Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Mỹ thuật Việt Nam: Chất liệu tầm thường nhất và cao quý nhất


Mỹ thuật Việt Nam: Chất liệu tầm thường nhất và cao quý nhất

SGTT.VN - Cũng như ở các nền văn minh cổ đại khác, vào thời Thương đồ gốm phát triển mạnh mẽ ở Trung Hoa do nhu cầu gia dụng, và rực rỡ do nhu cầu tôn giáo và cung đình.
Từ vật liệu tầm thường nhất này, cư dân vùng lưu vực Hoàng Hà đã tạo ra những vật dụng tuyệt hảo. Tuy xương gốm còn thô nhưng tạo dáng thì vô cùng tinh tường, chắt lọc. Cũng như tạo dáng đồ đồng, dáng đồ gốm thường rất đơn giản cô đọng, gây ấn tượng mạnh, đủ làm chuẩn mực cho design hiện đại! Cả hai khuynh hướng tả thực sinh động và trừu tượng hoá – biểu tượng hoá đều được đẩy tới cực điểm tạo ra trường sáng tạo mênh mông và truyền thống sâu bền cho nghệ thuật gốm Trung Hoa hàng ngàn năm sau. Cái bình dáng tròn xoay với các hoa văn kỷ hà gấp khúc là một thống nhất của các đối lập đầy trí tuệ. Cái đỉnh hình con cú cách điệu bằng gốm đen gây cảm giác vừa gần gũi vừa kỳ bí.
Phần tinh tuý, quý hiếm nhất trong môi trường đất đá là các loại ngọc: bạch ngọc, lục bảo, ngọc màu vàng hoặc ngũ sắc… Có vẻ như ngà và xương đã phải nhường chỗ cho niềm thích thú ngọc của các nghệ sĩ thời này. Tất nhiên chúng không thể là vật gia dụng của nhà dân thường như gốm mà chuyên dụng cho cung đình, giới quyền quý và phục vụ các nghi lễ tôn giáo sang trọng. Thời này người Trung Hoa đã thờ tổ tiên, thần nông và “trời” dù không hình thành một tôn giáo nhất thần hay đa thần nhất quán, thống trị nào. Song thái độ trọng “lễ” của họ song hành với niềm hứng thú say mê các đồ vật tinh xảo. Nghệ thuật trang trí ứng dụng là điểm mạnh nhất của văn minh Trung Hoa. Một phần thiên tài của đế chế khổng lồ này được dồn vào các đồ vật tí hon, xinh xẻo được chế tác rất tinh nhã, khéo léo và thực dụng!
Gốm và ngọc Trung Hoa luôn là các lực hút khó cưỡng lại trong làng sưu tầm và buôn bán cổ vật thế giới.





Thú linh, ngọc trắng – lục.

Đỉnh hình con cú, gốm nâu đen.




NGUYỄN QUÂN

Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "Mỹ thuật Việt Nam: Chất liệu tầm thường nhất và cao quý nhất"

Đăng nhận xét