Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Khổng Tử: Đạo lý sáng suốt của người quân tử là cao xa, rộng lớn


Khổng Tử: Đạo lý sáng suốt của người quân tử là cao xa, rộng lớnInEmail
Tác giả: Zhi Zhen - Clearwisdom.net   
Thứ sáu, 25 Tháng 6 2010 05:44
Trong thời kỳ Khổng Tử chu du liệt quốc của Trung Hoa, lúc đi ngang qua đất của nước Trần và Thái thì đoàn người của ông không còn lương thực nữa. Đối diện trước hoàn cảnh khó khăn, ông vẫn ngồi giữa hai gốc cây dạo đàn, ca hát, và soạn nhạc trong cuộc hành trình.
Học trò của ông, Tử Lộ, cảm thấy lo lắng, mới hỏi, “Thưa Thầy, Thầy vẫn ca hát ngay cả trong hoàn cảnh này. Đây có phải là một đòi hỏi trong cách cư xử về lễ nghĩa chăng?”
Khổng Tử không trả lời cho đến khi ông đàn xong một khúc nhạc. Sau đó ông nói, “Này Tử Lộ, dưới tình huống như vậy, người quân tử diễn tấu âm nhạc là để loại bỏ lòng kiêu hãnh của chính mình, trong khi kẻ tiểu nhân chơi nhạc là để dẹp đi sự sợ hãi của chính họ. Ngươi theo ta mà không thực sự hiểu ta sao?”
Khổng Tử đưa cho Tử Lộ một tấm khiên và bảo anh ta múa vũ với cái khiên này. Sau khi múa ba lần, Tử Lộ lấy lại bình tĩnh.

Một học trò khác, Tử Cống, thưa rằng, “Con đường Đạo của Thầy đã đạt đến cảnh giới rất cao, cho nên người trong thiên hạ không dễ gì chấp nhận. Thầy có thể hạ tiêu chuẩn của Thầy xuống một chút được không?”
Khổng Tử đáp lời, “Tử Cống, một người nông phu giỏi tay trồng trọt, nhưng điều này không thể bảo đảm rằng anh ta sẽ có một vụ thu hoạch tốt. Một người thợ giỏi về tiểu công nghệ, nhưng không phải người nào cũng yêu thích sản phẩm của anh ta làm ra.
“Người quân tử hoằng dương đạo nghĩa là hy vọng người trong thiên hạ có thể chiếu theo các nguyên tắc chính đạo mà hành xử để trở về với đạo lý của Trời. Làm sao họ có thể hạ thấp các tiêu chuẩn đạo nghĩa để làm vui lòng con người thế tục? Nếu ngươi hôm nay không thể đi theo chính đạo của ngươi, thay vào đó chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để cho thiên hạ thu nạp, là bởi vì chí hướng của ngươi không rộng lớn và cao xa.”
Học trò khác của Khổng Tử, Nhan Hồi, thưa rằng, “Đạo của Thầy đã đạt đến cảnh giới rất cao xa, cho nên có những người không thể dung nạp được. Dầu vậy, Thầy vẫn tận tâm tận lực thúc đẩy cho nó được thực hành, và dùng tấm lòng nhân đức để cứu bá tánh ra khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng. Tuy rằng gặp phải trở ngại, khó khăn, và không vì chỉ có một ít người chấp nhận, Đạo của Thầy vẫn thương xót tất cả. Khả năng này chính là sự quý giá của chính đạo. Trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn kiên trì giữ vững chính đạo và không dao động. Điều này chỉ người quân tử mới có thể làm được.

