tinh tế. Các mức thứ tám và thứ chín có vẻ như theo khuôn mẫu chung và luân phiên giữa vật chất (mức thứ tán) và hình thái (mức thứ chín), trong đó vầng thứ tám hiện ra chủ yếu dưới dạng chất lỏng và vầng thứ chín hiện ra như một mẫu giống pha lê của mỗicái bên dưới nó. Trong các văn bản tham khảo, tôi không tìm thấy những tài liệu nói về các mức này mặc dầu chúng có thể hiện hữu. Tôi biết rất ít về những mức này, ngoại trừ một số thực hành chữa trị rất có hiệu lực mà tôi được các hướng đạo dạy cho. Tôi sẽ luận bàn những phương pháp này trong Chương 22.


Cảm nhận trường hào quang
Điều quan trọng cần nhớ là khi bạn khai mở tầm nhìn thấu thị của mình chắc bạn sẽ chỉ thấy các vầng đầu tiên của hào quang. Chắc bạn cũng sẽ không phân biệt được giữa các vầng. Chắc bạn sẽ thấy cả các màu sắc lẫn các hình thái. Khi tiến lên nữa, bạn sẽ tăng nhạy cảm tới những tầng số ngày càng cao, đến mức bạn có thể thấy các cơ thể cao hơn. Bạn cũng sẽ có khả năng phân biệt các vầng và có khả năng tập trung vào vầng nào mà mình chọn.
Phần lớn những hình vẽ minh hoạ torng một số chương tới chỉ trình bày được ba hay bốn cơ thể hào quang bên dưới. Không phân biết được giữa các vầng. Dường như chúng hòa lẫn với nhau và tác động lên nhau trong phần lớn các tương tác được mô tả. Phần lớn thời gian ta có các xúc cảm bậc thấp, các quá trình tư duy cơ bản và các cản nghĩ giữa cá nhân với nhau pha trộn và rối rắm. Ta không thành thạo torng việc phân biệt chúng bên torng ta. Một vài cái pha trộn đó thậm chí trông rõ trong hào quang. nhiều các cơ thể tâm thần và cảm xúc hiện ra tác động như một hình thái rối rắm.
Trong những hình vẽ minh hoạ về các quá trình chữa trị sau đây, không có phân biệt gì nhiều trong các cơ thể.
Tuy vậy, qua quá trình điều trị hay bất cứ quá trình sinh trưởng nào khác, các vầng hào quang con người trở nên rõ rệt hơn. Bệnh nhân ngày càng có thêm khả năng phân biệt giữa các xúc cảm nền,các quá trình tư duy và những xúc cảm bậc cao của yêu thương vô điều kiện kết hợp với các mức cao của hào quang.
Sư phân biệt này xảy ra qua quá trình nhận thức về quan hệ nhân quả mô tả trong Chương 15. Nghĩa là bệnh nhân bắt đầu hiểu bằng cách nào hệ thống niềm tin của họ tác động đến các ý niệm trong cơ thể tâm thần, bằng cách nào hệ thống này lần lượt tác động đến các xúc cảm, sau đó đến cơ thể etheric và cuối cùng đến thân thể. Với hiểu biết này, bấy giờ con người có thể phân biệt giữa các vầng của trường hào quang. Các vầng của trường hào quang trở nên sáng sủa hơn và rõ rật hơn vì bệnh nhân trở nên trong sạch hơn với nhiều hiểu biết về bản thân giữa những cảm giác thể chất, những xúc cảm và những tư tưởng cùng hành động phù hợp. Về sau, trong các buổi chữa trị tiếp theo, điều rất quan trọng là phân biệt được giữa các vầng hào quang.
Trả lời câu hỏi trong các bài tập nhìn thấy hào quang con người. 
Năng lượng phần lớn chuyển động luôn luôn từ trái sang phải xung quanh vòng tròn. Thật khó chịu phải ngắt lại ,và thường không thể ngắt được toàn bộ dòng chảy. Cảm giác tạo được cái gì đó giữa hai bàn tay là cảm giác ngứa ran cùng với áp lực, một cái gì đó tựa như tỉnh điện. Khi các rìa của cơ thể năng lượng chạm vào da thì xảy ra cảm giác ngứa ran cùng với áp lực trên mặt da. Khi bạn vẽ các vòng tròn lên lòng bàn tay, bạn có thể cảm thấy ngứa ran trên các đường vẻ đó.
Số đông thấy một đám mù xung quanh các ngón và bàn tay khi cố gắng cảm nhận hào quang. Nó có vẻ như cái gì đó giống như làn sóng nhiệt bên trên lò sưỡi. Đôi khi thấy được bằng màu sắc, chẳng hạn màu xanh. Thông thường số đông thấy nó không màu vào lúc bắt đầu. Các cơ thể năng lượng thun giãn như kẹo mạch nha giữa các ngón trong khi đám mù từ mỗi đầu ngón liên kết với đám mù ở đầu ngón tương ứng bên tay kia. Khi bạn chuyển dịch các ngón sao cho một ngón khác đối diện với nó thì đám mù lúc đầu còn theo ngón cũ, về sau nhảy sang đầu ngón kế bên (hình 7 – 14) .
Điểm lại chương 7 
1. Mối quan hệ giữa trường năng lượng vũ trụ và trường năng lượng con người là gì ?
2. Cơ thể etheric giống cái gì ? Nó khác cơ thể cảm xúc như thế nào?
3. Ba chức năng chủ yếu của các luân xa là gì ?
4. Tại sao luân xa lại có một màu nào đó.
5. Tâm của luân xa ở đâu ?
6. Các luân xa có liên quan đến những cấu trúc giải phẩu nào ?
7. Hãy mô tả bảy vầng thấp nhất của trường hào quang và chức năng của chúng.
8. Hãy mô tả mối quan hệ giữa các luân xa và các vầng hào quang.
9. Các luân xa 8 và 9 khu trú ở đâu ?
10. Hãy mô tả một luân xa ở vầng thứ bảy của trường hào quang.
11. Dòng chảy năng lượng thẳng đứng chủ yếu khu trú ở đâu ?
12. Vầng nào giữ trường năng lượng con người lại với nhau ?
13. Các xúc cản hiện ra ở vầng nào của trường năng lượng con người. 
CHƯƠNG 8
PHẦN III
CÁC ĐỘNG LỰC TÂM LÝ VÀ TRƯỜNG NĂNG LỰƠNG CON NGƯỜI

"Ánh sáng óng vàng của ngọn bạch lạp ngự trên chiếc ngai tối tăm của mẫu bấc đèn"
The Zohar
Nhập Đề 
Trải nghiệm chữa bệnh
Trong khung cảnh tâm lý trị liệu, lần đầu tiên tôi bắt đầu thấy lại các hào quang một cách hữu thức với tư cách người lớn. Đây là một khung cảnh trong đó tôi hổ không những “được phép" quan sát kỹ lưỡng mọi người mà còn được khuyến khich làm đìều đó. Suốt trong nhiều giờ thực hành, tôi quan sát động lực của nhiều người.
Đây là một đặc ân thực sự, bởi lẽ nền đạo đức của xã hội bình thường định ra những biên giới rõ ràng trong cách ứng xử như thế. Tôi tin chắc rằng bạn đã từng kinh qua chuyện chú ý đến một nguời khách nước ngoài đặc biệt trên xe buýt hay trong quán cà phê, khi mà chỉ trong giây lát quan sát, người đó bắt gặp cái nhìn của bạn và, bằng những lời lẽ không phải là thiếu chắc chắn trong ánh mắt, anh ta cho bạn biết rằng bạn nên thôi nhìn anh ta thì tốt hơn.
Lúc ấy, trườc hết, bằng cách nào mà anh ta biết được là bạn đang nhìn? Anh ta thấy bạn qua trường năng lượng.
Thứ nữa, tại sao anh ta bảo bạn thôi? Nhiều người dễ bực mình khi bị người khác nhìn. Phần đông chúng ta không muốn người khác biết về động lực của riêng mình. Phần đông thấy xấu hổ về chuyện có cái gì đó sẽ bị nhìn thấy nếu có ngưòi khác nhìn mình chăm chú quá. Tất cả chúng ta đều có những vấn đề; tất cả chúng ta đều tìm cách ít nhất là tránh mặt một số người. Trong phần này, tôi muốn luận bàn về những trải nghiệm riêng tư, kể cả những vấn đề của chúng ta, lộ ra trong hào quang như thế nào. Tôi sẽ liên hệ chuyện đó với tâm lý trị liệu và với cấu trúc cá tính, như đã được xác định bằng năng lượng sinh học. Nhưng trước hết chúng ta hãy bắt đầu trên cơ sở tâm lý trị liệu với sự phát triển tuổi thơ.
Đã có nhiều nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của con người. Erik Erikson nổi tiếng vì công trình của ông về các giai đoạn phác hoạ của sinh trưởng và phát triển có liên quan đến tuổi.
Các giai đoạn khác nhau này đã trở thành một phần của ngôn ngữ thông thường, như giai đoạn học nói, tuổi thiếu niên, tuổi dậy thì, v.v. Không một nghiên cứu nào trong số này nói đến hào quang, vì phần đông những người làm việc trong lãnh vực tâm lý học không biết đến nó. Tuy nhiên, khi được quan sát, thấy hào quang cung cấp rất nhiều thông tin về bản chất tâm lý và quá trình sinh trưởng riêng của người đó. Cái phát triển trong hào quang ở giai đoạn sinh trưởng nào thì trực tiếp liên quan với sự phát triển tâm lý ở giai đoạn đó. Tóm lại là khi được nhìn từ quan đìểm hào quang, sự phát triển ở đó có thể được thấy như là hậu quả tự nhiên của cái đang xảy ra trong các trường hào quang. Hãy nhìn xem trường năng lượng của ta thường phát triển như thế nào từ khi ta lọt lòng đến khi ta chết.
Sinh trưởng và phát triển của con người trong hào quang
Để băng qua phạm vi trải nghiệm của con người từ khi lọt lòng đến khi qua đời và vượt xa hơn, tôi sẽ sử dụng cả hai truyền thống tâm lý học và siêu hình học như những phương sách. Nếu siêu hình học làm bạn lo âu, xin hãy lấy nó làm phép ẩn dụ.
Hóa Thân
Quá trình hóa thân chiếm cả cuộc đời. Nó không phải là cái gì đó xảy ra lúc lọt lòng rồi chấm dứt. Để mô tả nó, ta phải dùng các thuật ngữ siêu hình. Hóa thân là chuyển động có tổ chức của linh hồn trong đó những rung động cao hơn, tinh tế hơn, hay những diện mạo linh hồn, không ngừng bức xạ xuống qua các cơ thể hào quang mịn hơn mà đi vào những cơ thể hào quang khác đậm đặc hơn và cuối cùng vào thân thể. Những năng lượng kế tiếp này được cá thể sử dụng trong sinh trưởng suốt cả cuộc đời.
Mỗi giai đoạn chủ yếu của cuộc đời tương ứng với những rung động mới cao hơn và sự hoạt hoá của các luân xa khác nhau. Vì thế, tại mỗi giai đoạn, năng lượng mới và ý thức mới sẵn sàng được sử dụng cho việc phát triển nhân cách.Mỗi giai đoạn đưa ra những phạm vi trải nghiệm và học hỏi. Được nhìn từ quan điểm này, cuộc đời đầy khám phá lý thú và thách thức đối với linh hồn.
Quá trình hóa thân được bản ngã cao cấp chỉ đạo. Mô hình cuộc đời được giữ tại vầng thứ bảy của hào quang, mức ketheric mẫu. Nó là mẫu động lực luôn thay đổi vì cá thể tự nguyện lựa chọn trong quá trình sống và sinh trưởng. Do có sinh trưởng, cá thể khai mở khả năng chịu đựng những mức cao hơn của rung động / năng lượng / ý thức đi vào và qua các phương tiện truyền đạt của anh ta, các cơ thể hào quang và luân xa. Như vậy là có thể lợi dụng những thực tại mở rộng lớn hơn trong khi anh ta tiến triển trên đường đời. Vì từng cá thể tiến triển, toàn nhân loại cũng vậy. Mỗi thế hệ thường có khả năng chịu đựng cao hơn thế hệ trước, do đó toàn nhân loại chuyển dịch trong sơ đồ tiến hóa tới những tần số cao hơn và những thực tại mở rộng hơn. Nguyên lý tiến triển này của loài nguời được nói đến trong nhiều văn bản tôn giáo như Kabbalah, Bhagavad Gita, Upanishads và các văn bản khác.
Quá trình hóa thân trước lúc thụ thai đã được bà Blavatsky luận bàn, và gần đây hơn là Alice Bailey, Phoebe Bendit và Eva Pierrakos. Theo Pierrakos, linh hồn hóa thân gặp gỡ các hướng đạo tâm linh để dự kiến cuộc đời sắp tới. Trong cuộc gặp gỡ này, linh hồn và hướng đạo xem xét những nhiệm vụ mà linh hồn phải hoàn thành trong quá trình sinh trưởng của nó, cái mà nghiệp (căn) đòi hỏi được đáp ứng và quan hệ, cùng những hệ thống niềm tin tiêu cực mà nó phải thanh lọc qua trải nghiệm. Nhiệm vụ cuộc đời này thường được quy là nhiệm vụ cá nhân.
Chẳng hạn, con người có thể cần phát triển khả năng lãnh đạo. Người đó, khi đi vào cuộc sống thể chất, sẽ tìm thấy bản thân trong những tình thế mà ở đó khả năng lãnh đạo là lối thoát then chốt. Hoàn cảnh từng người sẽ hoàn toàn khác nhau, nhưng trung tâm vẫn là khả năng lãnh đạo. Một người có thể sinh vào một gia đình kế thừa nhiều khả năng lãnh đạo, như một dòng dõi lâu đời các chủ tịch hội được kính trọng, hoặc các nhà lãnh đạo chính trị, trong khi người khác có thể sinh vào một gia đình không ai có khả năng lãnh đạo và tại đó các nhà lãnh đạo bị coi là những nhà chức trách tiêu cực cần đánh đổ hoặc cần nổi lên chống lại. Nhiệm vụ con người là học hỏi để chấp nhận lối thoát đó bằng biện pháp cân bằng và thoải mái.
Theo Eva Pierrakos, số lần các hướng đạo chỉ bảo cho linh hồn trong việc xác định cuộc đời sắp tới tùy thuộc vào sự thành thực của anh ta. Cha mẹ được chọn làm người cung cấp trải nghiệm cần thiết về môi trường và thể chất. Những lựa chọn này định rõ hỗn hợp năng lượng rốt cuộc sẽ tạo thành cỗ xe thể chất mà linh hồn sẽ hóa thân vào để thực hiện nhiệm vụ của nó. Những năng lượng này rất chính xác và trang bị cho linh hồn đúng cái mà nó cần để thực thi nhiệm vụ. Linh hồn đảm nhiệm cả nhiệm vụ cá nhân là học hỏi ( như khả năng lãnh đạo ) lẫn “ nhiệm vụ trần gian „ đem lại một tài năng cho đời. Phác họa này duy nhất đến nỗi khi hoàn tất nhiệm vụ cá nhân, con người cũng được chuẩn bị để hoàn tất nhiệm vụ trần gian.
Thêm vào ví dụ kể trên về khả năng lãnh đạo, cá thể sẽ cần phải học hỏi đức tính hoặc kỹ năng đó trước khi chuyển dịch vào vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực công việc đã chọn. Cá thể có thể cảm thấy e sợ trước dòng dõi lâu đời của tổ tiên là những nhà lãnh đạo xuất sắc; phản ứng trước di sản đó có thể lại là một hứng khởi toàn diện muốn tiến lên phía trước trong khả năng lãnh đạo của chính mình. Mỗi trường hợp một khác và rất riêng tư tùy theo tính duy nhất của linh hồn đang đi học hỏi.
Dự kiến cuộc đời chứa đựng nhiều thực tại có khả năng xảy ra, cho phép lựa chọn rộng rãi một cách tự nguyện. Hòa trộn vào trong kết cấu cuộc đời này là tác động nhân quả. Ta sáng tạo ra thực tại của riêng mình. Sáng tạo này nảy sinh từ nhiều phần khác nhau trong bản chất của ta. Sáng tạo không phải lúc nào cũng dễ hiểu từ một mức nhân quả giản đơn, mặc dầu phần lớn trải nghiệm của ta có thể được hiểu theo quan niệm đó. Bạn sáng tạo ra theo đúng nghĩa của từ, cái mà bạn muốn. Cái mà bạn muốn sẽ được giữ trong ý thức, vô thức, siêu thức và ý thức cộng đồng. Tất cả các lực sáng tạo này hòa trộn lại để sáng tạo ra trải nghiệm tại nhiều mức tồn tại của ta khi ta tiến triển qua cuộc đời. Cái được mệnh danh là nghiệp ( căn ) đối với tôi là nhân quả dài lâu, cũng từ nhiều mức tồn tại khác nhau của ta. Do đó ta sáng tạo từ nguồn gốc cá nhân và nguồn gốc nhóm, dĩ nhiên là có những nhóm nhỏ giữa các nhóm lớn, tất cả cộng thêm vào kết cấu to lớn trải nghiệm sáng tạo về cuộc đời. Từ quan điểm này sẽ dễ dàng nhìn vào tính phong phú của cuộc đời bằng nỗi ngạc nhiên trẻ thơ.
Sau khi “đặt kế hoạch", linh hồn đi vào một quá trình mất dần ý thức của thế giới tâm linh. Lúc thụ thai, một mắt xích năng lượng hình thành giữa linh hồn và trứng đã thụ tinh. Vào lúc đó, một dạ con etheric cũng hình thành, bảo vệ cho linh hồn nhập khỏi bị ảnh hưởng từ bên ngoài ngoại trừ ảnh hưởng của người mẹ. Trong khi thai lớn lên trong bụng mẹ, linh hồn dần dà bắt đầu cảm thấy nó “ lề mề „ và dần dà trở nên liên kết có ý thức với thân thể. Tới một thời điểm nào đó, đột nhiên linh hồn nhận thức được mối liên kết này; có một tia năng lượng ý thức rất mạnh lóc xuống đi vào thân thể đang hình thành. Lúc nầy linh hồn lại mất ý thức lần nữa , và chỉ tỉnh lại từ từ vào trong thế giới thể chất. Tia sáng mạnh ấy của ý thức phù hợp với thời điểm người mẹ thấy thai đạp trong bụng.
Chào đời
Chào đời diễn ra vào một thời điểm duy nhất cho linh hồn nhập. Lúc bấy giờ, linh hồn mất dạ con etheric bảo vệ nó và lần đầu tiên nó phải chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Lần đầu tiên nó đơn độc giữa đại dương năng lượng vẫn bao quanh tất cả chúng ta. Nó bị trường năng lượng này đụng chạm đến. Những trường lớn hơn, mạnh hơn của các thiên thể cũng lần đầu tiên ảnh hưởng đến trường năng lượng mới của linh hồn vào lúc chào đời. Và tất nhiên ở thời điểm này, đại dương năng lượng cũng chịu ảnh hưởng của một trường mới khác cọng thêm vào làm cho phong phú thêm. Cứ như thể có một nốt nhạc khác vang lên bổ sung vào bản giao hưởng đã có của cuộc đời.
Thơ ấu
Quá trình tỉnh lại từ từ vào trong thế giới thể chất tiếp tục sau khi lọt lòng. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều trong thời gian này; linh hồn làm chủ các cơ thể năng lượng cao cấp của nó. Nó rời bỏ các cơ thể thể chất và etheric đã tách ra, và để cho chúng bận rộn với công việc tạo dựng thân thể.
Trong những giai đoạn đầu của cuộc đời, công việc của đứa bé là quen dần với những mặt hạn chế của cảm giác thể chất và với thế giới ba chiều. Tôi đã nhìn thấy nhiều sơ sinh vật lộn với quá trình này. Chúng vẫn còn có một vài nhận thức trong thế giới tâm linh, và Tôi thấy chúng vật lộn để những hình bóng tâm linh của các bạn chơi và bố mẹ cũ ra đi, và để chuyển tình cảm sang bố mẹ mới. Những trẻ sơ sinh tôi quan sát được đều có luân xa đỉnh đầu khai mở rất rộng ( Hình 8-1 ). Chúng vật lộn để tự ép mình vào những giới hạn tù túng của một thân thể hài nhi bé xíu. Khi tôi thấy chúng rời thân thể dưới dạng những cơ thể cao hơn, nhiều khi trông chúng tựa như những thần linh cao khoảng 12 feet ( 3,6 m – ND ). Chúng chịu đựng một cuộc vật lộn gay go trong việc khai mở luân xa nền bên dưới và liên kết với đất.
Một ví dụ về điều này là một cháu trai ra đời muộn hơn một tháng so với dự kiến. Lọt lòng rất nhanh, sau đó cháu bị sốt. Các bác sĩ tiến hành chọc tủy sống để kiểm tra bệnh viêm não. Chọc tủy ở vùng của luân xa xương cùng. Cháu đang vật lộn để hai ban chơi và một nữ thần linh ra đi, nhưng họ không muốn thế. Trong cuộc vật lộn này, cháu thường khai mở và liên kết với đất mỗi khi có mặt hướng đạo của nó. Sau đó, việc tiếp xúc của cháu với hướng đạo thường bị đứt quãng, cháu thường thấy các bạn chơi của mình và người đàn bà, cháu vật lộn dữ dội giữa hai thế giới. Những lần như thế, cháu cảm thấy nữ thần linh hấp dẫn hơn mẹ ruột. Trong cuộc vật lộn để không hóa thân, cháu thường phát năng lượng ra khỏi luân xa xương cùng và sang phải để không cho các rễ phát triển thẳng xuống luân xa nền ( luân xa 1 ). Cháu có thể phần nào làm được điều đó vì có lỗ thủng hào quang do chọc tủy sống để lại. Sau một thời gian vật lộn, cháu lại liên kết được với hướng đạo của nó và dịu dần, khai mở nền và bắt đầu lại quá trình nhập.
Tôi thử chữa trị cho cháu. Lần đầu, cháu hơi chấp thuận, nhưng sau đó lại từ chối. Mỗi lần tôi tìm cách đưa năng lượng vào hào quang của cháu là cháu cứ nhặng xị lên. Cháu biết tôi định làm gì và không cho tôi tới gần. Điều tôi định làm là vá lỗ thủng ở luân xa xương cùng trên vầng hào quang thứ bảy của cháu và điều khiển năng lượng cho đi trở lại xuống dưới. Cháu thường không cho tôi làm việc này. Tôi còn tới gần khi cháu ngủ say. Khi tôi đến cách khoảng 1 fut là cháu thường thức giấc và gào thét dữ dội. Rõ ràng đây là một cuộc vật lộn sâu kín, và cháu không muốn ai giúp đở cả. Một trong những vấn đề thể chất thứ yếu nảy sinh ra từ cuộc vật lộn căn bản này thuộc về đường tiêu hóa của cháu, do chỗ sử dụng liên tục quá mức luân xa đám rối thái dương kèm theo gào thét khóc lóc. Cháu được chữa trị về vấn đề nầy sau khi cháu cuối cùng đã lựa chọn, không ra khỏi bình diện thể chất. Sơ đồ chiêm tinh học cho thấy cháu sẽ là một nhà lãnh đạo có năng lực.
Như thế, linh hồn nhập thường đi vào và rời bỏ thân thể qua luân xa đỉnh đầu khi nó bắt đầu công việc khai mở luân xa nền để phát triển các rễ vào trong bình diện thể chất. Ở giai đoạn này, luân xa nền trông như một cái phễu rất hẹp, còn luân xa đỉnh đầu giống một cái phễu rất rộng. Các luân xa khác trông tựa như cái chén uống trà Trung Quốc nóng nhỏ, với một vạch năng lượng dẫn trở vào thân thể đến tủy sống ( Hình 8-1 ). Toàn bộ trường hào quang của trẻ nhỏ thì vô định hình, không có dáng vẻ rõ rệt và màu hơi xanh hoặc hơi xám.
Khi trẻ nhỏ chú ý đến một đồ vật trong bình diện thể chất thì hào quang căng ra và sáng lên đặc biệt xung quanh đầu. Sau đó, khi trẻ giảm chú ý, hào quang cũng nhạt đi; tuy nhiên nó giữ lại một ít trải nghiệm trong hình thù của màu ở hào quang. Mỗi lần trải nghiệm thì lại thêm một ít màu cho hào quang và nâng cao cá tính của nó. Như vậy, công việc kiến tạo hào quang cũng tiếp tục và cứ như thế kéo dài suốt cuộc đời, đến mức mà mọi trải nghiệm cuộc đời con người có thể tìm thấy ở đó.
Sau khi sinh nở, vẫn còn liên kết năng lượng chặt chẽ giữa mẹ và con. Liên kết nầy đôi khi được quy cho là Plasma phôi, mạnh nhất giữa mẹ và con lúc lọt lòng và sẽ tồn tại suốt đời, mặc dù người ta sẽ không tuyên bố như thế khi đứa trẻ lớn lên. Cái rốn tâm linh này là liên kết qua đó con cái duy trì tiếp xúc với bố mẹ qua nhiều năm tháng. Nhiều khi người này nhận biết được người kia bị chấn thương mặc dù họ sống rất xa nhau ở thể chất. Trường hào quang của trẻ em hoàn toàn khai mở và có thể bị bầu không khí xung quanh tác hại. Dù có gì hay không có gì “ ở ngoài trời ”, trẻ vẫn cảm nhận cái đang diễn ra giữa bố mẹ nó. Trẻ thường xuyên phản ứng với môi trường năng lượng xung quanh một cách phù hợp với tính khí của nó. Nó có thể có những nỗi lo sợ mơ hồ, những ý nghĩ kỳ quặc, cơn tam bành hoặc bị ốm đau. Các luân xa của trẻ khai mở toàn bộ, có nghĩa là không có màn bảo vệ phủ lên luân xa để che chắn những ảnh hưởng tâm lý đi vào. điều này làm cho trẻ dễ tổn thương và dể xúc cảm. Do đó, mặc dù các luân xa của trẻ chưa phát triển như của người lớn và năng lượng đi vào người nó kinh qua một con đường mơ hồ, nhưng năng lượng vẫn đi thẳng vào trường hào quang của nó, và trẻ phải xử lý bằng cách nào đó. ( Xem Hình 8-2 để so sánh luân xa người lớn và trẻ em ).
Tới khoảng bảy tuổi, một màn chắn bảo vệ được hình thành trên những chỗ khai mở của luân xa, lọc bỏ được nhiều ảnh hưởng từ trường năng lượng vũ trụ đi vào. Nhờ đó trẻ không còn dễ tổn thương như trước. Cần thấy rõ giai đoạn này khi trẻ lớn lên và định hình cá tính, gần đến lúc lý tính hé rạng.
Nhiều khi ta có thể thấy một cháu bé ngồi tựa lưng và nép mình trong vạt áo của bố hay của mẹ như thế nào. Trẻ được bảo vệ chống lại những ảnh hưởng bên ngoài nhờ trường hào quang của bố mẹ. Do chỗ trẻ dễ tổn thương, tôi luôn bảo lưu ý kiến của mình đối với việc để trẻ ở cùng nhóm chữa với người lớn. Người lớn không hình dung được cái mà trẻ cảm nhận, trừ phi họ lùi trở lại trạng thái dễ tổn thương đó. Tôi đã thấy nhiều ông bố bà mẹ vô tình bắt con cái chịu đựng những tổn thương tâm lý không cần thiết bằng cách bắt chúng chữa bệnh theo nhóm, nghĩ rằng đó là điều tiến bộ, hoặc chịu thua những áp lực của nhóm. Cơn thịnh nộ của người lớn gây sốc cho hệ thần kinh của trẻ như một chấn thương thể chất, trong khi đau buồn và chán nản tràn ngập nó tựa đám sương mù.
Cộng với dinh dưỡng thể chất, việc cho bú mang lại năng lượng etheric cho trẻ. Có một luân xa nhỏ ở mỗi núm vú cung cấp năng lượng cho trẻ. Nhớ rằng các luân xa của trẻ chưa phát triển và không chuyển hóa được tất cả các năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ cần thiết để giữ vững sự sống.
Tuổi nhỏ
Trong khi trẻ lớn lên và luân xa 2 bắt đầu phát triển, đời sống của trẻ trở nên phong phú. trẻ tạo ra những thế giới tưởng tượng để sống trong đó, trẻ bắt đầu cảm thấy mình là người không dính dáng đến mẹ, và những thế giới kia giúp trẻ hình thành phân ly này. Bên trong những thế giới tưởng tượng ấy là tài sản của trẻ. Trẻ sẽ gửi các hình chiếu tựa amip từ trường etheric của nó ra xung quanh các đồ vật này. Đồ vật càng quan trọng trong việc xây dựng thế giới tưởng tượng thì càng có nhiều năng lượng – ý thức được lấy từ trường hào quang ra mà trẻ dùng để bao quanh đồ vật. Đồ vật trở thành một phần của bản thân. Khi nó bị tước đoạt thô bạo khỏi tay trẻ, sẽ làm rách trường hào quang và gây đau đớn cho trẻ cả về thể chất lẫn cảm xúc.
Bắt đầu sang khoảng hai tuổi, trẻ thấy như bố mẹ thuộc về nó, “em, bố của em, mẹ của em, v.v." . Màu da cam ngả đỏ, màu hồng trở nên dễ thấy hơn trong hào quang. Trẻ học hỏi cách liên hệ với người khác, học hỏi tính chất cơ bản của yêu thương. Trong những giới hạn của hào quang, trẻ có khả năng tách mình ra khỏi trường hào quang của mẹ, với rốn etheric vẫn còn đang liên kết hai người. Do vậy mà bắt đầu quá trình phân ly và độc lập cá tính. Trẻ tạo ra một không gian tưởng tượng, sống trong đó, song vẫn còn mẹ vốn được liên kết với trẻ qua rốn etheric. Trẻ có thể vẫn thường nhìn lại và thấy rằng mẹ không ở quá xa. Nơi nhà thấu thị. Không gian này hiện ra như gồm có năng lượng phần lớn từ mức màu xanh, hay mức etheric. Đấy là không gian trong đó trẻ thích chơi một mình, hoặc nếu có bạn chơi nào được phép vào thì bạn này được trông chừng cẩn thận để không có quá nhiều nhiểu loạn trong đó.
Ở giai đoạn nầy, trẻ chưa có một bản ngã đủ mạnh để duy trì sự minh bạch thực sự giữa bản thân và người khác. Trẻ vật lộn để tìm tính duy nhất của mình, và còn hay cảm thấy liên kết chặt chẽ với mọi vật. Những đồ vật riêng trở thành những phương tiện xác định sự cá tính hóa. Không gian năng lượng riêng này giúp cho việc xác định đó. Vì thế mà khi có đứa trẻ khác đến thăm căn phòng cũ đã có năm bảy năm về trước, thì chủ nhà vật lộn giữa ý muốn liên hệ với cháu này và ý định bảo toàn hình ảnh bản thân. Cứ thế, trẻ vật lộn để kiểm tra các đồ vật riêng giúp xác định nó là ai, những đồ vật mà trẻ đã đặt năng lượng ý thức của chính mình ra xung quanh. Vật lộn ở đây là để thừa nhận và duy trì sự cá tính hóa bản thân và còn cảm nhận mối liên kết với một “cá thể" khác.
Khoảng lên bảy, trẻ bắt đầu bày ra nhiều năng lượng quý giá vào không gian nói trên. Không gian nầy trở nên tự do hơn, thoáng đảng hơn, ít liên kết với mẹ hơn và mở rộng hơn cho khách khứa. Trẻ lúc này đã có ý thức rõ rệt hơn về bản thân và bắt đầu thấy những điểm tương tự giữa mình và người khác. Trẻ đã có thể cho phép “người khác" tự biểu hiện rõ nét hơn giữa không gian riêng của nó. Khách được phép tạo ra các loại hình năng lượng giữa không gian riêng này.
Điều nầy làm cho mọi vật trở nên “ngộ" hơn, “giống thật" hơn và đề cao cuộc sống đầy tưởng tượng.
Trẻ đi vào giai đoạn “đàn đúm".
Một trong những điều làm cho mọi chuyện có thể xảy ra được là ở chỗ: Vào khoảng bảy tuổi, tất cả các luân xa bấy giờ có một màn chắn bảo vệ đậy lên, lọc bỏ những ảnh hưởng năng lượng do trường năng lượng bao quanh trẻ. Trẻ cảm thấy “an toàn hơn” vì nó đã thực sự hiện hữu trong các cơ thể hào quang của mình.
Tập cảm nhận các không gian tâm lý
Người lớn cũng rót đầy không gian của mình bằng năng lượng bản thân. Những không gian tâm lý nầy là chỗ ẩn náo an toàn, nơi họ sống và có được bản chất. Bạn hãy thử cảm nhận những không gian tâm lý mà người ta tạo ra. Từ những không gian nầy, bạn có thể học hỏi được nhiều điều về chính mình và về chủ nhân của chúng.
Bạn hãy thử bắt đầu hòa đồng vào những không gian mà bạn lui tới. Bạn hãy đi bách bộ trong căn phòng của người thân. Bạn thấy thế nào ? Có thích căn phòng không ? Bạn muốn ở lại, hay bạn muốn bỏ đi ?
Nếu bạn có con, hãy đi vào từng căn phòng của chúng. Hãy cảm nhận sự khác nhau trong năng lượng ở mỗi nơi. Căn phòng cân xứng với con bạn ở chỗ nào ? Nó biểu hiện cái gì của con bạn ? Căn phòng có màu sắc thính hợp với con bạn, hay là màu của bạn đã áp đặt ? Bạn hãy suy nghĩ về căn phòng.
Bạn hãy thử làm như trên với những cửa hàng bách hóa khác nhau mà bạn đi vào. Tôi thấy không thể nán lại trong một số cửa hàng, nguyên nhân do năng lượng phát ra tại đó.
Bây giờ bạn hãy thử nghiệm với đồ vật. Trong một nhóm người không đông lắm ( những người mà bạn không biết gì nhiều thì hay hơn), bạn hãy đặt các đồ vật cá nhân của họ ở giữa và chọn cái nào hấp dẫn bạn. Hãy cầm nó trong tay. Nó thế nào ? Nặng trĩu, ấm áp, thân thiện, thù nghịch, rầu rĩ, vui sướng, an toàn, nguy hiểm, khỏe mạnh, ốm yếu ? Bạn có vớ được tranh ảnh gì không ? Hãy dành thời gian hòa nhập vào những tranh ảnh đó. Hãy kiểm tra lại cho rõ cùng với chủ nhân của đồ vật. Tôi đánh cuộc là bạn sẽ nhận xét đúng về những đồ vật vớ được. Hãy thực hành đi, và bạn sẽ làm tốt hơn lần trước.
Phát triển cá tính
Trong khi trẻ lớn lên vào vai đoạn phát triển cá tính giữa bảy tuổi và tuổi dậy thì, thêm nhiều khả năng trí tuệ được mở mang, theo sự phát triển của luân xa 3. Nhiều màu vàng tâm thần hơn được bổ sung vào hào quang ở thời gian này. Mặc dầu luân xa này khai mở các năng lượng tâm thần và trẻ đã đi học, các năng lượng tâm thần được sử dụng chủ yếu để làm nổi bật cuộc sống đầy tưởng tượng của trẻ. Tại đây, những thôi thúc thâm trầm về mục đích và những liên kết sâu sắc với sự phát triển lâu dài đã qua của nhân loại bắt đầu hoạt động. Trẻ trở thành thủ lĩnh người da đỏ, công chúa, nữ thần đồng. Đó là những thôi thúc tâm tưởng sâu sắc bộc lộ khát vọng của linh hồn và phần lớn chắc có liên quan đến nhiệm vụ trần gian của nó. Giữa những hình thái nguyên mẫu này, còn thấy những khao khát tâm linh sâu sắc của cá thể, những mục tiêu và ước vọng được biểu lộ bởi những tính cách thể hiện ra trên sân sau nhà hoặc sân trường. Lúc này ta thấy ba trung tâm đầu tiên – các trung tâm thể chất, cảm xúc và tâm thần của bình diện trái đất – cùng nhau hoạt động để thể hiện giai đoạn hóa thân thứ nhất của linh hồn.
Vị thành niên
Sự thách thức của tuổi vị thành niên, cũng như trong mọi giai đoạn sinh trưởng, là tìm thấy bản thân và vẫn chân thực với bản thân trong toàn bộ hỗn loạn những đổi thay thể chất và cảm xúc, những mong ước ngọt ngào và những loại trừ đau đớn.
Khi trẻ gần đến tuổi dậy thì, nhiều thay đổi lớn xảy ra trong toàn bộ thân thể và trường năng lực bao quanh. Thêm nhiều màu lục được bổ sung vào hào quang và không gian riêng của cá thể. Không gian này thấm đầy những “làn sóng viba” của bạn bè. Trong khi luân xa tim khai mở tới những mức mới của cảm tính và buổi sơ khai của ái tình cùng với yêu thương nảy sinh từ trong sâu thẳm tâm hồn, thì màu hồng rực rỡ cũng chan hòa trường năng lượng. Tuyến yên (luân xa con mắt thứ ba) được hoạt hóa, và thân thể bắt đầu trưởng thành bằng người lớn. Tất cả các luân xa đều bị những thay đổi đó làm ảnh hưởng. Những rung động mới cao hơn lắm lúc đi đôi với trạng thái kích thích của cá thể và vào lúc khác lại bị ghét bỏ vì chúng mang theo khát vọng mới vá tính dễ tổn thương mới mà cá thể chưa trải nghiệm. Đôi khi toàn bộ trưóng hào quang bị phá vỡ và các luân xa sau đó hoàn toàn mất cân bằng, vào lúc khác mọi vật lại nhịp nhàng trôi chảy. Vậy là cá thể trải qua qua những thay đổi lớn lao của thực tại cảm xúc, và hành động của cậu ta biểu hiện rối loạn ấy. Lúc cậu là trẻ con, lúc khác cậu lại là người lớn.
Cá thể lúc nầy lặp lại tất cả các giai đoạn trưởng thành đã trải nghiệm nhưng với một điều khác biệt. Ba giai đoạn đầu tiên bao hàm cả bản thân như là trung tâm vũ trụ. Đó là tớ, bố của tớ, mẹ của tớ, bạn của tớ v.v. Bây giờ là mối quan hệ "Tớ - cậu". "Tớ“ không tồn tại đơn độc, và hạnh phúc của tớ lúc nầy tùy thuộc vào những điều chỉnh riêng cho quan hệ ‚ "không-Tớ". Nguyên nhân một phần do chỗ cá thể không còn là "chủ“ của đồ vật mình yêu thích. Như cái kiểu ứng xử với hố, mẹ hoặc với đồ chơi trước đây. Bây giờ hạnh phúc của cá thể túy thuôc vào sự cân nhắc hành vi của bản thân nhằm "thuyết phục“ đồ vật mình yêu thích cũng yêu thích lại mình hoặc cũng tin theo cái mà mình tin.
Điều nầy nói lên tình trạng tâm hồn bị căng ra giữa người mà nó nghĩ là nó và người mà nó nghĩ rằng phải là nó (y theo điều nó nghĩ là nàng muốn nó như thề và ngược lại). Dĩ nhiên, chuyện nầy đã từng có trong khi ứng xử với bố, mẹ. Nhưng giờ đây được bộc lộ ra bên ngoài nhiều hơn, bởi lẽ một con người uđuợc yêu thươngthì bất cứ lúc nào cũng có thể chọn lựa người khác. Và nhiều khi chọn lựa một cách công nhiên.
Khôn lớn
Cuối tuổi vị thành niên, các luân xa và các mẫu năng lượng do cá thể sử dụng trở nên ổn định. Tất cả luân xa đều đã có hình thái của người lớn. Vào thời điểm nầy,cá thể có thể cốgắng ổn định, không thay đổi nữa. Một số có khả năng hoàn tát việc nầy và nếu được như thế, họ sẽ làm cho đời sống của mình trở nên tù hãm trong két bạc, máy thu hình là những mô hình xác định và hạn hẹp của thực tại. Phần đông thì bị lay chuyển mạnh bởi những trải nghiệm của họ về cuộc đời. Lại thấy không thể dễ dàng xác định thực tại đó, và họ suốt đời tìm kiếm cái ý nghĩa đáng giá dẫn dắt họ qua thử thách thường xuyên tới những trải nghiệm sâu sắc hơn về việc hoàn tất nhiệm vụ.
Khi đã thành thục, quan hệ „Tớ-cậu „ mở rộng ra để bao gồm gia đình của cá thể. Diều nầy tạo nên những hình thái năng lượng mới của chính anh ta. Thêm nhiều năng lượng chảy qua luân xa họng, giúp anh ta cho và nhận. Cùng với thời gian, quan hệ „Tớ-cậu „ có thể mở rộng đẻ bao gồm cá thể và nhóm. Luân xa tim có thể khai mở để không chỉ bao gồm tình thương yêu vợ, chồng, con cái mà còn bao gồm cả tình yêu thương nhân loại. Trong hào uang lúc nầy có màu hoa cà rất đẹp. Điều nầy ăn khớp với việc hợp nhất bản thân, ý thức về người khác và ý thức về nhóm. Khi con mắt thứ ba khai mở cho những ruing động cao hơn thì cá thể bắt đầu nhin thấy tính đồng nhất của mõi vật và có thể nhận ra qự quý giá vô song của mỗi linh hồn cá thể bên trong sự đồng nhất ấy.
Thành thục
Khi cá thể gần tới tuổi già và từ giã cõi đời thêm nhiều loại rung động cao hơn có thể là bổ sung cho các co thể năng lưọng. Tóc chuyển bạc trong khi dòng ánh sáng trắng chạy xuyên qua người làm tăng ái lực của tóc đối với thế giới tâm linh. Bây giờ thi quan hệ "Tớ-cậu" được bổ sung thêm một quan hệ riêng rất sâu sắc với Thượng Đế.
Năng lượng ở tháp của đất được chuyển hóa qua các luân xa phía dưới, giảm xuống vá được thay thế đều đặn bằng nhũng năng lượng tinh tế cao cấp hơn làm được nhiều việc với thế giới tâm linh hơn là với cuộc đời trong bình diện thể chất. Con người chuẩn bị trở về lại thế giới tâm linh. Khi các quá trình tự nhiên nấy được hiểu và được phép bộc lộ ra từ bên trong tâm hồn thì cuộc đời riêng tư của cá thể dào dạt yên bình và yêu thương.
Mọi vật lại rơi về chỗ mà từ đó toàn bộ quá trình sinh trưởng đã diễn ra qua bao năm tháng. Luân xa ắm rối thái dương trở nên hài hòa hơn. Mặc dù khả năng thể chất bị suy giảm, con người có khả năng tăng độ sâu tri giác làm cho cuộc đời thành nơi thường xuyên nuôi dưỡng niềm vui và là làm giàu thêm trải nghiệm.
Điều đáng tiếc là nền văn hóa của chúng ta không quan tâm và sử dụng phương sách vô cùng khôn ngoan và sáng tỏ nầy như các nền văn hóa khác, nền văn hóa của thổ dân da đỏ Bắc Mỹ chẳng hạn, trong đó các ông già, bà cố nắm quyền quyết định công việc của cộng đồng.
Qua đời
Theo Phoebe Bendit thì lúc chết có một tia sáng lóe lên đi ra khỏi đỉnh đầu lúc con người lìa bỏ bình diện trái đất qua luân xa đỉnh đầu. Trải nghiệm về việc ra khỏi đỉnh đầu nầy thường được mô tả như là đi theo con đường hầm giữa cuộc đời và cõi chết. Người ta thấy một đường hầm dài tối tăm với ánh sáng chói chang ở tận cuối. "Trải nghiệm đưòng hầm cũng có thể được diễn đạt như là việc linh hồn đi lên theo dòng năng lượng chủ yếu của thân thể dọc cột sống và ra đi tại điểm sáng chói của luân xa đỉnh đầu.
Khi chết, những bạn cũ đã quá cố vá các hướng đạo tâm linh tới gặp linh hồn. Lúc bấy giờ, linh hồn nhìn thấy toàn bộ cuộc đời mình trôi qua rất nhanh vá rõ ràng đến nỗi có thể không thấy lỗi lầm gì trong những việc như: vừa xẩy ra chuyện gì, đã lựa chọn những gì, đã học được những bài học gì và còn lại bài học nào cho cuộc hóa thân sắp tới, tiếp đến một thời gian chúc tụng kỷ niệm nhiệm vụ đã hoàn tất và linh hồn lưu lại một thời gian trong thế giới tâm linh trước khi tiến hành cuộc hóa thân mới.
Trong những trường hợp tử vong vì bịnh tật kéo dài, tôi thường thấy họ yên nghỉ một thời gian sau khi chết giữa vầng ánh sáng trắng, dường như họ đang được trông nom trong vài lọai bịnh viện ở phía bên kia.
Tôi đã quan sát hai người hấp hối trong hai ngày tước khi chết. Cả hai đều chết vì ung thư và cùng bị ốm một thời gian.
Ba cơ thể hào quang bên dưới bị vỡ và đi ra khỏi thân thể như những đóm mây màu trắng sữa.
Điều nầy làm cho họ cómột vẻ bề ngoài máu tráng sữa. Ba luân x bên dưới cũng bị vỡ, với nhiều sợi dài năng lượng đi ra khỏi đám rối thái dương. Bốn luân xa bên trên hiện ra rất khai mở, phần lớn như những lỗ thủng toan hoác. Không còn màu chắn bên trên các luân xa. Họ đang qua nốt chặng đường, phần lớn thời gian nầy họ ở bên ngoài và cách xa thân thể mình. Rõ ràng là họ đang ở với các hướng đạo tâm linh tại một nơi nào đó. Khi họ nằm trong thân thể của mình thì có nhiều thần linh xung quanh căn phòng. Một lần tôi thấy Azrael đang canh cổng. Khi thấy người kia đau ghê gớm, tôi hỏi Azrael tại sao Ngài không giúp họ chết đi thì Ngài nói: "Tôi chưa nhận được lịnh“ (Azrael là Thần Chết, theo tôi, trông Ngai cường tráng và rất đẹp chứ không kinh khủng như một số nguồn mang hàm ý nầy).
Heyoan nói về cái chết
Hướng đạo của tôi đã thuyết trình về quá trình chết, và tôi muốn trích dẫn Người ở đây. Đầu tiên, Người nói rằng chết không phải cái mà chúng ta thường hiểu, mà là một chuyển tiếp từ trạng thái ý thức nấy sang trạng thái ý thức khác.Heyoan nói răng khi ta quên con người thực của mình thì lúc đó ta đã chết. Những phần bị quên lãng đó của ta được dựng thành bức tường phân cách với thực tại và ta đã đi vào hóa thân để thu hồi chúng. Vì thế, mặc dù ta vốn sợ chết, Người vẫn nói rằng ta đã chết, và trong quá trình hóa thân thể để tái hợp nhất với bản chất lớn lao của mình, ta thực sự thấy sống được nhiều hơn. Người nói rằng cái duy nhất chết đi là cái chết.
Trong cuộc đời mình, ta dựng một bức tường phân cách gồm những trải nghiệmmà mình muốn lãng quên.
Ta làm việc đó có kết quả đến nỗi không còn nhớ lại được bao lăm.
Ta sớm bắt đầu quá trình dựng tường phân cách nầy tứ khi còn thơ ấu. Và suốt đời tiếp tục làm việc đó. Những mảnh ý thức của ta đã dựng thành tường phân cách đó có thể nhìn thấy được lại trường hào quang với tên gọi là tắc nghẽn : Vấn đề nầy sẽ được luận bàn trong chương nói vế tâm lý động lực học. Heyoan nói răng cái chết thực sự xẩy ra trong hình thái của bức tường nội tâm đó.
Như bạn đã biết, cái duy nhất tách bạn ra khỏi mọi thứ lại chính là bản thân của bạn. Và điều quan trọng nhất là : cái chết đã xẩy ra trong những phần đã dựng thành tường phân cách đó của bản thân bạn. Nhìn từ lợi thế của bạn, có lẽ đó là định nghĩa rõ ràng nhất của cái mà nhân loại gọi là cái chết. Nó là dựng tường phân cách. Nó là lãng quên. Nó là lãng quên con người thực của bạn. Và điều đó chính là cái chết. Bạn đã chết rồi. Bạn đã thực sự hóa thân để mang lại cho đời những mảnh của bản thân là nơi bạn đã đứng trong đó để gọi cái chết, nếu như chúng ta thậm chí phải dùng từ nầy. Những phần đó đã chết.
Quá trình chết, mà ta vẫn thường gọi là sự chuyển tiếp lên nhận thức cao hơn, có thể được coi như một quá trình trong trường năng lượng. Chúng tôi sẽ mô tả điều nầy ngay bây giờ để giúp bạn hiểu được quá trình chết, từ quan điểm trường hào quang. Trường hào quang lúc nầy được rữa ráy, tất cả các luân xa được thanh lọc, đưọc khai mở. Khi bạn chết, bạn sẽ đi theo một chiều khác của không gian. Ba luân xa bên dưới bị phân hủy. Ba cơ thể hào quang bên dưới bị phân hủy. Và bạn hãy lưu ý rằng chúng tôi nói "phân hủy".
Một số trong các bạn đã quan sát người chết và nhìn thấy tay, mặt, da của họ có màu trắng sữa. Khi cá thể chết, có một màu trắng xà cừ và có những đám mây sữa rất đẹp lãng đãng thoát ra. Những đám nây đó là những cơ thể năng lượng ở thấp dùng để cấu trúc thân thể. Chúng đang tan rã. Chúng lãng đãng thoát ra. Các luân xa ở đó khai mở và có những sợi dây năng lưọng đi ra ngoài. Các luân xa bên trên là những lỗ rộng mở vào những chiều khác của không gian. Đó là những giai đoạnmở đầu cái chết khi mà tường năng lượng bắt đầu tách ra. Những phần dưới của trường năng lượng tách ra khỏi những phần trên. Sau đó, trong khoảng ba tiếng đồng hồ, thân thể được tắm gội, được rửa tội, một lễ rửa tội tâm linh cho thân thể lúc nầy đang để cho nang lăuợng phun ra như suối dọc theo dòng năng lượng thẳng đừng chú ( ?).
Một suối ánh sáng óng vàng phun ra và tất cả những tắc nghẽn được thanh toán. Và hào quang có màu vàng nhạt. Cá thể đag chết sẽ trải nghiệm việc nầy như thế nào, trong những giới hạng của ký ức ? Các bạn đã nghe nói điều nầy. Con người nhìn thấy toàn bộ cuộc đời mình được những giới hạn nầy rửa sạch. Đúng như vậy. Có hiẹn tượng trường năng lượng song hành trong việc rửa sạch hào quang. Mọi tắc nghẽn đều được cho qua. Mọi trải nghiệm cuộc đời bị lãng quên đều được khai thông. Tất cả đều chảy theo ý thức. Như vậy, mọi chuyện trên đời nầy chảy theo ý thức. Và khi con người ra đi thì ý thức cũng ra đi. Đó là sự phân hủy các bức tường được tạo ra trước đó để bước vào qú trình cải biến trong cuộc đời đặc biệt nầy. Đó là một sư hợp nhất dữ dội. Với sự phân hủy các bức tưòng của lãng quên trong nội tâm bạn, bạn nhớ lại được rằng bạn đích thực là ai. Bạn trở nên hợp nhất với bản ngã tolớn của mình vá cảm nhận tình thoáng đạt và bao la của nó. Vậy thi cài chết, trái với quan niệm dân gian, là trải nghiệm hết sức kỳ diệu. Nhiều bạn đã xem những mô tả các trường hợp gọi là chết lâm sàng sau đó sống lại. Tất cả những người ấy đều nói đến một đường hầm mà ở tận cùng ció ánh sáng chói chang. Họ nói về cuộc gặp gỡ với một con ngưới kỳ lạ ở cuối đường hầm đó. Phần đông đều xem xét lại cuộc đời và luận bàn về cuộc đời đó với con người nói trên. Phần đông bộc lộ rằng họ đã tự mình quyết định trở lại cuộc đời thể chất để hoàn thành việc học hỏi dù rằng nơi họ đến rất đẹp. Phần đông không còn sợ cái chết, má nhìn về hưóng cái chết phía trưóc như một sự giải thoát vào trong yên bình.
Bức tường phân cách bạn với sự thật nầy là như vầy : Cái mà bạn gọi cái chết thực ra là sự chuyển tiếp vào trong ánh sáng. Cái chết mà bạn hình dung bạn sẽ trải nghiệm, bạn có thể tìm thấy nó bên trong bức tường của bạn. Mỗi lần, bằng cách nào đó, bạn tách bản thân mình ra, là lần đó bạn chết đi một ít. Mỗi lần bạn ngăn cản sinh lực kỳ diệu của mình không cho nó chảy, là lần đó bạn tạo ra một ít cái chết. Do đó, khi bạn nhớ lại những phần tách ra của con người bạn và tái hòa nhập chúng vào trong bản thân mình, là bạn đã chết. Bạn trở về lại với cuộc đời. Khi bạn mở rộng nhận thức thì bức tường đứng giữa thế giới, bức tường đúng giữa thực tại tâm linh và thực tại thể chất cũng tan rã. Như vậy , cái chết tan rã không phải là cái gì khác ngoài sự giải tỏa búc tường ảo ảnh nầy vào lúc bạn sẳn sàng tiến lên. Và con người thật của bạn được tái định nghĩa là thực tại vĩ đại. Bạn vẫn là bản ngã cá thể của mình ; khi bạn buông rơi thân thể mình, bạn sẽ giữ lại tinh chất của bản ngã. Bạn có thể cảm thấy tinh chất ấy trong những suy ngẫm vị lai/quá khứ (sễ đưọoc trình bài ở chương 27 nói về tự chữa trị). Thân thể của bạn chết, nhưng bạn chuyển dịch vào một bình diện khác của thực tại. Bạn giữ lại tính chất ấy của bản ngã bên ngoài thân thể, bên ngoài hóa thân. Và khi bạn từ giã thân thể mình, bạn có thể cảm thấy bản thân là một điểm ánh sáng vàng óng, nhưng bạn sẽ vẫn cảm nhận được bản thân.
Điểm lại Chương 8
1. Khi nào linh hồn đảm đương thân thể ?
2. Ý nghĩa của giờ phút lọt lòng đối với trường năng lượng con người ?
3. Hai chỗ khác nhau chủ yếu các luân xa của trẻ nhỏvà các luân xa của người lớn ?
4. Hào quang phải lém những gì cho sự phát triển tuổi thơ ?
5. Tại sao, về phương diện hào quang, một đứa trẻ khóc thét lên đau đớn khi có người giật lấy lại vật gì khỏi tay nó ?
6. Tại sao trẻ thích ngồi vào trong hào quang của người lớn ?
7. Những phát triển chủ yếu xẩy ra trong hào quang ở các giai đoạn phát triển sau đây : trước khi sinh, lọt lòng, sơ sinh, ấu thơ, tiềm tàng, dậy thì, thành thục, trung niên, tuổi già, chết ?
8. Quá trình hóa thân hoàn thành vào tuổi nào ?
9. Hãy mô tả trải nghiệm cái chết mà các nhà quan sát bằng tri giác cao cấ đã chứng kiến.
Để làm động não
10. Hãy luận bàn về mối quan hệ của trường năng lượng con người với không gian riêng của con người.
11. Hãy luận bàn về mối quan hệ của những biên giói cá nhân với trường năng lượng của con người. 
CHƯƠNG 9

