Mỹ Thuật Việt: “Thần chết và kẻ bủn xỉn”, một ngụ ngôn đạo đức của Hieronymus Bosch
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/6/23/27777.html
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/6/23/27777.html
Năm 1490 sau công nguyên, tranh sơn dầu vẽ trên gỗ, 36 5/8 x 12 1/8 tại Nhà trưng bày Nghệ thuật Quốc gia; Washington, D.C.
Người đàn ông trần truồng (kẻ bủn xỉn) nằm trên giường và đang khăng khăng với sự xuẩn ngốc của ông, thậm chí khi đã cận kề cái chết. Thần chết, được thể hiện bên tay trái, đã bước vào phòng ngủ của ông. Vị thần hộ mệnh của ông cố gắng thu hút sự chú ý của ông vào cây thánh giá trên cửa sổ, nhưng tay ông vẫn còn với lấy túi vàng, thứ mà con quỷ đang cầm.
Người đàn ông trần truồng và đang hấp hối có vẻ như là một người đầy quyền lực: Bộ áo giáp của ông nằm dưới chân giường, nhưng lại ở bên ngoài bậc thềm, cho chúng ta gợi ý rằng sự giàu có của ông có thể đến từ những trận đánh. Kẻ bủn xỉn đã chiến đấu vì của cải và cất giữ nó ngay bên cạnh ông. Ông xuất hiện hai lần trong bức tranh. Lần thứ hai mà ông xuất hiện là khi còn khỏe mạnh, ăn mặc chỉnh tề và đang cất giấu vàng của mình, đầy vẻ thỏa mãn khi ông cho thêm một đồng xu khác vào trong hòm. Ma quỷ lẩn trốn khắp nơi trong chiếc hòm đựng vàng của ông.
Thần chết đã thò cái đầu ghê sợ vào sau cánh cửa. Hãy để ý sự ngạc nhiên của người đàn ông ốm yếu: Thần chết đến thật bất ngờ! Giờ đây trận chiến cuối cùng đã bắt đầu. Đây là một trận chiến mà ông phải chống chọi mà không có chiếc áo giáp. Bên cạnh chiếc giường là một con quỷ đang ẩn nấp, thậm chí nó còn đang đưa vàng cho kẻ bủn xỉn, người vẫn chìa tay ra vào giờ phút cuối cùng. Một con quỷ khác đang thò đầu xuống từ trên nóc chiếc giường, đầy vẻ mong ngóng và thích thú.
Kết cục của câu chuyện này vẫn chưa ngã ngũ. Vị thần hộ mệnh đang ngước nhìn cây thánh giá trên khung cửa sổ một cách đầy thất vọng. Dường như Chúa đã không bỏ rơi kẻ bủn xỉn bởi vì một tia sáng mờ ảo đầy hy vọng đang chiếu rọi từ cửa sổ về phía ông, hứa hẹn ban tặng trí tuệ cho ông để giúp ông từ bỏ chấp trước vào của cải phù du và nắm lấy sự cứu độ của Thần.
Mặc dù các tác phẩm của Bosch nhìn chung được coi là bi quan, nhưng khi ông miêu tả Thiện và Ác đồng thời, Thần thường xuyên có mặt trong tranh của ông, kiên nhẫn và từ bi chờ đợi con người hối cải.
Nguyên bản từ http://www.pureinsight.org/node/2408
西洋绘画赏析:《死神和守财奴》─一个道德寓言
波许(Hieronymus Bosch, 1450-1516,或译波希)是文艺复兴时期的尼德兰(今荷兰)画家,他虽然不像意大利艺术家那样注重精准的人体结构和美感,但是他的作品几乎每一幅都充满着想像趣味,并且蕴涵了深刻的人生哲理。1490年的作品《死神和守财奴》就是一幅道德劝世的寓言画。
画中叙述一个终生追求财富的人,到了临死前仍放不下他的财宝,因而苟延残喘、不甘心死去。这个垂死的财主一生为钱财奋战不休,而今他卸下了盔甲和武器(在画面的低处),只能裸着身子病恹恹的坐在床上。波许似乎藉此告诉世人“来时一身光,走时还是一身光”,物质财富“生不带来,死不带去”的道理。
由于其财富是争夺而来,财主小心翼翼的将财宝囤积在自己床脚边的柜子里。这个守财奴在画中出现2次,除了病床上的瘦弱老人之外,另一次在床脚以过去健康的状态出现:他穿着朴素的衣服(由于吝惜金钱),正满足的将几枚钱币放到钱罐子里。
由于生平的贪婪,守财奴在垂死之际招引来了许多魔鬼和业障潜伏在病床的四周;死神也狡猾的探头進来,并迈入了一只脚。守财奴大吃一惊,他还没有准备死去呀!这是生命的最后一场搏斗,却没有了盔甲的防护。床边的一个小鬼提供他一袋金子,但却再也买不回生命和健康。床的上方,扒着另一个妖怪充满兴趣的期待着结果。
然而故事的结局尚未定论。因为守财奴的身后有一个善良的守护天使,仰望着左上方的耶稣像,而耶稣也似乎在召唤财主的神性,希望他在生命的最后时刻能认清人世间财富的空虚,放下执著,回归到神的世界。
在波许的作品中也经常透露这样的讯息:无论人干了什么蠢事,犯了什么过错,慈悲的神都没有放弃,还在等待着他们自己最后的觉醒。
0 nhận xét: on "Mỹ Thuật Việt: “Thần chết và kẻ bủn xỉn”, một ngụ ngôn đạo đức của Hieronymus Bosch"
Đăng nhận xét