Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Bày trận tựa sông


[TinDaChieu] Thành ngữ và Lịch sử Trung Quốc.
Trong 5.000 năm văn hóa truyền thống Trung Hoa, các thành ngữ chính là một viên ngọc sáng trong kho tàng ngôn ngữ Trung Quốc. Nó ngắn gọn, sinh động, ý nghĩa, chất đầy tính lịch sử và giàu tính văn hóa dân tộc. Sự hình thành của mỗi cụm từ nói lên sự thật lịch sử mà phản ánh chính trị , quân sự văn hóa, phong tục dân gian, đạo đức và lý tưởng. Những thành ngữ này cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử lâu đời của Trung Quốc, sự uyên thâm vượt trội và sự truyền đạt vượt thời gian của nó.
背   水   一   战
背     (bèi) chống lại , 水    (shuǐ) nước , 一     (yī) một , 戰     (zhàn) trận chiến
Hàn Tín là một vị Tướng và là quân sư của Lưu Bang, vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Hán.
Lưu Bang muốn chiếm toàn bộ Trung Hoa. Hàn Tín đánh bại kẻ thù của Lưu Bang, Xiang Yu, và vượt qua sông Hoàng Hà để bắt vua Ngụy, kẻ phục tùng Hạng Vũ. Sau đó Hàn Tín hành quân về phía đông để tấn công nước Triệu.
Quân của Hàn Tín cần phải vượt qua một cửa núi rất hẹp được gọi là Tỉnh Hình. Tướng Triệu là Lý Tả Xa bày mưu cố thủ tại cửa Tỉnh Hình và chẹn đường vận chuyển lương thực của quân Hán. Vua Triệu biết rằng họ có nhiều binh lính hơn so với quân Hán và khẳng định rằng sẽ chiến đấu giáp lá cà.
Quân Hán dừng lại cắm trại cách cửa Tỉnh Hình 30 dặm. Hàn Tín ra lệnh cho 10.000 lính dàn binh trên sông để thu hút sự chú ý của kè thù. Đồng thời, 2.000 binh lính, trang bị nhẹ, lén lút đột nhập vào thành khi không có ai ở đó, rồi nhổ cờ Triệu lên thay thế cờ Hán vào. Bày trận tựa vào sông là một chiến lược cực kỳ mạo hiểm và không ai dám đề nghị trong bất kỳ cuốn kinh thư nào về việc làm thế nào để giành chiến thắng trong một chận triến. Tướng Triệu rất vui và nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt cho họ để giành chiến thắng, vì quân Hán không có đường nào để mà chạy.
Bình minh,quân Hán bắt đầu tấn công trước và cả hai bên giao chiến rất quyết liệt. Quân Hán giả vờ bị đánh bại và chạy trở lại bờ sông. Quân Triệu dồn tất cả binh lính để đuổi theo, bỏ trống thành. Trong khi đó, Hàn Tín đã cho tất cả những binh lính tinh nhuệ nhất ra chiến đấu trên sông, họ đã cố gắng hết sức, và cuối cùng họ không còn nơi nào để chạy, bắt buộc phải thắng không thì sẽ chết. Quân Triệu không thể đánh tiếp liền rút lui về thành. Khi về đến thành, họ phát hiện ra rằng tất cả các lá cờ của họ đã được thay thế bằng cờ Hán. Quân lính hoảng loạn đổ xô theo mọi hướng mà thoát thân. Quân Hàn Tín rượt theo và đã giành chiến thắng lớn.
Ít lâu sau đó, có vị tướng hỏi Hàn Tín rằng, “Trong tất cả các cuốn kinh thư về chiến lược, đều nói ằng chỉ có thể chiến đấu tựa vào núi, chứ không phải là dàn trận tựa vào sông. Tuy thế, ngài đã xoay sở để giành chiến thắng. Đó là loại chiến lược nào vậy?
Hà Tín cười lớn tiếng, “Chiến lược của ta cũng trong kinh thư thôi. Bằng cách dồn các binh sĩ vào một tình huống mà họ không có lối thoát, họ đành phải chiến đấu cho mạng sống của mình. Nếu tất ai cũng có thể rút lui, làm thế nào khiến cho họ có thể chiến đấu hết sức mình được?”
“Bày trận tựa sông” có nghĩa là, nếu một người quyết tâm chiến đấu cho mạng sống của mình, thì sẽ thành công.
Kanzhongguo

Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "Bày trận tựa sông"

Đăng nhận xét