CHỨC NĂNG TÂM LÝ CỦA BẢY LUÂN XA CHÍNH 

Trong khi con người trưởng thành thì các luân xa phát triển, mỗi luân xa đại diện cho các mô hình tâm lý tiến hóa trong đời sống của cá thể. Phần lớn chúng ta thường phản ứng lại trước những trải nghiệm khó chịu bằng cách ngăn chặn cảm giác và bít một lượng lớn dòng chảy năng lượng tự nhiên của mình lại. Điều nầy ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành của các luân xa, dẫn tới kết quả là ức chế chức năng tâm lý đã hoàn toàn cân bằng. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ bị từ chối nhiêù lần khi nó tìm cách gửi gắm yêu thương cho người khác thì chắc hẳn nó sẽ thôi không tìm cách gửi gắm yêu thương nữa. để làm việc nầy, chắc hẳn nó sẽ tìm cách ngăn chặn các cảm giác yêu thương trong nội tâm mà nó đang đáp ứng lại bằng hành động. Để làm việc nầy, nó sẽ phải bít kín dòng chảy năng lượng qua luân xa tim. Khi dòng chảy năng lượng qua luân xa tim bị bít kín hoặc chặn bớt thì sự phát triển của luân xa tim bị ảnh hưởng. Cuối cùng, hậu quả là có một vấn đề thể chất sẽ xảy ra giống hệt.
Quá trình tượng tự nầy tác động lên mọi luân xa. Mỗi lần ta ngăn chặn một trải nghiệm nào đó đang diễn biến thì ta lần lượt bít kín các luân xa làm cho chúng cuối cùng trở nên méo mó . Các luân xa trở nên “tắc nghẽn”, bị năng lượng ứ đọng bít lại, xoay không đêù hoặc xoay ngược (ngược chiêù kim đồng hồ) và lại còn trở nên vặn vẹo hoặc vị xé tách nghiêm trọng trong trường hợp có bệnh.
Khi luân xa hoạt động bình thường, từng luân xa sẽ “khai mở”, xoay thuận chiêù kim đồng hồ để chuyển hoá những năng lượng đặc biệt thiết yếu từ trường năng lượng vũ trụ. Động tác xoay thuận chiêù kim đồng hồ thu hút năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ vào luân xa, rất giống với quy luật xoáy về phiá phải trong hiện tượng điện từ, được biểu diễn bằng sự thay đổi tư trường xung quanh một sợi dây sẽ cảm ứng dòng điện trong sợi dây ấy. Tay phải nắm chặt sợi dây, hướng các ngón tay về phía cực từ dương. Ngón tay cái sẽ tự động hướng về dòng điện cảm ứng. Những quy luật như thế thực sự xảy ra cho các luân xa. Nếu bạn đặt bàn tay phải lên một luân xa, làm thế nào để cho các ngón tay xoắn thuận chiêù kim đồng hồ xung quanh bờ ngoài cùng của luân xa thì ngón tay cái của bạn sẽ chỉ về phía thân thể và theo hướng đi của “luồng”. do vậy, ta mệnh danh luân xa là “mở” cho năng lượng đi vào. Trái lại, nếu bạn xoắn các ngón của bàn tay phải ngược chiêù kim đồng hồ xung quanh luân xa thì ngón tay cái sẽ chỉ ra ngoài , theo hướng của dòng chảy. Khi luân xa xoay ngược chiêù kim đồng hồ, luồng sẽ chảy ra khỏi thân thể, như vậy là gây trở ngại cho chuyển hóa. Nói cách khác , khi luân xa xoay ngược chiêù kim đồng hồ thì những năng lượng đang cần và được ta trải nghiệm như một thực tế tâm lý không chảy vào trong luân xa. Do vậy ,ta mệnh danh luân xa là “bít” không cho năng lượng vào.
Phần lớn những người tôi quan sát được đêù có ba hoặc bốn luân xa xoay ngược chiều kim đồng hồ từng lúc. Thông thường, khi được chữa trị, các luân xa nầy ngày càng khai mở thêm. Do chỗ luân xa không những là nơi chuyển hoá năng lượng mà còn là thiết bị cảm nhận năng lượng, cho nên luân xa dùng để mách bảo cho ta về thế giới quanh ta. Nếu ta “đóng” luân xa lại thì ta không cho thông tin đó đi vào. Như vâỵ, khi ta làm cho luân xa xoay ngược chiêù kim đồng hồ, ta tỏa năng lượng của mình vào thế giới , ta cảm nhận rằng năng lượng là cái mà ta tỏa ra và bảo rằng nó là thế giới. Điều này, trong tâm lý học họi là hiện tượng chiếu.
Cái hiện thực tưởng tưởng mà ta chiếu lên thế giới của mình có liên quan đến “hình ảnh” của cái ta đã kết luận về thế giới giống theo trải nghiệm thời thơ ấu của ta và theo trí nhớ của cậu bé hồi đó là ta. Do chỗ mỗi luân xa liên quan đến một chức năng tâm lý đặc hiệu, cái được ta chiếu qua nó, khi đã vào trong hệ thống các luân xa, thì sẽ là cái mà mỗi luân xa thực hiện chức năng và sẽ thành cái rất riêng cho từng người, bởi vì mỗi trải nghiệm cuộc đời của con người là duy nhất. Vâỵ là nhờ đo được tình trạng các luân xa, ta có thể xác định các vấn đề toàn cục lâu dài cũng như của cuộc sống hiện nay.
John Pierrakos và tôi đã liên hệ hiện tượng rối loạn chức năng trong từng luân xa với tối loạn tâm lý. Bất cứ nhiễu loạn nào trong luân xa như đã được đo đặc bằng các kỹ thuật thăm dò, cũng cho thấy có rối loạn chức năng trong khu vực tâm lý riêng có liên quan (Xem Chương 10 nói về kỹ thuật thăm dò). Do đó, bằng cách đo đặc tình trạng các luân xa, ta có thể chẩn đoán các nhu câù tâm lý của bệnh nhân. Tôi cũng trực tiếp thao tác lên các luân xa để đem lại thay đổi tâm lý. Ngược lại, ta đã thấy rằng những mô hình tâm lý được các nhà điều trị học mô tả có liên quan đến trường năng lượng con người về vị trí, hình dạng và màu sắc có thể đoán trước được.
Hình 7 -3 cho thấy vị trí của bảy trung tâm năng lượng chính của các luân xa được dùng để chẩn đoán các tình trạng tâm lý. Chúng được chia thành trung tâm tâm thần , trung tâm ý chí và trung tâm cảm giác. Đối với sức khoẻ tâm lý toàn bộ ba loại luân xa: lý trí, ý chí và cảm xúc phải ở thế cân bằng và khai mở. Ba luân xa ở đầu và họng cai quản lý trí, các luân xa ở trán cai quản cácxúc cảm: những điểm tương ứng ở lưng của các luân xa này cai quản ý chí. Hình 9-1 cung cấp một bảng các luân xa chính và chức năng tâm lý của chúng.
Ta hãy nhìn vào những khu vực tâm lý chính thực hiện chức năng từng luân xa.
Luân xa 1, trung tâm xương cụt, có liên quan đến số năng lượng thể chất và ý muốn được sống trong thực tại thể chất. Nó là biểu hiện đâù tiên của sinh lực trong thế giới thể chất. Khi sinh lực hoạt động đầy đủ qua trung tâm naỳ thì con người có ý muốn mạnh mẽ được sống trong thực tại thể chất. Khi sinh lực hoạt động đầy đủ qua ba luân xa bên dưới phối hợp với một dòng chảy mạnh xuống chân thì hiện hữu trực tiếp và thông suốt của sự hùng mạnh thể chất cũng đi theo tới đó. Xương cụt tác động như một cái bơm năng lượng vào mức etheric giúp cho dòng chảy năng lượng từ cột sống đi ra được thẳng.
Hiện hữu của sự hùng mạnh thể chất phối hợp với ý muốn được sống, đưa lại cho cá thể “sự hiện diện” của quyền lực và sinh khí . Anh ta sẽ tạo nên hiện hữu ?Ta có mặt đây nầy? Và thành đành đáng tin cậy trong thực tại thể chất. “Sự hiện diện” của quyền lực và sinh khí bắt nguồn từ trong anh ta dưới dạng năng lượng sống .Anh ta thường hay tác động như một máy phát điện bằng cách tạo năng lượng cho những gì ở quanh mình, nạp lại các hệ thống năng lượng của chúng. Anh ta có ý muốn mạnh mẽ được sống.
Khi trung tâm xương cụt bị nghẽn hoặc bị bít, phần lớn sinh khí thể chất của sinh lực bị nghẽn, và con người không tạo được ấn tượng rõ rệt trong thế giới thể chất. Anh ta không có mặt “tại đây” . Anh ta sẽ tránh né hoạt động thể chất, có mức năng lượng tháp và thậm chí có thể bị “đau yếu”. anh ta sẽ thiếu sức mạnh thể chất.
Trung tâm xương mu (luân xa 2 A) liên quan đến phẩm chất của tình yêu đối với người khác giới mà con người có thể có. Khi luân xa nay khai mở nó tạo thuận lợi cho việc cho và nhận lạc thú tình dục và thể chất. Nếu trung tâm nầy khai mở thì có thể con người sẽ được thích thú khi giao hợp và có thể có cực khoái. Tuy nhiên, cực khoái trọn vẹn của thân thể lại đòi hỏi toàn bộ các trung tâm phải khai mở
Hình 9 -1
---------------------------------------
CÁC LUÂN XA CHÍNH VÀ CHỨC NĂNG TÂM LÝ KẾT HỢP
CÁC TRUNG TÂM TÂM THẦN …KẾT HỢP VỚI
7. Trung tâm đỉnh đầu ….......…Sự hợp nhất của toàn bộ cá tính với cuộc sống , và các diện mạo tâm linh của con người.
6.A trung tâm trán ……….......…Khả năng hình dung và hiểu thấu các khái niệm tâm thần.
6B Thừa hành tâm thần…....... Khả năng thực hiện các ý đồ một cách thực tế .

CÁC TRUNG TÂM Ý CHÍ
5b Nền cổ ……………...........…..Ý thức về bản thân, trong xã hội và trong nghề nghiệp của mình.
4B Giữa hai xương vai ….........Ý chí cái tôi, hoặc ý chí đối với thế giới bên ngoài.
3B Trung tâm cơ hoành …........Chữa trị, quan tâm đến sức khỏe của mình.
2B Trung tâm xương cùng ........Số năng lượng tình dục.
1 Trung tâm xương cụt …......... Số năng lượng thể chất, ý muốn được sống.
CÁC TRUNG TÂM CẢM GIÁC 
5A Trung tâm họng …...........…. Thu nhận và đồng hóa.
4A Trung tâm tim ………............. Cảm nhận của tâm hồn về tình yêu thường đồng loại, cởi mở với đời.
3A đám rối thái dương …............ Niềm vui lớn và tính chan hòa, kiến thức tâm linh và ý thức về tính thoàn thể của cuộc sống.
ANH LÀ AI GIỮA VŨ TRỤ
2A Trung tâm xương mu …..........Phẩm chất của tình yêu đối với người khác giới, cho và nhận niềm vui thể chất, tâm thần và tâm linh.
----------------------------
Trung tâm xương cùng (luân xa 2B) liên quan đến số năng lượng tình dục của con người. Với luân xa nầy khi mở, con người cảm nhận được quyền lực tình dục của mình. Nếu con người làm nghẽn luân xa đặc biệt nầy thì sức lực và sự hùng mạnh tình dục nào của anh ta cũng sẽ thành yếu đuối và không được thoả mãn. Có thể anh ta sẽ có nhiều nỗ lực tính dục, có khuynh hướng tránh né giao hợp và không công nhận tầm quan trọng và lạc thú của tình dục, dẫn tới chỗ làm cho khu vực nầy bị thiếu dinh dưỡng. Vì cực khoái tắm thân thể trong năng lượng sống, cho nên thân thể của con người này sẽ không được dinh dưỡng theo cách đó và nó sẽ không được sự cảm thông và sự gần gũi thân thể với người khác dinh dưỡng cho về tâm lý.
Quan hệ giữa các luân xa 2A và 2B . Luân xa xương cùng tác động như cặp đôi với luân xa xương mu. Tại hai điểm mà các trung tâm phía trước và phía sau đi tới nhau, trong lõi của luân xa, trong xương sống, sinh lực bộc lộ sự thôi thúc thể chất mạnh mẽ bậc nhì và mục đích của nó – mong muốn kết hợp lứa đôi. Sức mạnh lớn lao nầy vượt qua các chướng ngại tự đặt ra giữa hai người và lôi cuốn họ gần gũi nhau hơn.
Như vâỵ, bản năng giới tính của từng người liên kết với sinh lực của họ. (dĩ nhiên đây là điều có thực của mọi trung tâm: bất cứ trung tâm nào bị nghẽn cũng làm tắc sinh lực tại khu vực có liên quan). Vì vùng xương mu là nguồn của sinh khí, bất cứ trung tâm nào bị nghẽn trong vùng đó cũng sẽ có tác động làm giảm sinh khí thể chất và sinh khí tình dục. Đối với phần lớn nhân loại thì trong cực khoái, năng lượng tình dục chuyển dịch qua hai luân xa giới tính nầy, nạp năng lượng và xã năng lượng cho chúng. Chuyển động nầy lại tiếp sinh khí cho thân thể và tính khiết hoá nó bằng tắm năng lượng. Việc nầy giải phóng hệ thống thân thể khỏi số năng lượng tắc nghẽn, các chất thải và sự căng thẳng sâu sắc. Cực khoái tình dục là quan trọng đối với hạnh phúc thể chất của con người.
Với những ai đã hoàn thành cảm thông đó và đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau theo con đường tâm linh thì một vài phương cách rèn luyện tâm linh như Yoga Kundalini và truyền thống Tantric đã nói rõ rằng việc xả năng lượng đó không còn cần thiết đối với hạnh phúc con người (Phần đông nhân loại không thuộc loại nầy). Nhiều thực hành tâm linh sử dụng thiền định để kiềm chế, cải biến và đưa lại lần nữa năng lượng sinh dục đi theo những kênh năng lượng khác nhau, chuyển dịch nó theo dòng năng lượng thẳng đứng từ cột sống đi ra để cái biến thành năng lượng có rung động cao hơn, năng lượng nầy sau đó được dùng để tạo nên những cơ thể năng lượng tâm linh cao hơn. Đó là một thực hành rất mạnh mẽ và nguy hiểm, phải được tiến hành có hướng dẫn, Gopi Krishna, trong cuốn sách Kundalini, nói về việc cải biến hạt giống của thân thể mình – tinh dịch – thành năng lượng tâm linh hay Kundalini (hỏa xà – N1) bằng phương pháp nầy. Nhiều thực hành tâm linh chủ trương giữ tinh dịch hay hạt giống tâm linh lại để cải biến.
Tắc nghẽn ở các luân xa 2A và 2B. Tắc nghẽn của trung tâm xương mu có thể dẫn đến bất lực trong thực hiện cực khoái ở người phụ nữ nào không thể khai mở được và không thể thu nhận dinh dưỡng tình dục từ phía người bạn tình. Người phụ nữ đó chắc hẳn sẽ không liên hệ được với âm đạo của mình và có thể không có khoái cảm giao hợp. Chị ta có thể thiên về khoái cảm khi kích thích âm vật hơn là khi giao hợp. Chị ta có thể ước muốn luôn luôn làm kẻ tấn công trong động tác tình dục, nghĩa là nằm trên và khởi xướng phần lớn các động tác. Sự biến dạng ở đây là chị ta phải luôn luôn có quyền lực. Trong trạng thái sức khỏe tốt, khi thì chị ta muốn tích cực, khi khác lại chỉ muốn tiếp nhận, tuy nhiên, ở trường hợp nầy, trong tiềm thức chị ta vẫn sợ sức mạnh của chồng. Với sự chăm sóc và chấp thuận nhẹ nhàng, kiên nhẫn của chồng, sau một thời gian, chị ta có thể dần dần khai mở luân xa xương mu để nhận và có khoái cảm giao hợp. Chị ta cũng phải trải qua những cảm giác sợ hãi sâu sắc hơn và trải qua sự từ chối của chồng, đi đôi với điều kiện của chị là tìm những hình tượng làm điểm xuất phát cho các cảm giác đó, như được mô tả trong chương này. Tôi không có ý nói rằng phụ nữ không được là kẻ tấn công trong tình dục. Tôi sẽ nói thêm về một loại hình thiếu cân bằng trong cho và nhận.
Tắc nghẽn nghiêm trọng tại luân xa xương mu ở đàn ông thường kèm theo cực khoái sớm hoặc không cương được. Ở mức độ sau nào đó, anh ta sợ phải trao sức mạnh tình dục đầy đủ của mình, và cứ thế anh ta từ chối việc đó. Dòng chảy năng lượng của anh ta thường hay gián đoạn, tắc nghẽn hoặc bị đưa lại lần nữa về phía sau, ra khỏi luân xa xương cùng, đến nỗi mà khi cực khoái anh ta phóng năng lượng ra khỏi luân xa 2 B thay vì ra khỏi dương vật. Trải nghiệm nay đôi khi đau đớn, dẫn đến ác cảm đối với cực khoái và tránh né giao hợp. Điều nầy làm cho sớm nảy sinh những khó khăn đối với người vợ ở các mức độ khác nhau, tương tự như đối với một phụ nữ không có cực khoái. Dĩ nhiên, nhiêù lần, theo quy luật “giống nhau thì hút nhau”, những người này tìm được và chia sẽ vấn đề chung đó. Đã quá nhiều lần cách giải quyết “giả hiệu” là đổ lỗi cho người kia và thử đi tìm vợ khác. Việc đó chỉ làm tình hình trở nên vĩnh viễn cho đến khi “người chủ” của vấn đề cuối cùng phải thừa nhận vai trò của mình. Tới lúc ấy, có thể bắt đâù công việc bới tìm những hình tượng khởi đầu hoặc những niềm tin.
Trong những trường hợp này, thật hạnh phúc nếu được người bạn đời chấp nhận, hiểu rõ và có thể gửi gắm vững vàng. Nếu cả hai, thay vì đỗ lỗi cho người kia, chấp nhận khó khăn chung thì rồi họ có thể tập trung vào việc trao yêu thương cho nhau, hiểu nhau và khuyến khích nhau, nhờ vậy mà phát triển hình thái qua lại mới. Loại phát triển này đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn. Nó thật sự cho mà không bắt người kia đáp ứng điều mình muốn. Lúc đó, vì sự tin cậy nhau và lòng tự trọng phát triển từ chỗ thôi đổ lỗi cho nhau và trao yêu thương cho nhau, cho nên bản băng sinh dục thường được khai mở và trở thành trao đổi dinh dưỡng cho nhau. Không có gì bất thường khi một trong số các trung tâm nầy bít lại lúc cái kia khai mở. Nhiều khi đó chính là cung cách hoạt động của từng cặp luân xa (trước/sau). Có thể là ở luân xa nầy họat động quá mức, còn ở luân xa kia hoạt động không đạt yêu câù, bởi vì con người không chịu đựng được khả năng có hai diện mạo của một luân xa cùng hoạt động đồng thời. Chẳng hạn, với một số người rất khó cảm nhận cả hai sức mạnh tình dục dữ dội và khó khai mở để cho và nhận từ người kia trong khi giao hợp. Nhiều lúc người ra để cho sức mạnh tình dục trở thành hình ảnh tưởng tượng hơn là để cho bộc lộ ra một cách bình thường bằng cách nhấn chìm bản ngã vào trong những nỗi niềm thầm kín và bí mật riêng tư của bạn tình. Nhân loại là những kỳ quan đẹp vô biên và phức tạp. Rất hiếm khi ta cho phép mình đi lang thang tự do vào trong vẻ đẹp và điều kỳ lạ ấy. Những vấn đề tâm lý kèm theo, xuất phát từ tình trạng thiếu cân bằng tại luân xa 2A và 2B, dẫn tới những tình huống bất như ý trong cuộc sống.
Chẳng hạn, khi trung tâm phía sau mạnh theo chiêù kim đồng hồ và trung tâm phía trước yếu hoặc nghẽn, con người sẽ có nổ lực tình dục mạnh và chắc hẳn có đòi hỏi nhiều về giao hợp . Vấn đề là ở chỗ số năng lượng tình dục và yêu cầu thì nhiều nhưng lại không kèm theo khả năng cho và nhận tình dục. Như vậy sẽ rất gay go trong việc đáp ứng một nổ lực lớn. Nếu trung tâm phía sau mạnh theo ngược chiêù kim đồng hồ thì điều tương tự là có thật; tuy nhiên, nỗ lực chắc hẳn cũng sẽ đi cùng với những hình tượng tiêu cực, thậm chí có thể là những hình ảnh tưởng tượng dữ dội về tình dục. Dĩ nhiều điều nầy càng làm cho việc thoả mãn nỗ lực trở nên khó khăn hơn, và người mang dung mạo như vậy có thể lý tưởng hóa nhiêù điều nhằm mục đích tránh né lối thoát, hoàn toàn do xâú hổ về những cảm nghĩ thầm kín đó. Mặt khác, có thể người đó có nhiều bạn tình và vì vậy mà thiếu cảm thông giữa hai tâm hồn trong hoạt động tình dục. Có thể người đó cắt đứt các ràng buộc hoặc không tạo được bất kỳ ràng buộc nào có liên quan đến tình dục.
Đám rối thái dương (luân xa 3A) kết hợp với niềm vui lớn xuất phát từ chỗ nhận biết sâu sắc về vị trí duy nhất và có liên kết của mình trong lòng vũ trụ. Người có luân xa 3A khai mở có thể nhìn lên những khoảng trời đầy sao ban đêm và cảm thấy mình thuộc về những khoảng trời đó. Anh ta được đặt vững chắc vào vị trí của mình giữa vũ trụ. Anh ta là trung tâm diện mạo duy nhất của riêng mình về biểu hiện vũ trụ hiển nhiên, và từ đó anh ta thu được kiến thức tâm linh.
Mặc dù luân xa đám rối thái dương là luân xa tâm thần, hoạt động lành lặn của nó liên quan trựctiếp đến đời sống cảm xúc của cá thể. Điều này có thật, bởi vì trí tuệ hoặc quá trình tâm thần được dùng như những máy điều chỉnh đời sống cảm xúc. Hiểu biết tâm thần về các xúc cảm đặt chúng vào khuông khổ của trật tự và xác định thực tại một cách thoả đáng.
Nếu trung tâm này khai mở và hoạt động nhip nhàng thì cá thể sẽ có đời sống cảm xúc đáp ứng sâu sắc không lấn át anh ta. Tuy nhiên, khi trung tâm này khai mở nhưng màn bảo vệ trên nó bị rách thì anh ta sẽ có những thái độ xúc cảm to lớn không kiểm soát được. Anh ta có thể bị ảnh hưởng của những nguồn lực bên ngoài xuất phát từ tinh tú làm cho lẫn lộn. Anh ta có thể bị lạc giữa vũ trụ và các vì sao. Anh ta cuối cùng sẽ bị đau đớn thể chất trong khu vực đó do sử dụng quá mức luân xa ấy và cuối cùng có thể gây ra bệnh tật, như suy tuyến thượng thận chẳng hạn.
Nêú luân xa này bị bít, anh ta sẽ ngăn chận các cảm giác, có thể là không cảm thấy gì hết. Anh ta sẽ không nhận thức được ý nghĩa sâu xa hơn của những xúc cảm đem lại cuộc sống một chiều khác nữa. Anh ta có thể không liên kết được với tính duy nhất của bản thân trong lòng vũ trụ và với mục đích vĩ đại của mình.
Nhiều khi trung tâm này được dùng như một vật chướng ngại giữa trái tim và bản năng sinh dục. Nếu cả hai cái kia được khai mở và đám rối thái dương bị nghẽn, thì cả hai sẽ hoạt động riêng rẽ, nghĩa là tình dục sẽ không liên kết sâu sắc với tình yêu và ngược lại. Cả hai liên kết với nhau rất tế nhị khi con người nhận thức được về hiện hữu cắm rễ chắc chắn trong vũ trụ thể chất của mình và về con đường lịch sử lâu dài của nhân loại dùng để tạo nên bánh xe thể chất mà người ấy có được hiện nay. Ta không bao giờ được đánh giá thấp tính sâu sắc về thể chất của mỗi con người.
Trung tâm đám rối thái dương là trung tâm rất quan trọng đối với mối liên kết của nhân loại. Khi đứa trẻ ra đời, vẫn tồn tại cái rốn etheric liên kết mẹ với con. Những sợi dây này đại diện cho quan hệ của nhân loại . Bất cứ lúc nào con người tạo mối quan hệ với người khác là lúc đó các sợi dây nảy nở giữa hai luân xa 3A. Mối quan hệ giữa hai người càng chặt chẽ thì những sợi dây càng mạnh mẽ và càng nhiều. Trong những trường hợp chấm dứt quan hệ, chúng dần dần rời nhau ra.
Các sợi dây cũng phát triển giữa các luân xa khác của những người có quan hệ, tuy nhiên các sợi dây luân xa 3 dường như là sự tái lập liên kết phụ thuộc con/mẹ và rất quan trọng trong những điều kiện phân tích ứng xử khi tiến hành chữa bệnh. Phân tích ứng xử là phương pháp xác định bản chất ứng xử của bạn đối với những người khác. Bạn có ứng xử với họ như con đối với bố mẹ (con/bố mẹ) không? Hay bạn ứng xử như chính họ là trẻ em, còn bạn là người lớn (người lớn / trẻ em) Hay bạn ứng xử như giữa hai người lớn với nhau? Loại phân tích nầy khám phá được nhiêù điều về các phản ứng của con người đối với người khác. Bản chất của những sợi dây luân xa mà bạn xây dựng tại gia đình đâù tiên của mình sẽ được lặp lại trong toàn bộ các mối quan hệ tiếp theo mà về sau bạn tạo ra được. Là đứa con, thì các sợi dây con/mẹ hình dung đúng như vậy, mối quan hệ con/mẹ . Là người lớn , bạn sẽ thích nhất các sợi dây phụ thuộc con/mẹ nảy nở giữa bạn và bạn tình của mình. Trong khi bạn chuyển dịch qua cuộc đời và trưởng thành, bạn cải tiến từng bước các sợi dây con/mẹ thành những sợi dây người lớn/người lớn.
Trung tâm cơ hoành (luân xa 3B) khu trú đàng sau đám rối thái dương, kết hợp với quan tâm đến sức khoẻ thể chất của mình. Nêú ai đó tha thiết với sức khoẻ của thân thể mình và có ý định giữ cho thân thể khoẻ mạnh cũng được mệnh danh là trung tâm chữa trị và kết hợp với chữa trị tâm linh. Người ta nói rằng ở một số thầy chữa, trung tâm này rất rộng và phát triển. Nhưng nó cũng là một trung tâm ý chí như cái khu trú giữa hai xương vai và được dùng ít hơn các trung tâm ý chí khác, trừ ở những người có khả năng chữa trị. Trung tâm nầy kết hợp với trung tâm đám rối thái dương ở đàng trước và được sử dụng ở trạng thái khai mở và do đó liên kết với vị trí của anh ta trong vũ trụ, chấp nhận rằng mình thích hợp hoàn toàn như mỗi lá cỏ và “những bông huệ đồng nội”. thì sự tự chấp nhận của người đó sẽ biểu hiện ở mức thể chất như là sức khoẻ thể chất. Toàn bộ sức khoẻ - tâm thần, cảm xúc và tam linh – đòi hỏi tất cả các trung tâm phải khia mở và cân bằng.
Bạn sẽ thấy, khi ta chuyển dịch qua các loại luân xa thì các tiền diện mạo và hậu diện mạo của mỗi loại cùng nhau hoạt động cặp đôi, và việc tạo cân bằng giữa từng loại là quan trọng hơn việc chỉ tìm cách khai mở một cái ra thật rộng.
Luân xa tim (luân xa 4A) là trung tâm qua đó ta yêu thương. Qua luân xa nầy, luôn chảy dòng năng lượng quan hệ với toàn bộ cuộc sống. Trung tâm này càng khia mở bao nhiêu thì khả năng của ta yêu thương một phạm vi luôn mở rộng của cuộc sống càng lớn bấy nhiêu. Khi trung tâm naỳ hoạt động, ta yêu bản thân, yêu con cái, vợ chồng, gia đình vật cưng, bạn hữu, xón giềng, đồng bào, đồng loại và mọi sinh vật trên trái đất.
Qua trung tâm nầy, ta liên kết các sợi dây với trung tâm tim của những ai mà ta có mối quan hệ yêu thương. Điều ấy bao gồm cả con cái và bố mẹ cũng như người yêu và vợ chồng. Chắc bạn đã nghe thấy thuật ngữ “tơ lòng” án chỉ những sợi dây này. Những cảm nhận yêu thương chảy qua luân xa này thường làm ta rơi lệ. Chỉ một lần trải nghiệm trạng thái yêu thương bộc bạch này là ta thấy rõ mình nhớ nhung biết chừng nào, nhớ đến phát khóc. Khi luân xa này khai mở, con người có thể thấy toàn bộ cá thể trong đồng loại của mình. Anh ta có thể thấy tính duy nhất, cái đẹp bên trong và ánh sáng trong mỗi cá thể cũng như những mặt tiêu cực và kém phát triển. Trong trạng thái tiêu cực (bị bít luân xa), con người bị rối loạn trong yêu thương, yêu thương với nghĩa cho mà không mong chờ đền đáp.
Luân xa tim là luân xa quan trọng nhất sử dụng trong quá trình chữa trị. Toàn bộ năng lượng được chuyển hoá qua các luân xa di chuyển lên theo dòng năng lượng thẳng đứng qua gốc của các luân xa và đi vào luân xa tim trước khi ra khỏi tay hay mắt của thầy chữa. Trong quá trình chữa trị, tim biến hoá năng lượng phẳng của đất thành năng lượng tâm linh và năng lượng tâm linh thành năng lượng phẳng của đất cho bệnh nhân sử dụng. Điều nầy sẽ được luận bàn chi tiết hơn trong chương nói về chữa trị.
Nằm chính giữa khoảng cách hai xương bả vai, luân xa 4B kết hợp với ý chí cái tôi, hay ý chí phía ngoài. Đây là trung tâm từ đó ta hành động trong thế giới thể chất. Ta tìm kiếm cái ta muốn có.
Nếu trung tâm này xoay thuận chiêù kiêm đồng hồ , ta sẽ có thái độ tích cực trong việc hoàn thành các việc trong đời sống và thấy người khác là chỗ dựa cho việc đó. Bấy giờ ta sẽ có những trải nghiệm để ủng hộ cách nhìn này vì ta thực hiện được nó. Ta sẽ trải nghiệm ý chí của ta và ý chí siêu phàm phù hợp. Ta sẽ nhìn thấy ý chí của bằng hữu đứng về phía ý chí của ta. Chẳng hạn, nếu bạn muốn viết một cuốc sách, bạn sẽ hình dung là bằng hữu giúp đỡ bạn và cuốn sách được nhà xuất bản nhận in theo cách nói: Vâng, đây đúng là cái chúng tôi tìm kiếm từ lâu nay?
Mặt khác, nếu trung tâm này xoay ngược chiều kim đồng hồ thì điều trái lại là có thật. Ta sẽ có quan niệm sai cho rằng ý chí Thượng đế và ý chí của người khác đối lập với ý chí của ta. Mọi người sẽ hiện ra như là những chướng ngại trên đường ta đi kiếm cái ta muốn có hay trong khi ta hoàn thành việc gì đó. Ta sẽ phải đi xuyên hay vượt qua mọi người để kiếm cái ta muốn có, hơn là nhìn thấy họ như kiếm cái ta muốn có, hơn là nhìn thấy họ như đang giúp đỡ ta. Ta sẽ tin vào những lời tuyên bố như “ý chí của tôi hơn của anh” và “ý chí của tôi hơn ý chí thượng đế”. Những niềm tin, thầm kín liên quan đến việc vũ trụ thực hiện chức năng ra sao, ở đây trở nên rối rắm.
Một hình tượng, trong đó vũ trụ bị coi như một nơi về căn bản là thù nghịch, nơi mà những kẻ gây hấn hùng mạnh sẽ tồn tại, hình tượng nầy đôi khi tóm gọn lại thành câu “không theo phương cách của ta thì có nghĩa là sự tồn tại tối thượng của ta không còn nữa” Người nầy hoạt động bằng kiểm soát và cố sức làm cho thế giới của mìn han toàn bằng cách kiểm soát những người khác. Giải pháp đối với người này là thâý cho được cung cách anh ta tạo ra môi trường thù nghịch thông qua việc gây hấn; sau đó cứ phó mặc cho may rủi và xem thử nếu thiếu kiểm soát thì có thể sống sót được không. Phó mặc cho may rủi như vậy cuối cùng sẽ dẫn đến những trải nghiệm về một vũ trụ nhân từ, phong phú và an toàn, nơi mà cuộc sống của người đó được toàn thể ủng hộ.
Trong trường hợp khác, trung tâm nầy có thể hoạt động quá mức. Nó có thể rất rộng, xoay thuận chiêù kim đồng hồ, kèm theo đó là luân xa tim nhỏ xoay thuận hoặc ngược chiêù kim đồng hồ. Trong trường hợp này, ý chí con người không đặt biệt tiêu cực; nó đúng là được sử dụng để đáp ứng chức năng đáng lẽ do luân xa tim đảm nhiệm. Thay vì khả năng buông lỏng trách nhiệm và lòng yêu thương, tức là cho chảy nhiều năng lượng hơn qua luân xa tim (4A). Người đó bù lại bằng ý chí của mình. Anh ta cho chảy thêm năng lượng qua hậu diện mạo của luân xa 4 nằm giữa hai xương bả vai. Có thể người nầy nói vụng trộm ?Tôi cần việc tôi chứ không cần quan tâm đến nhân loại các anh”. Người nầy hành động chủ yếu xuất phát từ ý chí hơn là từ yêu thương, hay từ sức mạnh bao trùm hơn là từ sức mạnh bên trong. Nó là biến dạng làm cho con người muốn “làm chủ” bạn tình của mình hơn là tự coi mình bình đẳng.
Luân xa họng (5A) khu trú ở trước họng, kết hợp với việc nhận trách nhiệm về các nhu cầu riêng tư của con người. Trẻ sơ sinh được cho bú, nhưng nó phải mút vú mới có dinh dưỡng. Nguyên tắc tương tự có giá trị suốt cả cuộc đời. Trong khi con người trưởng thành. việc đáp ứng các nhu câù vẫn ngày càng đưa vào bản thân anh ta. Con người trở nên chính chắn, và luân xa này hoạt động chính xác khi con người ngừng đổ lỗi cho người khác về những thiêú thốn của mình trong cuộc sống và ra ra đi để tạo nên những cái mình cần và mong ước.
Trung tâm này cũng cho thấy trạng thái con người đối với việc nhận bất cứ cái gì đang đến với anh ta. Nếu trung tâm nầy xoay ngược chiều kim đồng hồ thì người đó không nắm bắt được cái đưa đến cho anh ta.
Điều nầy thường kết hợp với một hình ảnh về cái đang đến với anh ta là cái gì trước nhât. Có nghĩa rằng nếu quan niệm thế giới là nơi tiêu cực, thường là thù nghịch, thì anh ta sẽ thận trọng và có những dự tính tiêu cực về biện pháp sắp tới của mình. Có thể anh ta chờ đợi sự thù nghịch, bạo lực hay lăng nhục hơn là chờ đợi yêu thương và dinh dưỡng. Vì anh ta dựng lên một trường lực âm tính cùng với những dự tính tiêu cực, cho nên anh ta sẽ thu hút luồng tiêu cực đi vào. Đó là nếu anh ta chờ đợi bạo lực thì anh ta có bạo lực ngay trong bản thân và vì vậy anh ta thu hút bạo lực vào mình theo quy luật “giống nhau thì hút nhau” như đã giải thích ở Chương 6 về bản chất trường năng lượng vũ trụ.
Khi khai mở trung tâm họng, anh ta sẽ từng bước hấp dẫn nhiều dinh dưỡng hơn, đến mức có khả năng thu hút chừng nào mà anh ta còn giữ được trung tâm họng khai mở lâu nhất. Trong thời gian quá độ, có thể anh ta thu hút rất mạnh luồng tiêu cực đi vào, chẳng mấy chốc sau khi khai mở trung tâm này, do chỗ anh ta tìn rằng đó là cái sẽ đến. Khi anh ta có khả năng kinh qua trải nghiệm nay, liên kết được với cội nguồn trong bản thân mình và tìm lại niềm tin thầm kín lẫn nữa, thì anh ta sẽ mở luân xa họng. Quá trình mở và đóng này tiếp tục cho đến khi những quan niệm sai lầm về thu nhận hoặc dẫn nhập được cải biến thành niềm tin vào một vũ trụ nhân từ hằng dinh dưỡng cho ta.
Hiện tượng hấp thu xảy ra ở phía sau của luân xa thứ năm (5B) đôi khi được xem như trung tâm nghề nghiệp, kết hợp với giác quan của bản thân con người trong lòng xã hội, nghề nghiệp của anh ta và với những người có cùng địa vị xã hội. Nếu con người không thoải mái trong phạm vi nầy của cuộc sống thì bấy giờ điều khó chịu đó có thể được che đậy rất khéo bằng kiêu hãnh nhằm bù đắp cho thiếu tự trọng.
Trung tâm phía sau cổ thường khai mở nếu con người thành đạt và thích hợp với công việc của mình, thoả mãn với công việc mà anh ta coi như một nghĩa vụ trong đời. Nếu con người đã chọn được một nghề vừa đòi hỏi vừa đáp ứng và đang cố gắng hết sức cho công việc đó thì trung tâm này sẽ vô cùng rực rỡ. Anh ta sẽ thành đạt trong nghề nghiệp và nhận được sự ủng hộ của vũ trụ về dinh dưỡng. Nếu không phải như vậy thì anh ta sẽ quay lui, không ráng sức. Anh ta sẽ không thành đạt và sẽ giấu diếm điều gì bằng kiêu hãnh. Anh ta âm thầm :biết : là mình đã có thể trở nên “tốt hơn” nếu cố gắng hết sức hoặc có được một công việc mang nhiều thách thức hơn. Vì lý do nào khác, người nầy không khi nào làm thế và vẫn bảo vệ niềm kiêu hãnh để tránh né nỗi thất vọng có thực trong lòng . Anh ta biết rõ ràng mình không thành công trong đời, chắc anh ta sẽ đóng vai nạn nhân, tuyên bố rằng đời đã không cho mình cơ hội như thế nào để có thể phát triển tài năn. Kiêu hãnh này cần được thanh toán, và đau khổ cùng thất vọng nguôi đi và cũng được thanh toán.
Trong trung tâm này, ta cũng sẽ để lộ nỗi lo sợ thất bại hằng gây trở ngại cho việc nắm bắt thời cơ để ra đi và tạo dựng cái mà ta thiết tha mong muốn. Nó cũng giữ cho quan hệ riêng tư của con người và đời sống xã hội nói chung được đúng đắn . Do tránh né tiếp xúc, một mặt người này tránh luôn cả bộc lộ bản thân và cảm giác lo sợ không được yêu chuộng, mặt khác, trong ganh đua và kiêu hãnh lại nghĩ: “Tôi tốt hơn anh; anh không đủ tốt đối với tôi” Do chỗ cảm giác muốn bác bỏ được hình thành trong nội tâm ta rồi được ta đem chiếu lên người khác, ta liền tránh né người đó để tránh né việc bác bỏ. Nắm lấy thời cơ đi tìm nghề nghiệp mà bạn mong mỏi, chuyển dịch về phía những tiếp xúc mà bạn mong chờ, đồng thời bộc lộ cảm nghĩ của bạn về việc đó, là những phương cách làm dịu cảm giác nói trên và nhờ đó khai mở được luân xa nầy.
Trung tâm trán (luân xa 6A) kết hợp với khả năng hình dung và hiểu thấu các khái niệm tâm thần. Điều nầy bao gồm các khái niệm của con người về thực tại và về vũ trụ, hay là cách anh ta nhìn thế giới và cách anh ta nghĩ về thế giới sẽ đáp lại giống anh ta. Nếu trung tâm nầy xoay ngược chiều kim đồng hồ, con người có những khaí niệm tâm thần lẫn lộn hay những hình ảnh không thật về thực tại và thường là tiêu cực. Người này giữ những hình ảnh ấy và đem chiếu chúng lên thế giới, lấy chúng để tạo ra thế giới của mình. Nếu trung tâm này tắc nghẽn hoặc yếu đuối, con người thường bị trở ngại trong các ý đồ sáng tạo, đơn giản chỉ vì số năng lượng chảy qua trung tâm này ít ỏi. Nếu lại phối hợp thêm với một trung tâm điều hành – khu trú phía sau đầu (luân xa 6B) Hoạt động mạnh mẽ nữa, thì điều đó có thể gây nên tàn phá trong cuộc đời người.
Trong quá trình điều trị bằng thanh khiếtt hóa hoặc phân loại các hình ảnh của niềm tin tiêu cực, khi một hình ảnh xuất hiện tại hệ thống năng lượng và bắt đâù hoạt động áp đảo, thì có thể trung tâm nầy sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ, cho dù thông thường nó vẫn xoay thuận. Qúa trình điều trị này đưa hình ảnh ra phía trước, khiến nó phải biểu lộ ra trong cuộc đời con người. Nhờ được chữa, người đó sẽ hiểu thấu và nhì nthấy hình ảnh một cách sáng tỏ khác trước. Trung tâm này bấy giờ sẽ xoay và xoay thuận chiêù kim đồng hồ. Thường thì người thầy thu6óc dày dạn có thể phát hiện ra loại chuyển động xoay ngược chiêù kim đồng hồ nói trên, bởi vì chuyển động ngược đó đi kèm theo tính thiếu ổn định của cảm giác. Rõ ràng người thấỳ thuốc sẽ thấy đây không phải là trạng thái bình thường của các vấn đề. Chẳng hạn, luân xa này thậm chí có thể cho thâý một chuyển động hỗn loạn nói lên rằng lối thoát liên quan đến một trong các khái niệm của người này về thực tại đang lung lay nhân cách anh ta.
Trung tâm thừa hành tâm thần (luân xa 6B) khu trú ở phía sau đâù, kết hợp với việc thi hành những ý đồ sáng tạo hình thành qua trung tâm ở trán. Nếu trung tâm ý chí thừa hành khai mở thì những ý định của co nngười đi kèm với hành động thích hợp khiến chúng thành sự thật trong thế giới thế chất. Nếu trung tâm này không khai mở, con người mất một thời gian gay go mang các ý đồ của mình ra thực hiện.
Đặc biệt nản lòng khi có trung tâm đàng trước (6A) khai mở, còn trung tâm phía sau bị bít. Một người có nhiều ý đồ sáng tạo nhưng dường như không khi nào thực hiện được. thường kèm theo lời cáo lỗi đổ tội cho vấn đề ở thế giới bên ngoài. Thường người này chỉ đơn giản cần được huấn lyện cách thực hiện từng bước điều mà anh ta muốn hoàn thành. Khi tiến hành loại công việc từng bước đó, sẽ nảy sinh nhiêù cảm nghĩ. “Ta không thể đứng chờ lâu thế này”; “Ta không muốn nhận trách nhiệm về chuyện xảy ra này”; “Ta không muốn kiểm tra ý đồ này trong thực tại thể chất”; “Ta không chấp nhận quá trình sáng trạo lâu thế này, ta chỉ muốn sáng tạo mà không mất nhiều công đên1thế”, “Cậu cứ làm việc đi, tôi là người có nhiêù sáng kiến”. Chắc là anh ta cũng chống lại chuyện phải sống trong thực tại thể chất và trong địa vị người học việc.
Mặt khác, nếu trung tâm nầy xoay theo chiêù kim đồng hồ và trung tâm ý đồ xoay ngược lại thì ta có một mối tình trạng thậm chí lộn xộn hơn. Co dù những khái niệm của con người không nằm trong thực tại, nó vẫn tiếp tục thực hiện các khái niệm méo mó với một số kết quả. Chẳng hạn, nếu bạn tin rằng thế giới nầy là một nơi dơ daý, ở đó “mọi người đều đi ra ngoài có việc, do đó bạn có thể lấy cái gì bạn muốn”, và bạn có khả năng làm như vậy vì bạn biết cách làm, có nghĩa lá ý chí thừa hành của bạn hoạt động, bấy giờ bạn có thể xử sự như một tên tội phạm. Trong trường hợp nầy, trái tim chắc cũng tắc nghẽn. Cuộc sống của bạn sẽ chứng minh ý đồ của bạn bởi một chừng mực nào đó. Bạn sẽ thành công tới một phạm vi nào đó cho đến khi bạn bị bắt. Hoặc với loại dung mạo này có thể bạn cố gắng làm xảy ra điêù gì đó , cái điều không thể thực hiện được trong thế giới thể chất. Hoặc có thể bạn là động lực thực hiện ý đồ của người khác, cho dù ý đồ đó như thế nào.
Trung tâm đỉnh đầu (luân xa 7) có liên quan đến mối liên kết của con người với đời sống tâm linh của mình và sự hợp thành của toàn bộ con người anh ta về thể chất, cảm xúc, tâm thần và tâm linh. Nếu trung tâm này tắc nghẽn, chắc hẳn con người không có liên hệ trải nghiệm với đời sống tâm linh của mình. Chắc hẳn anh ta không có “cảm tính vũ trụ” và không hiểu điều thiên hạ nói khi họ phát biểu về những trải nghiệm tâm linh của họ. Nếu trung tâm này khai mở, chắc là anh ta thường hay trải nghiệm đời sống tâm linh của mình trong một hình thái cá biệt, độc nhất cho cá thể đó. Đời sống tâm linh nầy không phải là cái có thể định rõ bằng giáo lý hoặc dễ dàng thuật lại bằng lời. Nó là trạng thái tồn tại, một trạng thái siêu nghiệm của thực tại thế tục đi vào vô biên. Nó vượt qua thế giới thể chất và tạo ra trong cá thể một tri giác về trọn vẹn, yên bình và tin cậy, mang lại ý thức về mục đích cuộc sống cho anh ta.
Điểm lại chương 9 
1. Hãy mô tả chức năng tâm lý của từng luân xa.
2. Hãy giải thích luân xa khai mở và luân xa bít có ý nghĩa thế nào, như đã mô tả trong chương nầy. 
CHƯƠNG 10A