“Không tu dưỡng chính đạo, là sự hổ thẹn của chúng ta. Chúng ta truyền bá chính đạo rồi, nhưng một số người không chấp nhận, đó chính là sự hổ thẹn của bọn họ.”
Khổng Tử vui vẻ nói :” Nhan Tử hiểu biết được như vậy là tốt lắm!”
Lúc đó, một cơn gió nhẹ mang theo hương thơm của hoa thổi tới. Khổng Tử lần theo mùi thơm mà đi và tìm thấy một dẫy hoa lan trong một hang núi thâm sâu. Những bông hoa trông thật thanh nhã, đoan trang và đẹp đẽ. Nó mọc lên ở một chỗ không người nào biết đến, nhưng hương thơm của nó toả ra rộng khắp.
Khổng Tử nói với các học trò rằng, “Hoa lan mọc lên trong thâm cốc. Nó không ngưng tỏa hương thơm của nó chỉ vì không có người nào nhận biết; trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi hương thơm tự nhiên thanh tao của nó, giống như là sự chân chánh trong sạch, kiên cường và tinh khiết thanh cao của người quân tử. Nó thật sự mang khí tiết của người quân tử chân chánh!”
Sau đó, Khổng Tử cảm hứng sáng tác bài thơ “Ỷ Lan Thao” (có nghĩa là ‘Dựa vào tiết tháo của hoa lan’) và đồng thời soạn thảo một bản nhạc đi kèm. Tất cả học trò của ông đều cảm thấy phấn khởi.
Khổng tử giảng tiếp, “Hoàn cảnh khốn đốn mà ẩn chứa đạo lý cũng giống như hành trình đi từ lạnh lẽo khắc nghiệt tới khí hậu ấm áp, sau khi trải qua mùa đông khắc nghiệt thì tiết xuân ấm áp sẽ đến. Điều này chỉ có bậc hiền đức mới có thể hiểu biết được, những người khác không hiểu rõ được.”
Tử Cống hỏi Thầy, “Thưa Thầy, tại sao có những người không hiểu rõ được?”
Khổng Tử trả lời, “Những người không có chí lớn, thì chỉ nhìn những gì trước mắt. Những gì cá nhân họ không nhìn thấy được thì họ không tin. Tuy nhiên những người tu dưỡng đạo đức và đảm đương trách nhiệm lớn lao thì sẽ không bị hoàn cảnh bên ngoài làm lung lay chí hướng, bởi vì trong tâm của họ đã có đạo lý, cho nên có thể nhìn xa trông rộng, với trí tuệ sâu xa rộng mở mà đem nghịch cảnh xoay trở thành hoàn cảnh thuận tiện cho mình.”
Các học trò của ông nghe xong, đều cảm thấy tinh thần phấn chấn. Ngày hôm sau, Chu Vương biết được tình trạng nên phái người tới giải cứu. Hoàn cảnh khốn đốn của họ đã được giải trừ.
Khổng Tử lúc bình sinh làm bất cứ việc gì, đều kiên trì giữ vững nguyên tắc, chí nguyện không thay đổi. Ông khởi xướng đạo lý, “tuân theo đạo Trời, giữ vững cương thường, và thi hành chính sách nhân từ”, và “tận tâm tận lực làm việc theo Thiên mệnh”. Người quân tử là phải kiên trì chắc chắn trong niềm tin của mình, kiên trì giữ vững tiết tháo, chí hướng không thể lay chuyển. Bởi vì lý tưởng của người quân tử đầy cao cả và xa rộng, họ dám đảm đương trách nhiệm và sứ mệnh duy trì bảo vệ chân lý và chính nghĩa xã hội, họ dùng lòng nhân ái để kêu gọi càng nhiều người hãy tỉnh ngộ mà quay trở về với con đường chân chính!
Chú thích.
Cập nhật ngày 13 tháng 6, năm 2010
【神传文化】君子明道怀远

文/智真
 
  打印版本

【明慧网二零零八年七月二十三日】孔子周游列国时,在陈、蔡两地之间没有了粮食,面对困境,依然在两根柱子中间唱歌、弹琴、修订音乐。
他的学生子路说:“夫子现在还唱歌,难道这也是礼的要求吗?”孔子没有回答他,直到一曲结束后才说:“子路啊,在这种情况下,君子演奏音乐是为了使自己没有骄纵之心,小人演奏音乐则是为了使自己不害怕,你难道是在不了解我的情况下跟随着我吗?”孔子给了他一个盾牌让他跳舞,这样跳了三遍,子路平静下来了。
子贡说:“夫子之道达到了非常高的境界,所以不容易被天下人容纳。夫子是不是可以稍微降低一些标准呢?”孔子说:“子贡啊,好农夫擅长种庄稼却不能说必然能得到收获,好工匠能够心灵手巧却不一定顺所有人的爱好。君子能够弘扬道义,是希望天下人能够按照正道原则去做而回归天理,怎么能让道义降低标准而苟合世俗呢?如今你不修你的正道却去考虑怎样被天下所采纳,是因为你的志向不够远大呀。”
颜回说:“夫子之道达到了非常高的境界,所以不被有些人容纳。即使如此,夫子尽心尽力去推行,以仁德之心救百姓于水火之中。虽受阻遭嫉,不为一些人所容,对夫子之道有何伤害呢?这可能正是道的珍贵吧!任何环境中能够坚守正道不动摇,这是君子才能做到的。不修养正道,是我们的耻辱;我们传播正道了,却不被一些人采纳,那是他们的耻辱。”孔子高兴的说:“颜回有这样的见识太好了!”
这时微风送来了阵阵的清香,孔子循香味而行,在幽谷的深处发现了一片兰花,她们天姿神韵,端庄素雅,生长在这里,不为人所知,不为人所赞,却默默的芳香四溢。孔子对学生们说:“兰花在深谷之中,不以无人而不芳,任何环境中不改变其节,像君子一样清正、坚强和高洁,她们是真正的君子!”然后作《倚兰操》并操琴赞颂,学生们都受到了启发和鼓舞。孔子继续说:“困境所含的道理,就好比是从严寒到温暖,经过严寒之后,温暖的春天就会到来,这些只有贤德的人能够了解,有些人却不能明白。”子贡问:“为什么有些人不明白呢?”孔子说:“胸无大志的人只看到眼前,对自己没有见到的就不相信。而对于有道德修养和担当大任的人来说,不会被外在环境所左右,因为他们心中有道,所以能高瞻远瞩、智慧深广,把逆境变为顺境。”学生们听了都振奋了精神,第二天就解除了困境。
孔子一生无论做什么事,都是坚持原则、矢志不渝的,他倡导“遵天道,循纲常,行仁政”、“尽人事而听天命”。君子就要坚定自己的信仰,坚守节操,不渝其志。因为君子的理想崇高而远大,敢于承担维护真理和正义的社会责任和使命,以仁爱之心唤起更多人觉醒而归于正道!

Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "Khổng Tử: Đạo lý sáng suốt của người quân tử là cao xa, rộng lớn"

Đăng nhận xét