CHẨN ĐOÁN LUÂN XA
HAY CHẨN ĐOÁN TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG

Có vài phương pháp đánh giá tình trạng các luân xa Khi bắt đầu, bạn cần thăm dò xem thực hành nào dễ nhất và bổ ích nhất cho bạn.
Phương pháp tốt nhất mà tôi đã tìm ra để cảm nhận tình trạng các luân xa là sử dụng con lắc. Dụng cụ này giúp nâng cao tính nhạy cảm của hạn đối với dòng chảy năng lượng, vì nó tác động như một máy khuếch đạị. Những con lắc tốt nhất mà tôi tìm ra để dùng vào mục đích này làm bằng gỗ sồi và hình quả lê, đường
kính 1 in. dài 11/2 in. Trường năng lượng của chúng lan tỏa, dễ thấm qua và cũng hình quả lê. Con lắc đối xứng xung quanh trục thẳng
đứng của nó, là điều quan trọng đối với kiểu đo
đạc này (Các con lắc bằng gỗ sồi có thể mua tại Metaphysical . Research Group, Archers Court, stonestile . Lane, Hastings, Sussex, Anh Quốc).
Nếu bạn đã phát triển được một ít nhạy cảm ở bàn tay mình hay cảm nhận được bằng xúc giác thì bạn có thể thực hành cảm nhận bằng hai tay năng lượng vào ra qua các luân xa. Việc này giúp ta biết được năng lượng chãy tự do hay tắc nghẽn, yếu hay mạnh. Bạn có thể làm như vậy với một huyệt châm cứu bằng cách đặt một đầu ngón tay lên. Làm theo cách này, thậm chí bạn có thế có những đáp
ứng cảm giác thể chất nào đó ngay trong thân thể mình, cung cấp cho bạn thông tin mà bạn cần biết .
Cuối cùng, sau khi bạn phát triển tri giác cao cấp của mình lên trình độ cao hơn, có thể bạn có khả năng chỉ đơn giản nhìn vào các luân xa là biết được chúng đang xoay như thế nào (đều hay không đều). màu sắc của chúng ra sao tối và tấc nghẽn. đã được rửa sạch và
yếu hay là trong trẻo, chói sáng và màu sắc khoẻ khoắn). Có thể bạn cũng sẽ nhìn thấy được một cách chính xác chúng biến dạng như
thế nàọ Và cuối cùng có thể bạn cũng nhìn thấy được chúng trên từng vầng của hào quang.
Nhưng trước hết ta hãy thực hành sử dụng con lắc
Tập chẩn đoán các luân xa bằng con lắc
Để đo đạc các quân xa phía trước, bạn hãy để bệnh nhân nằm ngửa Để đo đạc các luân xa phía sau, để bệnh nhân nầm sấp.
Để đo đạc tình trạng của luân xa, bạn giữ con lắc bằng một sợi dây đài khoảng 6 in trên bề mặt luân xa, và hãy trút khỏi tâm trí mọi thành
kiến về tình trạng của luân xa (Điều này là phần khó khăn nhất, đòi hỏi thực hành nhiều). Đảm bảo cho con lắc gần thân thể tối đa mà không chạm vào da . Năng lượng của bạn chảy vào
trường năng lượng của con lắc để tiếp sức cho nó. Trường năng lượng phối hợp của con lắc và của bạn lúc này tương tác với trường năng lượng của bệnh nhân làm cho con lắc chuyển động (Xem
H 10-1). Chắc là nó sẽ chuyển động trong một mẫu hình tròn bao quanh một hình tròn tưởng tượng phía trên mặt da của bệnh nhân (Có thể nó lắc tới lắc lui theo một chuyển động elip hoặc theo đường thẳng. có thể nó chuyển động thất thường. Kích thước và hướng chuyển động của con lắc cho ta thấy mức và hướng của dòng chảy
năng lượng qua luân xa.
BS John Pierrakos thấy rằng chuyển động thuận chiều kim đồng hồ của con lắc biểu thị một luân xa được khai mở về tâm lý động lực học . Điều đó có nghĩa là các cảm giác cũng như trải nghiệm tâm lý, do luân xa này chi phố và tuôn chảy qua luân xa này, đều rất cân bằng vàp hong phú trong cuộc đời người ấy. Nêú con lắc chuyển động ngược chiêù kim đồng hồ tức là luân xa đó bị bít về tâm lý động lực học, chỉ rõ một khu vực có vấn đề trong diện mạo tâm lý tương ứng của nó. Điều đó có nghĩa là các cảm giác và các trải nghiêm tâm lý chi phối bởi dòng chảy qua luân va đó đều không cân bằng do năng lượng bị tắc nghẽn, và chắc là người đó có những trải nghiệm tiêu cực cùng phối hợp.
Kích thước của vòng tròn do con lắc tạo nên có liên quan đến sức khoẻ của luân xa và mức năng lượng chảy quan. Nó cũng liên quan đến mức năng lượng của thầy chữa và bệnh nhân hôm đó. Nêú con lắc vẽ một hình tròn lớn thì có nhiều năng lượng chảy quan. Nếu hình tròn bé thì có ít.
Điều quan trọng cần nhớ kỹ là k1ich thước luân xa không phải là đường kính của hình tròn do con lắc vẽ nên, mà là do con lắc chỉ ra. Kích thước vòng tròn của con lắc là hàm số tương tác của cả ba trường năng lượng (của bệnh nhân, của thầy chữa và của con lắc) như đã nói ở trên. Nếu năng lượng của cả ba thâấ thì tất cả luân xa hiện ra bé hơn. Nếu năng lượng cao thì tất cả luân xa hiện ra to hơn. Phải tập trụng so sánh các kích thước tương đối giữa các luân xa. Sức khỏe đạt được nhờ sự cân bằng các luân xa để tạo dòng chảy năng lượng qua mọi luân xa. Vậy tất cả luân xa phải có kích thước gần giống nhau để đảm bào sức khỏe.
Có nhiêù thay đổi giữa các hình thái cơ bản xoay thuận chiều và ngược chiều kim đồng hồ chỉ rõ các trạng thái tâm lý khác nhau. Hình 10-2 là bảng các hình thù khác nhau do con lắc vẽ nên. Thoạt đầu nhìn vào bảng này có vẻ hơi phức tạp nhưng thực ra nó rất đơn giản. Mỗi chuyển động do con lắc vẽ nên là một biến thiên giữa các cực của một luân xa khai mở hoàn toàn, xoay thuận chiêù kim đồng hồ, đường kính 6 in. Th.6 hoặc của một luân xa bị bít hoàn toàn xoay ngược chiều kim đồng hồ, đường kính 6in. Ng6. Hiếm khi tôi thấy những đường kính lớn hơn 6 in, trừ khi người đó sử dụng quá mức một luân xa đặc thù hoặc người đó ở trạng thái rất khai mở sau một trải nghiệm tâm linh khi mà phần lớn luân xa đều khai mở. tôi đã đo được tới th 10 (thuận chiều kim đồng hồ với đường kính 10 in).
Trường hợp ngoại lệ duy nhất về suy giảm giữa Th6 và Ng6 là luân xa hoàn toàn im ắng (l) mà ở đó con lắc không chuyển động mảy maỵ Trong trường hợp này ( hoặc là luân xa đảo ngược chiều xoay của nó, hoặc là cá thể đã từng sử dụng quá mức hay bất phải lệ thuộc và làm tắc nghẽn chức năng tâm lý đặc thù vốn kết hợp với luân xa đó, một luân xa đã ngừng xoay hoàn toàn và không còn chuyển hóa năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ. Đây là trạng thái mà nếu cứ tlếp tục lâu ngâỵ thì chắc chắn phần nhiều sẽ dẫn đến bệnh tật. do chỗ thân thể không hoạt động khoẻ khoắn được vì mất khả năng sử dụng năng lượng bản ngả . (Xem Chương 15 về mối quan hệ giữa bệnh tật và các luân xa).
Bất cứ đu đưa hình elíp nào của con lắc cũng biểu thị sự thiếu cân bằng lệch phải/lệch tráì của dòng chảy năng lượng trong thân thể
Nói bên trái hay hên phải là bên trái hay bển phải của bệnh nhân
phải của thân thể hệnh nhân. nghĩa là con lắc đu đưa sang trái (ThET) hoặc sang phải (ThEP) của thân thể bệnh nhân. Điều này cũng cho biết rằng một bên khỏe hơn bên kia. Phía phảì (THẼ NGEP) đại dìện cho bản chất chủ động. hung hăng. nam tính hoặc dương
Phía trái (THET, NGET) đại diện cho bản chất thụ động
thụ động, dễ tiếp thu, nữ tính hoặc âm. Khi con: lẩc vẽ một hình elip trệch sang bên phải của thân thể bệnh nhân, BS John Pierrakov
nhận thấy nhân cách đồ có diện mạo nam giới phát triển hơn là. nữ giớ Con người như vậy chắc sẽ quá tích cực theo nghĩa anh ta thường vẫn hung hăng vào những lúc mà tính dễ tiếp thu lại thích hợp ơn. Điều này sẽ xảy ra đối với những hiệu quả trực tiếp liên quan đến khu vực hoạt động tâm lý chi phố luân xa đặc thù đã biểu lộ chuyển động hình elip. 

CHƯƠNG 10B


Nhớ rằng các ký hiệu được vẽ khi ta nhìn thẳng vào phía trước của thân thể bệnh nhân.

Tại luân xa nào mà hình elip của con lắc đu đưa hướng sang trái (ThET, NgET) thì người đó đa phần là thụ động trong những hoàn cảnh có liên quan với những hậu quả dính líu đến các diện mạo tâm lý đặc thù đó luân xa đó chị phối. ví dụ, nếu trung tâm ý chí giữa hai xương vai (4B) ghi thụ động (hình elip hướng sang trái), thì người này sẽ không thể với tới được cái mình muốn có. Anh ta sẽ vẫn thụ động khi cần phải có hành động hung hăng. Anh ta sẽ chờ sai đó tiến hành việc ấy, hoặc ai đó đem cho anh ta cái ấy. Anh ta cũng sẽ không thể đứng lên bảo vệ quyền lợi hoặc mục đích của mình. Nhiêù khi anh ta phô ra một sự thụ động của mình, song thực tế anh ta sợ phải hung hăng, thường là do một vài hình ảnh sâu sắc về ý nghĩa của hành động hung hăng.
Hình ảnh về tính hung hăng xuất phát trực tiếp từ trải nghiệm tuôỉ thơ. chẳng hạn, một đứa trẻ có ông bố rất hung hăng, thường hay áp đảo hoặc làm nhục nó mỗi lần nó với tới cái nó muốn có. Điêù này làm cho nó tin rằng việc với tới cái mình muốn có như vậy không phải là biện pháp tốt để thu được cái muốn có. Trẻ em rất sáng tạo, cho nên thằng bé chắc phải trải nghiệm nhiêù biện pháp để thu được cái nó muốn có hoặc ít nhất cũng thu lấy cái gì bù cho cái nó muốn có. Bất cứ biện pháp nào có hiệu quả là trẻ sẽ chấp nhận, coi đó là cách ứng xử tự nhiên. Trẻ sẽ tiếp tục ứng xử như vậy cho đến khi nào biện pháp đó kém hiệu lực trong đời sống của nó. Thật đáng tiếc, tập quán rất khó thay đổi, và việc chuyển sang đi tìm các biện pháp mới đòi hỏi công sức, bởi vì tính hung hăng thoạt đầu được coi là tiêu cực. Bên dưới toàn bộ sự thụ động thường có một thành phần hung hăng rất thù nghịch của nhân cách chỉ chực làm nổ tung cảm giác mà không có gì kiềm chế được và chiếm lâý cái nó muốn có. Nếu điều này được tiến hành lập đi lập lại trong môi trường chữa bệnh thì người đó cuối cùng sẽ có khả năng hợp nhất tính hung hăng lành mạnh của anh ta với phần còn lại của nhân cách mình. Thao tác tấn công này cần được tiến hành song song với thao tác chuyển tính thụ động thành tính dễ tiếp htu lành mạnh .
Chuyển động hình tròn của con lắc bên trên luân xa càng méo mó thì biến dạng tâm lý càng nghiêm trong. Phân tách phải / trái nghiêm trọng nhất được chỉ rõ bằng chuyển động đi tới của con lắc tại một góc 45 độ với trục dọc của thân thể (P3, T4 ở Hình 10-2) . chuyển động con lắc càng lớn thì số năng lượng chứa trong biến dạng này càng nhiều. chẳng hạn, kích thước P6 của luân xa 4B chỉ rõ người đó sẽ lấy cái mà họ muốn có một cách đơn giản và hung hăng, bất chấp hoàn cảnh lúc đó.
Quy luật chung tương tự về đo đặc mức độ nghiêm trọng vẫn đúng trong trường hợp con lắc đu đưa lui tới thẳng đứng (song song với trục dọc của thân thể (Đ) hoặc nằm ngang (thẳng góc với trục dọc của thân thể 9N). Diện mạo thẳng đứng chỉ rõ rằng cá thể này đang làm trệch hướng năng lượng lên xuống theo phương thẳng đứng, điều đó có nghĩa là anh ta đang tránh né tương tác cá nhân . Chuyển động nằm ngang của con lắc chỉ rõ rằng cá thể này đang nén ép và kết đọng dòng chảy năng lượng cũng như cảm giác, nhằm tránh né tương tác cá nhân. Chẳng hạn, số ghi Đ5 của con lắc tại luân xa 3A chỉ rõ rằng người này đang tập trung liên kết riêng của mình theo phương thẳng đứng, theo hướng tâm linh, và ĐANG TRÁNH NÉ QUAN HỆ CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI KHÁC. Anh ta xác định mình là ai trong vũ trụ theo quan điểm của niềm tin tâm linh và tách ra khỏi diện mạo của con người có liên kết với người khác. Trái lại, số ghi N5 của con lắc tại cùng luân xa vừa rồi thường chỉ rõ rằng người đó đang không có liên kết với bất kỳ ai, ở mức tâm linh cũng như ở mức con người. điều này có thể dẫn đến sự cô lập cá nhân. Chuyển động đặc biệt này có thể đi vào trong một luân xa và im lắng (I) do ít sử dụng và kết đọng. Trường hợp như vậy cần phải tiến hành thao tác tâm lý động lực học mạnh mẽ lên thân thể .
Khi một cá thể tập trung tác động tâm lý lên một diện mạo đặc biệt của mình do quyết định làm việc ấy xuất phát từ trong nội tâm hoặc do bị bắt buộc vì một hoàn cảnh bên ngoài nào đó, thì luân xa hoặc các luân xa đăc thù có liên quan chắc sẽ biêủ lộ ra một chuyển động hỗn loạn hay không đối xứng (ThE trục thay đổi, NgE trục thay đổi như ở Hình 10-2. Chuyển động này sẽ làm cho con lắc đu đưa hỗn loạn, thường biểu hiện bằng một chuyển động elip phối hợp với một thay đổi trục. Trước hết, chuyển động này có thể làm cho người mới học bị lẫn lộn; tuy nhiên nêú con lắc được giữ bên trên luân xa trong thời gian lâu, thì có thể quan sát được thay đổi trục. Mô hình vòng tròn của con lắc trông tựa như hai mục cuối ở hình 10-2. Bất cứ lúc nào quan sát thấy kiểu chuyển động này, người thầy thuốc cũng biết được nhiêù điều tiếp diễn ở bệnh nhân. Đó là lúc phải tác động sâu sắc lên các vấn đề liên quan, nhưng cùng lúc đó lại phải cho bệnh nhân có thời gian và không gian riêng để tự mình tiến hành kiểm tra/ cải biến bản thân. Nêú có thể nghỉ công việc được một số ngày vào thời gian này và không bị chuyện làm ăn quấy rối, thì người ấy có khả năng tận dụng thời kỳ thay đổi lớn này của bản thân. Tôi thường thấy hiện tượng đó ở những người đang trải qua việc cải biến bản thân sâu sắc tiến hành tại cơ sở chữa trị tích cực hằng tuần.
Khi đã sử dụng con lắc thành thạo hơn, thầy thuốc sẽ bắt đâù quan sát thấy thêm nhiều “đặc tính” trong các số đo. Tốc độ đu đưa (con lắc chuyển động nhanh ra sao) chỉ rõ số năng lượng chuyển hoá qua luân xa đó. Khi thực hành, thầy thuốc cũng có thể nắm bắt được” các đặc tính như khít khao, căng thẳng, hồ hởi, chán nản, u buồn, sầu khổ, yên bình và sáng sủa. Một đu đưa nhanh có thể là nhanh và khít khao, biểu thị sự làm việc quá sức, căng thẳng và thúc bách trong khu vực. Như vậy là do phát triển được thêm nhiều cảm giác nhạy bén đối với đặc tính của năng lượng chảy qua luân xa, thầy thuốc có thể biết được nhiều hơn về tình trạng bệnh nhân. Thầy thuốc có thể nói luân xa ổn định như thế nào, đã ổn định như vâỵ khoảng bao lâu, nó có thay đổi lui tới giữa hai trạng thái không và thêm nữa . Một luân xa có thể khai mở trong 20% hoặc 80% thời gian. Điều đó, người thầy thuốc có rèn luyện về cảm giác có thể “nắm bắt được” Dĩ nhiên, muốn được như vậy phải thực hành kèm theo xác minh.
Các luân xa trải qua những giai đoạn khác nhau khi thay đổi từ bị bịt thành khai mở qua thao tác tích cực trong điêù trị. Quá trình thay đôỉ hệ thống niềm tin của con người lại chi phối lần nữa chuyển động của luân xa Một luân xa liên tục bị bít tại một đường kính lớn (Ng6) qua một thời gian sẽ có những lần giảm đường kính, xoay vòng lại rồi tăng đường kính theo hướng hài hòa cho đến khi trở thành Th6. Hoặc, hay gặp hơn, một luân xa Ng6, ví dụ ở luân xa tim hay luân xa đám rối thái dương trong vòng chừng dăm phút cá thể khóc nức nở, có thể xoay vòng lại thành Th6. Kiểu thay đổi này sẽ không giữ được lâu bởi vì khi người đó tiếp tục thao tác một thời gian dài thì luân xa có khuynh hướng cử “bỏ ngỏ” lâu hơn là mỗi lần nó khai mở. Điều này nâng cao tổng thời gian phần trăm của hoạt động hài hòa, và người đó tự cảm thấy vui vẻ trong những khoảng thời gian dài hơn. Lâu ngày, luân xa sẽ ổn định về tư thế khai mở và sẽ hiếm khi bị bít. Bấy giờ cá thể thường tiến lên thao tác trên luân xa bên cạnh đang hoạt động kèm hài hòa quấy rầy hạnh phúc thường ngày của mình.
Tôi đã thấy rằng khi một luân xa bị bít mãn tính nay được khai mở trong buổi chữa thì một luân xa khác ngày thường vẫn khai mở bổng nhiên bít lại để bù trừ. Tính cách con người không thể chịu được trạng thái “bỏ ngỏ” mới mà không có một vài mức độ “bảo vệ” tưởng tượng nào đó vào lúc mới bắt đầu.
Nghiên cứu một trường hợp tái chữa trị tích cực.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét các dung mạo luân xa được đo đạc thực sự trong trong một trường hợp. Đó là một phụ nữ tới Trung tâm Phoenicia Pathwork ở Phoenicia, New York , hai lần cách xa nhau để được tái chữa trị hằng tuần, bao gồm thao tác rất mạnh. Lần đầu vào năm 1979, lần thứ hai vào năm 1981. Lần sau chị đến cùng với người chồng mới, và cả hai được thao tác rất mạnh theo cặp. Các số đo của luân xa được lấy trước khi thao tác và sau khi hoàn tất tuần chữa trị. Mọi số đo đều được lấy khi bệnh nhân ở trạng thái rất thanh thản, và trước đó một thời gian cũng đã thanh thản như vậy cho tới ngày đo. Số liệu được trình bày trên Hình 10-3. Để hiểu được các số đo này, bạn cần sử dụng Hình 7-3, Hình 9-1 và Hình 10-2 trong chương này về chú giải của từng luân xa .
Như bạn có thể thấy qua các số đo, các trung tâm hoạt động hài hòa nhất là trung tâm lý trí, rồi đến trung tâm cảm giác, kém nhất là trung tâm ý chí. điều đó có nghĩa là chị ta có trí tuệ tốt, đặc biệt trong các khái niệm về thực tại (6A) và trong sự hợp nhất nhân cách và tâm linh (7)
Hình 10-3


Trung tâm ý chí thừa hành tâm thần (6B) có phân tách phải/trái trong phần lớn thời gian điều này có nghĩa là chị có khuynh hướng trở nên hung hăng đúng vào thời điểm mà nếu chị trở nên dễ tiếp thu thì sẽ thích hợp hơn trước các tình huống liên quan đến việc thực hiện từng bước những ý đồ của chị. Chị sẽ quyết định làm gì và sẽ tiếp tục làm gì đó từng bước, mà chẳng cần biết đã đúng lúc bắt đầu hay chưa. Khi chị tới chữa trị lần đầu, trung tâm này rất hung hăng. Đợt chữa thứ nhất kết thúc, trung tâm này dịu xuống, không còn hung hăng và phần nào im ắng. Dạng hình im ắng này không duy trì được hoặc không chuyển được sang trạng thái hài hòa như vẫn thường có trước đó. Hai năm sau, khi chị trở lại, trung tâm đó lại hung hăng; và tình hình này không thay đổi trong suốt đợt chữa trị thứ hai. Vào thời gian đọc luân xa lần cuối, chị vẫn hung hăng quá mức khi thực hiện các ý đồ. Đây là trường hợp duy nhất không có thay đổi gì trong các luân xa. Mọi luân xa ở người khác thì đến cuối đợt chữa thứ nhì là cân bằng.
Các trung tâm ý chí khác của chị cũng cho thấy có vấn đề, với một trung tâm không hoạt động ở thời điển này hay thời điểm khác trong suốt nhiều tuần. Khi chị tới vào năm 1979, các luân xa 5B, 3B và 2 B đều không hoạt động chính xác. Điều đó có nghĩa là chị hung hăng một cách tiêu cực trong giới hạn của kiêu hãnh (luân xa 3B) , và làm nhụt sức mạnh tình dục của mình. Chị làm nhụt sức mạnh tình dục của chị bằng cách tách dòng chảy năng lượng ở luân xa 2B thành bốn phần (con lắc cho thấy 4 vòng tròn rõ rệt và riêng rẽ) và sử dụng dòng chảy năng lượng theo những cung cách tiêu cực, như mâu thuẫn với chồng cũ chẳng hạn. Sau đợt chữa thứ nhất, tiến bộ duy nhất trong hoạt động ý chí của chị nằm trong khu vực kiêu hãnh bấy giờ đã giảm bớt và trở thành hoạt động tích cực trong khu vực nghề nghiệp (5B). Nó vẫn còn có một thành phần quá nhanh nhảu lúc đó thay cho kiêu hãnh để bù đắp vào cảm giác hụt hẩng trong khu vực đó. Khi chị trở lại chữa đợt thứ nhì sau hai năm, chị vẫn còn mang theo mình những vấn đề tương tự về ý chí. Trong thời gian điều trị đợt thứ nhì này, các vấn đề đó đã được giải quyết và tất cả các trung tâm ý chí bắt đâù hoạt động bình thường.
Các trung tâm cảm giác cho thấy một số khó khăn, nhưng không nhiều như ở các trung tâm ý chí. Trung tâm tim (4A) vẫn khai mở suốt cả hai năm (chị này tốt bụng khi yêu thương). Trung tâm họng (5A) cho thấy có rối loạn kèm theo hạn chế dinh dưỡng và khăng khăng phủ nhận các nhu cầu. Tình hình này dịu đi khi kết thúc đợt điều trị thứ nhất, và hai năm sau khi chị trở lại thì đã được giải quyết, phần lớn qua việc xây dựng mối quan hệ rất tử tế với người đàn ông mà chị yêu. Mặt khác, trung tâm đám rối thái dương (3A) , liên quan đến con người thực sự của ta trong vũ trụ, bị bít khi chị đến lần đầu . Trong đợt chữa thứ nhất, luân xa này khai mở, nhưng sau đó, sang năm thứ hai thì lại bị bít. Cuối đợt chữa thứ hai, luân xa này lại khai mở và chuyển hóa nhiều năng lượng hơn.
Bạn có thể thấy rằng trung tâm sức mạnh tình dục của chị trở nên sáng sủa khi mối quan hệ của chị với bạn tình ổn định và được xác định rõ ràng qua thao tác chữa trị theo cặp.
Trong đợt điều trị đâù tiên, chị đã khai mở các trung tâm cảm giác của mình và bắt đâù thấy an toàn trong thế giới cảm giác của vũ trụ. Trong đợt điều trị thứ hai, khi thao tác nhiều lên các trung tâm cảm giác vốn không bị bít nhiêù như các trung tâm ý chí, chị đã có thể đương đâù với sự lạm dụng ý chí của mình và làm cho nó cân bằng lại. Như bạn đã thấy trên các số đo, phần nhiều các luân xa cho thấy những đường kính lớn, nghĩa là người có hệ thống năng lượng này rất có năng lực.
Thật thú vị ghi nhận rằng các trung tâm đỉnh đâù, con mắt thứ ba và tim đều vẫn khai mở trong thời gian hai năm liền. Điều này có nghĩa là chị liên kết chặt chẽ với thế giớ tâm linh, với thực tại nhậnthức và có khả năng yêu thương. Đây, bức tranh toàn bộ nhân cách chị. Chức năng sáng suốt chủ yếu của chị là lý trí và là cái mà chị bù đắp cho cũng như bảo vệ chống lại các cảm giác dễ tổn thương bằng ý chí quá hung hăng.
Như tôi đã nói ở trên, vào cuối đợt điều trị thứ hai, toàn bộ các trung tâm, ngoại trừ trung tâm thừa hành ý chí, đã hoạt động tốt. Chừng nào mà chúng giữ được như thế thì chị còn được cần bằng về lý trí, ý chí, về các chức năng cảm xúc , sẽ dẫn tới một cuộc sống hạnh phúc và cân bằng hơn .
Điểm lại Chương 10 
1. Số đo Th6 của con lắc có ý nghĩa gì đối với tiền diện mạo của luân xa 4?
2. Số đo Ng5 của con lắc có ý nghĩa gì đối với hậu diện mạo của luân xa 3?
3. Số đo Đ6 của con lắc có ý nghĩa gì đối với tiền diện mạo của luân xa 2?
4. Số đó Ng4 của con lắc có ý nghĩa gì đối với luân xa 5 phía trước về thể chất cũng như về tâm lý.
5. Số đo N5 của con lắc có ý nghĩa gì với hậu diện mạo của luân xa 2?
Để làm động não . 
6. Nếu bạn thao tác với ai đó để khai mở các trung tâm tim và sinh dục và bạn thành công, tại sao có thể họ bít luân xa đám rối thái dương lại? Như vậy có tốt không? 
Chương 11
QUAN SÁT HÀO QUANG 
TRONG CÁC BUỔI CHỮA BỊNH

Hào quang thực sự là "vật thiếu " giữa một bên là y sinh học và thể chất, bên kia là tâm lý liệu pháp. Nó là "vị trí” khu trú của mọi xúc cảm, ý nghĩ, ký ức và mô hình ứng xử mà chúng ta không ngớt luận bàn. Chúng không hề bị treo
lơ lửng một nơi nào đó trong trí tưởng tượng của ta, nhưng lại khu trú trong thời gian và không gian. Ý nghĩ và xúc cảm chuyển động giữa mọi người trong thời gian và không gian trường năng lượng con người, và việc học hỏi về điều đó là phương sách tạo cho mình điểm tựa trong hoạt động nầy.
Ta hãy nhìn số dòng chảy năng lượng lỏng của hào quang trong khi mọi người chuyển dịch qua đời sống thường ngày và sau đó trong các buổi chữa bệnh. Ta sẽ tập trung vào các hình thái chuyển động có màu sắc của bốn vầng bên dưới của hào quang và quay trở lại cuộc luận bàn về luân xa trong một chương sau.
Cảm nhận màu sắc trong trường hào quang : 
Khi một người bất đầu nghiên cứu hào quang thì nghĩa của màu sắc có thể không được hiểu một cách trực tiếp. Về sau, với thực ý, nghĩa tổng quát của màu sắc sẽ trở nên rõ rệt. Khi người thầy thuốc thực hành có thêm nhạy cảm qua vận dụng năng khiếu của mình, người đó cũng sẽ nghiên cứu ý nghĩa của màu sắc mà mình thấy được (Màu sắc sẽ được
luận bàn chi tiết trong chương 23).
Một trong những "bùng nổ" trường năng lượng con người sớm nhất mà tôi quan sát được vẫn là một trong những bùng nổ rực rỡ nhất . Năm 1972, trong một cuộc hội thảo tập trung về năng lượng sinh học của tiếng gào thét chủ yếu, tôi quan sát Linda sáng ngời lên như cây thông Nôen trong khi chị gào khóc trước cái chết vì ung thư của cha chị.
Nhiều chùm ánh sáng chói chang màu đỏ, vàng, da cam và một ít màu xanh tuôn ra như suối từ đầu chị. Tôi chớp mắt, nhưng hiện tượng đó không mất. Tôi nheo mắt; tôi chuyển dịch xung quanh căn phòng; tôi tìm kiếm dư ảnh. Hiện tượng ấy vẫn còn. Tôi đã nhìn thấy cái gì đó. Tôi không thể tiếp tục phủ nhận nhiều trải nghiệm của mình quan sát thấy những màu sắc rõ rệt xung quanh đầu mọi ngườị. Tôi bắt đầu theo dõi hiện tượng này ráo riết hơn.
Khi đã dần dà thành thạo hơn trong quan sát hào quang, tôi bất đầu tìm cách liên hệ với những phát hiện của mình với trạng thái riêng của từng người, Tôi thấy người ta phát ra các tia sáng chói lọi khi họ tư duy hay hành động.
Khi họ thanh thản thì trường hào quang trở lại trạng thái ổn định "bình thường ".
Nhìn chung, tôi thấy hào quang "bình thường " hay “ yên lặng " trong tựa như hình 7-1.
Nó có một vầng rung động màu đỏ tía ngả xanh thẫm hoặc sáng ở cách mặt da khoảng ¼ in hoặc lớn hơn, khoảng 1/2 in. Nó rung động liên tục theo nhịp khoảng 15 lần/phút, thường tạo nên một chuyển động dạng sóng đi xuống bao quanh bởi một lớp mù xanh nhạt ngả xám, gần thể thì màu sáng hơn, xa thân thể thì màu nhạt dần.
Màu xanh thường chuyển sang màu vàng xung quanh đầu ở khoảng cách chừng 3-4 in. Thường có nhiều dải ánh sáng hình cờ đuôi nheo màu xanh nhạt đi ra từ các đầu ngón tay, ngón chân và đỉnh đầu. Tôi phát hiện rằng phần đông chúng ta, sau ít phút thực hành và được chỉ dẫn tốt, đều có khả năng nhìn thấy những dải hình cờ đuôi theo như vậy từ đầu ngón tay đi ra. Mặc dù phần lớn thời gian những dải này có màu xanh, cũng có khi màu sắc của chúng chuyển thành đỏ hay đỏ tía hoặc cứ màu gì .
Các bài tập quan sát hào quang người khác.
Bạn đã tiến hành các bài tập trong chương 7 quan sát hào quang ở đầu ngón tay mình.
Bây giờ ta hãy nhìn vào hào quang người khác.
Bạn lại dùng căn phòng đã được làm tối bớt ánh sáng cuối buổi chiều, không thẫm hẳn. Bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy mặt từng người. Hãy bảo bạn mình đứng trước một bức tường nhẵn màu trắng hoặc tấm bình phong. Đảm bảo không có nguồn sáng nào làm cho bạn nhìn vào đó. Bạn hãy để cho mắt thư giãn.
Để nhìn thấy hào quang, bạn sử dụng sức nhìn trong tối của mình khi đi bách bộ ban đêm, và bạn nhận ra rằng mình có thể thấy mọi vật rõ hơn nếu không nhìn thẳng vào chúng. Nên sử dụng các vật thể hình que hơn các vật thể hình nón trong mắt bạn. Cấu tạo hình que cảm nhận các mức ánh sáng thấp nhạy bén hơn cấu tạo hình nón được sử dụng lúc ban ngày và cho các màu sáng.
Hãy nhìn vào khoảng không gần chỏm đầu hoặc vào vùng cổ-vai của bạn mình. Đừng cho hai mắt tụ lại một điểm, để có thể nhìn vào cả một vủng chứ không phải vào một vạch nhỏ. Khi bạn khẽ đưa mắt vào khoảng không ở phía sau đầu 4-6 in thì hãy để cho ánh sáng đi vào mắt. Hãy tạo ra cảm giác đang cho phép cái gì đó đi vào mắt mình, hơn là để mắt mình cố với bên ngoài để nhìn bằng được cái gì đó, như đôi mắt vẫn làm khi ta cố nhìn cho ra một vật. Bạn hãy dành cho mình nhiều thời gian. Hãy nhìn nhiều người bằng cách đó, đặc biệt những người cũng nhìn thấy hào quang để bạn có thể đối ứng với những gì mình nhìn thấỵ.
Bạn có thể nghĩ là mình thấy cái gì đó. Nhưng bạn vừa nghĩ thế, nó đã biến mất trước khi bạn chỉ kịp kêu lên: "Nó đấy! ". Nếu bạn rời mắt nhìn vào một đốm trống trên tường thì cầm chắc là bạn sẽ không thấy như vừa rồi. Đó là hiệu ứng dư ảnh, trong đó mắt bạn thường giữ một hình ảnh do tác động của màu bổ sung hoặc cường độ tương phản sáng.
Hiện tượng hào quang xảy ra rất nhanh và không lưu lại. Nó rung động. Bạn có thể nhìn thấy nó chảy xuống tay hay lóe ra một màu sắc lên trên và ra khỏi trường. Bạn có thể nhìn thấy một đám mù xung quanh thân thể không có vẻ gì lý thú cả. Đừng thất vọng: đây chỉ mới bắt đầu.
Bạn hãy nhặt lấy một cặp kính nhìn hào quang tại cửa hàng sách toàn đồ của địa phương và hãy theo những điều chỉ dẫn tìm thấy trong đó, giúp bạn phát triển khả năng nhìn và nâng cao dẫn độ tinh nhạy của mắt. Kính màu xành cobalt là tốt nhất nhưng khó kiếm. Phần lớn kính nhìn hào quang đều màu đỏ tía thẫm và sử dụng tốt.
Đừng tập nhìn quá lâu; một lúc sau bạn sẽ cảm thấy rất mệt. Tôi đã thấy một nhóm người rất hứng khởi khi nhìn thấy được cái gì đó; đến khi họ tiếp tục thì lại đâm ra ngờ vực và hệ thường năng lượng của người nào cũng mệt mỏi.
Sớm muộn rồi bạn cũng sẽ gặp những căn phòng chật ních người trầm lặng, mệt mỏi.
Do vậy, hàng ngày bạn tập ít thôị Và bạn hãy dựa vào những minh họa và mô tả kèm theo để kiểm tra lại cái mà bạn đã nhìn thấy.
Ở người có một cảm nghĩ mạnh mẽ thì hào quang yên lặng của anh ta đột nhiên tràn ngập một màu sắc khác và có hình thái khác tương quan với trạng thái cảm xúc lúc bấy giờ. Sau đó cảm nghĩ dịu đi, hào quang trở lại với diện mạo thường ngàỵ Thời gian hào quang ở trạng thái thay đổi dài hay ngắn khác nhau ở từng cá thể và tùy thuộc vào một số yếu tố.
Nếu cá thể không làm cho cảm nghĩ dịu xuống thì nó tồn tại trong hào quang (thường là nhạt bớt) cho đến khi anh ta làm được điều nầy. Nếu cá thể cho một phần cảm nghĩ dịu đi thì phần đó sẽ được làm dịu. Màu sắc và hình thái có thể lòa lên giây lát và chuyển địch ra khỏi trường hào quang, hoặc chỉ đơn giản nhạt đi sau vài ba phút, thậm chí vài ba tuần.
Màu sắc và hình thái nhậm chí có thể rõ màu lên hoặc bị che lấp bởi các màu sắc và hình thái khác một hiệu ứng lớp. Có một số hình thái – mà tôi sẽ luận bàn sau - tồn tại trong hào quang mấy năm ròng. Mọi ý nghĩ, cảm giác và trải nghiệm của cá thể đều ảnh hưởng đến và thay đổi hào quang của anh ta. Một số tác động tồn tại mãi mãi.
Hình 11 – (trang 55) cho thấy hào quang của một người đàn ông. Khi anh hát (Hình 11 –1B), hào quang của anh ta lan rộng và sáng lên. Những lóe sáng chói ngời như tia chớp và những tia sáng rực rỡ màu tím xanh phát ra sau động tác thở vào, trước khi nó bắt đầu một đường nét mới. Khi thính giả chăm chú hơn thì hào quang chung lan rộng. Những cầu vòng lớn ánh sáng từ ca sĩ vươn tới thính giả và hai hào quang liên kết lại.
Các hình thái qua lại của hào quang bắt đầu được xây dựng khi xúc cảm tuôn chảy giữa nghệ sĩ và thính giả. Những hình thái năng lượng ý chí này liên quan về cấu trúc và màu sắc với ý nghĩ cũng như cảm xúc qua lại của nhóm và tiếng nhạc được tạo nên. Khi bài hát kết thúc, những hình thái nầy bị phân cách và vỡ ra vì tiếng vỗ tay tán thưởng tác động như tấm khăn lau xóa sạch trường hào quang, chuẩn bị cho sáng tạo mới. Cả người biểu diễn lẫn thính giả đều được tiếp xúc nhờ hấp thu năng lượng do tiếng nhạc tạo ra . Một phần của năng lượng này sẽ được tiếp thu để xua tan các tắc nghẽn chứa đựng trong thân thể; phần khác sẽ được dùng cho sáng tạo sắp tới.
Khi một người thuyết trình về vấn đề mình ưa thích, hào quang của anh ta lan rộng và trở thành vàng óng với những tia màu bạc ánh vàng hoặc màu xanh rực rỡ, như được trình bày ở hình 11- C. Hiện tượng diễn giả - thính giả Tương tự lại diễn ra, lần này các năng lượng âm thầm rõ nét lên, xuất hiện với màu vàng rực rỡ. Sau khi thuyết trình, hào quang của diễn giả vẫn giữ trạng thái lan rộng như cũ trong ít lâu, vì anh còn phấn chấn do công việc. Có một sự trao đổi qua lại của năng lượng ý thức. Vài thính giả lúc này rung động cao hơn mức rung động của anh.
Hình 11 – 1D cho thấy hào quang của một người đàn ông đang say sưa nói về giáo dục. Những người nghe chắc sẽ nắm bắt được một ít màu hạt dễ ngả tía của người nói. Điều này xảy ra do một quá trình tăng các rung động bản thân lên tới mức rung động của anh ta thông qua cảm ứng họa ba. Yêu thương bừng sáng một màu hồng mượt mà, nực rỡ trong hào quang, đôi khi còn có thêm cả màu óng vàng. Cảm xúc tâm linh có một dãy màu: màu xanh cho người nói thật, màu đỏ tía cho tâm linh và màu vàng ánh bạc cho sự thanh khiết.
Đôi khi người ta bức xạ ra các màu tương tự như những màu áo quần mà họ thích mặc. Hình 11 - 1E cho thấy một chị sau khi dự một lớp năng lượng học nòng cốt một lớp thể dục tập trung vào việc làm nổi bật cảm giác để giúp hiểu được tâm lý động lực học của bản thân). Màu lục mà chi thường hay mặc này kết hợp với sức khỏe thể chất và chữa tại .
Trong một ví dụ khác, Hình 11 - 1F cho thấy một người đàn ông thường bức xạ ra màu hoa cà tương ứng với màu của những áo sơ mi mà anh ta ưa thích. Màu nầy hiện ra tương quan với những cảm nghĩ có tình và dịu dàng nơi anh. Hình 11 -1G cho thấy một chị đang thiền định để tăng cường năng lượng trong trường hào quang được biểu hiện bằng nhiều màu, một số màu chảy thành dòng nhỏ xuống trán chị trong một chuyển động thể lỏng. Trung tâm tâm thần nằm giữa hai xương bả vai của chị hiện ra một phần.
Khi một phụ nữ có bầu, trường hào quang lan rộng và trở nên sáng hơn. Hình 1 1- 1H cho thấy một chị mang thai con gái sáu tháng. Bà mẹ tương lai này có những quả cầu nhỏ màu xanh, đỏ tía, vàng và lục lăn tròn xuống hai
bên vai .
Đây chỉ là một số ví dụ về cung cách mà trường năng lượng con người gắn bó và liên kết một cách cố hữu với mọi cái mà ta thấy xảy ra ở mức dộ đơn thuần thể chất và tâm lý.
Giận dữ và các xúc cảm tiêu cực khác 
Màu đỏ luôn kết hợp với giận dữ. Tuy nhiên, một hôm cậu con trai 11 tuổi phơi phới, đầy nghị lực của tôi, dạt dào niềm vui đang chơi đùa; tôi nhìn thấy hào quang của cháu như hình 11-2A (trang 58), với những hình cờ đuôi nheo màu đỏ tươi và da cam tỏa ra từ đầu cháu. Đặc tính của màu đỏ là nó biểu thị sự giận dữ. Màu da cam ngả đỏ tươi không phải
là tức giận, nó liên quan đến sinh lực đang rung động. Phản ứng bùng nổ của một chị trong hội thảo về tiếng gào thét chủ yếu được mô tả trong Hình 11-2B. Chị này có nhiều cảm xúc xảy ra cùng lúc, điều nầy giải thích sự hiện diện của nhiều màu đến thế. Chúng có cường độ cao, hiện ra chói lọi trong hào quang và có các tia sáng mạnh từ thân thể phát ra thành những vạch thẳng.
Một vài người tức giận có màu đỏ thẫm. Lúc cơn giận bộc lộ, nó vọt ra khỏi người thành những lóe sáng tựa như tia chớp hoặc những chấm sáng lóe hình tròn chuyển dịch ra xa người như ở Hình 11-2C. Tôi đã nhìn thấy dạng hào quang nầy trong nhiều nhóm và tại nhiều buổi chữa.
Ngược lại, Hình 11 –2D cho thấy ví dụ về một người không làm dịu được cơn giận và nỗi đau. Trong khi đốm dỏ hiện ra từ vùng họng, nó chuyển dịch dần ra phía ngoài. Một lát sau, người hưóng dẫn nhóm chữa đưa ra lời chỉ trích chị ta, điều mà tôi cho là có hại. Vào lúc đó, đốm đỏ nhanh chóng chuyển dịch trở lại vào thân thể chị và đi vào vùng tim. Khi nó chạm vào tim chị, chị bắt đầu kêu khóc. Tiếng kêu khóc này không thuộc kiểu thanh thản cho nhẹ bớt. Nó là kiểu "khổ cái thân tôi" là nạn nhân nhiều hơn. Tôi giải thích sự kiện nầy là chị ta đã tự đâm vào tim bằng cơn giận của chính mình.
Mặt khác, lo sợ có biểu hiện màu xám hơi trắng có nhiều gai trong hào quang, nhìn vào rất khó chịu và có mùi tởm lợm. Ghen tỵ hiện ra có màu lục thẫm, xỉn và bầy nhầy, như trong câu tục ngữ « tái xanh đi vì ghen tỵ ".
Buồn rầu có màu xám thẫm và nặng nề như trong các bức tranh biếm họa có vẽ những đám mây đen trên đầu.
Thất vọng và cáu kỉnh chắc sẽ có những « tông » màu đỏ thẫm (đõ mặt tía tai vì giận dữ) nhưng phần lớn hiện ra rõ nét do những rung động không đều của chúng ngược chiều với trường năng lượng của người khác, tạo nên những cảm giác rất khó chiụ. Thường bạn bè của người đó phản ứng lại đụng độ này bằng cách thử gợi ra một biểu lộ trực tiếp cảm giác tiêu cực làm cho họ dễ chịu hơn khi ứng xử. Chẳng hạn, một người sẽ nói: "Cậu có giận không?". Người kia sẽ thốt ra một cách giận dữ: Không! ". Thế là một phần của cuộc đụng độ gây bực mình đó dịu bớt.
Tác động của thuốc men đối với hào quang
Các loại thuốc như LSD, marijuana cocaine và rượu có hại cho những màu sắc chói lọi, khỏe khoắn của hào quang và tạo ra các "chất nhầy etheric"; tác động của chúng cũng giống bệnh tật.
Hình 11-2E cho thấy hậu quả của việc hít cocaine đối với hào quang của một người. Mỗi lần anh ta hít cocaine vào tối thứ bảy thì trong buổi chữa vào chiều thứ ba anh ta thường có nhiều chất nhầy etheric nhớp nháp màu xám ở phía bên phải của mặt và đầu, trong khi phía bên trái vẫn tương đối sáng sủa. Tôi hỏi anh có sử dụng lỗ mũi bên nọ nhiều hơn lỗ mũi bên kia không, thì anh ta bảo không. Tôi liên tiếp đố ứng - Tôi đã có thể nói đúng những lúc anh ta làm như thế - và bức minh họa sinh động « chứng thò lò mũi etheric" của anh đã giúp anh bỏ được thói quen nói trên.
Hình 11-2F cho thấy hào quang của một người đàn ông đã sử dụng nhiều mẻ LSD và uống nhiều rượu. Hào quang có màu nâu hơi lục xỉn. Vết màu lục bẩn chuyển dịch chậm
xuống phía dưới và không dịu bớt, có tuơng quan với các cảm giác giận dữ, ghen tỵ và đau đớn lẫn lộn, không phân biệt, được che đậỵ Giá như anh ta tách được các cảm giác đó ra, hiểu được cơ sở của chúng, bộc lộ chúng ra và làm chúng dịu đi thì tôi chắc chắn rằng vết ấy đã có những tông của các màu tương ứng - đỏ, lục và xám - tách ra thành rõ hơn, sáng hơn, và sau đó nó chuyển dịch ra bên ngoài. Tuy nhiên, do nhiều chỗ nhiễm bẩn mâu tối của trưòng hào quang, anh ta phải tiến hành tẩy rửa mạnh mẽ loại bỏ chất nhầy etheric của mình trước khi có thể nâng mức năng lượng lên đủ cao để gạn lọc và kích thích cảm giác.
Trọng lượng “biểu kiến” trong hào quang 
1 1 -2G cho thấy một người đàn ông cũng năm ham mê các loại ma túy như LSD .và Marajuana, với hậu quả là hào quang có màu lục xỉn. Vật thải của những cái đó hiện ra 1 trên bên phải của thân thể. Nó hiện ra với một sức nặng được biểu lộ bởi vì anh ta giữ cho đầu chếch theo một góc đường như để cân bằng cho hình dáng. Hình dáng này luôn giữ ở tư thế tương lự, tuần nọ sau tuần kia tôi chỉ cho, anh cũng thấy được. điều đó bằng cách dùng gương soi). Nhằm loại bỏ hình thái này, ngoài những điều đã được phổ anh còn phải thôi dùng ma túy và làm sạch trường hào quang. Thêm vào thao tác tiến hành trên thân thể anh, tôi còn khuyên anh ăn kiêng. Về sau, anh đã có thể nâng cao sức mạnh trường năng lượng của mình và có thể chọc thủng vật thải tích tụ đó để xua tan nó.
Hình 11-2h cho thấy một trường hợp thú vị về biểu lộ trọng lượng "biểu kiến" kết hợp với chất nhầy bám chắc. Đây là một phụ nữ trước đây vẫn thuộc !oại "rất ngoan ", thế mà cuối cùng trở nên bất trị. Chị không còn tử tế” hay nổi khùng trong các buổi chữa, đá đổ ghế trong phòng, thậm chí xéo lên ghế vải và xé ra từng mảnh. Cứ xong buổi chữa ra là chị thấy mình được giải phóng. Nhưng tuần sau thu mình sâu lắng và vào phòng làm việc của tôi với cơn nhức đầu kinh khủng.
Chị thận trọng, hai tay ôm đầụ. Lúc đó tôi quan sát thấy một "cục " to chất nhầy nơi trên chỏm đầu của chị.
Rõ ràng chất nhầy này đã được giải phóng ra trong buổi chữa vừa qua và tích tụ ở đó. (Hiện tượng giải phóng chất độc do thao tác năng lượng sinh học đã được nhiều người biết đến. Dòng chảy năng lượng mạnh mẽ giải phóng các chất độc bị giữ lại trong thân thể. Nhiều người phát "ốm" sau thao tác sâu. Bệnh này được gọi là « Cúm Flukey ") Chị không còn “bất trị” như trước, nhưng lại có biểu hiện chứng thống dâm, thích hành hạ thân xác mình.
Tôi gợi ý bắt đâù một đợt chưa bằng động tác thể dục. Tôi yêu cầu chị cúi người về phía trước trong một kiểu chuyển động gập nửa thân trên. Khi chị làm như thế quả cầu chất nhầy bật mạnh về phía trước, vượt xa ra phía trước người chị khoảng 21/ fut. Chị bắt đầu đổ người về phía trước y như thể do một trọng lượng lớn (Hình 11-2H). Chị thẳng người lên và cục nhầy tót trở lại phía đầu chị như bị kéo bầng dây chun. Chị hầu như gập hẳn người xuống. Chi rất sợ phải tiếp tục động tác ấy, vì vậy chúng tôi phải làm nhiều thao tác trên người chị nhằm tập trung vào việc cảm nhận của chị đối với hai chi dưới, đứng vững trên hai chân và cảm thấy mình liên kết với đất vẫn truyền sức mạnh cho chị. Quá trình này gọi là « tiếp đất ». Vào cuối đợt chữa, cục nhầy đã được phân bố thành một lớp mỏng bên trên thân thể. Chị hết nhức đầu. Phải mất vài tuần lễ thao tác để giải thoát cho chị khỏi toàn bộ lớp nhầy.
Bài tập trải nghiệm trọng lượng biểu kiến của trường năng lượng
Một bài tập thường được tiến hành tại các lớp Aikido sẽ giúp bạn trải nghiệm về tác động của trọng lượng trong hào quang.
Hãy cho hai người đứng ở hai bên bạn. Cả hai cố tóm lấy bạn bằng cách nắm cánh tay bạn ở phần trên và phần dưới. Khi họ tóm bạn bằng tất cả các động tác ấy, hãy bảo đảm rằng họ tiến hành việc đó theo lối nhấc bổng người bạn lên, thay vì trước hết hẳn đẩy bạn sang một bên đã - là tư thế có thể làm gãy chân bạn.
Đầu tiên, bạn hãy làm điều đó để thực hành xem bạn thấy nặng ra sao. Hãy cảm nhận là hai người tóm được bạn dễ/khó như thế nào. Rồi bạn dành một ít thời gian hướng trường năng lượng của mình lên phía trên. Hãy nghĩ « đi lên "; hãy tập trung vào trần nhà. Khi bạn đã tập trung tốt vào một vị trí mà bạn giữ vững được ở đó, hãy yêu cầu hai người thử tóm lấy bạn xem. Có dễ dàng hơn không?
Bây giờ, bạn lại dành thời gian tập trung cho việc tăng cưòng liên kết với đất. Hãy để cho rễ mọc từ đâù ngón tay, từ bàn chân đi xuống đất và ăn sâu vào lòng đất. Hãy tập trung vào mối liến kết năng lượng chặt chẻ và mạnh mẽ với đất mà bạn đã có. Khi bạn tập trung thật tốt rồi, hãy yêu cầu hai người tóm bạn lần nữa xem. Bạn nặng hơn và khó chăng ? Có thể lắm.
Các hình thái "tư tưởng phân ly” trong hào quang. 
Trong thời gian mấy nằm tôi thực hành Năng lượng sinh học, tôi quan sát thấy một hiện tượng mà tôi quy cho là các không gian vận động của thực tại. Tôi cho rằng những “KhôngGian » nầy tương tợ như những không gian đã mô tả trong nghiên cứu về địa hình mà ở đó có sẳn một “bộ” hay một "lĩnh vực" chứa đựng một tập hợp những đặc tính về sau sẽ xác định các tính toán học khả dĩ bên trong lĩnh vực đó. Theo thuật ngữ tâm lý động lực học. Tại đấy hiện hữu những « không gian của thực tại » hoặc các "các hệ thống niềm tin-" Chứa đựng các hình thái tư tưởng kết hợp với những quan niệm và những nhận thức sai về thực tại.
Mỗi hình thái tư tưởng chứa đựng những định nghĩa riêng của nó với thực tạị chẳng hạn như cho rằng ai cũng độc ác; yêu thương là mềm yếu; sống trong quyền hành thì an toàn và có sức mạnh. Theo nhận xét của lôị khi mới chuyển dịch qua trải nghiệm hằng ngày, cũng chuyển dịch qua những "không gian » khác nhau hoặc những mức thực tại được xác định bởi những nhóm hình thái tơ tưởng đó. Thế giới được trải nghiệm kháu nhau trong mỗi nhóm hay mỗii không gian của thực tại.
Những hình thái tư tưởng này là những thực tại đầy sinh lực, quan sát được bức xạ ra những màu sắc có cường độ khác nhaụ Cường độ của chúng và độ rõ của hình thái là kết quả năng lượng hay tầm quan trọng mà con mang lại cho chúng. Các hình thái tư tưởng được chính các chủ nhân của chúng tạo ra , xây dựng và gìn giữ qua những tư tưởng quen thuộc. Tư tưởng càng xác định và càng trong sáng bao nhiêu thì hình thái càng được định bấy nhiêu. Bản chất và sức mạnh của xúc cảm kết hợp với tư tưởng mang lại màu sắc, cường độ và công suất cho hình thái.
Có thể những tư tưởng này có ý thức hay không có ý thức . Chẳng hạn, một hình thái tư tưởng có thể được xây dựng từ một ý nghĩ lo sợ thường xuyên như "Anh ấy sắp bỏ rơi ta ". Người tạo ra hình thái tư tưởng ấy sẽ hành động như thể điều đó sắp xảy ra: Trường năng lượng của hình thái tư tưởng sẽ ảnh hưởng đến trường năng lượng của người ấy theo một chiều hướng tiêu cực nào đó. Có thể nó sẽ tác động xô đẩy người ấy. Nó càng có thêm sức mạnh bằng cách cho năng lượng vào bên trong nó một cách hữu thức hay vô thức, thì nó sẽ càng có tác động hơn trong việc tạo ra kết quả đáng sợ. Thường những hình thái tư tưởng này tự nhiên thành một thành phần của cá tính đến nỗi cá thể thậm chí không nhận biết được chúng. Chúng bắt đầu hình thành ở tuổi thơ và dựa trên lập luận của đứa trẻ, rồi hợp nhât với cá tính. Chúng tựa như hành lý phụ của con người mang nội tâm của chính mình mà không hay biết tác động lớn lao của nó. Những hình thái tư tưởng kết khối, hay những hệ thống niềm tin thu hút nhiều "tác động“ trong thực tại bên ngoài của con người .
Do chỗ những hình thái nầy không đuợc vùi sâu vào tiềm thức mà lại nằm ở rìa của ý thức, ta có thể khôi phục được chúng bằng các phương pháp như: thao tác năng lượng nòng cốt trên ngườị các trò chơi kết hợp từ và thiền định. Khi các hình thái được mang tới trung tâm ý thức bằng cách hiểu lộ các cảm giác kết hợp với chúng và bằng cách giải thoát các cảm giác đó thì bấy giờ chúng có khả năng thay đổi. Quá trình này cho phép ta nhìn được rõ hơn những mặc nhận về thực tại đã cấu thành các hình thái. Khi những mặc nhận không có hiệu lực (nhớ rằng chúng dựa vào lô gích tuổi thơ) được khám phá, nhìn thấy và giải tỏa thì chúng có thế được thấy bắng một cách nhìn thực tại chín chắn hơn, rõ ràng hơn. sẽ lần lượt dẫn dến sáng tạo những trải nghiệm tích cực về cuộc đời .
Bên trong một vài nhân cách, các hình thái này liên kết với nhau, và ý thức con người hiếm khi nhìn hoàn toàn vào một không gian mà lại không nhận thấy số đông những ngườI khác, vì lẽ đó, con người giữ được trình độ cao về hơp nhất trong cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, một kiểu nhân cách khác có thể chảy từ không gian nầy của thực tại sang một không gian khác một cách nhanh nhảu, nhưng lại không thể mối liên kết giữa chúng.
Anh ta không thể có khả năng hợp nhất hoặc thấu hiểu dòng chảy động lực học nầy, vì ta sống trong rối loạn, nhất là khi một dòng chảy đặc biệt có chu kỳ mãn tính diễn ra bên trong. Sau đó anh ta có thể bị cuốn vào trong một dòng chảy liên tục tự động từ một ý nghĩ sang một ý nghĩ tiếp sau, trong khi vẫn mắc kẹt một cách tuyệt vọng và không có khả năng giải phóng bản thân ra khỏi chu kỳ mãn tính này cho đến khi toàn bộ sự vật bộc lộ ra.
Bấy giờ anh ta có thể chuyển dich sang một tình trạng khác của thực tại chỉ vì tác động theo chu kỳ của hình thái tư tưởng đã làm cạn toàn bộ năng lượng có thể có. Anh ta sẽ không chuyển dich ra khỏi mô hình có chu kỳ như thế nào và vì vậy chắc sẽ không thể giải thoát bản thân ra khỏi chu kỳ vào thời gian tiếp theo khi nó bị tác động. Những trạng thái nầy của thực tại có thể sảng khoái, như ở trạng thái người đang nghĩ là mình sẽ hoàn tất các đại sự và trở thành trứ danh hoặc giàu có, nhưng anh ta lại không thấy khối lượng khủng khiếp công việc thực tẽ phía trước, trước khi có thể đạt tới một mục tiêu như thế. Hoặc có thể có một tác động ngược lại, trong đó con người thấy bản thân mình ở vào một trạng thái xấu hơn nhiều so với thực tế.
Trong cả hai trạng thái, anh ta không nắm được sự bản thân hay về hoàn cảnh sống của mình. Trong cả hai trạng thái, chắc là anh ta chỉ thấy một phần của bản thân và cường điệu nó lên. Có thể anh ta có tiềm lực sáng tạo mọi đại sự mà mình mường tượng ra cho bản thân trong trạng thái thứ nhất, nhưng cần phải làm việc và cần phải có thời gian.. Mặt khác, trong trạng thái thứ hai, tiêu cực, anh ta thấy những phần của bản thân cần phải thay đổị nhưng lại quên rằng có thể thay đổi được.
William Butler, trong cuốn sách của mình nhan đề “Cách đọc hào quang, đã nhận xét rằng các hình thái tư tưởng đặc biệt vẫn lưu lại trong trường năng lượng cho đến khi bị tác động bởi luồng năng lượng bên trong hoặc năng lượng bên ngoài đi vào. Sau đó những hình thái nầy chuyển dịch qua hào quang dưới dạng chuỗi nối tiếp mãn tính nhưng không được giải tỏa. Chúng chỉ đơn giản tự bộc lộ ra và trở nên im lìm cho đến khi lấy được đủ năng lượng để chuyển dịch tiếp. Các hình thái tư tưởng lấy được năng lượng qua những ý nghĩ nửa tỉnh quen thuộc và những cảm giác có liên quan đến cá thể. Chúng cũng lấy được năng lượng bằng cách hấp dẫn những tư tưởng và cảm giác tương tự của người khác. Nói cách khác, nếu bạn liên tục tự mình phán xét điều gì thì những hành động và cảm giác của bạn sẽ đi theo những phán xét đó, và chẳng mấy chốc, thông qua chúng, những người quen biết sẽ nhận được bức tranh này và đồng ý với bạn, bằng cách gởi cho bạn năng lượng dưới dạng hình thái tư tưởng và ý kiến đồng ý của họ.
Chẳng hạn, nếu bạn cứ tự bảo là bạn câm, đáng khinh, xấu xí hoặc béo ì, thì chẳng mấy chốc những người khác sẽ đồng ý với bạn như thế. Năng lượng này được bổ sung vào kho dữ trữ riêng cho tới khi hình thái tư tưởng của bạn có đử năng lượng (đạt khối lượng tới hạn) để tác động. Sau đó bạn sẽ rơi vào một tình trạng trong đó bạn đinh ninh lâ bạn câm, đáng khinh, xấu xí hoặc béo ì, cho tới khi năng lượng trong hình thái tư tưởng lúc ấy được xua tan. Hoặc dĩ nhiên bạn có thể thu hút một sự kiện bên ngoài sẽ tác động lên nó bằng bung nổ năng lượng. Trong cả hai trường hợp, quá trình này giống nhau. Một tác nhân như vậy không nhất thiết phải tiêu cực, do chỗ nếu cá thể thoát ra khối chu kỳ mãn tính và thay đổi về căn bản hình thái chu kỳ đủ để sử dụng nó được tốt vào thời gian tiếp theo khi nó bị tác động.
Nếu thầy thuốc có khả năng cảm nhận những thực tại này và mô tả được chúng hoặc giúp bệnh nhận mô tả chúng thì bấy giờ có thể thầy thuốc có khả năng giúp bệnh nhân tự giảI phóng bản thân khi anh ta chuyển dịch từ thực tại này sang thực tại tiếp theo. Mô tả của thầy thuốc về từng trạng thái của thực tại, như bệnh nhân trải nghiệm, nó sẽ cung cấp cho anh ta một cái nhìn tổng quát về toàn bộ quá trình.

Hình ảnh nhỏ

Cái nhìn tổng quát đó giúp hệnh nhân tạo ra cho bản thân một người quan sát nội tâm khách quan cũng có thể xác định được từng không gian trong khi anh ta ra vào không gian đó. Nhờ công việc này, bệnh nhân và thầy thuốc sau đó sẽ có khả năng xác định rõ ràng hơh chu kỳ mãn tính của bệnh nhân và cùng nhau tìm ra biện pháp ra khỏi chu kỳ nàỵ Cả hai bấy giờ có thể tìm ra được phương pháp bẻ gãy nó vào thời gian tiếp theo), khi nó khởi đầu. Chẳng hạn, khi một bệnh nhân tâm thần phân lập cá biệt (Xem (.hương 13) sa lầy vào một hình thái như thế, tôi chỉ đơn giản đi tới bảng và bắt đầu vẽ định hình các hình thái đó vào lúc anh ta biêủ lộ chúng. Khi anh ta nói to lập lại các ý nghĩ, tôi vẽ một mũi tên từ ý nghĩ trước sang ý nghĩ đang biểu lộ. Chẳng mấy chốc toàn bộ các ý nghĩ có chu kỳ được miêu tả trên bảng. Diện ngoài của những hình thái này thường hết sức hạn chế, nghĩa là bệnh nhân trải nghiệm một thực tại rất hẹp, trong đó những định nghĩa và/hoặc những điều phân biệt bị coi như âm tính và đôi khi phẳng - chẳng hạn tất cả những người khác hiện ra xa vời hay thậm chí nguy hiểm. Hoặc bệnh nhân có thể hoàn toàn tin tưởng rằng anh ta là nạn nhân trong đời. Thời điểm giải thoát sẽ tới, vào lúc bệnh nhân có khả năng giữ lại một trong số các ý nghĩ, cái có nội dung cảm xúc mạnh mẽ đặc biệt, đủ dộ dài để biểu hiện xúc cảm nàỵ Thông thường nếu bệnh nhân có khả năng chịu đựng cơn giận hay nỗi đau kết hợp với ý nghĩ, thì anh ta có thể vùng ra và liên kết với các mức sâu hơn bên trong hình thái tư tưởng.
Hình 11-3 cho thấy một ví dụ như vậỵ Trong trường hợp đặc biệt .này, khi tôi vẽ các hình thái ra, bệnh nhân thấy toàn bộ nội dung. Hiểu biết sâu hơn giúp chị tập trung vào bản thân và tự giải thoát khỏi chu kỳ mãn tính . Chị đi vào cơn giận cửa mình, biểu lộ nô ra và thấy những vấn đề sâu sắc có liên quan. Nhiều mức bên ngoài của hình thái tư tưởng đặc biệt này là cái mặt nạ không cho con người thấy hoặc nhận trách nhiệm của bản thân, mà đi đổ lỗi cho người khác. Chị ta làm như vậy để tỏ ra « tốt ». Dĩ nhiên, việc nầy đẩy chị vào trạng thái bất lực cho đến khi nào chị đạt dược chân lý sâu sắc vốn là trung tâm của hình thái tư tưởng. Khi mà, do chân tướng lúc thơ ấu, chị cảm thấy bên trong mình đúng là « xấu » rõ ràng và không thể làm gì được gì về chuyện đó, chị hiểu rằng trong tuơng lai, chị sẽ chọn lấy việc nhìn ra và hiểu thấu cấu trúc toàn bộ bằng càch trước hết đi vào cơn giận lúc cảm thấy bị mắc bẫy, sau đó đi vào nỗi đau cơ bản trong hình thái tư tưởng. Trước đây, chị thường tránh né nỗi đau này bằng cách lưu lại trên bề mặt của hình thái tư tưởng (và do đó, trong hão huyền). Do cảm nhận được nỗi đau, hiện tại chị có khả năng hợp nhất đứa trẻ bên trong vốn cảm thấy “xấu” với người lớn bên trong nay đã biết là chị không như thế.
Thông thường biểu lộ và phóng thích cảm nghĩ là chìa khóa để thoát khỏi mô hình tư tưởng có chu kỳ. Trong phần lớn thời gian các hình thái này trở thành phân ly, trước nhất là để cho con người không trải nghiệm các cảm giác chứa đựng bên trong chúng. Cá thể mất nhiều nổ lực trong đời sống hằng ngày để cố gắng tránh né việc để cho hình thái tư tưởng vận động, vì điều đó có thể gợi lên cảm giác mà không ai muốn có. Cho dù anh ta tránh né các tình huống thường gợi lên những cảm giác như vậy, điều đó không hoàn toàn mang lại hiệu quả, vi anh ta liên tục nạp lại các hình thái tư tưởng. Khi một cá thể tiếp tục quá trình, lúc nào hình thái này cũng liên kết hơn lên với phần còn lại của nhân cách; các diện mạo tiêu cực biến đổi thành các chức năng tích cực và hợp nhất vào trong hào quang ‘bình thường" của người đó dưới dạng những màu sắc chói sáng không có hình dạng rõ rệt.
Làm sạch hào quang trong buổi chữa
Liệu pháp năng lượng nòng cốt nhầm mục đích giúp đỡ mọi người giải tỏa các tắc nghẽn trong trường hào quang bằng cách tập trung tư tưởng và ráng sức. Hình 11-4 minh họa thế nào là giải tỏa. Bằng cách ngả lưng lên một ghế đẩu
Có đệm để cho các bắp thịt ở nửa thân trên duỗi ra và bắt đầu thư giãn, dẫn đến giải phóng năng và bỏ lỏng chỗ tắc nghẽn. Bệnh nhân bị tắc nghẽn năng lượng rõ rệt ở các bắp thịt ngay trước cột sống gần mép cơ hoành. Trong khi anh thao tác trên ghế năng lượng sinh học, tắc nghẽn này bỗng được giải tỏa cùng với bùng nổ năng lượng. “Đám mây năng
lượng” nhanh chóng di chuyển dọc cột sống.Lúc nó lên tới đầu bệnh nhân và tràn vào ý thức anh, tôi quan sát thấy con đường anh đi vào một không gian khác của thực tại. Anh bắt đầu kêu khóc và biểu lộ nỗi đau hồi còn ấu thơ. Trong khi anh biểu lộ cảm giác thì đám mây năng lượng cứ được giải phóng thêm và cuối cũng chuyển dịch ra khỏi trường hào quang của anh.
Sau đây là mô tả điều xảy ra trong buổi chữa điển hình. Đầu tiên là một vài thông tin cơ bản về một bệnh nhân mà tôi gọi là Susan.
Susan, một thiếu phụ xinh đẹp tóc hoe trên hai mươi nhăm tuổi, là thầy thuốc nội khoa, có chồng và con gái hai tuổi. Chổng chị cũng là thầy thuốc nội khoa, gia đình sống tình cảm và ổn định, cả hai người đều lầ cán bộ lãnh đạo trong số những người cùng địa vị xã hội. Họ đã gặp nhau và tổ chức lễ cưới hồi còn rất trẻ. Bố Susan chết vì tai nạn hai tuần trước khi chị ra đời, bỏ lại mẹ chị với hai con trai nhỏ và một con gái sơ sinh. Mẹ chị thu nhập thấp nên phải nhờ người khác mang Susan về nhà họ để trông nom giúp. Susan lớn lên trong hai căn nhà: một cái rất sạch sẽ, ngăn nắp, đúng là nhà của người theo đạo Thiên chúa; cái kia là nơi ở nhếch nhác của mẹ chị. Bà mẹ không thể nào hằn gắn được vết thương lòng do mất chồng vào một thời điểm hệ trọng như thế. Bà không bao giờ tái giá nhưng có nhiều tình nhân.
Đám cưới sớm của Susan thỏa mãn yêu cầu của chị là tìm được một người đàn ông chăm sóc mình, vì chưa bao giờ chị thực sự có cha. Susan cũng canh cánh bên lòng nỗi lo ngộ nhỡ minh cũng không bao giờ có cưới xin (như mẹ chị) hay mình phải là người hoàn hảo để làm như vậy (như với gia đinh đi đạo).
Khi Susan tới chữa vào một buổi sáng, chị có vẽ rất sung sướng và phấn khởi. Chị kể về tuần lễ sống với chồng. Khi chị nói và cữ động hai tay, chị phả ra một đám mây "hạnh phúc " màu trắng và đỏ tía (Hình 1 1 -5, trang 59). Tuy
nhiên, hạnh phúc đó dùng để che đậy những cảm nghĩ sâu kín mà trường năng lượng của chị bộc lộ ra. Các quan sát của tôi cho thấy có tắc nghẽn biểu hiện bằng một đốm màu xám thẫm trong đám rối thái dương (vùng dạ dầy) liên quan đến lo sợ và các cảm nghĩ khác. Tắc nghẽn thứ hai ở trán (màu xám nhạt, biểu lộ có rối loạn tâm thần), trực tiếp liên kết với nỗI đau cảm xúc trong tim (màu đỏ). Chị để lộ nhiều hoạt động tâm thần (năng lượng cao) ở hai bên đầu (màu vàng). Chi còn có những năng lượng sing dục bị giữ ở khung chậu (màu da cam ngả đỏ). . . .
Khi chị tiếp lục cử động hai tay và phấn khởi nói chuyện ở mức độ phả ra từng đám mây đỏ tía và trắng mượt mà, thì năng lượng sáng chói màu vàng tỏa ra từ hai bên đầu bắt đầu phủ lên hoặc che kín vùng có vấn đề ở trán
màu xám. Chị đang thuyết phục bản thân đúng theo nghĩa của từ - tin rằng chi hạnh bằng cách che giấu . năng lượng (tâm thần) màu xám và vàng. Lúc tôi mô tả điều mình quan sát được thì chị ngừng ngay việc sáng tác dám mây tía rởm" kia.
Vùng xám ở đầu lấy lại nguyên màu của nó
Sự điềm tĩnh của Susan hoàn toàn biến đổi thành lo sợ và nỗi đau cảm xúc. Chị bắt đầu chia sẽ những điều đang thực sự diễn ra trong lòng chị Một thời gian không lâu trước khi chị đến chữa bệnh một tuần ở đây, chị biết mẹ mình đã nằm viện vì mắc một loại bệnh li mắt. Bác sĩ phụ trách gợ ý rằng đó có thể là triệu chứng của một bệnh nan y như sơ cứng rãi rác. Susan rất lúng túng về tình huống này và cần có sức khỏe để chịu đựng tất cả những cảm nghĩ khác nhau của chị
về bà mẹ. Do việc chị chận năng sinh dục của mình trong khung chậu và không cho nó chảy xuống chân, chị ngăn
bản thân mình không cho tiếp xúc với đất vốn dĩ là cơ sở của con người chị cũng như của nhân loại sống trên địa cầu.
Vì thế điều quan trọng trong đợt chữa này là làm cho năng lượng đó chuyển dịch xuống đất và liên kết chị với cơ sở năng lượng của mình, sức mạnh trong hai chân và khung chậu.
Qua các bài tập chân và khung chậu, chúng tôi bắt đâù cho chuyên3 dịch nănglượng khung chậu xuống hai chân để tạo cơ sở cho những thao tác khó hơn. . Năng lượng này nhanh chóng chuyển : dịch xuống hai chân để liên kết chị với đất, sau đó chảy trên toàn bộ thân thể và nạp đều hơn cho hệ thống. Khi tắc nghẽn ở khung chậu được giải tỏa, sự thay đổi năng lượng làm cho chị thấy an toàn giữa những cảm nhận tình dục và sinh lực của chính mình. Tắc nghẽn ở khung chậu này có liên đến mẹ chị là người không xử lý đúng năng lượng tình dục của bà. Susan vẫn còn sợ phải sống như Má. Vì Susan có mối liên kết trái tim tình dục chặt chẽ cho nên thực sự không có nguy hiểm gì về vấn đề tại sao năng lượng lại chuyển dịch xuống chân và đi vào đất nhanh lẹ đến vậy. Một khi năng lượng này đã tiếp đất là Susan biết rằng chị có thể có những cảm nghĩ thú vị, lại còn kiểm tra được xem mình có thể chọn cái mà mình cần như thế nào để thỏa mãn những cảm nghĩ đó.
Lần sau, Susan đã có thể kể về nỗi đau cảm nhận trong tim mình trước bệnh tật của mẹ. Chị bắt đầu kêu khóc, và điều đó giải tỏa màu đỏ trong tim. Lúc này chúng tôi tiến hành thao tác lên tắc nghẽn chủ yếu khu trú ở đám rối thái dương, tắc nghẽn có liên quan đến những nhu cầu tuổi thơ không được đáp ứng đã làm cho chị nhiều lần chối bỏ mẹ mình. Do vậy mà trường năng lượng cho thấy xung đột nội tâm của chị. Một mặt, chí có cảm giác đau đớn và yêu thương đối với mẹ lúc này đang ốm đau, mặt khác chị nung nấu mối giận muốn chối bỏ bà, như trong câu Trước đây bà chẳng chăm sóc tôi thì tại sao bây giờ tôi phải chăm sóc bà?".
Việc chuyển xung đột này vào ý thức và trí tuệ của chị bắt đầu giải tỏa vùng màu xám ở trán.
Việc giải tỏa đốm màu tối ở đám rối thái dương đòi hỏi thao tác mạnh lên thân thể Susan nằm ưỡn lưng trên ghế năng lượng sinh học để làm duỗi và nới lỏng tấc nghẽn đó. Đoạn chị làm những động tác căng thẳng đẩy nửa thân trên ra trước và xuống thấp đề cho tắc nghẽn cùng toàn bộ cái mà nó tượng trưng trào ngược ra.Không những nó tượng trưng cho việc chối bỏ mẹ, nó còn tượng trưng cho ý định của chị là trách mắng mẹ về mọi mất mát. mà chị đã nếm trải. Susan vẫn giữ một trạng thái "an toàn " của mất mát trong đời thường của mình; mất mát tuổi thơ do thói quen đã được thay bắng mất mát bản thân. Đốm màu tối (đường kính 4. in) ở đám rối thái đương bớt đi và lan ra một khu vực rộng hơn (đường kính 8 in), nhưng một vài chỗ vẫn còn lại trong trường năng lượng , cho thấy rằng vấn đề này chưa được giải quyết trọn vẹn. Đốm màu tối này mãi lâu về sau mới được giảị tỏa vì nó chứa đựng những vấn đề lớn của cuộc đời.
Cái mà tôi nhắc đến khi nói trạng thái "an toàn” của mất mát là ở chỗ chị cảm thấy không lo lắng về một vài mất mát. Đối với chị, điều đó có vẻ thường tình. Nhân loại chúng ta cảm thấy an toàn nhất trong cái mà ta coi là tiêu chuẩn, cho dù thực sự nó có tiêu chuẩn không; tiêu chuẩn đó được thiết lập trong môi trường tuổi thơ.
Chẳng hạn, với Susan tiêu chuẩn " ấy trước đây tự biểu hiện qua không gian sống. Như đứa trẻ là chị trước đây đã lẫn lộn nhà ở. Nhà ở thực sự của chị là đâu . Đã không hề thực sự có nhà. Vấn đề vẫn tồn tại. Chị đã sống trong một ngôi nhà dang dở trong hầu hết thời gian tám năm lấy chồng. Chị không bao giờ thực sự có được một ngôi nhà hoàn chỉnh và sẳn đồ đạc để làm nhà chính mình.
Việc chữa trị tiến triển thì không gian sống của Susan cũng trở nên có đồ đạc sắp đặt hài hòa và hoàn chỉnh đẹp đẽ.
Trong trường hợp của chị, thực sự là có biểu hiện bên ngoài của tình trạng nội tâm.
Từ những quan sát trường năng lượng này, chắc là bạn bắt đầu thấy rõ ràng hơn mối quan hệ giữa bệnh tật và các vấn đề tâm lý. Ta ngừng các cảm nghĩ lại bằng cách ngăn chặn dòng chảy năng lượng của ta, thì sẽ tạo nên những vùng năng lượng ứ đọng trong các hệ thống; nếu bị cầm giữ lâu tại đây, chúng dẫn thân thể đến chỗ bệnh tật.
Vấn đề này sẽ được luận bàn chi tiết hơn trong Phần IV. Mối liên kết giữa liệu pháp và chữa trị (theorapy and healing ND) trở thành hiển nhiên khi bệnh tật được xem xét theo cách đó. Tầm mắt bao quát của thầy chữa chứa đựng toàn bộ nhân loại . Trong chữa trị không hề có phân cách giữa thân thể và tinh thần, xúc cảm và tâm linh, tất cả đều cần được cân bằng để tạo nên con người khỏe mạnh. Thầy chữa tập trung vào vấn đề rối loạn chức năng thể chất, tâm lý tâm linh. Không thể tiến hành chữa trị nếu không tác tác động được đến các mức tâm lý của nhân cách. Thầy chữa hiểu rõ tâm lý động lực học của bệnh nhân bao nhiêu thì thầy chữa càng được trang bị tốt bấy nhiêu để giúp bệnh nhân tự chữa trị.

Điểm lại Chương 11

1. Tắc nghẽn năng lượng là gì?
2. Tắc nghẽn năng lượng được nên trong trường năng lượng con người như thế nào ?
3. Bạn có thể nói thế nào khi một tắc nghẽn trong trường năng lượng con người được giải tỏa ?
4. Bạn có thể nói về cung cách giải thoát cảm nghĩ của ai đó như là trái ngược với việc cầm giữ chúng?
5. Cái gì xảy ra trước - hiện tượng hào quang hay hiện tượng thể chất?
6. Các xúc cảm sau đây hiện ra màu gì (hoặc những màu gì) trên hào quang: sợ hãi, giận dữ, yêu thương, vui mừng, bối rối, ghen tỵ, căm ghét?
7. Màu gì tốt nhất trên hào quang? Màu đỏ tươi rung động gần khung chậu hay màu lục phong phú hấp dẫn gần vùng ngực-đám rối thái dương?
8. Tác động của việc hít marijuana lên hào quang? Ngắn hạn? Lâu ngày ?
9. Thế nào là hình thái tư tưởng phân ly?
Để làm động não
10. Hãy tiến hành các bài tập (quan sát hào quang người khác) và mô tả những gì bạn nhìn thấỵ
11. Hãy vẽ ra từ đầu đến cuối chu kỳ của một trong các hình thái tư tưởng mà bạn bị mắc bẫy vào. Cái gì khởi xướng ra nó? Nguồn gốc của nó? Bạn có thể thoát ra được bằng cách nào? Nó che giấu những cảm nghĩ sâu sắc nào và bảo vệ bạn chống lại cảm nghĩ?
Chương 12
TẮC NGHẼN NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC HỆ THỐNG PHÒNG VỆ
TRONG HÀO QUANG
Sau khi quan sát nhiều tắc nghẽn ở trường năng lượng của một số người, tôi bắt đầu phân loại chúng. Tôi thấy có 6 loại tắc nghẽn năng lượng. Tôi cũng bắt đầu để ý thấy mọi người thường sử dụng trường năng lượng của mình theo lối phòng vệ để bảo vệ cho họ khỏi một trải nghiệm không vui do họ tưởng tượng ra. Họ tổ chức trường hào quang nguyên vẹn của mình thành cái mà tôi gọi là hệ thống phòng vệ
năng lượng.
Trước hết. ta hãy nhìn vào 6 loại tắc nghẽn năng lượng mà tôi đã quan sát...được,
Các loại tắc nghẽn năng lượng Hình 12-1 vô Hình 12-2 cho thấy những tắc nghẽn này hiện ra với tôi như thế nào.
Tắc nghẽn "la lối " (Hình 1 2- la ) là kết quả của việc đè nén cảm nghĩ. và năng lượng cho đến khi chúng ứ đọng lại và gây nên tích lũy các chất lỏng của thân thể trong vùng đó. Thân thể có khuynh hướng sưng húp lên tại đây. Tắc nghẽn này thường không có năng lượng cao nhưng lại có cường độ thấp thường hay kết hợp với thất vọng. Nếu tắc nghẽn này tiếp tục có thể dẫn đến bệnh tật như viêm đại tràng hoặc đau thất ngực. Màu của nó thường xanh xám. Nó có cảm giác nhớp nháp và nặng nề, như chất nhầy vậy. Cũng có cả giận dữ tromg đó. thường là kiểu khiển trách. Con người này đã từng từ bỏ và cảm thấy bất lực. Chẳng hạn, một chị lấy chổng không được hạnh phúc và đã từ bỏ sự nghiệp của mình để xây dựng gia đình, có một tắc nghẽn như vậy. Hiện giờ, ở tuổi năm mươi, chị thấy không thể trở về với thế giới kinh doanh để bắt đầu hoạt động trở lại Thay vào đó, chị chỉ đơn giản đổ tội cho chồng về vận rủi của mình. Chi đòi hỏi mấy đứa con gái của mình làm những chuyện mà chị không bao giờ làm. Chi cố gắng sống cuộc đời của mình qua con cái nhưng tất nhiên không thể được.
Tắc nghẽn kết chặt (Hình 12-lb) đè nén cảm nghĩ, mặt khác, lại chứa nhiều cuồng nộ như núi lứa. Nộ có màu đỏ thẫm, thường hiện ra đáng ngại cho người quan sát vốn thường không muốn đóng vai người nhận chất phun trào của núi lửa. Tắc nghẽn năng lượng này là kết quả việc tích lũy chất béo của thân thể hoặc bắp thịt của thân thể trong hào quang. Nếu tắc nghẽn kết chặt này tiếp tục đủ lâu, nó có thể gây bệnh như viêm nhiễm khung chậu. Người đó thường quan tâm đến cuồng nộ và cảm thấy bi mắc bẫy bởi vì theo người đó thì giải tỏa cuồng nộ kết hợp với chịu sỉ nhục. Một chị mà tôi gặp đã kết luận từ thuở nhỏ rằng có cảm nghĩ tình dục thường dẫn đến chịu sỉ nhục.
Bố chị đã sỉ nhục chị về vấn đề bản năng sinh dục của chị lúc còn trẻ; kết quả là chị ngăn chận các cảm nghĩ tình dục mạnh mẽ của mình và giữ chặt chúng trong khung chậu. Các cảm nghĩ tình dục bị nén lại dần dà trở thành cuồng nộ. Khi cuồng nộ không được giải tỏa do sợ bị sỉ nhục, thì việc tích lũy năng lượng ứ đọng trọng khung chậu của chi dẫn đến nhiễm khuẩn. Sau nhiều năm bị những nhiễm khuẩn nhẹ mãn tính, cuối cùng chị được chẩn đoán là bị bệnh viêm nhiễm khung chậu.

Hình ảnh nhỏ

Tắc nghẽn áo giáp lưới (Hình 12-1c) là một tắc nghẽn có tác động mạnh giúp tránh né cảm nghĩ, đặc biệt là lo sợ, bằng cách di chuyển nhanh chóng các khối nghẽn ra xung quanh, khi chi ta bị thách thức trong một tình huống của cuộc đời hoặc trong khi chữa bệnh. Ví dụ, nếu thầy thuốc tìm cách giải tỏa tắc nghẽn bằng thể dục hoặc xoa nắn ở sâu thì tắc nghẽn chỉ đơn giằn chuyển dịch tới một vị trí khác trong thân thể. Loại tắc nghẽn này chắc là sẽ không khởi xướng ra bệnh tật dễ dàng như các loại tắc nghẽn khác. Mọi chuyện chắc hẳn sẽ hiện ra kỳ diệu trong đời sống của bệnh nhân này. chị sẽ thành đạt trên thế giới, có một cuộc hôn nhân "tuyệt hảo", con cái mẫu mực, và chi vẫn có một cảm giác mơ hồ là còn thiếu cái gì đó. Chi thường chịu đựng được những con nghĩ sâu sắc chi trong một thời gian :ngắn trước khi rút ra khỏi các cảm nghĩ đó. Cuối cùng, chắc là chi sẽ tạo ra một khủng hoảng nào đó trong đời để buông mình vào những cảm nghĩ sâu sắc hơn. Khủng hoảng này có thể mang mọi hình thái. như bệnh đột ngột bất ngờ, tai nạn hoặc chuyện yêu đương.

Hình ảnh nhỏ

Tắc nghẽn áo giáp tấm, được trình bày trong Hình 12-2A, giữ chặt các loại cảm nghĩ
bằng cách làm tê liệt chúng. Chúng. bị giữ tại chỗ thích hợp xung quanh thân thể bởi một trường áp lực cao tổng quát hóa. Nó có hiệu lực giúp con người xây dựng một cuộc đời có cấu trúc tốt ở mức bên ngoài thân thể chắn hẳn là vạm vỡ, các bắp thịt có khuynh hướng trở nên rắn chắc. Ở mức riêng tư thì cuộc đời chắc hẳn sẽ không được trọn vẹn vì áo giáp tâm vô hiệu hóa rất mạnh các cảm nghĩ. Điêù đó tạo nên áp lực cao trên toàn bộ thân thể, gây nên một số bệnh khác nhau: các ổ loét do làm việc quá sức, hoặc các vấn đề ở tim do “thúc ép thân thể mà không có dinh dưỡng riêng. Do chỗ con người không thể cảm nhận đúng đắn về thân thể mình, chẳng hạn như áp lực trong các cơ dài, chắc hẳn anh ta sẽ bắt chúng chịu đựng quá tải, gây ra bướu xương cẳng chân hoặc viêm gân. Anh ta chắc cũng có một cuộc đời vẻ ngoài “hoàn hảo” mà thiếu quan hệ riêng tư sâu sắc. Anh ta cuối cùng chắccũng sẽ tạo ra một vài kiểu khủng hoảng trong đời, như các kiểu nói trên, có thể giúp anh ta liên kết với thực tại sâu sắc hơn của mình. Một cơn đau tim thực hiện điều này một cách thoải mái cho một số người. Ví dụ, tôi biết một nhà kinh doanh thành đạt, sở hữu vài ba tạp chí có số lượng phát hành rất lớn. Ông ta bận việc đến nỗi tách biệt với gia đình. Sau một cơn đau tim của ông, con cái đến thăm và bảo ông: bố phải ngừng việc, không thì bố chết mất. Bố hãy dạy chúng con giúp đỡ bố giải quyết công việc? Ông ta thực hiện, con cái học hỏi, và cả gia đình lại trở về với nhau.
Tắc nghẽn do xả năng lượng (Hình 12-2B)
đơn giản là giảm năng lượng chảy xuống tứ chi hướng tới các đầu ngón. Người này cắt ngang tay chân chỉ bằng cách không cho năng lượng chảy tại đó. Kết quả là tay chân bị yếu và trong một vài trường hợp, thậm chí kém phát triển tại khu vực này. Người nầy thường tránh sử dụng tay chân để tránh các cảm giác yếu đuối vằ các cảm giác kết hợp sâu sắc, tựa như không thể nào đứng được trên chính chân của mình trong đời, hoặc cảm giác thất bại trong đời. .
Tắc nghẽn do rò năng lượng (Hình 12-2C) xảy ra khi con người để năng lượng vọt ra khỏi các khớp thay vì để nó chảy xuống chân tây. Anh ta làm như vậy (một cách vô ý thức) để làm giảm dòng năng lượng đi qua tứ chi tới điểm nào mà anh ta không có sức mạnh hoặc không có cảm giác để đáp lại một số trải nghiệm trong môi trường của mình. Lý do không muốn đáp lại của anh ta dựa trên kết luận hồi còn nhỏ cho rằng đáp lại là không phải lối, thậm chí nguy hiềm. Ví dụ, tựa như trẻ con, nếu anh ta với tay để lấy một vật gì
mình cần thì anh ta có thể bị đập vào tay. Cùng với việc tránh sử dụng chân tay, hậu quả đem lại là chân tay bị yếu (và còn phối hợp kém). Cả hai loại tắc nghẽn trên đây cũng làm cho tay chân bị lạnh. Người . này thường rất dễ tổn thương tại những vầng xảy ra rò năng lượng. Loại tắc nghẽn này dẫn tới các vấn đề ở khớp Chính loại tắc nghẽn mà một người phát triển lại tùy thuộc nhiều yếu tố, kể cả nhân cách và môi trường tuổi thơ. Tất cả chúng ta sử dụng kết hợp vài loại trong số tắc nghẽn này. Bạn ưa thích những loại nào?
Các hệ thống phòng vệ năng lượng
Tất cả mọi người đều tạo ra tắc nghẽn năng lượng vì thấy thế giới không an toàn. Ta phác ra các mô hình bao gồm toàn bộ hệ thống năng lượng của mình. các hệ thống phòng vệ năng lượng của ta được bố trí để đẩy lùi, để phòng thủ bằng cách tấn công hay thụ động chống lại lực lượng đi vào. .Chúng được bố trí để biểu dương sức mạnh và nhờ đó xua đuổi kẻ xâm lược hoặc chúng được bố trí để làm ta chú ý một cách gián tiếp, mà không thừa nhận đó là điều ta muốn. Hình 12-3 trình bày những ví dụ về các hệ thống phòng vệ năng lượng mà tôi quan sát được Những hệ thống phòng vệ này được sử dụng khi cá thể cảm thấy có nguy hiểm. Với dạng "con nhím" (thường màu xám hơi trong), hào quang con người có nhiều gai và sờ vào bi đau tay. Hào quang nhọn sức. Nhiều lần, khi tôi đặt tay lên một người vào lúc họ không muốn thế, lâ tôi cảm nhận được có nhiều gai đâm vào tay mình. Số đông chúng ta đáp ứng phòng vệ này bằng cách lảng tránh. Trong dạng "rút lui " của phòng vệ. cái phần của ý thức và hào quan đang bị đe dọa chỉ đơn giản rời bỏ thân thê dưới dạng một đám mày năng lượng màu xanh nhạt. Mắt thì
trông đờ đẫn, mặc dù anh ta giả bộ chăm chú lắng nghe bạn nói.
Điều tương tự cũng thực sự xảy ra với người có dạng "ngay cạnh nó". Dung mạo đặc biệt này kéo dài hơn dạng "rút lui " là dạng có thể chỉ tồn tại vài ba giây hay giữ lâu hàng giờ Còn biểu hiện của dạng "ngay cạnh nó” thường kéo dài lâu hơn, đôi khi mấy ngày, thậm chí mấy năm. Tôi nhìn thấy những người trong trạng thái một phần ra khỏi thân thể mình mấy năm - liến sau khi bị chấn thương hoặc sớm bị mổ xẻ. Có trường hợp một thiếu
phụ bị mổ tim mở (còn gọi là "mổ tim khô " hay "mổ tim với mấy tuần hoàn-hô hấp ngoài cơ thể , ND) lúc mới hai tuổi. Chị hăm mốt tuổi khi tôi tiến hành thao tác để giúp trường năng lượng của chị ở vào vị trí vững chắc hơn.Các cơ thể cao cấp của hào quang một phần bị phân cách lơ lửng bên ngoài, bên trên và đằng sau chi. Sự phân cách này dẫn đến phân cách chị với các cảm nghĩ. Dạng "khước từ miệng" phối hợp với một tắc nghẽn trầm trọng ở cồ vô năng lượng suy yếu ở nửa thân dưới nhợt nhạt, bất động. Nhằm mục đích giữ nguyên trạng, người này chủ động trong nói năng hoạt bát như để chống
lại một vài cảm giác đang sống. Sự trao đổi bằng lời đó duy trì dòng chảy năng lượng ở đầu.
Dạng "hút vào" có liên quan chặt chẽ với dạng "khước từ miệng" ở chỗ nó có tác động hút năng lượng của những người xung quanh nhằm làm đầy trường năng lượng của người này, điều mà anh ta không làm được từ môi trường tự nhiên bao quanh. Nói cách khác, có cái gì đó trục trặc trong khả năng của người này chuyển hóa nguồn cung cấp orgone từ khí quyển bao quanh, làm cho anh ta cần đến năng lượng chưa tiêu hóa của người khác. Ta có thể cảm nhận dạng hút vào này theo cách nói ngớ ngẩn là như khoan vào và làm kiệt quệ người nhận hoặc nhìn thấy nó trong lỗ máy hút bụi.
Những người này thích ở gần người khác như một kiểu xã hội hóa. Có một số người có nhu cầu xả bớt năng lượng thừa ,(loại thống dâm) kết bạn với những người "hút vào". Họ thỏa mãn nhu cầu cần nhau rất thoải mái (Xem Chương 13).Dạng "dao quắm", mà tôi nhìn thấy :trên đầu một số, thường gặp ở những người có cấu trúc đặc tính thái nhân cách và theo như họ nói thì họ"đang bị một nhóm người đối đầu. Họ thấy mình bị đe dọa trong tình huống đó và hình thành một cái "dao quắm" nơi chỏm đầu. Nếu mọi cái trở thành chuyện thật thì chắc chắn họ sẽ phang cái "dao quắm" vào bất cứ người nào mà họ coi là kề gây hấn. "Dao quắm" này thường đi đôi với sự bày tỏ bằng lời Mặt khác, nếu dạng người này muốn đổi đầu ai thì hắn có thể ra sức dùng năng lượng tâm thần tóm lấy đầu người đó. Tác động có thể xảy ra ở người bị đối đầu là người đó bị giữ lại trong trường năng lượng của kề đối đầu cho đến khi hắn yên trí lâ đã dứt điểm và chấp thuận điều mà hắn mong ước. Kiểu phòng vệ/tấn công này là mối đe dọa rất lớn đối với người nhận bởi vì, từ mọi biểu hiện bên ngoài, hấn thăm dò ý kiến một cách hợp lý bằng những bước đi rất vừa phải dẫn tới kết luận đúng, nhưng thông điệp "ẩn ý" được hắn chuyên đếnn lại là cái mà người nhận tán thành hơn. Kiểu trao đối này thường kèm theo điều gợi ý cơ bản là người bị đốii đầu "xấu" và sai, còn kẻ đối đầu thì "tốt" và đúng.
Dạng "có vòi " thì rỉ nước, trơn, yên lặng và nặng. Chúng với tới đám rối thái dương của bạn bằng một nỗ lực đoạt tinh chất của bạn và lôi nó ra ngoài để cho kẻ thích an toàn vồ lấy Người này trân đầy tinh chết của chính mình nhưng lại không biết làm gì với cái đủ. Bởi vì anh ta thấy rằng để cho tinh chất chuyển động có nghĩa là bi sĩ nhục . Do đó anh ta rơi vào tuyệt vọng và thậm chí mất hên lạc mới tinh chất của chính mình. Anh ta có thể chấp nhận và thực hiện thái độ làm thinh nghiền ngẫm trong chốc lát. Sau đó "vòi " tác động đến linh chất của chỉnh anh ta, làm anh ta chán nản. Trạng thái làm thinh nghiền ngẫm rất huyên náo, tuy nhiên, chỉi ở mức năng lượng. Anh ta nổi bật lên trong một căn phòng đầu) những người đang ra sức vui đùa. Chẳng mấy chốc nhiểu người ao ước được giúp đớ anh ta tới vây quanh, còn anh ta chắc sẽ cám ơn từng người về sự giúp đỡ đó, một cách vô thức nhưng khéo léo và lịch sự, bảo họ tại sao sự giúp đỡ đó lại không có tác động và đòi hỏi những gợi ý khác. Và cứ thế trò chơi lại tiếp tục Người "có vòi " nghĩ rằng anh ta cần một cái gì đó từ bên ngoài, nhưng cái mà anh ta cần là xông lên. Lúc này anh ta có thể tìm cách dùng những mũi tên mồm để chọc cho người khác giận dữ. Các mũi tên này không những gây đau đớn bằng lời mà còn gảy đau đớn bằng năng lượng bay qua khoảng không và đánh trúng người nhận rất chinh xác và có kết qủa. Người bắn cung hy vọng một cách vô thức rằng việc đó chất là gây đau đớn đủ dế khều cơn giận, điều sẽ đưa lại cho anh ta một lý do bào chữa nhầm giải tỏa cơn giận của chính mình, cũng theo cung cách giống như khi tránh né sự chịu sĩ nhục. Bầng phương thức tâm thần có chủ tâm, chính xác, anh ta tìm cách làm bẻ mặt người khác, và cùng lúc ấy lại tránh ác
cảm giác ở nửa thân dưới của mình. Người này sử dụng hệ thống phòng vệ dạng "cuồng loạn" sẽ hân hoan phản ứng lại các "mũi tên" bằng nổ bùng. Dạng "cuồng loạn" nổ bùng theo cách vi phạm trường năng lượng của mọi người bàng những chớp lóe và bùng nổ màu sắc trong cơn thinh nộ như vậy đề hăm dọa và răn đe bàng sức mạnh tuyệt đôi của quyền lực và hỗn loạn. Mục đích của anh ta là dọn dẹp căn phòng của mọi người. Người sử dụng dạng "ngăn biên giới " sẽ đơn giản tự rút ra khỏi tình huống, trong khi vừa củng cố biên giới của mình không bị ảnh hưởng. Thông điệp được truyền đi như vậy thật
ưu việt! Một người khác có thể chỉ đơn giản tuyên bố quyền tối thượng của mình bằng sự phô trương quyền lực/ý chí được chỉ đạo chặt chẽ, kiểm tra tốt, nó nổ tung và làm cho hào quang của họ rạng lên, đến nỗi ở đây ai là người chịu trách nhiệm và ai là người dính líu cũng không thành vấn đề! Tập tìm hệ thống phòng vệ chủ yếu của mình Bạn hãy thử từng hệ thống phòng vệ này; bạn xử dụng những cái nào? Hãy thử nó với một nhóm người. Mọi người đi bách bộ quanh phòng với mỗi dạng hệ thống phòng vệ. Từng dạng quen thuộc như thế nào? Bạn sử dụng những dạng nào trong các dịp khác? Có lẽ có nhiều hệ thống phòng vệ được sử dụng hơn. Chắc chắn bạn có thể nghĩ tới một vài hệ thống khác với những cái mà bạn sử dụng và những cái do bạn bè sử dụng. Điều quan trọng cần nhớ là tất cả chúng ta sử dụng chúng và ta đồng ý tương tác với từng hệ thống theo những phương thức này một cách có ý thức hay vô ý thức. Không ai bị thúc ép đi vào tương tác này; chúng được tiến hành tự nguyện. Ở một vài mức nhân cách của mình, đôi khi ta còn thích thú các tương tác này là khác. Ta không cần phải sợ khi nhìn thấy chúng trong từng hệ thống. Ta luôn chọn lấy việc đáp ứng dung hòa hơn là đáp ứng tự vệ. Ta phải nhớ rằng luôn luôn có lý do tại sao một người nào đo đang giữ thế thủ - để bão vệ vài bộ phận dễ tổn thương của bản thân mà anh ta muốn kiểm tra và giấu chúng ta, giấu bản thân; hoặc giấu tất cả Phần lớn các hệ thống này được ta sớm phát triển trong cuộc đời. Như ở Chương 8 cho thấy, hào quang của trẻ không thể sinh trưởng đầy đủ hơn thân thể của trẻ một chút nào hết. Nó. cũng phát triển qua các giai đoạn như cá thể, và trong thời gian đó, các mô hình đặc tính cơ bản, đại diện cho cả sức mạnh lẫn tính dễ tổn thương, cũng trở nên rõ ràng.
. Điểm lại Chương 12
1. Hãy nêu tên gọi và mô tả sáu loại tắc nghẽn năng lượng chủ yếu.
2. Hãy liệt kê các hệ thống phòng vệ chủ yếu và phương thức hoạt động của chúng.
Bạn sử dụng hệ thống nào? Những cái nào bạn sử dụng đem lại hiệu quả nhất?
Phương thức nào là tốt nhất cho bạn để lý giải trải nghiệm cuộc đời của mình?
Để làm dộng não
3. Phòng vệ chủ yếu của bạn dựa trên hệ thống niềm tin nào?
4. Nếu bạn không sử dụng hệ thống phòng vệ của mình thì cuộc đời của bạn sẽ tốt hơn/xấu đi ra sao?
5. Hãy Liệt kê các loại và nơi khu trú những tắc nghẽn mà bạn đã tạo ra trong hệ thống thân thể/năng lượng của mình. Có những trải nghiệm tuổi thơ nào liên quan đến từng loại?
Chương 13

HÀO QUANG VÀ MÔ HÌNH LUÂN XA CỦA CÁC CẤU TRÚC ĐẶC TÍNH CHỦ YẾU
Cấu trúc đặc tính là thuật ngữ mà nhiêù nhà tâm lý trị liệu thường dùng để mô tả một số loại thể chất và tâm lý của con người. Sau nhiêù quan sát và nghiên cứu, Wilhelm Reich kết luận rằng số đông những người được ông điều trị có thể xếp thành năm loại chính. Ông thấy những người có trải nghiệm tuổi thơ và quan hệ con cái/ bố mẹ giống nhau thì có thân thể như nhau. Ông cũng thấy những người có thân thể như nhau thì có động lực tâm lý cơ bản giống nhau. Các động lực này không những tùy htuộc vào loại quan hệ con cái/bố mẹ mà còn tùy thuộc vào tuổi của đứa trẻ khi nó bắt đâù trải nghiệm cuộc đời bị chấn thương mạnh đến nỗi trẻ bắt đâù ngăn chặn cảm nghĩ, do đó ngăn chặn dòng chảy năng lượng và phát triển hệ thống phòng vệ về sau sẽ trở thành quen thuộc đối với nó. Một chấn thường trải nghiệm trong dạ con sẽ bị ngăn chặn năng lượng và bị chống lại một cách khác hẳn so với một chấn thương trải nghiệm trong giai đoạn học nói, học ăn mặc hay trong giai đoạn phát triển cá tính. Điều này là tự nhiên thôi, bởi vì cá thể cũng như trường năng lượng của anh ta ở mỗi giai đoạn một khác (Xem Chương 8)
Trong phần này, tôi sẽ đưa ra một vài mô tả cơ bản của từng cấu trúc đặc tính, bao gồm nguyên nhân, các hình dạng thân thể cùng những dung mạo hào quang của chúng. Tôi cũng sẽ luận bàn về bản chất nhiệm vụ bản ngã cao cấp và nhiệm vụ cuộc đời riêng của mỗi cấu trúc trong khi nó được thực hiện. Bản ngã cao cấp và nhiệm vụ cuộc đời của mỗi người là duy nhất, nhưng một vài dạng tổng hợp có thể được tạo nên.
Bản ngã cao cấp của con người được coi như tia sáng siêu phàm bên trong hay bản thân Thượng đế bên trong mỗi cá thể, là nơi ta làm thành một với Thượng đế. Có một tia sáng siêu phàm torng mỗi tế bào của con người thể chất cũng như con người tâm linh của ta vốn chứa đựng ý thức siêu phàm bên trong đó.
Nhiệm vụ cuộc đời có hai hình thái. Trước tiên, ở mức cá nhân, có một nhiệm vụ cá nhân mang mục đích học hỏi để biểu thị các phần mới mẻ của đặc tính con người. Những phần nào của linh hồn không làm thành một với Thượng đế thì giúp tạo ra hoá thân đặc hiệu nhằm mục đích học hỏi phương thức làm thành một với tạo hóa mà vẫn giữ được cá tính. Nhiệm vụ trần gian là một quà tặng mà mỗi linh hồn đi vào cuộc đời thể chất này mang đến cho thế gian. Nhiều khi nó cũng tựa như nhiệm vụ cuộc đời trước đây đã đến một cách tự nhiên. Nghệ sĩ mang nghệ thuật, thầy thuốc mang tài chữa trị, nhạc sĩ mang âm nhạc, người mẹ mang dưỡng dục và yêu thương, v.v. Vào những lúc khác , con người phải phấn đấu qua nhiêù đôổ thay trong công việc, bước vào cái mà người đó cuối cùng có thể thực hiện trong nhiệm vụ cuộc đời của mình. Tài năng và sự trong sáng khi gánh vác nhiệm vụ cuộc đời tùy thuộc nhiều vào việc hoàn tất nhiệm vụ học hỏi cá nhân.
Thân thể con người là kết tinh của các trường năng lượng bao quanh trong thế giới thể chất, chúng vốn là một phần của mỗi con người . Những trường năng lượng này chứa đựng nhiệm vụ của mỗi linh hồn. Vậy có thể coi cấu trúc đặc tính như là kết tinh của những vấn đề cơ bản hoặc nhiệm vụ cá nhân mà con người đã chọn để hoá thân và giải quyết. Vấn đề nhiêm vụ được kết tinh trong thân thể và được giữ tại đó để cá thể dễ nhìn thấy mà tiến hành công việc. Bằng cách nghiên cứu cấu trúc đặc tính của mình vì nó liên quan đến thân thể, ta tìm ra được chìa khóa để tự chữa trị và tìm ra nhiệm vụ cá nhân cũng như nhiệm vụ trần gian của mình.
Căn bệnh cơ bản mà tôi thấy ở số đông người được tôi chữa từ trước tới nay là căm ghét bản thân . Theo tôi, căm ghét bản thân là căn bệnh bên trong cơ bản của mọi người, duy chỉ có điều sự căm ghét bản thân và sự không chấp nhận các biểu lộ của bản thân hiện ra như thế nào là tùy theo cấu trúc đặc tính khác nhau. Do chỗ ta hoạt động để hiểu thấu các động lực của mình ở mức hằng ngày, ta có thể học chấp nhận bản thân qua quá trình này. Ta có thể được sống nhiều năm bằng ý chí Thượng đế (Thượng đế trong ta), bằng sự thật và bằng yêu thương – đây là toàn bộ các bước đi của quá trình nhận thức bản thân, nhưng đến khi ta có yêu thương vô điều kiện thì ta vẫn chưa về đến nhà. điều này có nghĩa là khởi hành cùng với bản thân mình. Ta có thể yêu thương bản thân vô điều kiện được không, kể cả khi ta thấy những khiếm khuyết của mình? Ta có thể tha thứ cho bản thân được không, khi ta làm cho bừa bộn mọi thứ? Liệu ta có thể, sau khi làm bừa bộn mọi thứ, đứng thẳng lên và nói “Tốt, tọi sẽ học hỏi từ cái này này”. Tôi là con người của Thượng đế” “Tôi tự xếp mình lên ngang hàng với ánh sáng và vẫn đi qua bất cứ cái gì nó đòi hỏi, để tìm đường trở về với Thượng đế bên trong của mình và trở về nhà” Cứ thế, với ý nghĩa đó, ta hãy trở lại với các cấu trúc đặc tính, biết rằng việc đối thoại với những vấn đề sâu sắc hơn liên quan đến lý do tại sao mỗi chúng ta trước hết lại là một dạng hoặc một dạng phối hợp của cấu trúc đặc tính, chắc hẵn sẽ trải qua cả một đời người.
Công trình nghiên cứu mà BS AL Lowan và BS John Pierrakos cùng tiến hành đã xếp loại những diện mạo chủ yếu của cấu trục đặc tính ở các mức thể chất và nhân cách. Joihn Pierrakos thêm vào đó các diện mạo tâm linh và năng lượng. Ông thay đổi định nghĩa cáccấu trúc đặc tính bằng cách thêm chiều tâm linh của nhân loại vào những yếu tố đơn thuần sinh học và bệnh tật mà Reich đã phát triển. Góp phần vào công trình naỳ, Pierrakos liên hệ chức năng luân xa với các cấu trúc đặc tính. Tôi nâng cao thêm công trình nghiên cứu ấy và phát triển các mô hình hào quang chung của từng cấu trúc đặc tính, như được trình bày torng các hình 13-5 tới 13-8, và các hệ thống hòng vệ năng lượng trình bày trong Chương 12.
Các hình 13-1. 13-2 và 13-3 trình bày các bảng cho thấy những đặc tính chủ yếu của mỗi cấu trúc. Các bảng này được sưu tập nhờ lớp huấn luyện về năng lượng sinh học của BS Jim Cos năm 1972 và lớp huấn luyện về năng lượng nòng côt của BS John Pierrakos năm 1975 mà tôi đã được học. Tôi thêm phần thông tin trường năng lượng rút ra từ công trình nghiên cứu bản thân.
Cấu trúc tâm thần phân lập,
Cấu trúc đặc tính đâù tiên đầu tiên với nghĩa là điểm ngắt chủ yếu của dòng năng lượng sống xảy ra trước nhất) được mệnh danh là cấu trúc tâm thần phân lập. Trong trường hợp này, trải nghiệm chấn thương đầu tiên xảy ra trước khi đứa bé chào đời, lúc mới lọt lòng hoặc vài ba ngày sau khi sinh: Chán thương thường tập trung xung quanh một vài thái độ thù nghịch nhận trực tiếp từ bố hoặc mẹ. chẳng hạn sự tức giận của bố mẹ, bố mẹ không muốn có con hoặc chấn thương trong quá trình sinh nở chẳng hạn như người mẹ bị phân cách với con về mặt cảm xúc và đứa trẻ cảm thấy bị bỏ rơi. Phạm vi những sự kiện như vậy rất lớn, một sự phân cách mẹ con không đáng kể có thể gây chấn thương mạnh cho đứa trẻ nhưng lại không mảy may ảnh hưởng đến đứa khác. Điều này có liên quan đến bản chất của linh hồn nhập và nhiệm vụ mà nó chọn cho bản thân trong cả cuộc đời.
NHỮNG DIỆN MẠO CHÍNH CỦA TỪNG CẤU TRÚC ĐẶC TÍNH
BẢN CHẤT NHÂN CÁCH




Hình 13-2
NHỮNG DIỆN MẠO CHÍNH CỦA TỪNG CẤU TRÚC ĐẶC TÍNH
HỘ THỐNG THỂ CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG




Hình 13
NHỮNG DIỆN MẠO CHÍNH CỦA TỪNG CẤU TRÚC ĐẶC TÍNH
QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VỚI NHAU




Phòng vệ năng lượng tự nhiên dùng để chống lại chấn thương đó vào giai đoạn này của cuộc đời chỉ đơn giản là quay lui về thế giới tâm linh nơi linh hồn xuất phát. Phòng vệ được phát triển và sử dụng cho loại cấu trúc đặc tính này, cho đến khi người này dễ dàng rút lui vào một nơi nào đó “ở xa”, bên trong thế giới tâm linh (xem hình 12-3). Phòng vệ đó trở nên quen thuộc, và người này sử dụng nó trong bất cứ tình huống nào mình cảm thấy bị đe doạ. Để bù đắp cho phòng vệ của mình là bay đi xa, anh ta cố gắng giữ chặt bản thân lại ở mức nhân cách. Lỗi lầm căn bản của người naỳ là sợ - sợ mình không có quyền tồn tại. Trong khi tương tác với người khác, có thể là với thầy thuốc hay bạn bè, anh ta thường ăn nói bằng một ngôn ngữ đã phi nhân cách hoá, bằng những từ tuyệt đối và có khuynh hướng tri thức hoá. điều này chỉ dẫn đến thêm nhiều trải nghiệm tách mình ra khỏi cuộc đời và không thực sự tồn tại.
Khi người này tự mình đến xin chữa bệnh, lời than phiền ra mắt sẽ là nhiều nỗi sợ hãi và lo âu. Trong hoạt động chữa trị, lối thoát phải ở chỗ bệnh nhân cảm thấy mình tồn tại, anh ta phải cảm nhận sự hòa hợp, nhưng để sống sót anh ta tin rằng mình phải tách ra. Như vậy, anh ta có ý đồ tiêu cực là tách ra. Điêù đó tạo nên dâú nối kép “Tồn tại có nghĩa là chết” Để giải quyết vấn đề này trong điêù trị, anh ta cần tăng cường biến giới xác định con người thực của mình và cảm thấy được sức lực của mình trong thế giới thế chất.
Trong quá trình điều trị, sau khi bệnh nhân ngừng cố gắng tỏ ra cho thầy thuốc biết rằng mình là chàng trai dễ chịu, và bắt đâù hoạt động, lớp thứ nhất của nhân cách mà ta bắt gặp được sẽ là phần trách móc, đôi khi gọi là cái mặt nạ, nói: “Tôi sẽ bác bỏ anh trước khi anh bác bỏ tôi. “Sau khi tiến hành thao tác bới sâu vào nhân cách, các xúc cảm cơ bản, đôi khi được mệnh danh là bản nhã bậc thâấ hoặc bản ngã bóng ,sẽ nói: “Anh cũng không tồn tại” Sau đó, khi bắt đâù giải quyết vấn đề thì phần phát triển cao hơn của nhân cách. Đôi khi được mệnh danh là quyền lực bậc cao hay bản ngã cao cấp của nhân cách, nỗi bật lên và nói: “Tôi có thực” .
Những người có các đặc tính tâm thần phân lập có thể dễ dàng rời bỏ thân thể mình và làm như vậy hết sức đêù đặn. Ở mức thân thể, kết quả cho thấy một thân thể hiện ra như một kết hợp các mảnh không gắn chặt hoặc hợp nhất với nhau. Những người này thường cao và gầy, song một số trường hợp lại to béo. Sự căng thẳng bên trong có khuynh hướng thể hiện thành nhiêù quầng quanh thân thể. Các khớp thường là yêú, và thân thể thường ở trang thái mất phối hợp, tay và chân lạnh. Họ thường hoạt động quá mức và không liên kết với đất . Có một tắc nghẽn chủ yếu ở cổ, gần nền sọ, thường có màu xanh xám thẫm. thường có năng lượng vọt ra khỏi nền sọ. Nhiều khi có xoắn vặn trong cột sống, gây nên bởi thói quen vặn mình len lách để tránh thực tại vật chất khi người đó bay ra một phần khỏi thân thể. Cổ tay, mắt cá chân và vắp chân yếu ớt và thường không liên kết với đất. Một vai có thể to hơn vai kia (thậm chí khi người đó không chơi tennis). Nhiêù khi đâù nghoẹo về một bên , và ánh mắt nhìn mơ màng như thể một phần của người này nằ tận đâu đâu. Anh ta như vậy đấy. Có thể đôi khi anh ta nói chuyên “dễ bong ra từng mảnh”. Nhiều người trong số này bắt đầu thủ dân từ khi còn bé. Cho rằng con đường liên kết với sinh lực là qua bản năng sinh dục của họ. Điêù này giúp họ cảm thấy mình “đang tồn tại” trong khi họ không thể liên kết được với người khác ở xung quanh.
Cái mà người có đặc tính tâm thần phân lập tránh xa qua việc sử dụng hệ thống phòng vệ của mình là là nỗi khiếp sợ nội tâm, khiếp sợ bị hủy diệt. Cố nhiên anh ta không thể xử lý được điêù đó như đứa trẻ bởi vì anh ta hoàn toàn lệ thuộc vào những ai làm cho anh ta kinh hải hoặc những ai mà anh ta cảm thấy hoàn toàn bỏ rơi mình giữa giờ phút trọng đại khó khăn nhất là quá trình lọt lòng. Như một đứa trẻ, người có đặc tính tâm thần phân lập cản nhận sự thù nghịch trực tiếp của ít nhất là bố hoặc mẹ, những người mà anh ta dựa vào để sống sót. Trải nghiệm này khởi đâù cho nỗi khiếp sợ về sống còn của anh ta.


Người có đặc tính tâm thần phân lập có thể tìm được cách thoát khỏi nỗi khiếp sợ bị hủy diệt trong nội tâm mình khi mà anh ta, với tư cách người lớn, nhận ra rằng nỗi khiếp sợ của mình hiện tại có liên quan với cơn thịnh nộ nội tâm hơn là với cái gì khác. Cơn thịnh nộ bắt nguồn từ việc tiếp tục trải nghiệm thế giới như là một nơi lạnh lẽo, thù nghịch mào ở đó sự cô lập được áp đặt lên bất cứ người nào muốn sống sót. Một phần trong con người có đặc tính tâm thần phân lập hoàn toàn tin rằng điều đó là tính chất của thực tại vật chật. Bên dưới cơn thịnh nộ này là nỗi đau ghê gớm biết rằng cái mà anh ta cần là được người khác yêu thương, quan hệ đầm ấm và nuôi dưỡng nhiệt thành; nhưng nhiêù trường hợp anh ta đã không tạo nên được cái đó trong đời mình
Nỗi khiếp sợ của người này là ở chỗ cơn thinh nộ của chính anh ta thường làm cho anh ta thổi tung các mãnh vụn sẽ bay rắc vào vũ trụ. Chìa khóa cho người này là dần đần đối mặt với cơn thịnh nộ của bản thân mà không cần bay đi xa để phòng vệ. Nêú anh ta có thể đứng trên mặt đất và để cho nỗi khiếp sợ và cơn thịnh nộ đi ra ngoài, thì anh ta sẽ làm nhẹ bớt nỗi đau cũng như khát vọng được liên kết với người khác và sẽ tìm chỗ để cho lòng yêu thương bản thân đi vào. Yêu thương bản thân đòi hỏi thực hành. Tất cả chúng ta đều cần đến nó, không kẻ ta có thể thuộc loại kết hợp cấu trúcđặc tính nào. Yêu thương bản thân bắt nguồn từ chỗ sống theo cung cách nào đó để không tự phản bội. Nó bắt nguồn từ chỗ sống theo sự thật nội tại, cho dù sự thật đó là gì chăng nữa. Nó bắt nguồn từ chỗ không tự phản bội. Có thể thực hành nó qua các bài tập đơn giản về yêu thương bản thân đượcđề ra trong đợt chữa trị cuối cùng.
Trường năng lượng của cấu trúc tâm thần phân lập
Cấu trúc tâm thần phân lập được biểu thị chủ yếu bằng những điểm gián đoạn của trường năng lượng, tựa như những mất cân bằng và đứt gãy. Năng lượng chủ yếu của người này được giữ sâu trong cốt lõi của người đó và thường bị đông cứng lại cho đến khi liệu pháp và thao tác chữa trị được tiến hành để giải phóng nó. Hình 13-4 cho thấy ranh giới mõng manh và đứt đoạn của cơ thể etheric thuộc cấu trúc này cùngvới những chỗ rò năng lượng ở các khớp. Màu của nó thường là xanh rất nhạt. Vầng kế cận và các cơ thể tâm thần hiện ra, có lúc bị giữ chặt và đông cứng, có lúc chuyển động vòng quanh bừa bãi mà không có cân bằng năng lượng phải trái trước sau. Thường là trường sáng hơn với nhiều năng lượng hơn ở một nửa thân và ở phía sau đầu. Các cơ thể tâm linh của người cóđặc tính tâm thân2 phân lập thường khoẻ và sáng với những màu sắc chói lòa ở vầng hào quang thứ sáu hay cơ thể thượng giới. Hình thaí bầu dục hay vầng ketheric mẫu thường hiện ra rất sáng, với màu của bạc hơn là của vàng. Ranh giới của nó thường lan tỏa và không được bơm căng hoàn toàn, với hình quả trứng thu hẹp ở phía chân tại đây nhiêù lúc thấy ốm yếu.
Mất cân bằng hào quang, chủ yếu thấy được ở ba cơ thể bên dưới, lan tới các luân xa qua thao tác chữa trị; nhiêù luân xa xoay ngược chiều kim đồng hồ. Điều đó có nghĩa là chúng phân phát nhiêù năng lượng hơn là thu nhận vào. Luân xa bị nhiễu loạn tương ứng với những phẩm chất trongcấu trúc đặc tính đòi hỏi cải biến. những luân xa xoay thuận chiêù (khai mở) thường không cân đối, chứng tỏ rằng chúng cũng không hoạt động một cách cân bằng dù có “khai mở” chăng nữa. Năng lượng chảy quam ột phần của luân xa sẽ nhiều hơn ở phần kia. Mất cân bằng này thưởng xảy ra một bên; nghĩa là năng lượng chảy qua phía trái phía phải của luân xa có thể nhiều hơn phiá trái . Do vậy, người này thường có khuynh hướng trở nên hoạt bát hơn hoặcthậm chí có thể trở nên hung hăng hơn là dễ tiếp thu tại khu vực do mô tả ở Chương 10 bằng thuật ngữ “phân tách hoạt bát/ dễ tiếp thu” Một hình chéo hay elip ghi được bằng con lắc biêủ thị một luân xa mất cân đối xuất hiện trước mắt nhà thấu thị, như được trình bày trong Hình 13-4.
Các Luân xa thường khai mở là trung tâm sinh dục phía sau (luân xa 2), đám rối thái dương (luân xa 3), trán (luân xa 6) và đỉnh đầu (luân xa 7). Các trung tâm thứ saú và thứ bảy phối hợp với trí năng tâm thần và phi thể chất mà anh ta thường toàn tâm hướng tới trong cuộc đời mình. Người này cũng hoạt động thông qua ý chí (luân xa 2). Các dung mạo luân xa này biến thiên và thay đổi trong suốt công cuộc cải biến của con người, Khi cá thể khai mở sâu vào chiều thứ ba và cuộc sống thể chất thì càng có thêm luân xa khai mở. Nhiêù khi trung tâm sinh dục phía sau không khai mở lúc bắt đâù thao tác.
Phần dưới của Hình 13-4 cho thấy mức độ tương đối của năng lượng sáng hoạt động trong khu vực não. Sáng chói nhất, hoạt động mạnh nhất là vũng chẩm (vùng phía sau đầu), và kém nhất là vùng trán. hoạt động mạnh thứ nhì là con mắt thứ ba và vùng não thất ba, được liên kết với nhau bằng một nhịp câù sáng choí. rồi đến các thùy bên của não phối hợp với ngôn ngữ. Có những vùng não khá rộng hiện ra kém hoạt động.
Có thể thâý năng lượng thấp ở vùng trán biêủ lộ trong cái nhìn trống rỗng. “Không còn đấy”, thường gặp ở người có đặc tính tâm thầm phân lập. Anh ta thường hướng năng lượng của mình đi lên dọc theo cột sống và ra khỏi vùng chẩm (phía sau đâu) tạo nên một chỗ phình năng lượng về phía sau đầu. Đó là cách tránh né các tiếp cận tại-đây-và-bây-giờ trong bình diện thể chất.
Các hệ thống phòng vệ năng lượng được người có đặc tính tâm thần phân lập sửdụng chủ yêú là dạng con nhím, dạng rút lui và dạng ngay cạnh nó, như mộ tả ở Chương 12, Hình 12-3. Dĩ nhiên là người có bất cứ cấu trúc nào đêù có thể sử dụng các dạng phòng vệ khác nhau vào những thời điểm khác nhau.
Bản ngã cao cấp và nhiệm vụ cuộc đời của đặc tính tâm thần phân lập
Trong quá trình sinh trưởng của con người, điều quan trọng thường xuyên là phải hết sức trung thực đối với bản thân cũng như đối với những thiếu sót của bản thân để mà tác động lên nhằm cải biến chúng. Nhưng sẽ không có lợi cho sức khỏe nêú dừng lại quá lâu với những tiêu cực của bản thân. Luôn luôn phải cân bằng sự chú ý đến những phần cải biến đó, kèm theo quan tâm tìm ra bản hcất của bản ngã cao cấp, ủng hộ nó, đề cao nó và để cho nó tiến về phía trước. Sau rốt là sẽ tiến hành cải biến nào, phải không?
Những người thuộc đặc tính tâm thần phân lập hoặc có ít nhiều đặc tính này trong bản chất nhân cách của họ thường là những người rất tâm linh. Họ có cảm nhận sâu sắc về mục đích sâu xa của cuộc đời. Nhiều khi họ cố gắng tìm cách đưa thực tại tâm linh vào cuộc sống thế tục của những người xung quanh. Họ là những người rất sáng tạo có nhiêù tài năng và nhiêù ý đồ sáng tạo, có thể ví họ như một lâu đài dẹp có nhiều phòng, từng phòng được trang hoàng một cách trang nhã và phong phú theo một phong cách, một nền văn hóa và một thời đại riêng. Phòng nào cũng thanh lịch đúng cách của nó vì người có đặc tính tâm thần phân lập đã trải qua nhiều cuộc đời trong đó anh ta phát triễn một phạm vi rộng lớn các tài năng (những căn phòng được trang trí). Vấn đề là ở chỗ các căn phòng không có cửa thông nhau. để đi từ phòng nọ sang phòng kia, người có đặc tính tâm thần phân lập phải leo ra ngoài cửa sổ, xuống thang rôì lại theo thang bước lên cửa sổ mà vào phòng kế cận. Điêù này thật bất tiện. Người có đặc tính tâm thần phân lập cần hợp nhất bản chất của mình để tạo cửa thông thương giữa các căn phòng đẹp đẽ naà, như vậy anh ta mơi dễ dàng đi vào được tất cả các phần của bản chất mình.

Noí chung, người ta có thể nói rằng nhiệm vụ cá nhân của người có đặc tính tâm thần phân lập có liên quan đến việc đối phó với nỗi khiếp sợ và cơn thịnh nộ nội tâm vẫn ngăn cản anh ta cụ thể hóa những khả năng sáng tạo to lớn của mình. Hiện tại, nỗi khiếp sợ và cơn thịnh nộ giữ cho các phần của con người anh ta tách biệt ra, bởi vì anh ta sợ rằng mọi tài năng sáng tạocủa mình sẽ cùng ập đến mạnh mẽ. Nhiệm vụ anh ta cũng liên quan đến việc cụ thể hóa hay khắc hoạ tính tâm linh của anh ta trong thế giới vật chất. Có thể điều này được tiến hành qua sự sáng tạo của anh ta, chẳng hạn như viết văn, phát minh sáng chế, giúp đỡ mọi người, v.v. Nhưng những nhiệm vụ này rất riêng tư và không cần phải phổ biến ra.




Cấu trúc mồm miệng.

Đặc tính mồm miệng được tạo ra khi sự phát triển bình thường bị ngưng lại trong suốt giai đoạn học nói. Nguyên nhân là sự bỏ rơi. Giữa tuổi thơ, anh ta trải nghiệm tình trạng mất mẹ bằng chết chóc, bệnh tật hoặc thoái bộ. Người mẹ ban phát cho con nhưng không đủ. Nhiều khi người mẹ "làm ra vẻ" ban phát - hoặc ban phát bất đắc dĩ. Đứa trẻ bù vào mất mát đó bằng cách trở nên "độc lập" quá sớm, nhiều khi bằng cách nói chuyện hoặc dạo chơi quá sớm trước tuổi. Như vậy, trẻ trở nên lẫn lộn về cảm thụ và sợ không dám đòi hỏi cái mà nó thực sự cần bởi vì từ sâu trong nội tâm nó đã chắc chắn là sẽ không được đáp ứng. Các cảm nghĩ về nhu cầu được chăm sóc dẫn đến tính lệ thuộc, khuynh hướng bám víu, lòng tham và tính hung hăng có mức độ. Đứa trẻ bù lại bằng một ứng xử độc lập, ứng xử này sẽ tan tành dưới tác dộng của stress. Tính dễ tiếp thu của nó sau đó trở thành tính tiêu cực hằn học, và tính hay gây gổ trở thành tính tham lam.
Người có cấu trúc mồm miệng về cơ bản là người bi tước đoạt, cảm thấy trống rổng và không muốn lãnh trách nhiệm. Thân thể thì không phát triển, bắp thịt dài, mỏng, nhẽo và suy sụp trong tình trạng ốm yếu. Người nầy không có vẽ người lớn và thành thực, ngực lép nhạt nhẽo, hơi thở nông, và có thể cặp mắt cứ hút lấy năng lượng của bạn. Về phương diện tâm lý động lực học, nhân cách này bám chặt và níu lấy người khác để chống lại nỗi sợ hãi bị bỏ rơi. Người này không thể sống một mình, trải nghiệm một nhu cầu cường điệu về nhiệt tình và sự ủng hộ của người khác. Anh ta tìm cách lấy những cái đó từ "bên ngoài " nhằm bù đáp cho cảm giác kinh khủng về nỗi trống trảI nội tâm. Anh ta nén những cảm nghĩ dữ dội; về khát vọng và gây gổ. Cơn thinh nộ của anh ta đối với sự bỏ rơi được kìm giữ. Anh ta sử dụng bản năng sinh dục để được tiếp xúc.
Người có cấu trúc mồm miệng đã trải nghiệm nhiều thất vọng trong đời, nhiều phen bị từ chối khi anh ta thử chìa tay ra. Do đó anh ta cay đắng thấy rằng mình có kiếm được cái gì chăng nữa cũng chẳng bao giờ đủ. Anh ta không thể thỏa mãn vì anh ta tìm cách thỏa mãn khát vọng nội tâm mà mình đã khước từ bằng cách bù lại bằng một cái gì đó. Ở mức nhân cách, anh ta đòi hối được cúc dục và đền đáp.Trong khi tương tác với người khác, anh ta thường phát biểu bằng những câu hỏi gián tiếp gợi ý sự chăm sóc của người khác. Nhưhg điều này không làm anh ta hài lòng bởi vì anh ta là người lớn chứ không phải trẻ con.
Lời than phiền ra mắt của anh ta khi bước vào điều trị là thụ động và mệt mỏi. Trong thao tác chữa bệnh, lối thoát là tìm ra được sự nuôi dưỡng trong cuộc đời. Nhưng để làm cho các nhu cầu của mình được đáp ứng, anh ta tin rằng mình có cơ phải chiu sự từ bỏ hoặc chịu sự giả vờ của người khác. Như vậy ý đồ tiêu cực của anh ta sẽ là “Tôi sẽ làm anh đưa cái đó cho tôi." hoặc”Tôi không cần đâu." Điều này lần lượt tạo nên một dấu nối kép Nếu tôi đòi hỏi thì không phải là yêu thương; nếu tôi không đòi hỏi thì tôi lại không được." Để giải quyết vấn đề nầy trong điều trị, anh ta cần tìm ra và thừa nhận các nhu cầu của mình và học cách sống cuộc đời của mình theo lối nào đó để các nhu cầu này được đáp ứng. Anh ta cần học cách dựa vào sức mình là chính.
Trong quá trình điều tri, lớp thứ nhất của nhân cách mà ta bắt gặp sẽ là cái mặt nạ. Nó nói "Tôi không cần bạn." hoặc Tôi sẽ không đòi hỏi." .Sau khi tiến hành thao tác đào bới sâu hơn vào nhân cách thì bản ngã bậc thấp hoặc bản ngã bóng sẽ nói: "Hãy chăm sóc tôi." Sau đó, khi bắt đầu giải quyết thì bản ngã cao cấp của nhân cách hiện ra để nói: "Tôi thỏa mãn, no nê."
Trường năng lượng của cấu trúc mồm miệng. 
Người có cấu trúc đặc tính mồm miệng (hình 13-5) có khuynh hướng có một trường năng lượng bị suy yếu phẳng lặng và yên tĩnh. Năng lượng chủ yếu khu trú ở đầu. Vầng etheric bị giữ sát mặt da và màu cũng nhạt. Cơ thể cảm xúc cũng bị giữ chặt, ít màu sắc và có đặc tính suy yếu toàn bộ. Cơ thể tâm thần sáng và thường có màu hơi văng. Các vầng bên trên của hào quang không thật sáng. Hình thái quả trứng ở ngoài cùng (vầng thứ bảy) không được bơm hoàn toàn, không sáng, có thêm một lớp sáng óng vàng ánh bạc thêm vào phần bên cạnh màu bạc, và suy yếu ở xung quanh vùng chân.
Các luân xa phần lớn có thể bị bịt hoặc mất năng lượng ở người có dạng đặc tính mồm miệng chưa được qua quá trình thao tác mấy. Chắc là anh ta thường hay có trung tâm đỉnh đầu và trán khai mở hơn cả, điều này giải thích tính trong sáng. tâm thần và tâm linh của anh ta. Nếu người này đã tiến hành thao tác phát triển của cá thể thì có thể anh ta có trung tâm tình dục phía trước cũng khai mở như vậy. Do đó anh ta quan tâm đến tình dục và có một số cảm nghĩ về tình dục.
Dung mạo hoạt động trong trường năng lượng của anh ta ở đầu được chỉ rõ ở cuối Hình 13-5. Điều đó cho thấy phần lớn năng lượng khu trú ở các thùy trán và thùy bên của não, và năng lượng thấp nhất ở phần sau của vùng chẩm. Do vậy mà người có đặc tính mồm miệng tập trung vào hoạt động trí óc và ngôn từ chứ không tập trung vào hoạt động thể chất.
Các cơ chế phòng vệ được người có đặc tính mồm miệng sử dụng chủ yếu là các dạng khước từ miệng, hút vào, và dạng mũi tên mồm có thể được dùng để gây chú ý hơn là kích động cơn thịnh nộ, nghĩa là không giống như phương thức mà những mũi tên mồm do ngườI có cấu trúc thống dâm sử dụng, như đã nói rõ trong chương 12.
Nhiệm vụ cuộc đời và bản ngã cao cấp
của cấu trúc mồm miệng. 

Người có đặc tính mồm miệng cần học hỏi lòng tin cậy vào sự phong phú của vũ trụ và đảo ngược quá trình tước đoạt. Anh ta cần cho . Anh ta cần từ bỏ vai trò nạn nhân và thừa nhận cái anh ta có được. Anh ta cần đối mặt với nỗi sợ phải sống một mình, đi sâu vào khoảng trống bên trong và thấy nó sóng đôi với cuộc đời. Khi anh ta thừa nhận những nhu cầu của chính mình và dựa vào sức mình là chính thì bấy giờ anh ta sẽ có thể nói: « Tôi có cái đó." và để cho năng lượng nòng cốt khai mở và tuôn chảy.
Viễn tượng bên trong của người có đặc tính mồm miệng giống như một dụng cụ âm nhạc tinh tế, như một cây đàn vĩ-cầm Stradivarius. Anh ta cần chỉnh âm một cách chính xác cho nhạc cụ của mình và sáng tác bản giao hưởng của chính mình. Khi anh ta chơi giai điệu duy nhất của mình trong bản giao hưởng của cuộc đời thì anh ta sẽ được đền đáp. Khi bản ngã cao cấp được giải phóng, người có đặc tính mồm miệng có thể sử dụng tốt trí thông minh của mình vào công việc sáng tạo trong nghệ thuật và khoa học. Anh ta sẽ là một nhà giáo có thiên tính vì quan tâm đến nhiều việc đến thế, và có thể liên kết thường xuyên điều anh ta biết với yêu thương đi thẳng từ trái tim.
Cấu trúc thái nhân cách 
Trong tuổi ấu thơ, người có cấu trúc thái nhân cách trải nghiệm sự quyến rũ kín đáo của bố (nếu là con gái) hoặc của mẹ (nếu là con trai) - khác giới. Người bố hay người mẹ này cần đến mọi điều ở trẻ. Người có cấu trúc thái nhân cách làm thành bộ ba cùng với bố mẹ và thấy khó mà nhận được sự ủng hộ của mẹ (nếu là con gái) hay cha bố (nếu là con trai) – cùng giới. Người nầy đứng về phía người khác giới, không thể có được cái mình cần, cảm thấy bị phản bội rồi bù lại theo lối vận động bố hoặc mẹ bằng mánh khóe.
Đáp lại tình thế đó, người này tìm cách kiểm soát người khác bằng bất cứ cách thức nào. Để làm việc ấy, người này phải chống chế, thậm chí nói dối nếu cần. Người này đòi hỏi sự ủng hộ và khuyến khích, nhưng trong khi tương tác với người khác lại thường hay áp đặt sự vận động ấy, như "Bố (mẹ) phải..." để gợi ý cho họ phục tùng mình. Cách ứng xử đó không thu hoạch được sự ủng hộ.
Trong diện mạo tiêu cực của mình, người có cấu trúc nói trên có xu hướng mãnh liệt vươn tới quyền lực và nhu cầu thống trị người khác. Người này có hai biện pháp để đạt tới quyền lực đó: bắt nạt và áp đảo hoặc đục khoét bằng quyến rũ. Nhiều khi giới tính của người nầy là thù nghịch với nhiêu ý nghĩ kỳ cục. Người đã đầu tư vào một bức tranh tưỏng tượng về bản thân và có những cảm nghĩ rõ rệt về sự hơn người của mình và khinh miệt kẻ khác, cái vẫn che đậy cho những cảm nghĩ sâu sắc về sự thấp kém của bản thân.
Lời than phiền ra mắt của anh ta lúc bước vào chữa bịnh là mình có những cảm giác thất bại. Người nầy muốn thăng cuộc. Nhưng được ủng hộ có nghĩa là đầu hàng, và người nầy tin rằng điều đó có nghĩa là thất bại. Như vậy ý đồ tiêu cực của người nầy là " Ý muốn của ta phải được thực hiện ». Cái đó tạo nên một dấu nối kép « Tôi phải đúng hoặc tôi chết ». Để giải quyết được vấn đề ấy trong điều trị, người nầy cần phải học tin cậy.
Trong quá trình điều trị, lớp thứ nhất của nhân cách mà ta bắt gặp thường là cái mặt nạ. Nó bảo : “Tôi đúng, bạn sai” . Sau khi đào bới sâu hơn vào nhân cách, bản ngã bậc thấp hay bản ngã bóng sẽ nói : «Tôi sẽ kiểm soát bạn». Khi bắt đầu quyết định thi bản ngã cao cấp của nhân cách hiện ra để bảo : “Tôi chịu thua”.
Nửa thân trên dường như nổ tung, và thiếu dòng chảy giữa nửa thân trên và nửa thân dưới. Vùng chậu của người nầy nạp thiếu năng lượng, lạnh và bị giữ chặt. Có căng thẳng nghiêm trọng ở vai, nền sọ và mắt ; chân yếu, và anh ta không có liên kết với đất. Người có cấu trúc thái nhân cách chống lại nỗi sợ hỏng việc và thất bại. Người nầy bị giằng xé giữa tình trạng lệ thuộc vào người khác và nhu cầu kiểm soát họ. Người nầy sợ bị kiểm soát và bị sử dụng, sợ bị đặt vào tư thế nạn nhân là điều sỉ nhục cho mình ghê gớm. Bản năng sinh dục được sử dụng vào trò chơi quyền lực ; niềm vui so với sự chinh phục chỉ là phụ. Người nầy tìm cách không biểu lộ nhu cầu bằng cách làm cho người khác cần đến mình.
Trường năng lượng của cấu trúc thái nhân cách. 
Năng lượng chủ yếu khu trú ở nửa thân trên. Mức năng lượng của người nầy lúc đầu là hoạt động quá mức và sau đó suy sụp. Người có cấu trúc thái nhân cách (Hình 13-6) có một trường hào quang chung bị suy yếu ở đáy tại tất cả các mức hào quang và được tăng lực ở chóp ; vậy là hình quả trứng cũng bị vặn vẹo như thế. Vầng etheric kém dầy dặn về phía chân và nhìn chung có màu sắc xanh sậm hơn và tông màu khỏe hơn là phía sau. Cơ thể cảm xúc ở chóp cũng dầy dặn hơn. Cơ thể tâm thần nhô về phía trước thân thể hơn là phía sau, trong khi cơ thể cảm xúc có thể hiện ra có chỗ phình ở trung tâm ý chí khu trú giữa hai xương bả vai thường giản rộng. Ở nửa trên, các vầng hào quang bên trên cũng khỏe hơn và sáng hơn.
Dung mạo luân xa ở cấu trúc thái nhân cách thường cho thấy các trung tâm ý chí khai mở tại vai và nền cổ, với những trung tâm ý chí nằm giữa hai xương bả vai cực kỳ rộng và sử dụng quá mức, trung tâm trán và trung lâm đỉnh đầu khai mở, còn phần lớn các trung tâm khác, đặc biệt các trung tâm cảm giác, đều bị bít. Trung tâm sinh dục phía sau có thể khai mở một phần. Như vậy là người này chủ yếuhoạt dộng bằng năng lượng tâm thần và ý chí. Hoạt động năng lượng ở não mạnh và sáng sủa trong các thùy trán, giảm về phía sau đầu, rất yên tĩnh và thường có màu tối trong vùng chẩm. Điều đó cho thấy người này quan tâm chủ yếu đến mục tiêu trí tuệ chứ không quan tâm đến hoạt động thân thể nào khác hơn nhằm phục vụ cho ý chí năng động. Trí tuệ cũng được sử dụng để phục vụ ý chí. Vấn đề là ở chỗ: Từ các thùy trán hoạt động mạnh mẽ, người thái nhân cách thò những cái ngoắc năng lượng ra hướng vào đầu người khác để tóm lấy họ, theo dạng phòng vệ chộp lấy. Người nầy cũng tiến hành một số lần dạng khước từ miệng; cũng có thể nổi trận lôi đình giống như cơn thinh nộ sử dụng trong dạng phòng vệ cuồng loạn, nhưng trong một hình thái năng lượng được kiềm chế, được cân bằng, không mang tính chất hỗn loạn như vậy.
Nhiệm vụ cuộc đời và bản ngã cao cấp
của đặc tính thái nhân cách – 

Người có đặc tính thái nhân cách cần tìm ra sự đầu hàng thực sự bằng cách xả dần và để cho nửa thân trên được thoải mái và xả dần khuynh hướng kiểm soát người khác, và bằng cách nhượng bộ con người sâu lắng bên trong cùng các xúc cảm tình dục của mình. Với cái đó,người này có thể thỏa mãn khát vọng được hiện hữu trong thực tại, tiếp xúc với bạn bè và cảm nghĩ như một con người. Viễn tượng bên trong của đặc tính thái nhân cách đầy những điều kỳ quặc phiêu lưu về danh dự. Tại đây, người chiến thắng là những ai có lẽ phải và trung thực nhất. Thế giới vẫn xoay quanh các giá trị cao quý được nâng lên bằng sự bền gan và lòng dũng cảm. Người này ao ước được mang điều ấy vào môi trường thể chất trong thế giới thực của mình bằng cách ấy. Một ngày nào đó người này sẽ làm được.
Khi những năng lượng bản ngã cao cấp của mình được giải thoát. người này rất trung thực và chính trực. Trí tuệ phát triển cao của người này có thể được sừ dụng vào việc giải quyết các bất đồng bằng cách giúp đỡ người khác tìm ra sự thật của họ. Qua tính trung thực của mình, người này có thể dìu dắt người khác trở nên trung thực. Người này có khả năng quản lý những dự án phức tạp và có trái tim lan
tràn ngập yêu thương.
Câú trúc thống dâm 
Trong tuổi thơ, yêu thương mà nhân vật có cấu trúc thống dâm nhận được là yêu thương có điều kiện. Mẹ anh ta thống trị và xả thân - thậm chí cho cả việc điều khiển các chức năng ăn uống và bài tiết của con cái. Đứa trẻ đi đến chỗ cảm thấy có lỗi mỗi khi nó tự khẳng định hay thử tuyên bố quyền tự do của mình. Mọi cố gắng của nó nhầm chống lại sức ép kinh khủng đè lên nó đều bị dẹp tan; bấy giờ nó cảm thấy mắc bẫy, thất bại và chịu sỉ nhục.Phản ứng lại tình huống này, nó tự kìm nén cảm nghĩ và sáng tạo. Thực tế là nó tìm cách tự kìm nén mọi thứ. Điều này dẫn đến tức giận và căm ghét. Nó đòi hỏi được tự do, nhưng khi tương tác với người khác, nó sử dụng những từ ngữ lịch sự biểu lộ ra cùng với một nỗi chán ghét rằn ri nhầm lui kéo người khác một cách gián tiếp. Điều này làm cho người khác trêu chọc nó. Rồi việc trêu chọc cho phép nó giận dữ. Đứa trẻ cũng từng nổi giận rồi, nhưng lúc này nó được quyền biểu lộ việc đó. Thế là nó bị mắc vào một chu trình làm cho nó lệ thuộc.
Về mặt tiêu cực, người này là người đau khổ rên rỉ và oán trách, bề ngoài vẫn đễ phục tùng, nhưng không bao giờ cam chịu. Người nầy ngăn chặn bên trong mình các cảm nghĩ mạnh mẽ về tức giận, tích cực, thù nghịch, trịch thượng và sợ hãi mà anh ta sẽ cho nổ bùng vào cơn thịnh nộ. Hoặc có thể liệt dương và quan tâm nhiều đến sách báo khiêu dâm. Nếu là nữ thì chắc là không có cực khoái và cảm thấy tình dục của mình bẩn thỉu.
Lòi than phiền ra mắt của người này khi đến chữa bệnh là tình trạng căng thẳng. Anh ta muốn được giải thoát khỏi căng thăng, nhưng lại tin tưởng một cách vô thức rằng việc giải tỏa căng thẳng và thừa nhận cái nằm trong nội tâm sẽ dẫn đến quy phục và sỉ nhục. Do vậy mà ý đồ tiêu cực vô ý thức của anh ta là vẫn duy trì tình trạng bị tắc nghẽn và „yêu thương tính tiêu cực". Điều này dẫn đến một cái dấu nối kép " Nếu tôi nổi giận, tôi sẽ bị sỉ nhục. Nếu tôi không nổi giận. tôi sẽ bị sỉ nhục." Để giải quyết vấn đề này trong điều trị. anh ta cần trở nên quyết đoán, được tự do và khai mở mọi liên kết tâm linh của mình.
Trong quá trình điều trị, lớp thứ nhất của nhân cách bắt gặp là cái mặt nạ. nó bảo: " Tôi sẽ tự tử (tự gây thương tích) trước khi bạn giết tôi (gây thương tích cho tôi." Sau khi tiến hành một số thao tác điều trị nhằm thăm dò viễn tượng bên trong này thì bản ngã bậc thấp sẽ trở nên hữu thức. Nó bảo: " Tôi sẽ chọc tức và khiêu khích bạn." Cuối cùng việc này giải thoát bản ngã cao cấp nó sẽ giải quyết tình huống với câu “Tôi tự do". Về thể chất, anh ta nặng và rắn chắc với các cơ bắp phát triển quá mức, cổ ngắn, thắt lưng ngắn. Căng thẳng nhiều ở cổ, hàm. họng và hẹp khung chậu ở phía dưới. Hai mông lạnh. Năng lượng của anh ta bị nghẹt trong khu vực họng. đầu thì nhô ra trước.
Về tâm lý động lực học, anh ta dằn mình lại và bị cấm chặt vào một bãi lầy trong đó anh ta rên rỉ, oán trách, kìm nén các cảm nghĩ và khiêu khích người khác. Nếu thành công trong việc khiêu khích, anh ta sẽ có lý do bào chữa cho sự nổi giận.Anh ta không có ý thức về việc khiêu khích của mình và nghĩ rằng anh ta đang cố gắng làm vui lòng
Trường năng lượng của cấu trúc thống dâm. 
Năng lượng chủ yếu của người có cấu trúc nầy được hướng nội. Anh ta hoạt động quá mức và bên trong còn sôi sục nữa. Trường của cấu trúc thống dâm (hình 13-7) phồng lên toàn bộ. Cơ thể etheric dậm đặc, dày, thô và sậm lên theo các màu sám hơn là màu xanh. Cơ thể cảm xúc đều đặn, nhiều màu và được phân bố một cách rõ ràng đều đặn như cơ thể etheric. Cơ thể tâm thần rộng và sáng cả ở phần dưới. Trí tuệ, xúc cảm hợp nhất hơn. Cơ thể thượng giới sáng xung quanh toàn bộ thân thể với các màu hoa cà, hạt dẻ và xanh. Hình quả trứng phồng lên đều đặn và có muà óng vàng thẫm.Hình trứng hơi nặng nề về phía đáy và tạo nên một hình bầu dục hơn là hình trứng. Rià ngoài cùng của nó được xác định rõ rệt với một cái gì đó quá căng thẳng và dày cộm.
Những luân xa thường khai mở ở người thống dâm trước khi bắt đầu quá trình thao tác nòng cốt là trán, đám rối thái dương và có thể trung tâm tình dục phía sau khai mở một phần. Người nầy hoạt động trong các diện mạo tâm thần, cảm xúc và ý chí của nhân cách. Mô hình hoạt động năng lượng của não cho thấy hoạt động « ở vùng trán, vùng đỉnh và vùng não thất, với một số hoạt động này lan tới một khu vực trung tâm nhỏ ở chẩm đưọc bao quanh bởi một khu vực kém hoạt động hơn. Các hệ thống phòng vệ thường được ngưòi thống dâm sử dụng là các dạng có vòi, làm thinh nghiền ngẫm và mũi tên mồm.
Nhiệm vụ cuộc đời và bản ngã cao cấp của đặc tính thống dâm 
Người có cấu trúc thống dâm cần giải phóng bản thân khỏi sỉ nhục bằng cách giải tỏa tính gây gổ của mình. Anh ta cần tích cực biểu lộ bản thân bằng bất cứ cách nào hợp với sở thích vào bất cứ lúc nào anh ta muốn.Viẽn tượng bên trong của đạc tính thống dâm tựa như bạc và vàng chạm lộng. Sức sáng tạo của anh ta tự nó biểu lộ bằng những phác thảo rối rắm tế nhị từng nét đặc biệt và thị hiếu riêng. Sắc thái nào cũng quan trọng. Khi anh ta bộc lộ tính sáng tạo phát triển cao này ra ngoài thì thế giới sẽ khiếp sợ.
Cấu trúc cứng nhắc 
Trong tuổi thơ, người có cấu trúc đặc tính cứng nhắc trải nghiệm sự chối bỏ của bố (nếu là con gái) hoặc của mẹ (nếu là con trai). Đứa trẻ traỉ nghiệm việc này như là sự phản bội lại yêu thương, bởi vì đối với nó thì thú vui thể xác, bản năng sinh dục và yêu thương đều như nhau. Để bù lại sự chối bỏ đó, đứa trẻ quyết định làm chủ mọi cảm nghĩ có liên quannỗi đau, cơn thịnh nộ và những cảm nghĩ tốt đẹp bằng cách ngăn chúng lại. Đầu hàng là chuyện kinh hãi đối với người này vì điều đó có nghĩa là giải phóng những cảm nghĩ đó một lần nữa . Do vậy, ngườI nầy sẽ không trực tiếp với tới cái anh ta cần, mà sẽ khéo léo vận động để có được cái đó.Kiêu hãnh kết hợp với cảm nghĩ yêu thương.Sự chối bỏ tình dục làm tổn thương niềm kiêu hãnh của anh ta.
Về tâm lý động lực học, ngưới cứng ngắc ngan chặn cảm nghĩ và hành động để không tỏ ra xuẩn ngốc. Anh ta có khuynh hướng trần tục, với nhiều tham vọng và hung hăng do cạnh tranh. Anh ta bảo : « tôi là bề trên và tôi biết mọi chuyện. » Bên trong anh ta ẩn náu nỗi khiếp sợ bị phản bội : bằng mọi giá, anh ta không cho phép mình dễ bị tổn thương. Người nầy sợ bị tổn thương. Anh ta ngẩn cao đầu, ươn thẳng cột sống với niềm kiêu hãnh. Anh ta có trình độ cao về làm chủ ngoại hình và đồng nhất hóa mạnh mẽ với thực tạo thể chất. Tư thế của cái tôi cường tráng được sử dụng như một biện hộ cho việc cấm buông thả. Người này sợ những quá trình không tự nguyện xảy ra bên trong con người mà không được cái tôi xác định. Bản ngã nội tâm của cá thể bị ngăn tường tách biệt ra khỏi sự thổ lộ và thu nhận cảm nghĩ. Anh ta có tình dục kèm theo khinh miệt, chứ không có tình yêu.
Trong khi ngăn chặn cảm nghĩ, người này chỉ tạo thêm nhiều kiêu hãnh. Anh ta đòi hỏi các cảm nghĩ yêu thương và tình dục của người khác, nhưng khi anh ta tương tác với họ thì lại sử dụng những người có đủ điều kiện một cách quyến rũ để vẫn không cam kết gì hết. Điều này dẫn đến cạnh tranh, không dẫn đến tình yêu. Anh ta nằm trong một vòng luẩn quẩn không mang lại cái mà anh ta mong muốn. Lời than phiền ra mắt khi bước vào điều trị (nếu một lúc nào đó anh ta đến) là anh ta không thấy có cảm nghĩ, Anh ta muốn đầu hàng cảm nghĩ, nhưng lại tin rằng cảm nghĩ sẽ chỉ gây tổn thương, cứ thế ý đồ tiêu cực của anh ta là Tôi không đầu hàng đâu." Người này chọn tình dục hơn là tình yêu, nhưng cái đó không thỏa mãn anh ta. Điều này dẫn đến cái dấu nối kép "Lựa chọn nào cũng sai . Đầu hàng sẽ gây tổn thương; cứ cố thủ trong kiêu hãnh sẽ ngăn chặn cảm nghĩ. Để giải quyết vấn đề đó trong điều trị, người này can liên kết trái tim với bộ phận sinh dục.
Trong quá trình điều trị, cái mặt nạ sẽ bảo: « Vâng, nhưng mà...". Sau một thời gian, bản ngã bậc thấp hay bản ngã bóng sẽ đi vào trong ý thức, sẽ bảo: Tôi sẽ không yêu thương bạn." Sau đó, vì các cảm nghĩ bắt đầu tuôn chảy do kết quả của thao tắc chữa trị, bản ngã cao cấp sẽ giải quyết tình huống bằng cách tuyên bố: Tôi cam kết, tôi yêu thương. " Thân thể được cân đối lại một cách hài hòa, được nạp nhiều năng lượng và hợp nhất. Nó có thể có hai loại tắc nghẽn: tắc nghẽn áo giáp tấm tựa như một tấm kim loại trên thân thể, hoặc tắc nghẽn áo giáp lưới giống một bộ quần áo bằng mạng mắt lưới phủ lên thân thể. Khung chậu nghiêng ra sau và lạnh. . .
Trường năng lượng của cấu trúc cứng nhắc 
Năng lượng chính được giữ lại ở ngoại vi và xa nòng cốt. Người có cấu trúc cứng nhắc (Hình 13-8) rất hoạt bát, có nét đặc biệt là cân bằng và hòa hợp, biểu hiện bằng một hào quang sáng chói khỏe khoắn trong phần lớn trường hợp được phân bố đều đặn trên khắp thân thể. Trường etheric mạnh mẽ, rộng và phẳng phiu, màu xám xanh và hơi thô. Cơ thể cảm xúc biểu lộ trạng thái cân bằng yên tĩnh và phân bố đều đặn. Thường nó không nhiều màu sắc như ở các cấu trúc khác nếu người này không hoạt động để khai mở cảm nghĩ. Ở sau lưng, nó có thể rộng hơn vì tất cả các trung tâm ở lưng đều khai mở. Cơ thể tâm thần phát triển và sáng. Cơ thể thượng giới có thể không sáng lắm nếu người này không khai mở nhiều cho yêu thương vô điều kiện hoặc cho tâm linh của anh ta. Vầng nhân quả hay ketheric mẫu thì khỏe khoắn, đàn hồi, rất rõ nét và có màu sáng của vàng-bạc mà chủ yếu là màu óng vàng.
Những luân xa của đặc tính cứng nhắc, thường khai mở trước khi bắt đầu thao tác theo quy trình, là các luân xa ý chí và sinh dục ở phía sau, cùng các luân xa tâm thần. Như vậy, người này sống chủ yếu bằng tinh thần và ý chí. Đám rối thái dương và đỉnh đầu có thể khai mở hoặc không. Khi anh ta bắt đầu quá trình thao tác và khai mở cảm nghĩ thì các trung tâm cảm giác phía trước bất đầu khai mở. Mô hình hoạt động của não cho thấy nhiều hoạt động ở các phía bên và đoạn trung ương phía sau của não. Trong một số trường hợp, các thùy trán cũng hoạt động mạnh như vậy, tùy thuộc vào khu vực cuộc đời mà người này quyết định tập trung vào. Nếu trước đó là những mưu đồ trí tuệ thì về sau khu vực này cũng sẽ sáng chói và hoạt động; nếu không thì nó là khu vực sáng xếp loại thứ nhì. Nếu người này theo đuổi việc phát triển về nghệ thuật, như hội họa hay âm nhạc hoặc một hình thức sáng tạo khác, tôi thấy rằng: nếu họ hoạt động trong các quá trình đó, trưởng thành và thông tỏ hơn thì các mô hình hoạt động của não trở nên cân bằng hơn với hoạt động ở phía bên, ở vùng trán và chẩm. Các nhịp cầu bắt đầu được
xây dựng trực tiếp qua đầu để hình thành một chữ thập khi được quan sát từ chỏm đầu. Khi một người bắt đầu phát triển tâm linh của mình và có các trải nghiệm tâm linh, đây là nói trong khi thiền định, thì tôi thấy có thêm nhiều hoạt động phát triển trong vòng não trung ương. Các hệ thống phòng vệ năng lượng được người cứng nhắc sử dụng nhiều nhất là dạng phô trung quyền lực-ý chí, ngăn biên giới và đôi khi cả dạng cuồng l()ạn (Hình 12-3).
Nhiệm vụ cuộc đời và bản ngã cao cấp của đặc tính cứng nhắc 
Người có đặc tính cứng nhắc cần khai mở các trung tâm cảm xúc, để cho cảm nghĩ tuôn chảy và được người khác nhìn thấy. Anh ta phải phân chia các cảm nghĩ của mình ra, dù đó là cảm nghĩ gì. Điều này cho phép các năng lượng chảy vào trong và chảy ra ngoài nòng cốt của con người và phóng thích tính duy nhất của bản ngã cao cấp.
Viễn tượng bên trong của đặc tính cứng nhắc chứa đựng phiêu lưu, đam mê và yêu thương. Có núi non để trèo, có chính nghĩa để bênh vực và có yêu thương để thi vị hóa. Như lcarus (nhân vật thần thoại Hy Lạp) - ND), anh ta sẽ bay tới mặt trời. Tựa Moses (nhân vật trong Kinh thánh - ND), anh ta sẽ dẫn dắt dân tộc mình tới Miền Đất Hứa. Anh ta sẽ truyền cảm hứng khởi cho người khác hàng yêu thương và đam mê đối với cuộc sống. Rồi anh ta sẽ là người lãnh đạo bẩm sinh trong phần lớn những nghề nghiệp mà anh ta mong ước. Anh ta sẽ có khả năng tiếp xúc sâu sắc với người khác và với vũ trụ.
Anh ta sẽ có khả năng vui chơi trong vũ trụ và được hưởng trọn vẹn cuộc đời.
Thật hữu ích khi bạn ghi nhớ được cấu trúc đặc tính chung của bệnh nhân qua việc tiến hành chữa trị. Ở cương vị thầy chữa của mình, điều này sẽ giúp bạn đi tới chỗ chữa trị riêng cho từng người và khiến cho việc chữa trị có hiệu quả nhất. Ngay như chuyện đưa việc chữa trị đến mức hiệu quả tối đa cũng đã là ích lợi lắm rồi.
Người có cấu trúc đặc tính tâm thần phân lập sẽ cần phải có các đường hiên giới xác định và tăng cường. Anh ta cũng sẽ cần phải có thực tại tâm linh xác định. Tri giác cao cấp giúp đỡ nhiều bằng cái đó Hào quang của người có đặc tính tâm thần phân lập cũng nạp đủ năng lượng, và anh ta cần được dạy cách tiến hành nạp. Cần chấm đứt những rè rỉ năng lượng.
Hào quang của đặc tính mồm miệng cần được nạp và các luân xa cần được khai mở. Biên giới cần được tăng cường. Người này cần được dạy cách cảm nhận thế nào là khai mở, có vậy thì mới học được cách giữ cho luân xa khai mở qua tập luyện và thiền định. Người có cấu trúc mồm miệng cần nhiều đụng chạm.
Người có cấu trúc thái nhân cách cần nạp năng lượng cho nửa dưới của trường hào quang, khai mở các luân xa phía dưới và học cách sống bằng trái tim nhiều hơn là bằng ý chí. Điều rất quan trọng là phải thật mềm mỏng với những vấn đục của người có cấu trúc thái nhân cách. Luân xa 2 phải được xử lý thận trọng, có hiểu biết và chấp nhận. Thấy chữa phải hết sức nhạy cảm và cẩn thận khi đụng chạm vào nửa dưới của thân thể. Người có trường năng lượng thống dâm cần phải học chuyển dịch và giải thoát toàn bộ năng lượng mà anh ta đã làm tắc nghẽn. Trước tiên là biên giới của anh ta phải được trọng . Đừng bao giờ đụng chạm không được phép. Thầv chữa càng làm tốt cho bản thân bao nhiêu thì càng chữa nhanh và tốt bấy nhiêu. Việc chữa trị luôn liên quang đến tính sáng tạo vốn giấu kín bên trong cần được mang ra hoặc bộc lộ.
Tường hào quang của đặc tính cứng nhắc cần được làm cho mềm dẽo lại. Người này cần phải khai mở luân xa tim và liên kết với yêu thương cùng các cảm nghĩ khác. Vầng thứ hai của hào quang cần được kích hoạt và hoạt động của nó cần được đưa vào ý thức. Việc này phải được thầy chữa tiến hành từ từ cho phép trải nghiệm các cảm nghĩ từng thời kỳ ngắn trong mỗi lần. Những năng lượng nòng cốt sâu hơn của nhân cách cần được vời tới bằng thao tác bàn tay. Điều quan trọng đối vời thầy chữa là chấp nhận nhân cách bằng cả tình thương yêu khi tay mình đặt lên thân thể.
Bên kia cấu trúc đặc tính
Vì mỗi người tự thao tác tâm lý động lực học, sinh lý học và tâm lý học lên bản thân mình, cho nên hào quang thay đổi. Hào quang trở nên cân bằng . Các luân xa ngày càng khai mở hơn. Các hình tượng và nhận thức sai về thực tại bên trong hệ thống niềm tin tiêu cực của ta đều tan biến và làm cho ta nhẹ nhõm hơn, ít trì trệ hơn và làm cho các rung động trong trường hào quang có tần số cao hơn. Trường hào quang trở nên đàn hồi hơn, lỏng hơn. Tính sáng tạo phong phí thêm vì hiệu lực của hệ thống chuyển hóa năng lượng tăng lên. Trưòng hào quang lan rộng và những thay đổi sâu sắc hơn bắt đầu diễn biến.
Nhiều người bắt đầu có một điềm sáng đẹp màu óng vàng ánh bạc ở giữa đầu phát triển thành một quả cầu ánh sáng chói lọi. Con người mở mang thì quả cầu này cũng thành to hơn và vượt ra ngoài thân thể. Dường như nó là cái nhân của hạt giống mang lại ánh cho cơ thể thượng giới và phát triển nó thành một hào quang sáng hơn và cao cấp hơn đang bắt đầu cảm nhận thực tại, do vậy mà tương tác với thực tại ở bên kia thế giới thể chất. Vị trí của ánh sáng này dường như nằm trong vùng rễ của luân xa đỉnh đầu và luân xa con mắt thứ ba, nơi mà tuyến uyên và tuyến trùng khu trú. Vì cơ thể tâm thần phát triển thành sáng hơn cho nên tính nhạy cảm đốí với thực tại ở bên kia thế giới thể chất cũng phát triển. Đường đời của con người thay đổi theo sự trao đổi dòng chảy năng lượng tự nhiên và sự cải biến với vũ trụ. Ta bắt đầu quan niệm bàn thân như là diện mạo duy nhất của vũ trụ, hợp nhất hoàn toàn vì tổng thể. Hệ thống năng lượng của ta được coi như là một hệ thống cải biến năng lượng có nhiệm vụ thu năng lượng từ môi trường. bẻ vụn ra. cải biến đi rồi tổng hợp lại và gửi vào vũ trụ trong trạng thái tâm linh cao hơn. Như thế, mỗi chúng ta là một hệ thống cải biến .sống động. Vì năng lượng mà chúng ta cải biến mang ý thức, cho nên chúng ta đang cải biến ý thức. Chúng ta đang thật sự tâm linh hóa vật chất.
Cấu trúc đặc tính và nhiệm vụ cuộc đời 
Mỗi cấu trúc đặc tính là một mô hình của hệ thống cải biến bị hỏng. Thứ nhất là ta ngăn chặn năng lượng. Nó trở nên tắc nghẽn và trì trệ bên trong các hệ thống năng lượng của ta. Ta làm việc đó bằng cách sống theo những niềm tin tiêu cực. Ta thực sự đứng bên ngoài thực tại lâu lắm rồi vì ta sống và phản ứng lại vũ trụ như cái ta nghĩ chứ không phải như cái hiện hữu thật sự. Nhưng việc này không diễn ra lâu dài. Ta tạo ra nỗi đau trong cuộc dời mình bằng cách làm điều đó. Sớm muộn ta sẽ nghe được thông điệp nói rằng ta đang làm điều gì đó sai trái. Ta tự thay đổi bản thân và các hệ thống năng lượng của ta để làm dịu nỗi đau. Ta khai thông các hệ thống của mình và cải biến năng lương. Khi làm việc này, không những ta giúp thanh toán những niềm tin tiêu cực riêng tư mà còn tác động lên những niềm tin xung quanh ta theo hướng tích cực. Do vậy mà ta cải biến năng lượng.
Khi ta bắc đầu giải tỏa các tắc nghẽn là ta thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Việc này phóng thích năng lượng của ta đến mức ta có thể thực hiện cái mà ta hằng ao ước trong đời: khát vọng sâu lắng ấp ủ từ thuở ấu thơ. ước mơ thầm kín. nhiệm vụ mà cả một đời ta mới thực hiện được. Cái mà bạn ước ao làm hơn bất cứ cái gì trong đời mình, đó là nhiệm vụ cuộc đời của bạn. Nó là cái mà bạn tới đây để thực hiện bằng cách xua tan các tắc nghẽn riêng tư, bạn lát nền cho con đường thực hiện khát vọng thiết tha nhất của bạn. Hãy để cho nỗi khát vọng đó dẫn dắt bạn. Hãy đi theo nó. Nó sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn.
Bạn đã dành cho thân thể và trường năng lượng của bạn vai trò công cụ trong việc thực hiện nhiệm vụ cuộc đời của mình. Nó được tạo dựng nên bằng một kết hợp năng lượng-ý thức phù hợp nhất với cái mà bạn hóa thân xuống để thực hiện. Không một ai khác có kết hợp đó, và không một ai khác ao ước làm đúng y như cái mà bạn ao ước. Bạn là duy nhất. Khi bạn ngăn cản dòng chảy năng lượng trong hệ thống năng lượng đã do mình tạo ra cho nhiệm vụ của mình, thì bạn cũng ngăn cản luôn cả nhiệm vụ của bạn. Những mô hình chung của tắc nghẽn mà người ta thực hiện là các cấu trúc đặc tính và hệ thống phòng vệ.
Đó là tất cả những con đường mà bạn thường dùng để tách rời bản thân ra khỏi cái mà bạn tới đây để thực hiện ở mức nhiệm vụ trần gian. Đó cũng là những biểu hiện trực tiếp của cái bạn không biết về cuộc đời mà bạn tới đây để học hỏi. Vì vậy, bài học của bạn kết tinh vào trong thân thể và hệ thống năng lượng của bạn. Bạn đã xây nên và tạo hình phòng học của mình theo những chi tiết kỹ thuật của chính mình. Bạn sống trong đó.
Như bạn sẽ được biết, tắc nghẽn nặng lượng cuối cùng sẽ đẫn đến rối loạn thể chất. Ngược lại, những rối loạn đó có thể được định ra bởi cấu trúc đặc tính của bạn hoặc cung cách bạn ngăn chặn các năng lượng sáng tạo của mình. Do đó, bất kỳ bệnh tật nào của bạn cũng liên quan trực tiếp dẫn nhiệm vụ cuộc đời của bạn. Bệnh tật của bạn, qua hệ thống năng lượng của bạn, liên quan trực tiếp đến khát
vọng sâu sắc nhất của hạn. Cho nên tôi hỏi lại lần nữa rằng: Điều mà bạn mong ước thực hiện lâu nay trong đời bạn - hơn bất cứ điều gì khác trên thế giới - nó ỉà cái gì vậy? Hãy tìm ra cách dừng lại. Hãy thanh toán những tắc nghẽn đó. Hãy tiến hành điều mà bạn ao ước tiến hành, và bạn sẽ khỏe khoắn ra.
Bài tập phát hiện cấu trúc đặc tính của bạn
Bạn hãy soi gương. Thân thể của bạn trông giống loại thân thể nào ? Hãy đọc hết từng bảng và từng cấu trúc đặc tính. Sau đó hãy trả lời các câu hỏi 7- 10
.
Điểm lại Chương 13 
1 . Hãy mô tả dung mạo chung trường năng lượng con người của mỗi một trong năm cấu trúc đặc tính chủ yếu.
2. Hãy mô tả những phẩm chất cao nhất của các cấu trúc đặc tính chủ yếu.
3. Theo hiện hình hào quang thì những khu vực nào của não hoạt động mạnh nhất
trong mỗi cấu trúc đặc tính khác nhau?
Để làm động não 
4. Nhiệm vụ cuộc đời của mỗi cấu trúc đặc tính là gì ?
5. Cấu trú đặc tính liên quan đến nhiệm vụ cuộc đời như thế nào?
6. Bệnh tật liên quan đến nhiệm vụ cuộc đời của con người như thế nào?
7. Hãy liệt kê theo tỷ lệ từng cấu trúc đặc tính đã cấu tạo nên nhân cách/bản ngã của bạn. Ví-dụ:
50% tâm thần phân lập
20% mồm miệng
15% thái nhân cách
5% thống dâm
10% cứng nhắc

8. Hãy xem xét Hình 13-1. Hãy tìm những nét nhân cách của bạn cho từng mục được liệt kê.
9. Hãy xem xét kỹ Hình 13-2. Hãy tìm ra những nét thể chất và năng lượng của bạn
cho từng mục được liệt kê.
10. Hãy xem xét kỹ Hình 13-3. Hãy tìm ra cung cách liên hệ với người khác xuất phát từ cấu trúc đặc tính của bạn cho từng mục được liệt kê.
11. Từ những câu hỏi về ba mục trước, nhiệm vụ riêng tư của bạn có thể là gì? Nhiệm vụ trần gian của bạn?
12. Nếu bạn có những rối loạn thể chất nào đó thì hãy thuật lại theo câu hỏi 11 .
13. Bây giờ hãy thực hiện các mục 7- 12 cho từng bệnh nhân của bạn.
Chương 14
NGUYÊN NHÂN BỊNH TẬT 

Theo cách nhìn của nhà chữa trị, bệnh tật là hậu quả của mất cân bằng. Mất cân bằng là hậu quả của việc quên con người thật của mình. Quên con người thật của mình tạo ra những ý nghĩ và hành động dẫn đến một cách sống không lành mạnh, cuối cùng là bệnh tật. Bệnh tật tự bản thân nó là dấu hiệu chứng tỏ bạn mất cân bằng vì bạn đã quên mất con người thật của bạn. Nó là lời nhắn nhủ trực tiếp, không những nói với bạn về cung cách bạn mất cân bằng ra sao, mà còn chỉ cho bạn thấy những bưóc đi sẽ đưa bạn trở về với bản ngã thực và sức khỏe. Thông tin nầy rất đặc biệt nếu bạn biết cách đảm bảo việc đáo đạt nó.
  Như vậy, có thể hiểu bệnh tật như là bài học mà bạn tự rút ra được để giúp bạn nhớ lại con người thực của mình. Lập tức bạn sẽ nghĩ đến mọi thứ ngoại lệ của phát biểu nầy. Nhưng phần lớn các ngoại lệ đó sẽ hạn chế bạn vào một nhận thức thực tại chỉ gồm có cuộc đời đặc biệt nầy và chỉ là đời sống trong thân thể. Tuy nhiên, phạm vi của tôi là một phạm vi tiên nghiệm hơn. Những phát biểu trên đây có thể chỉ được hiểu theo một hướng tổng thể và lành mạnh nếu bạn đã tự mình chấp nhận là tồn tại ở bên kia các chiều vật lý của thời gian và không gian. Những phát biểu nầy có thể chỉ được cảm nhận như là yêu thương, nếu chúng cũng bao gồm cả bạn, coi bạn như là một phần của tổng thể, và do đó cũng là tổng thể. Chúng được xây dựng trên quan niệm cho rằng tính cá thể hóa và tính trọn vẹn đều như nhau. Theo cách diễn giải nầy thì điều đó có nghĩa là: tổng thể được cấu tạo từ các phần cá thể, và do đó các phần cá thể không chỉ là phần của tổng thể, mà trên thực tế là tổng thể, tựa như một toàn đồ.
Trong quá trình phát triển của bản thân tôi qua những năm tiến hành quan sát trường năng lượng với cương vị cố vấn có hai biến đổi chủ yếu xảy ra khiến cho phương thức làm việc của tôi với mọi người trở nên khác trước rất nhiều. Thứ nhất là trong những buổi chữa, tôi bắt đầu nhận được sự dìu dắt của các hướng đạo tâm linh về điều cần làm trong khi chữa trị, và tôi bắt đầu tìm kiếm cũng như đòi hỏi các thông tin đặc hiệu thuộc các mức hào quang khác nhau. Thứ hai là tôi bắt đầu phát triển cái mà tôi gọi là “thấu thị “; nghĩa là tôi có thể nhìn vào thân thể phần nào giống như một máy X quang. Thực hành của tôi đã chuyển dẩn từ lĩnh vực một cố vấn sang lĩnh vực một thầy chữa tâm linh.
Chữa trị lúc đầu trở thành phần mở rộng của liệu pháp, về sau thành nòng cốt trung tâm của mọi liệu pháp, bởi vì nó vươn tới tất cả mọi chiều của linh hồn và thể xác, vượt qua cái mà liệu pháp có khả năng làm. Công việc của tôi trở nên rõ ràng. Tơi chữa trị cho linh hồn, hay là tôi trở thành kênh dẫn giúp cho linh hồn nhớ lại nól à ai và tại đâu nó được dìu dắt trong những lúc nó quên và đi trệch đường mà rơi vào bịnh tật hoặc đau yếu. Đối với tôi, công việc nầy được hoàn thành rất tồt, đầy hứng khởi được trải nghiệm với những năng lượng cao và với các thiên thần tới tiến hành chữa trị. Đồng thời cũng là thách thức khi phải đương đầu với nỗi đau ghê gớm do bệnh tật mà người thầy chữa trải qua ở chừng mực nào đó nhằm mục đích chữa trị. Tôi đã để cho bản thân mình nhìn thấy những mất cân bằng kinh khủng của năng lượng và của linh hồn mà nhiều người phải sống trong đó. Nhân loại mang theo mình nỗi đau ghê gớm, nỗi cô đơn và khát vọng tự do. Công việc của thầy chữa là công việc của yêu thương. Thầy chữa đi sâu vào những vùng đau ấy của linh hồn và nhẹ nhàng đánh thức hy vọng. Thầy chữa nhẹ nhàng đánh thức hồi ức cổ xưa của linh hồn về chuyện nó là ai. Thầy chữa chạm vào tia sáng của Thượng đế trong mỗi tế bào của thân thể và nhẹ nhàng làm cho nó nhớ lại rằng nó vốn là Thượng đế, và đã là Thượng đế thì cùng với ý chí vũ trụ nó tuôn chảy vững vàng đến sức khoẻ và vẹn toàn.
Trong một vài chương tới, tôi sẽ luôn bàn về quá trình bệnh tật và quá trình chữa trị như đã được nhìn thấy từ quan điểm của các thầy dạy tâm linh. Tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài trải nghiệm của mình về hướng dẫn tâm linh trong môi trường nghề nghiệp và luận bàn chi tiết về tri giác cao cấp, nó hoạt động ra sao và bằng cách nào bạn học được nó. Tôi cũng giới thiệu quan điểm của Heyoan về thực tại. Toàn bộ điều này rất quan trọng cần nắm vững để học hỏi các kỹ thuật chữa trị giới thiệu trong phần V.    

PHÂN LY THỰC TẠI
Như đã thấy trong Chương 4, ý tưởng cơ học Newton cho rằng vũ trụ gồm những khối kiến trúc riêng rẽ của vật chất đã trở nên lỗi thời vào đầu thế kỷ 20. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy chúng ta luôn liên kết với nhau. Chúng ta không phải là những con người riêng rẽ; chúng ta là những con người cá thể hóa. Chỉ có tập quán cũ kỹ theo kiểu Newton đưa chúng ta đến những khái niệm phân ly khỏi tổng thể. Điều đơn giản là những khái niệm đó không xác thực. Hãy để tôi trình bài với bạn một ví dụ có thể có trong việc giảI thích trách nhiệm vớI bản thân từ quan điểm phân ly.
Giả thử một cháu nhỏ bị nhiểm bịnh AIDS do chuyển máu chẳng  hạn. Nếu sư6 việc ấy được giải thích theo quan điểm phân ly thì người ta có thể bảo: “Chao ôi, nạn nhân khốn khổ “. Theo lối giải thích phổ biến về trách nhiệm với bản thân, người ta lại nói: “Ồ, nó gây ra cái đó thi lỗi tại nó “. Nhưng theo quan điểm toàn đồ, người ta sẽ bảo: “Ôi, bài học mà linh hồn và gia đình dũng cảm nầy chọn để học hỏi từ thực tại lớn lao hơn của họ thật gay cấn biết chừng nào Mình làm được điều gì tốt nhất để giúp họ ? Mình có thể yêu thương họ bằng cách nào đây? “. Bất cứ ai tiếp cận được cuộc đời bằng cách đó đều thấy không có gì trái ngược giữa trách nhiệm và yêu thương, mà có khác biệt lớn giữa trách nhiệm và trách mắng.
Quan điểm xuất phát từ cá thể hóa và toàn đồ hứa hẹn sự tôn trọng và thừa nhận bất cứ điều gì mà người khác trải nghiệm. Ngược lại, những lời phát biểu như: “Ồ, anh tạo ra ung thư của anh; tôi sẽ không làm điều gì như thế là do cách nhìn phân ly sinh ra, chứ không phải do cá thể hóa. Phân ly làm tăng lo sợ và cam chịu làm nạn nhân; lo sợ và cam chịu làm nạn nhân chỉ khuyến khích ảo tưởng của bất lực. Trách nhiệm và chấp nhận thì làm tăng sức mạnh, sức mạnh từ nội tâm, để tạo nên thực tại của bạn. Nếu với những sự vật hình thành một cách tự nhiên bạn có điều gì đó liên hệ một cách vô thức, thì với những sự vật được sáng tạo theo ý muốn của bạn, bạn có rất nhiều điều liên hệ. Ta hãy nhìn rõ ràng hơn vào quá trình quên lãng.


Cũng như trẻ em, chỉ có một phần nhỏ trải nghiệm nội tâm của ta là được những người  xung quanh ta xác minh. Điều nầy tạo nên một cuộc đấu tranh nội tại giữa bản năng bảo toàn và sự chứng thực của người khác. Cũng như trẻ em, ta cần nhiều chứng thực đang ở giai đoạn học hỏi và việc học hỏi dựa trên chứng thực của thế giới bên ngoài . Kết quả là hoặc ta tạo ra nhũng thế giới tưởng tượng bí mật, hoặc ta chối bỏ nhiều thứ trong thực tại nội tâm không được chứng thực và tìm cách tích lũy lại chờ xác minh sau. Một phương thức khác để lý giải quá trình này là ta chặn đứng các trải nghiệm của mình, dù chúng là hình ảnh, tư duy hảy cảm giác. Việc chặn đứng này ngăn ta lại bằng một bức tường các phần trải nghiệm đó, chí ít cũng trong một thời gian ngắn. Ta tự xây tường phân cách với bản thân ta. Đó là một cách diễn đạt khác của chuyện ta quên con người thực của ta. Trong các chương 9 và 10, ta đã xử lý rộng rãi các tắc nghẽn trong trường hào quang. Tác động của các tắc nghẽn này, xét trên quan điểm hào quang, lá phá vở dòng chảy năng lượng khoẻ khoắn khắp trường hào quang và cuối cùng gây nên bệnh tật. Chúng trở nên cái thường được gọi là chất linh hồn ứ đọng. Chúng là những "đốm màu"  năng lượng ý thức bị cắt rời khỏi phần lại của ta. Ta hãy nhìn vào quá trình này cách sử dụng ý tưởng Gestalt về bức tường.
Bất kể khi nào bạn trải nghiệm nỗi khó ở tức là bạn đang trải nghệm bức tường mà bạn đã dựng lên giữa phần hợp nhất lớn hơn tức là bạn và một phần của bản thân bạn. Bức tường đó dùng để ngăn chận cái phần của bản thân mà bạn không muốn cho đi vào trong trải  nghiệm của mình lúc bấy giờ. Theo thời gian, bức tường này phát triển vững chắc hơn. và nạn quên rằng đó là cái phần của bản thân đã bị ngăn lại thành bức tường, nghĩa là bạn đã tạo thêm nhiều quên lãng. Cái bị ngăn thành bức tường ấy bắt đầu hiện ra như một cái gì đó từ ngoài, và bức tường này hiện ra để ngăn chặn một vài ấn tượng khiếp đảm tứ bên ngoài đến. Những bức tường bên trong nầy được tạo nên qua nhiều niên kỷ trảI nghiệm của linh hồn. Chúng càng đứng vững lâu thì ta thấy chúng giữ cho một cái gì đó khác với bản ngã tách ra khỏi bản ngã. Chúng càng đứng vững lâu thì ta càng thấy chúng tạo được an toàn nhưng lại càng củng cố thêm trải nghiệm về phân ly.
 
Các bài tập thăm dò bức tường nội tâm của bạn
 
Để thăm dò các bức tường của mình, bạn có thể áp dụng bài tập sau đây. Hãy nhớ lại một tình huống đặc biệt khó chịu, cái bạn phải vật lộn hằng ngày hoặc cái mà bạn không giải quyết nổi trong quá khứ. Hãy bắt đầu trải nghiệm cảm giác do tình huống đó tạo nên, hãy hình dung nó trong đầu, hãy nghe những lời nói hoặc âm thanh phối hợp với tình huống này. hãy tìm nỗi sợ hãi chứa đựng trong trải nghiệm ấy. Sợ hải là cảm giác bị phân ly. do chỗ bạn có khả năng tự đưa bản thân mình trở lại trạng thái sợ hải đó cho nên bạn hãy bắt đầu cảm nhận bức tường sợ hãi. Hày sờ mó nó, nếm nó, nhìn nó, ngửi nó. Nó kết cấu thế nào, màu sắc ra sao? là ánh sáng hay bóng tối nhọn hay cứng? làm bằng gì ? Bạn hãy trở thành bức tường đó. Nó nghĩ gì, nói gì, nhìn thấy gì, sờ thấy gì? Cái phần ý thức ấy của bạn tin vào điều gì về thực tại?
Heyoan đẽ giảng giải bức tường này như sau:
“ Chúng ta thường quay trở lại với ý nghĩ  về bức tường ta đã tạo thành hình nhằm mục đích duy trì cái mà vào thời điểm tạo thành hình đó ta đã coi như một thế quân bình bên trong, nhưng hiện tại lại duy trì một thế mất quân bình bên ngoài, giống như một con dê hay ở các cửa cống tại đó một mức nước cao hơn mức kia. Ta cũng nhìn thấy như vậy bản thân mình đàng sau bức tường đó và một dòng chảy cuồn cuộn, một lực ép lớn của một vài hình thái bên ngoài, có mặt ta bên trong. Bức tường của bạn bấy giờ bù trừ cho cái mà bạn đang cảm thấy thiếu tại mức bên trong. Nói cách khác, có cái sức mạnh to lớn ấy nó đến với bạn và bạn nghĩ rằng mình kém thua nó. Rồi ta làm một bức tường để bảo vệ mình, giống như trong thờI trung cổ những bức tường thành bị dồn dập tấn công. Ta là người đang ở trong bức tường ấy, đầu tiên ta phải thăm dò bản chất bức tường bởi nó được tạo thành hình bằng bản thân ta. Nó được tạo thành hình bằng bản chất của ta và chứa đầy những tuyên bố, các tuyên bố về điều ta cần phải làm nhằm giữ được an toàn. Bây giờ, điểm tuyệt vời về tất cả chuyện nầy là bức tường đó được ta thành hình bằng bản chất của ta và chứa đựng sức mạnh bên trong. Sức mạnh đó có thể được  cải biến và được phân phối làm lại nền tản cho sức mạnh của bản ngã bên trong. Hoặc nó có thể được coi như là một cầu thang đi đi vào bản ngã bên trong mà ở đó sức mạnh này đã tồn tại. Đây là cách diễn đạt khác của vấn đề tùy theo ẩn dụ nào thích hợp với ta nhất. Và cứ thế ta ngồi sau bức tường an toàn này bởi vì ta là bức tường đó. Lúc bấy giờ nó là nhịp cầu ý thức giữa cái ta nói nhân danh bức tường và cái ta nói nhân danh con người ở bên trong đang được bức  tường bảo-vệ.”
Bài tập thanh toán bức tường của bạn.
Hãy duy trì đối thoại giữa bạn-bức tường và bạn-con người trong bức tường. Khi việc nầy hoàn tất, bấy giờ chúng tôi gợi ý vớI bạn hãy duy trì đối thoại như thế giữa bạn và cái ở bên kia bức tường., thậm chí giữa bức tường và cái phía bên kia, và hãy tiếp tục những đối thoại nầy cho đến khi tại đó có một dòng chảy bắt đầu xuyên qua bức tường ấy.


Lúc này bạn có thể nhìn thấy bức tường này một cách tượng trưng trên bình diện tâm lý động lực học. Bạn cũng có thể nhìn thấy nó nhân danh đại diện của bức tường giữa con người thực của bạn và người mà bạn nghĩ là mình, bởi vì bạn cũng là sức mạnh đó trên mặt khác của bức tường, dù nó ở trong bất cứ hình thái nào. Bạn có sức mạnh bên trong nó, chứ không phải sức mạnh bao trùm lên nó. Bức tường đại diện cho niềm tin vào sức mạnh bao trùm, sức mạnh của phân ly, là một trong những căn bịnh nặng nhất trên bình diện trái đất vào lúc này, bệnh sức mạnh bao trùm. Và như vậy, nếu bạn có thể tìm thấy được ẩn dụ này bên trong bạn và không có bạn, không chỉ ở mức tâm lý động lực học mà cả ở mức tâm linh và mức trần gian, thi bạn có thể sử dụng nó như một công cụ để thăm dò bản thân và trong hào quang.
Trong quá trình đi vào bên trong bức tuờng, trải nghiệm nó và làm cho nó sinh động, bạn cũng giải tỏa tắc nghẽn. Tắc nghẽn này nhìn thấy trong trường hào quang bắt đầu chuyển động và thôi phá vỡ dòng chảy tự nhiên của năng lượng.


Những tắc nghẽn này tồn tại ở tất cả các mức của hào quang. Chúng tác động lên nhau từ vầng hào quang này rồi tới vầng hào quang khác. Bây giờ ta hãy nhìn cung cách mà một tắc nghẽn trong một vầng của hào quang - dĩ nhiên thường được biểu hiệu trong thực tại của vầng đó , nghĩa là tư tưởng, niềm tin hay cảm giác - cuối cùng có thể gây bịnh cho thân thể.
Điểm lại chương 14

1. Nguyên nhân bịnh tật là gì ?
 
Để làm động não
 
2. Bản chất bức tường bên trong của bạn là gì ?
3. Hãy duy trì đối thoại với bức tường của bạn. Bức tường của bạn nói gì ? Phần của bạn ngồi sau bức tường nói gì? Bức tường bảo vệ bạn chống cái gì? Bản chất sức mạnh của bạn mà bạn đã nhốt riêng trong bức tường của bạn là gì? Bạn có thể giải tỏa nó bằng cách nào?

 Chương 15
TỪ TẮC NGHẼN ĐẾN BỊNH TẬT 
 
Kích thước của năng lượng và ý thức.
Nhìn vào bản thân vói một viễn tượng khoáng đạt hơn trước đây, ta thấy rằng ta có nhiều hơn là chỉ có thân thể mình. Chúng ta gồm nhiều vầng năng lượng và ý thức chồng lên nhau. Có thể chúng ta cảm nhận được điều đó từ bên trong. Một miêu tả rõ rằng đồ thị về tự trải nghiệm cảm giác và tư tưởng được trình bày trong chương nầy.


Tia sáng siêu phàm bên trong của ta tồn tại ở một bình diện thực tại và ý thức tiên tiến cao hơn nhiều so với bình diện ý thức thông thường. Ý thức cao cấp nầy có thể tuôn chảy vào bằng thực hành. Một khi đã tìm ra nó thì nó không còn gây ngạc nhiên. Ai cũng có cảm giác: “Ôi, vâng  Tôi biết cái đó ngay từ đầu mà" Tia sáng siêu phàm của ta khôn ngoan tuyệt vời; ta có thể sử dụng nó để hướng dẫn cuộc sống thường ngày của ta, hướng dẫn sự trường thành và phát triển của ta.
Do chỗ hào quang là trung gian qua đó các thôi thúc sang tạo từ các thực tại cao cấp của ta bị dồn xuống mà đi vào thực tại thể chất, cho nên ta thường sử dụng hào quang để đưa ý thức của mình quay ngược lên (bằng rung động) qua các vần hào quang mà đi vào thục tại của bản ngã Thượng Đế. Để làm điều đó, ta cần biết một cách chính xác bằng cách nào mà những lời thôi thúc sáng tạo ấy được truyền đi từng vầng hào quang nọ sang vầng hào quang kia để đi vào thế giới thể chất nhằm giúp tạo nên trải nghiệm của ta về cuộc đời.
Thứ nhất, ta hãy xem xét lại lần nữa háo quang là cái gì. Hào quang còn hơn  một môi trường hay một một trường. Nó chính là bản thân cuộc đời. Mỗi vầng hào quang là một cơ thể, đúng là có thực, đang sống và hoạt động như thân thể chúng ta. MỗI cơ thể hào quang tồn tại trong thực tại hữu thức mà một phần nào giống và một phần nào đó không giống như thực tạI thể chất. Mỗi vầng, về một nghĩa nào đó, ở trong thế giới của chính nó, hơn nữa nhũng thế giới nầy liên kết với nhau và tồn tại chìm ngập trong cùng không gian nơi ta trải nghiệm thực tại thể chất của mình.


Hình 15-1 liệt kệ những bình diện thực tại nơi ta tồn tại, nó tương quan với từng vầng hay cơ thể hào quang được trình bày  trong Chương 7. Bình diện thể chất gồm có bốn mức: thân thể, etheric, cảm xúc và tâm thần. Bình diện tinh tú là nhịp cầu giữa bình diện tâm linh và bình diện thể chất, còn bình diện tâm linh thi ở trên nó vá có các cấp độ soi sáng nằm bên trong nó. Như đã nói ở chương 7, ta có ít nhất ba vầng trong các cơ thể tâm linh của mình - mức etheric mẫu, mức thương giới và mức etheric mẫu.


Sáng tạo hoặc biểu hiệu diễn ra khi một khái niệm hoặc một niềm tin được truyền từ nguồn của nó ở các mức bên trên xuống đi vào nhũng mức đậm đặc hơn của thực tại cho đến khi nó kết tinh trong thực tại thể chất. Ta sáng tạo theo các niềm tin của ta. Dĩ nhiên cái đang xảy ra ở các vùng bên dưới cũng tác động với các vùng bên trên. 

 


 


Nhằm mục đích tìm hiểu quá trình tạo nên sức khỏe hay bịnh tật, ta hãy nhìn lần nữa thật cẩn thận vào cung cách biểu hiệu của ý thức tại mỗi vầng của trường hào quang.
Hình 15-2 liệt kê cung cách biễu hiện của bản thân ý thức trên mỗi vầng háo quang và sự bày tỏ của ý thức đó. Ở mức thân thể, ý thức mang hình thái bản năng, các phản xạ tự-động và hoạt động tự động của các nội tạng. Ở đây ý thức tạo ra diễn đạt "Tôi tồn tại" . Ở mức etheric , ý thức biểu hiện trong nhũng giới hạn của các cảm giác như lạc thú thể chất hoặc nỗi đau thể chất. Những cảm giác khó chịu như lạnh và đói là những dấu hiệu đôi khi cần dùng để lấy lại cân bằng năng lượng của ta nhằm làm cho năng lượng lại tuôn chảy hài hòa. Ở mức cảm xúc, ý thức biẻu hiện bằng những xúc cảm cũng như phản ứng căn bản như sợ hãi, giận dữ và yêu thương. Phần lớn những xúc cảm nầy liên quan đến bản ngã. Ở mức tâm thần, ý thức biểu hiệu trong giới hạn của tư duy có lý trí. Đó là bình diện của óc phân tích tuyến tính.


Ở mức tinh tú, ý thức được trải nghiệm như những xúc cảm mạnh vượt ra khỏi bản ngã và những xúc cảm khác để bao gồm nhân loại. Bình diện tinh tú, một thế giới hoàn toàn khác là bình diện mà ở đó diễn ra cuộc hành trình tinh tú và, như được những người đã trải ngiệm nó mô tả, bình diện nầy khác bình diện thể chất về các mặt sau đây : các vật thể có hình thái lỏng ; ánh sáng do các vật thể bức xạ hơn là phản chiếu trước tiên từ các vật thể ; và để thực hiện hành trình đó, chỉ cần mỗi người tập trung vào nơi mình muốn đi và luôn tập trung chú ý vào vị-trí đó. Phương hướng thay đổi theo tiêu điểm đến mức nếu bạn thay đổi tiêu điểm là bạn thay đổi cả phương hướng của mình. Khả năng tập trung ở bình diện nầy rất quan trọng !


Những khác biệt và tương tự giữa hình diện thể chất và tinh tú sẽ không làm cho nhà vật-lý ngạc nhiên bởi vì những định luật chi phối bình diện tinh tú bao giờ cũng dựa trên quy luật tự nhiên chi phối một môi trường có chất mịn hơn,năng lượng cao hơn, rung động nhanh hơn.

 


Tất nhiên, những định luật nầy tương quan vớI những định luật mà ta biết trong thế-giới thể chất. Tôi đề-nghị hãy coi các định luật vật-lý của chúng ta về thực tế chỉ đơn giản là những trường hợp đặc biệt của các quy lật chung, các quy luật vũ trụ hằng chi phối toàn vũ-trụ.


Ở bình diện tâm linh, còn có một thế giới khác với thực tại riêng của nó, một thế giới mà theo tầm nhìn hạn hẹp của tôi, nó hơn hẳn thế giới của chúng ta: đẹp hơn nhiều, tràn đầy áng sáng và yêu thương hơn. Ở vần thứ năm, vầng etheric mẫu, ý thức tự nó biểu hiện như là một ý chí cao cấp mà với ta nó sẽ đưa sự vật vào hiện hữu nhờ khả năng định danh và định nghĩa các sự vật. Ở mức thượng giới, ý thức tự nó biểu hiện bằng những cảm nghĩ cao cấp như yêu thương tất cả, nghĩa là yêu thương vượt xa hơn đồng loại và bạn bè để đi tới chỗ yêu thương mọi cuộc đời. Ở mức thứ bảy, ý thức biểu hiện bằng những khái niệm hiểu biết và các hệ thống niềm tin. Đây là nơi mà xung lực sáng tạo sơ khởi bắt đầu từ hiểu biết của bạn hoàn toàn không phải hiểu biết tuyến tính, mà là hiểu biết hợp nhất.
Lực sáng tạo chủ yếu cơ bản được khởi xướng trong cơ thể tâm linh cao cấp nhất và sau đó chuyển dịch vào cơ thể tinh tú. Hoặc từ một quan điểm khác người ta có thể nói rằng vật chất và năng lượng mịn hơn trong các cơ thể tâm linh cảm ứng sự cộng hưởng họa âm trong cơ thể tinh tú, sau đó có cơ thể tinh tú cảm ứng sự cộng hưởng họa âm trong ba cơ thể hào quang bên dưới. Quá trình này tiếp tục trên suốt con đường đi xuống vào trong mức tần số của thân thể (hiện tượng cảm ứng họa âm là hiện tượng xảy ra khi bạn gõ vào một âm thoa và một âm thoa khác trong phòng sẽ vang lên. MỗI cơ thể hào quang biểu hiệu xung lực này trong giới hạn của thực tại hữu thức ở mức riêng của nó. Chẳng hạn một xung lực sáng tạo từ cơ thể tâm linh chuyển dịch vào trong cơ thể tinh tú sẽ biểu hiện trong giới hạn các cảm nghĩ khoáng đạt. Vì nó chuyển dịch vào trong các vầng tần số bên dưới, nó sẽ biểu hiện đầu tiên trong giới hạn của tư duy, sau đó là cảm nghĩ đặc thù rồi đến cảm giác thể chất, và thân thể sẽ tự động đáp lại qua hệ thần kinh tự trị . Nó sẽ chùng ra nếu đưọc một xung lực dương tính hoặc sẽ co lại nếu nhận được một xung lực âm tính.
Quá trình sáng tạo sức khỏe
 
Sức khỏe duy trì khi lực sáng tạo từ thực tại tâm linh con người hướng theo quy luật vũ trụ. Khi cơ thể etheric liên kết với thực tại tâm linh vĩ đại thì nó biểu thị hiểu biết siêu phàm của thực tại đó. Tuyên bố được tạo ra là « Tôi biết tôi làm thành một với Thượng Đế”.

 


 

Đó là trải nghiệm của con ngưởi với tạo hoá, cùng lúc ấy nó lại được cá thể hoá. Sau đó, thực tại nầy cảm ứng đến cảm giác yêu thương vạn vật trong cơ thể thượng giới. Cảm giác làm thành một với Thượng Đế lần lượt tạo nên liên kết của ý chí cá thể trong mức etheric mẫu với Ý chí siêu phàm. Việc nầy lần lượt biểu hiệu trong mức tinh tú dưới dạng yêu thương nhân loại. Trải nghiệm yêu thương nhân loại nầy sẽ ảnh hưởng đến vầng tâm thần và thông tin các nhận thức thực tại trong cơ thể tâm thần. Rồi rung động trong cơ thể tâm thần này, tuân theo các định luật cảm ứng họa âm và cộng hưởng giao cảm, được truyền xuống để đi vào vật chất và năng lượng của cơ thể cảm xúc, cơ thể nầy sau đó tự biểu hiệu bằng các cảm nghĩ. Nếu nhận thức thực tại phù hợp với quy luật vũ trụ thì các cảm nghĩ sẽ hài hòa được con người chấp nhận , để cho tuôn chảy và không bị tắc nghẽn.

 


 

Sau đó, dòng chảy này được truyền xuống để đi vào cơ thể etheric, được cơ thể này đáp ứng một cách hài hòa tự nhiên. Kết quả là cơ thể có những cảm giác dễ chịu tăng cường chuyển hóa tự nhiên của năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ đi vào. Năng lượng này cần thiết cho việc dinh dưỡng cơ thể etheric và duy trì cấu trúc cũng như chức năng của nó. Cân bằng tự nhiên của các năng lượng âm dương trong cơ thể etheric cũng được duy trì. Với cân bằng đó, tính nhạy cảm tự nhiên trong cơ thể, xuất phát từ dòng chảy cảm nghĩ tự nhiên, dẫn tới nhận thức phong phú thêm về các cảm giác của cơ thể, cảm giác này lần lượt dẫn tới việc tuân thủ chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp. Cơ thể etheric khoẻ mạnh lại kích thích và duy trì một thân thể khoẻ mạnh trong đó các hệ thống hóa lý được giữ cân bằng và hoạt động bình thường. làm cho sức khỏe thể chất được bền vững. Trong hệ thống sức khoẻ, các năng lượng ở từng cơ thể được giữ cân bằng và trợ lực cho sự cân bằng trong các cơ thể khác.  Do đó sức khoẻ được duy trì , nghĩa là sức khoẻ thu hút thêm sức khoẻ.
 
Các quá trình động của bệnh tật


Quá trình suy giảm tương tự hoạt động trong hệ thống bị bệnh (hình 15-4) Tuy nhiên, sau khi lực áng tạo chủ yếu chuyển dịch ra khỏi thực tại tâm linh con người thì nó trở nên méo mó rồi tác động ngược với quy luật vũ trụ. Méo mó này xảy ra khi xung lực sáng tạo chủ yếu chạm phải một tắc nghẽn năng lượng hoặc một méo mó trong hào quang. Xung lực chủ yếu vừa mới trở nên méo mó trên đường nó đi vào những vầng đậm đặc hơn của các cơ thể hào quang, thì nó tiếp tục tục bị méo mó khi truyền sang các lớp kế tiếp. Tôi đã nhìn thấy những méo mó chủ yếu nằm ở cao lên tận vầng thứ bảy của hào quang, tại đây chúng hiện ra với vết rách hay những vệt sám rối rắm. Những “méo mó tâm linh” này bao giờ cũng liên quan đến hệ thống niềm tin thu được trong cả cuộcđời này hoặc trong các cuộc đời khác, và vì vậy nguyên nhân là do nghiệp (căn). Tôi coi nghiệp (căn) chỉ đơn giản là trải nghiệm cuộc đời được tạo nên từ những hệ thóng niềm tin vốn đã được mang theo suốt cuộc đời này sang cộc đời tiếp theo cho đến khi chúng được thanh lọc và tái liên kết với thực tại vĩ đại.
Một vầng hào quang thứ bảy méo mó có liên quan đến một hệ thống niềm tin méo mó. Có thể lấy ví dụ như “Tôi tin rằng tôi hơn người Méo mó này tác động lên vầng thượng giới bằng cách ngăn chặn yêu thương thượng giới và làm cho nó méo mó. Bây giờ có thể người này thích được hơn người. Ánh sáng ở mức thượng giới có thể hiện ra rất yếu ớt. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến vầng thư năm của trường hào quang, và vầng này cũng sẽ méo mó. Người này cố gắng để hơn người . mức tinh tú sẽ đáp ứng lại mong ước được hơn người, điều sẽ gây nên tắc nghẽn hoặc những đốm màu tối của năng lượng ứ đọng trong cơ thể tinh tú. Cơ thể tâm thần sẽ đem lại cho người này ý nghĩ cho rằng anh ta hơn người, May mắn thay, không một ai lúc nào cũng tự lừa phỉnh được mình, sớm muộn rồi điều trái ngược cũng sẽ đi vào đầu óc anh ta. Nếu tôi không hơn được người thì tôi phải thua kém người. Một ngỏ cụt tâm thần được tạo nên trong người này, nó cũng là một méo mó trong cấu trúc của cơ thể tam thần. Có một sự phân tách của sinh lực thành hai luồng trực tiếp ngược chiều nhau, và người này rơi vào một tình trạng nhị phân. Một ví dụ khác về xung đột này là “Tôi không thể làm nổi việc đó”, ấy thế mà “Tôi làm được việc đó”. Do vậy ta có một  ngỏ cụt tâm thần được dựng lên trong cơ thể tâm thần. Ngõ cụt này biểu hệin bằng năng lượng và rung động. Nếu cá thể không thanh toán được ngõ cụt, nó có thể trở thành một hình thái tư tưởng phân ly và rơi vào vô thức. Điều này tác động lên cơ thể cảm xúc (qua rung động cảm ứng mô tả ở trên) và gây nên sợ hãi, bởi vì người này không thể giải quyết được vấn đề. Nỗi sợ hãi đó dựa trên tính hão huyền và không được người này chấp nhận. Do đó nó bị nghẽn và một thời gian sau cũng có thể trở thành vô thức. Vì không còn dòng chảy cảm nghĩ tự do như trước trong cơ thể cảm xúc, nơi mà thêm nhiều đốm màu tối của năng lượng ứ đọng hoặc năng lượng rất yếu sẽ xuất hiện, cho nên tình trạng gãy vỡ này sẽ bị dồn xuống để đi vào cơ thể etheric trong hình thái các vạch rối rắm hoặc bị rách của lực sáng. Do chỗ những vạch này là những đường l ực hoặc là cấu trúc kẻ ô trên đó các tế bào của thân thể sinh trưởng, cho nên vấn đề của cơ thể etheric sẽ được truyền vào thân thể và trở thành bệnh tật trong thân thể. 

Trong ví dụ của ta (hình 15-4), nỗi sợ hãi đó có thể phá vỡ tầng etheric tại đám rối thái dương, gây nên trạng thái âm thịnh trong khu vực đó và nếu cá thể không đủ khả nănggiải quyết tình trạng khó xử đặc biệt đó. Tình trạng gãy vỡ này,nếu cứ để cho tiếp tục,  sẽ gây nên gãy vỡ về chuyển hóa năng lượng hóa học trong thân thể, làm cho các hệ thống của thân thể nên mất cân bằng và cuối cùng là mắc bịnh. Trong thí dụ của ta, âm thịnh tại đám rối thái dương có thể gây ra trạng thái tăng axit trong dạ dày (bao tử) vá cuối cùng gây ra các ổ loét.
Như vậy, trong hệ thống bị bịnh, năng lượng mất cân bằng tại các cơ thể bên trên được tuần tự truyền xuống đi vào các cơ thể bên dưới, cuối cùng gây nên bịnh tật trong cơ thể. Trong hệ thống bị bịnh, tính nhạy cảm đối với những cảm giác của cơ thể lúc nầy suy giảm và có thể dẫn đến mất nhạy cảm đối với nhu cầu của cơ thể, biểu hiệu qua chế độ ăn không thích hợp chẳng hạn, điều nầy có thể tạo ra một mạch feedback tiêu cực của nhiều năng lượng mất cân bằng hơn. Mỗi cơ thể bị phá vỡ hoặc mất cân bằng cũng có tác động phá vỡ đối với cơ thể ngay bên trên nó. Căn bịnh nầy có khuynh hướng tạo thêm căn bịnh khác.

Các quan sát bằng tri giác cao cấp của tôi cho thấy : Trên các vầng số chẵn của trường hào quang, bịnh tật mang hình thái các tắc nghẽn mô tả trước đây trong cuốn sách nầy- năng lượng màu tối nạp thiếu, nạp thừa hoặc bị bít. Trên các vầng cấu trúc của trường hào quang, bịnh tật mang hình thái biến dạng, gãy vỡ hoặc rối rắm. Có thể có những lỗ thủng trong cấu trúc kẻ ô ở bất cứ vầng số lẽ nào của hào quang. Thuốc men có tác động mạnh đến hào quang. Tôi đã nhìn thấy những hình thái năng lượng màu tối còn lại trong gan do thuốc men dùng chữa một số bịnh trước đó. Viêm gan để lại màu da cam trong gan nhiều năm sau khi bịnh được cho là chữa khỏi. Tôi đã nhìn thấy thuốc cản quang mà trước đó mười năm người ta bơm vào cột sống để chẩn đoán vết thương, mặc dầu đã dự kiến là sau một vài tháng sẽ được thân thể tải ra hết. Hoá trị liệu làm tắc nghẽn toàn bộ trường hào quang, đặc biệt là gan, lúc này có nặng lượng tựa như chất nhầy màu nâu hơi lục. Xạ trị liệu cọ sờn các vầng cấu trúc của trường hào quang như chiếc Bít tất ni lông bị đốt. Phẩu thuật gây nên những vết sẹo trong vầng hào quang thứ nhất và đôi khi suốt dọc đường đi tới vầng thứ bảy. Những vết sẹo, biến dạng và tắc nghẽn nầy có thể chữa khỏi bằng cách giúp đỡ thân thể tự chữa lấy ; nếu chúng vặn vẹo thì thân thể tự chữa trị khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Khi một cơ quan bị cắt bỏ, thì thường cơ quan etheric có thể được tái tạo và phục vụ cho việc giữ hài hòa trong các cơ thể hào quang bên trên thân thể. Tôi vẫn thường hình dung rằng một ngày nào đó, khi có thêm kiến thức về trường hào quang và về hóa sinh học, có thể sẽ có khả năng làm cho những cơ quan đã cắt bỏ mọc lại được.
Vì luân xa là những điểm nhận năng lượng vào tối đa cho nên chúng là những tiêu điểm cân bằng rất quan trọng bên trong hệ thống năng lượng. Luân xa mất cân bằng sẽ dẫn đến bịnh tật. Luân xa càng mất cân bằng thì bịnh tật càng nghiêm trọng.  Như đã trình bày trong chương 8, Hình 8-2, các luân xa hiện ra như những cuộn xoáy năng lượng  tạo nên bởi một số hình chóp xoắn ốc năng lượng nhỏ hơn. Luân xa người lớn có màn chắn bảo vệ bên trên. Trong một hệ thống lành mạnh, những hình chớp xoắn ốc nầy xoay tròn nhịp nhàng đồng bộ với những cái khác, thu hút năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ vào trong các trung tâm của chúng để cho thân thể sử dụng. Mỗi hình chóp được « điều chỉnh » theo tần số đặc trưng mà cơ thể cần để hoạt động một cách lành mạnh. Nhưng trong một hệ thống bị bịnh, những cuộn xoáy nầy không hoạt động đồng bộ. Các hình chóp xoắn ốc năng lượng tạo nên các cuộn xoáy nầy có thể xoay nhanh hay chậm, xóc nảy lên hoặc không cân xứng. Đôi khi có thể quan sát thấy những đường gãy trong mô hình năng lượng. Một hình chóp xoắn ốc có thể xẹp hoàn toàn hoặc một phần, hay lộn ngượvc lại. Những rối loạn  này liên quan đến một số rối loạn chức năng hoặc bệnh lý của thân thể  trong khu vực đó. Ví dụ, ở một trường hợp rối loạn chức năng của não, Schafica  Karagulla nhận xét trong công trình đi sâu vào tính sáng tạo rằng một trong các cuộn xoáy nhỏ của luân xa đỉnh đầu thay vì đứng thẳng đã rũ xuống như thế nào đó mà bà đã tưởng nó bình thường. Ma trận bên trong não của người nầy cho thấy những « lỗ hổng » mà tại đó năng lượng phải nhảy qua. Cái « khoảng đánh lửa « ấy tương ứng với phần não đã đuợc phẫu thuật cắt bỏ trước đó. John Pierrakos trong công trình Trường hợp vỡ tim thuật lại rằng ông đã quan sát thấy rồi loạn trong luân xa tim ở những bịnh nhân bị chứng đau thắt ngực và bịnh ở động mạch vành tim. Các luân xa nầy, đáng lẽ gồm những cuộn xoáy xoay tít sáng chói, thì lại hiện ra bị tắc nghẽn bởi một chất lờ đờ màu tối.

 


 

Một số ví dụ đặc trưng trong các quan sát của tôi về những luân xa biến dạng được nêu lên trong Hình 15-5. Hình 15-5A cho thấy dung mạo của mọi thoát vị khe má tôi đã quan sát thấy. Luân xa đám rối thái dương có tám cuộn xoáy nhỏ hơn. Cuộn xoáy nhỏ khu trú ở nửa trái người, tại góc phần tư trên trái, trông tựa như một cái lò xo bật mạnh ra. Biến dạng nầy hiện ra trên suốt chặng đường đi ra tới vầng thứ bảy của hào quang. Hình 15-5B cho thấy đỉnh của một trong những cuộn xoáy nhỏ bị rứt ra. Tối đã chứng kiến hiện tượng nầy ở nhiều luân xa. Nó xuất hiện tại luân xa 1 sau khi bị một số chấn thương ở xương cụt. Nó xuất hiện tại luân xa đám rối thái dương sau khi xảy ra một chấn thương tâm lý nghiêm trọng. Nhiều lần nó xuất hiện như một chấn thương sau mổ tại luân xa nằm ở vùng tiến hành phẫu thuật. Hình 15-5C là một luân xa bị bít. Những người bị viêm họng đều có năng lượng tắc nghẽn màu tối tại luân xa tim. Ở ba ngưởi bị AIDS mà tôi quan sát được, luân xa 1 và luân xa 2 bị bít, và có trường hợp toàn bộ trường hào quang bị tắc nghẽn, kể cả vầng thứ bảy, tùy theo thời gian bịnh tiến triển. Một luân xa bị rách, như trình bày ở Hình 15-5D, xuất hiện trên các bịnh nhân ung thư mà tôi quan sát được. Một lần nữa, các dung mạo liệt kê ở đây đi tới được vầng thứ bảy. Một luân xa có thể bị rách, và ung thư có thể không hiện ra trong cơ thể cho đến hai năm sau hoặc hơn. Màn chắn được bảo vệ hoàn toàn bị rứt ra khỏi luân xa nầy. Ở những người bị thể ung thư nặng, tôi nhìn thấy vầng thứ bảy bị rách từ chân trên suốt chặn đường đi qua các luân xa 1,  2 và 3 và đi vào luân xa tim. Tác động  của vầng thứ bảy bị rách là làm thất thoát nhiều năng lượng qua trường hào quang. Thêm vào việc mất năng lượng, bịnh nhân còn là mục tiêu cho tất cả các loại ảnh hưởng bên ngoài làm tổn thương không chỉ về tâm lý mà còn cả về thể chất. Trường hào quang không có khả năng đẩy lùi sự đột nhập của những năng lượng không lành mạnh đối với hệ thống hấp thu. Hình 15-5E trình bày một ví dụ trong đó toàn bộ luân xa bị kéo sang một bên. Tôi thường hay gặp hiện tượng nầy tại luân xa 1, nơi mà người ta đã liên kết năng lượng của mình với đất chủ yếu qua một chân, trong khi chân kia bị yếu. Điều nầy thường phối hợp với tình trạng xương cụt trước đó đã bị ép sang một bên.
Bước đầu tôi cho rằng mỗi cuộn xoáy của luân xa cung cấp năng lượng cho một cơ quan đặc trưng. Tôi đã chú ý thấy  rằng mỗi lần có rối loạn ở tuyến tụy thì cũng có rối loạn tại một cuộn xoáy nào đó bên phiá trái của luân xa đám rối thái dương, ngay ở dưới cái có phối hợp với thoái vị khe, cỏn khi rối loạn xảy ra trong gan thì một cuộn xoáy khác trong  cùng luân xa bị tổn thương, cái nằm ở gần gan.
Hình 15-5F cho thấy một biến dạng xảy ra do sử dụng liệu pháp maratông quá mạnh. Sau một tuần điều trị theo nhóm cùng với cậu con nghiện ma túy, một bà trở về nhà với một cuộn xoáy bỏ ngỏ hình nêm. Nó nhợt nhạt, hầu như không xoay và không còn màn chắn bảo vệ. Từ khi tôi thấy ra vấn đề, một tuần sau khi thử nghiệm, tôi đã phục hồi được hào quang trước khi có thêm những thương tổn khác xảy ra. Giả thử trưóc đó tôi không làm như thế thì cuối cùng chắc chắn bà này đã có những vấn để ở gan, cơ quan liên quan đến cuộn xoáy bị suy yếu, hoặc là bà ta đã tự chữa trị bằng cách nào đó.
Có thêm nhiều dung mạo nữa có thể xảy ra. Như bạn có thể thấy, nhiều khi chỉ là những trường hợp lệch lạc cấu trúc đơn giản. Tôi đã nhìn thấy những luân xa rốt cuộc bị lộn trái từ trong ra ngoài, kích thước bị rộng ra hoặc thu hẹp lại rất dử. Tất cả cuối cùng đều dẫn đến bệnh tật và tất cả đều liên quan đến năng lượng ý thức hoặc biểu hiện hệ thống niềm tin và trải nghiệm của cá thể, như đã được luận bàn trên đây. Nói cách khác, bệnh tật ở vùng nào của trường hào quang thì sẽ tự biểu hiện ở mức ấy của ý thức. Mỗi biểu hiện là một hình thái nào đó của đau đớn, dù là thể chất, cảm xúc, tâm thần hay tâm linh. Đau đơn là cơ cấu gắn liền báo động cho ta chú ý có chuyện trục trặc để ta làm điều gì đó về chuyện này. Nếu ta không nghe bản thân trước , nếu ta cứ tiếp tục phớt lờ cái ta biết là mình muốn hoặc cần làm, thì cuối cùng bệnh tật sẽ giúp ta lắng nghe. Đau đớn dạy cho ta biết yêu cầu sự giúp đỡ và chữa trị, và vì thế nó là chìa khoá của việc giáo dục linh hồn.
Tập tìm ý nghĩa riêng của bệnh tật của bạn.
Câu hỏi chỉa khóa trong quá trình chữa trị rèn luyện là “Bệnh này đối với tôi có ý nghĩa gì? Nội dung thông điệp của thân thể gởi cho tôi? Tôi đã quên con người thực của mình như thế nào? Bệnh tật là câu trả lời đặc trưng cho câu hỏi: “Đau đớn này phục vụ tôi ra sao ?  
Ai cũng tạo ra bệnh tật ở chừng mực nào đó trong thân thể mình. Nếu bạn nhìn lại căn nguyên bạn sẽ thấy bao giờ bệnh tật cũng dựa trên chuyện ta quên con người thực của mình. Chừng nào mà ta còn tin rằng mình phải phân cách ra để cá thể hóa, thì ta còn tiếp tục tạo nên bệnh tật. Một lần nữa ta trở về điểm ta xuất phát - từ quan điểm toàn đồ về vũ trụ.
Điểm lại chương 15 
1. Mối quan hệ giữa bệnh tâm thể và hào quang là gì?
2. Theo quan điểm trường năng lượng con người htì căn nguyên của mọi bệnh tật là gì?
3. Hãy mô tả cung cách mà bệnh tật được tạo nên qua trường năng lượng của con người.
Để làm động não. 
4. Hãy dành một ít phút để chiêm nghiệm về cung cách mà quá trình bệnh tật có thể diễn ra trong thân thể bạn. Hãy mô tả nó.
5. Những niềm tin của ta đã định hướng các trải nghiệm của ta như thế nào, và trường năng lượng con người của ta giữ vai trò gì trong việc sáng tạo này?
Chương 16
Nguyên tác: Hands of Light - A Guide to Healing Through the Human Energy Field
Quá trình chữa trị, Một quan điểm tổng quát
 
Cái mà thầy chữa phải cống hiến cho bệnh nhân và nghề y gồm ba thứ: một quan điểm khác biệt và rộng mở về nguyên nhân bệnh và điều trị bệnh ; con đường thu thập thông tin về mọi cuộc đời hay mọi tình huống y học mà các biện pháp khác không thể thu được; và thao tác trực tiếp lên bệnh nhân nhằm nâng cao các khả năng chữa trị của họ. Kết quả thần diệu ra sao không phải điều quan trọng, thực tế là thầy chữa cảm ứng bệnh nhân để họ tự chữa trị bằng những quá trình tự nhiên dù rằng đối với những ai không quen cách chữa trị này các quá trình đó vượt qua cái vẫn được coi là tự nhiên. Cơ thể của bạn và hệ thống năng lượng của bạn chuyển dịch tự nhiên theo chiều hướng có lợi tới sức khoẻ. Dĩ nhiên bác sĩ cũng làm việc theo những nguyên tắc đó. Nhưng với gánh nặng của nhiều trường hợp không liên quan đến riêng ai như vậy, và phải đối đầu thường xuyên với bệnh tật, nhiều bác sĩ dần dà đi tới chỗ điều trị từng tập hợp đặc trưng các triệu chứng, việc này đôi khi có thể không phải theo chiều hướng có lợi cho sức khoẻ. Đối với thầy chữa, sức khoẻ không có nghĩa chỉ là sức khoẻ trong thân thể mà cũng là cân bằng và hài hòa trong mọi phần của cuộc đời.
 
Quá trình chữa trị thực sự là một quá trình nhớ lại, nhớ lại con người thực của ta. Trong phạm vi hào quang, quá trình chữa trị là quá trình tái cân bằng năng lượng tại từng cơ thể. Khi toàn bộ năng lượng tại mỗi cơ thể được cân bằng thì sẽ có sức khoẻ. Linh hồn đã học được bài học đặc biệt này, vì vậy nó có chân lý vũ trụ.
 
Ngày nay có hai lối đi vào chữa tri. Một là chữa trị “bên trong?, thiết lập cân bằng và sức khoẻ tại mói mức của con người bằng cách tập trung và xử lý trực tiếp các diện mạo thể chất, cảm xúc, tâm thần và tâm linh của con người, theo cung cách mà con người tạo nên các hệ thống niềm tin và thực tại của mình. Hai là chữa trị “bên ngoài”, giúp tái lập cân bằng tại các vầng hào quang khác nhau, bao gồm các hệ thống thân thể, bằng cách dùng năng lượng được chắt lọc từ trường năng lượng vũ trụ.
 
Tôi gợi ý rằng chữa trị “bên trong” là quan trọng nhất, song các phương pháp chữa trị “bên ngoài” là cần thiết để bổ sung cho quá trình này.
 
Quá trình chữa trị bên trong
 
Quá trình chữa trị bên trong tiến hành việc tái cân bằng năng lượng tại từng cơ thể bằng đó tập trung vào biểu hiện của mất cân bằng được điều chỉnh nó và sửa chữa vầng hào quang thích hợp bằng thao tác bàn tay. Việc sắp xếp lại trong mỗi cơ thể giúp cho việc lập lại cân bằng trong các cơ thể khác.
 
Quá trình chữa trị bên trong, mệnh danh là chữa trị tổng phổ, được luận bàn với đầy đủ chi tiết tại Chương 22. Ở đây chúng tôi chỉ mô tả ngắn gọn.
 
Trong việc chữa trị mức ketheric mẫu, hệ thống niềm tin sai trái được đưa vào ý thức và được thử thách. Việc chữa trị được tiến hành tại vầng thứ bảy của trường hào quang. chữa trị chủ yếu là sửa chữa và tái cấu trúc cơ thể này tại bất kỳ chỗ nào cần đến.
Hình 16 – 1  
 
 
 
Việc sửa chữa vầng thứ bảy tự động làm cho vầng thứ sáu khai mở để có thêm yêu thương thượng giới.
 
Ở mức thượng giới, thầy chữa tham dự vào yêu thương thượng giới hay yêu thương vạn vật và chỉ đơn giản dẫn kênh cho nó đi tới bệnh nhân.
 
Ở mức etheric mẫu, cơ thể hào quang được sắp xếp lại bằng phẫu thuật tâm linh. Việc này có tác động đem ý chí lên xếp ngang hàng với Ý chí siêu phàm.
 
Ở mức tinh tú, việc chữa trị được tiến hành bằng thanh nạp và yêu thương. thầy chữa tham dự vào thực tại tình yêu thương nhân loại và dẫn kênh cho năng lượng đi tới bệnh nhân. Việc này cho phép mức tâm thần bắt đầu thư giãn và buông lỏng một vài hệ thống phòng vệ.
 
Ở vầng tâm thần, thầy chữa thử thách các quá trình tư duy sai trái đã tạo nên mất cân bằng tại mức này. Các quá trình tư duy đó dựa trên lô gích của đứa trẻ đã từng trải nghiệm chấn thương. Khi lớn lên và bắt đầu nhận thức được các quá trình đó thì người hày dễ dàng xem việc hiện hữu của chúng là có mục đích và người này có thể thay thế chúng bằng các quá trình tư duy chính chắn hơn.  Thầy chữa thao tác để tái cấu trúc vầng này của trường hào quang bằng cách giúp bệnh nhân hình dung ra những cách giải quyết mới cho các vấn đề cũ.
 
Ở vầng cảm xúc, bằng cách sử dụng kỹ thuật thanh nạp, thầy chữa giúp bệnh nhân dọn sạch những cảm nghĩ bị tắc nghẽn. Đôi khi trong suốt thời gian chữa trị bệnh nhân sống lại các chấn thương cũ và trải nghiệm toàn bộ cảm nghĩ bị tắc nghẽn. Nhiều khi các chấn thương được thầy chữa lấy đi mà bệnh nhân không nhận thức được chúng.
 
Ở vầng etheric, thầy chữa tiến hành sắp xếp ngay ngắn và sửa chữa để tái cấu trúc vầng này, lập lại cảm giác hạnh phúc và sức khoẻ.
 
Thao tác trực tiếp lên thân thể, các bài tập, các tư thế và lời nói được sử dụng để giải toả các tắc nghẽn thể chất, chẳng hạn như sức căng trong bắp thịt, béo phì hoặc ốm yếu.
 
Trong quá trình chữa trị tổng phổ, tất cả các cơ thể được thao tác cùng nhau. Quá trình này được tiến hành bằng những buổi chữa tiêng hay đôi khi theo nhóm có mặt thầy chữa. Trong quá trình này, sức khoẻ của thân thể thường xuất hiện cuối cùng, sau khi các cơ thể hào quang đã được cân bằng. Có thể chữa trị một buổi là khỏi, mà cũng có thể phải hàng năm trời.
 
Có thể bạn ngạc nhiên là bằng cách nào mà các thầy chữa làm được mọi thứ đó. Bởi vì họ có con đường thu thập một lượng thông tin khổng lồ bằng cách bành trướng ý thức.
 
Quá trình chữa trị bên ngoài
 
Để kích thích và thúc đẩy việc chữa trị căn bản đó, các phương pháp chữa trị bên ngoài được sử dụng (và trong nhiều trường hợp rất cần thiết) bởi vì cho đến khi hệ thống niềm tinh được điều chỉnh, ta không thể bỏ mặc những triệu chứng thể chất đã bị các hệ thống niềm tin sai trái làm lan rộng. Đôi khi cần thiết phải chỉ định chữa trị bên ngoài để cứu sống sinh mạng. tuy nhiên, nếu như chữa trị bên trong cũng không được tiến hành và hệ thống niềm tin sai trái không được thử thách thì bệnh tật sẽ lại ùa vào thân thể, thậm chí sau khi đã hết các triệu chứng hiện tại.
 
Với tiến bộ của thực hành y học tổng thể, nhiều phương pháp chữa trị đang được phát triển và chứng tỏ là đáng tin cậy. nhiều bác sĩ nhấn mạnh chế độ ăn uống, thức ăn bổ sung như vitamin và chất khoáng, các chương trình thể dục và dưỡng sinh để giữ cho con người được khoẻ mạnh. Các nhà chuyên nghiệp chăm sóc sức khoẻ thuộccác lĩnh vực vi lượng đồng căn, đánh bão lưng, châm cứu, vận động, xoa bóp và các thao tác khác .. đang hành nghề khắp nước giúp giữ gìn sức khoẻ. Người ta bắt đầu có ý thức hơn với các chương trình thể dục thích nghi đều đặn và kiểm tra sức khoẻ thường kỳ để ngăn chận bớt khó khăn có thể xảy ra trước khi nó trở nên trầm trọng. Chữa trị bằng thao tác bằng tay hiện đang được thực hành khắp nước dưới nhiều dạng. Người ta quan tâm đến kiểu chữa trị bằng phù phép shamanism và các hình thức chữa trị cổ truyền khác. Các nhà phẩu thuật tâm linh đều đặn viếng thăm xứ sở này và thao tác trên hàng trăm người. chúng ta đang trong một cuộc cách mạng về chăm sóc sức khoẻ. Vì sao vậy?  
 
Với sự ra đời của kỹ thuật hiện đại và sự vắng bóng người thầy thuốc gia đình, ngành y đã mất dần tính chất phục vụ từng người . Trước đây người thầy thuốc gia đình nhận trách nhiệm về sức khoẻ của từng người trong nhà, năm chắc lịch sử của gia tộc, có khi biết được nhiều thế hệ. Ngày nay các bác sĩ thậm chí không nhớ tên bệnh nhân vì có quá đông người đến chữa. Tình hình thay đổi đã làm cho nhiều khi một kỹ thuật diệu kỳ có thể cứu được nhiều sinh mạng, bác sĩ chắn hẳn không thể nhận trách nhiệm về sức khoẻ của từng bệnh nhân. Có nơi, vào lúc cần thiết thì trách nhiệm đó lại rơi trở lại vào chính người bệnh. Đó là cơ sở cho cuộc cách mạng về chăm sóc sức khoẻ. Lúc này, nhiều người muốn tự lãnh trách nhệim đối với sức khoẻ của mình hơn/ để làm cho thay đổi này được êm thấm, cách tốt nhất là hợp nhất các phương pháp hữu hiệu, có vậy việc chữa trị mới dần dà trở lại phục vụ từng người riêng rẽ, như một thời người ta đã làm trong lịch sử của chúng ta.
 
Thầy chữa và bác sĩ có thể cùng làm việc như thế nào
 
Nếu cả thầy chữa lẫn bác sĩ cũng làm việc thì có thể khai thác được thế mạnh của kỹ thuật tốt nhất và của mối quan tâm riêng vốn có đến từng người bệnh. Ta hãy xét xem việc đó sẽ diễn ra như thế nào.  
 
Thầy chữa có thể giúp cho bác sĩ về ba điều đã nêu ở phần mở đầu chương này, đó là: đưa ra một quan điểm rôộg hơn về mọi yếu tố gây bệnh; cung cấp thông tin những dử liệu mà các phương pháp chuẩn hiện tại không thu được hoặc không thu kịp trong một thời gian hạn định; và cung cấp thao tác bàn tay nhằm làm cân bằng hệ thống năng lượng của bệnh nhân, kích thích và thúc đẩy việc chữa trị. nhiều khi cố gắng cuối cùng này lại giúp bệnh nhân thu được sức khoẻ cần thiết cho việc cứu mạng. 
 
Trong thực hành lâm sàng, thầy chữa có thể làm việc trực tiếp cùng với bác sĩ và bệnh nhân bằng cách lập bệnh án đầu tiên để xác định vấn đề, đưa ra một cách nhìn tổng quát về mức độ mất cân bằng năng lượng (và do đó về mức độ trầm trọng của vấn đề), cung cấp một quan điểm rộng hơn về các yếu tố gây bệnh, và trao đổi với bệnh nhân về ý nghĩa của căn bệnh đối với đời sống của họ.
 
Các phương pháp chẩn đoán của thầy chữa sẽ được luận bàn trong các chương tới. Thầy chữa có thể nhận được những lời khuyên qua sử dụng tri giác cao cấp về chủng loại và số lượng thuốc men đặc hiệu cần thiết, các kỹ thuật chữa trị bổ sung, chế độ ăn uống, thức ăn bổ sungvà tập luyện. thầy chữa có thể theo dõi ca bệnh cùng với bác sĩ, và qua sử dụng tri giác cao cấp lại có thể đưa ra những lời khuyên về liều lượng thuốc và những nhu cầu bổ sung cần thay đổi hằng tuần, hằng ngày, thậm chí hằng giờ. Bằng cách đó, thầy chữa và bác sĩ có thể cùng nhau đạt được một trình độ “điều chỉnh chính xác” trong chăm sóc bệnh nhân mà trước đây không bao giờ hình dung nổi. Thầy chữa có thể quan sát trường năng lượng của bệnh nhân để cho biết thuốc men hoặc các phương pháp chữa trị khác đã tác động ra sao trên toàn thân bệnh nhân.
 
Tôi đã tiến hành một phần công việc này và thấy rất có hiệu quả. Tôi gặp Mietek Wirkus một nhà chữa trị cũng tiến hành việc này  ba năm nay cùng các bác sĩ tại một bệnh khoa trực thuộc Hội y học Izics ở Vacsava, Ba Lan, được đặc biệt tổ chức cho kiểu chữa trị này. Họ rất thành công và vẫn tiếp tục. Hồ sơ tại bêệh khoa này cho thấy thao tác bàn tay, gọi là phương pháp chữa bệnh bằng nhân điện (Bioenergotherapy, BET) , có hiệu quả nhất đối với các bệnh ở hệ thần kinh vàn hững hậu quả của chứng đau nửa đầu, trong chữa trị hen phế quản, tiểu dầm đêm, bệnh thần kinh, các bệnh tâm thể, loét dạ dày, một vài thể dị ứng, u nang buồng trứng, u lành, vô sinh, đau khớp và một số loại đau khác. Chữa bằng nhân điện giúp làm dịu đau do ung thư, giúp hạ bớt liều lượng các thuốc giảm đau hoặc an thần dùng cho bệnh nhân. Chữa điếc trẻ em cũng thu được kết quả tốt. Trong phần lớn trường hợp, các bác sĩ phát hiện ra rằng sua khi được chữa bằng nhân điện, bệnh nhân trở nên trầm tĩnh và thư giãn, hết đau hoặc đỡ đau, và bình phục nhanh hơn (đặc biệt sau phẫu thuật hoặc nhiễm khuẩn) . Trên đất nước Hoa Kỳ, nhiều thầy chữa bắt đầu làm việc cùng với bác sĩ. BS Dlores Krieger dạy thao tác bàn tay cho y tá ở Trung tâm y học New  York từ nhiều năm nay, và họ thực hành phương phaá này tại bệnh viện. Rosalyn Bruyere, giám đốc Trung tâm chữa trị bằng ánh sáng, Glendale, California, hướng dẫn cho nhiều bệnh viện thực hành chữa trị và tham gia một số công trình nghiên cứu nhằm xác định tính hiệu quả của thao tác bằng tay đối với nhiều loại bệnh khác nhau.
 
Một loại hình nghiên cứu khác có thể thực hiêệ bằng cách dùng tri giác cao cấp nhằm giúp các nhà nghêin cứu tìm ra nguyên nhân và chữa những lạoi bệnh tưởng chừng không chữa được, như ung thư chẳng hạn. Với tầm nhìn thấu thị, như sẽ được luận bàn trong chương tới, thầy chữa có thể quan sát được quá trình bệnh khi tiến hành thao tác bên trong cho bệnh nhân. Thật là một công cụ tuyệt vời hỗ trợ cho nghiên cứu!
 
Sử dụng tri giác cao cấp, thầy chữa có thể nói cho biết phương pháp nào trong số nhềiu phương pháp chữa trị toàn đồ là tốt nhất cho từng trường hợp qua quan sát tác động của nó trên hào quang của bệnh nâhn. Chữa trị sẽ cho kết quả nhanh hơn khi thầy chữa khuyên bảo bệnh nhân tập trung vào phương pháp hữu hiệu nấht đối với ho. Chẳng hạn, trong các quan sát của mình, tôi đã ghi nhận rằng các phương pháp hoặc thuốc thang khác nhau thì tác động lên các vầng hào quang khác nhau. Aubrey Westake torng tác phẩm của mình Mô hình sức khoẻ đã chỉ rõ vị nào trong phương thứôc Bach Flower chữa chị cho mức hào quang nào. Tôi đã quan sát thấy chất vi lượng đồng căn nào có hiệu lực cao bao nhiêu thì tác động mạnh lên cơ thể hào quang bấy nhiêu. Các chức có hiệu lực cao trên 1M tác động lên bốn vầng bên trên của trường hào quang, còn các chất có hiệu lực thấp hơn thì tác động lên các mức hào quang bên dưới. Vì các chất có hiệu lực cao kinh khủng cho nên bao giờ người ta cũng dạy cho những người thực hành trẻ tuổi trước tiên haã bắt đầu với những chất có hiệu lực thấp (cho các cơ thể có năng lượng thấp) sau đó mới đi lên các cơ thể bên trên sau khi tìm được phương thuốc chính xác. Trong quá trình thao tác bàn tay, thầy chữa có thể chọn cơ thể hào quang nào để tác động. Cũng đúng như vậy khi ta tự chữa trị bằng thiền định, trong trạng thái này, con người cóthể tác động lên tới tất cả các cơ thể hào quang. Bức xạ  học là phương pháp chưng cất năng lượng chữa trị từ trường năng lượng vũ trụ bằng cách sử dụng các máy móc để phát ra các “dải” hoặc “tần số”. Song song với cảm xạ học, bức xạ học truyền đi rộng rãi những năng lượng quanh trường năng lượng vũ trụ tới những bệnh nhân ở rất xa thầy thuốc. Một mẫu thử về huyết học hay một mẫu tóc lấy từ bệnh nhân thường được sử dụng làm anten. Nhà chữa trị bằng bức xạ học có thể chọn vầng hào quang nào mình sẽ thao tác lên.
 
Khoa đánh bão lưng chắc chắn vương tới được ba mức hào quang đầu tiên, cũng như dược thảo, vitamin, dược phẩm và phẩu thuật. Dĩ nhiên thao tác bàn tay, thiền định để chữa trị, hay chữa trị bằng ánh sáng, màu sắc, âm thanh hay tinh thể, tất cả đều vươn tới các mức bên trên của trường hào quang. Qua nghiên cứu, chúng ta có thể học được cách sử dụng các phương thức chữa trị này có kết quả tốt nhất.
 
Nhiều tác phẩm đã được viết về các loại chữa trị này. Tôi gợi ý một số cuốn sau đây để các bạn có thể tham khảo thêm: khoa học về vi lượng đồng căn của BS George Vithoulkas. Các chiều của Bức xạ học của BS David Tansely. Khoa đánh bão lưng, một phương thức hiện đại cho sức khoẻ của BS Julius Dontenfass, Châm cứu cổ truyền: định luật năm yếu tố của TS Dianne M.Connelly.
 
Nghề y trên xứ sở này đã tập trung chủ yếu vào thân thể và trở nên tinh thông trong lĩnh vực đó, nhất là đối với bệnh của các cơ quan đặc hiệu vàcủa các hệ thống cơ quan. Thuốc men và phẫu thuật là những phương pháp chính được sử dụng. Một trong những vấn đề chủ yếu của việc dùng thuốc men và phẩu để điều trị là các phản ứng phụ kinh khủng mà chúng thường gây nên. Thuốc men được kê đơn dựatheo sự hểu biết về hoạt động của thân thể, nhưng chúng cũng chứa đựng những năng lượng ở dạng cao cấp mà dĩ nhiên về sau sẽ tác động lên các cơ thể bên trên. Tác động của những thuốc này lên các cơ thể bên trên chưa được nghiên cứu trực tiếp khi thử nghiệm thuốc để chuẩn bị đưa ra sử dụng.
Nói đúng hơn, tác động của các năng lượng bậc cao này chỉ được nhìn thấy khi àm cuối cùng chúng bị dồn xuốngthân thể. Tôi đã nhì nthấy hậu quả của những htuốc nằm lại trong hào quang trên dưới mười năm sua khi sử dụng. Chẳng hạn, có một loại thuốc sử dụng một lần để chữa viên gan đã được coi như gây ra suy giảm miễn dịch sau đó năm năm. Một thuốc nhuộm màu đỏ bơm vào cột sống với mục đích thăm dò đã ngăn cản việc chữa trị ở các dây thần kinh tủy sống sau đó mười năm.
 
Tiến tới một hệ thống chữa trị toàn đồ
 
Tôi tin rằng các hệ thống chữa trị toàn đồ trong tương lai sẽ kết hợp cái kết cấu kinh khủng của kiến thức” phân tích” trong nghề y truyền thống với kiến thức “tổng hợp” về các hệ thống năng lượng của cơ thể bên trên. Các hệ thống chữa trị toàn đồ trong tương lai sẽ chẩn đoán và mô tả việc chữa trị cùng một lúc cho tất cả các cơ thể năng lượng và thân thể theo yêu cầu của bệnh nhân và hợp nhất các quá trình chữa trị bên trong với các quá trình chữa trị bên ngoài. Các bác sĩ, các nhà đánh bão lưng, vi lượng đồng căn, các thầy chữa, các nhà điều trị học, châm cứu, v.v… tất cả sẽ cùng nhau làm việc để giúp cho quá trình chữa bệnh. Bêệh nhân sẽ được coi như một linh hồn trên hành trình trở về lại bản ngã thực, bản ngã Thượng đế, và bệnh tật sẽ được coi như một trong các phương thức chỉ dẫn cho người hành hương đi đúng hướng.
 
Để làm việc này, ta cần sử dụng những phương pháp pâhn tích đã được nghề y phát triển để đào sâu vào những điều bí ẩn của các cơ thể bên trên, nhằm thu thập hiểu biết về hoạt động và cấu trúc của chúng. Ta cần những đồ ăn nghiên cứu chung trong đó các phương pháp chữa trị cho cơ thể bên trên được kiểm tra theo phép chữa đối chứng hiện hành mang tính khoa học của ngành ý, để thấy được các kết quả phối hợp. Thuốc men và các phương pháp vi lượng đồng căn - được sử dụng theo phép chữa đối chứng – cùng nhau tác động như thế nào? Những cái nào hài hòa với nhau hổ trợ và nâng cao việc chữa bệnh? Những cái nào đối kháng và không được dùng chung với nhau?
 
Ta phải tập trung vào việc tìm ra các phương pháp phát hiện để quan sát các cơ thể năng lượng. Vì cơ thể etheric gồm chất thô nhất, nó giống thân thể nhất và chắc hẳn là dễ phát hiện nhất, cho nên ta phải tập trung vào nó trước tiên. Ta sẽ có một công cụ ghê gớm biết mấy nếu ta tạo được một bức chân dung cấu trúc kẻ ô của cơ thể ehteric để chỉ ra được các cân bằng và mất cân bằng năng lượng. Với thông tin này và nghiên cứu thêm, bấy giờ chúng ta có thể tìm ra nhiều phương háp thực tiễn và hữu hiệu hơn để tái cân bằng năng lượng trong cơ thể etheric. Trong tương lai, ta có thể tiến lên khám phá những phương pháp áp dụng cho các cơ thể bên trên.
 
Có như vậy chúng ta mới chữa được tình trạng rối loạn trước khi nó bị dồn xuống thân thể dưới dạng bệnh tật thể chất.
 
Trước hết, tôi sẽ cố gắng dạy cho các nhà chuyên nghiệp chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là các thầy thuốc, nhìn thấy được các trường hào quang, có vậy họ mới thấy được quá trình bệnh tật hoạt động bên trong thân thể của bệnh nhân. Nhiều bác sĩ đã đưa tay ra nhờ giúp đỡ. Họ gửi cho các thầy chữa những trường hợp gay go nhất của họ. Thường họ làm điều đó một cách vụng trộm. Đã đến lúc ra khỏi buồng riêng và làm việc công khai thành các nhóm chữa bệnh.
 
Với nhiều người được huấn luyện tốt và đủ trình độ thấy được các quá trình bên trong con người chỉ đơn giản bằng nhìn, thì xin hãy tưởng tượng xem họ sẽ đủ sức sức đưa các nghiên cứu ý học tiến xa như thế nào. Có thể tập trung nhêin cứu trên từng bệnh nhân cụ thể với những yêu cầu của họ, hơn là cứ nhấn mạnh vào việc quan sát các động vật trong phòng thí nghiêm. Khi người ta có khả năng đi thẳng vào (“đọc”) loại hình chữa trị mà bệnh nhân cần thì các chương trình sẽ được chỉ định ở mức riêng cho từng trường hợp chữa trị.
 
Heyoan đã tuyên bố rằng “chất liệu chính xác lấy với liều lượng chính xác tại thời điểm chính xác cho từng cá thể thì tác động như một chất liệu cải biến để tạo ra sức khoẻ một cách hữu hiệu nhất, ít phản ứng phụ nhất và trong thời gian nắn nhất có thể có. sức khoẻ ở đây không chỉ đơn thuần là sức khoẻ thể chất; nó là cân bằng trọn vẹn ở mọi mức.
 
Với một tiềm năng như vậy, bây giờ ta hãy nhìn vào nhiều phương thức khác nhau đảm bảo thông tin trên tất cả các mức của hào quang.
 
Điểm lại Chương 16
 
1.Hãy mô tả quá trình chữa trị bên trong.
2.Hãy mô tả quá trình chữa trị bên ngoài
3.Thuốc men tác động lên những mức nào của trường năng lượng con người?
4.Các tác động của y học được kiểm tra trong các thực hành thông thường về y học xảy ra trên những mức nào của trường năng lượng con người?
5.Hiệu lực của một phương thuốc vi lượng đồng căn có liên quan đến hào quang như thế nào? 


 
Để làm động não
6. Những hiệu quả chủ yếu của sự hiểu biết quá trình bệnh tật qua trường … năng lượng con người trong thực hành y tế? Bao gồm ứng dụng, hoạt động tâm lý học, ý thức trách nhiệm và tự cảm nhận của bệnh nhân?
7. Việc chữa trị qua trường hào quang có thể được hợp nhất vào các thủ tục y học thông thường như thế nào ?
(còn tiếp)
Thuốc y tế  y học y tế  sức khỏe  thực phẩm chức năng
Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "Nhân Điện: BÀN TAY ÁNH SÁNG"

Đăng nhận xét