Hiển thị các bài đăng có nhãn TƯ LIỆU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TƯ LIỆU. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Mỹ thuật công nghiệp Việt Nam : VĂN MINH

Mỹ thuật công nghiệp Việt Nam: VĂN MINH
Ở Việt Nam có các trường đạo tạo mỹ thuật công nghiệp tại Hà Nội, tp hcm và VĂn Lang. Mỹ thuật công nghiệp là gì ? đây là bộ môn mỹ thuật ứng đụng
Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minh là hoang dã, man rợ, lạc hậu. Khái niệm văn minh chỉ mang tính tương đối, có tính so sánh tại thời điểm xét đến mà không có giá trị tuyệt đối
Xã hội loài người phát triển từ thủa hoang dã cho đến ngày nay, có thể ước chừng 10.000 năm trong một không gian rộng lớn của Trái đất và được các nhà khoa học chia ra nhiều thời đại: Cổ Đại, Trung Cổ, Cận Đại và Hiện Đại. Trong mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực - hình thành nền văn minh. Riêng thời Cổ Đại có tám nền văn minh lớn được thống kê (các học giả vẫn tranh cãi về số lượng) gồm: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes.

Lịch sử loài người không ngừng phát triển và vận động. Ngày nay trên thế giới xuất hiện thêm nhiều nền văn minh hiện đại khác. Chưa kể đến gần 500 di sản thế giới nằm rải rác trên khắp thế giới đã được UNESCO xếp hạng và công nhận. Việc xếp hạng và công nhận vẫn còn tiếp tực bổ sung các di sản và các nền văn minh khác mới được phát hiện gần đây, cũng như đang hoàn thành dần các chứng cứ khảo cổ khác.

Lịch sử nhân loại cũng không thể không nhắc đến các nền văn minh nhỏ hơn, có sự giao thoa qua lại và chịu ảnh hưởng chi phối của dòng văn hóa lớn cũng tạo thành các sắc thái riêng. Riêng ở Đông Á phải kể đến các nền văn hóa như văn hóa Nhật Bản, văn hóa sông Hồng, văn hóa Khơme, văn hóa Tây Tạng, văn hóa Chăm...

Có một số nhà khoa học lại xếp loại các nền văn minh trên thế giới theo cách khác trên đây. Họ phân loại ra các nhóm: các nền văn minh suy tàn, các nền văn minh giao thoa, các nền văn minh thuần nhất v.v.., nhưng ngày nay phần đông các nhà khoa học đương nhiên công nhận một thực tế rằng, tất cả các nền văn minh đều hình thành, phát triển và suy tàn, nhưng văn minh nhân loại là phát triển không ngừng, bởi vì nó kế thừa những di sản của các nền văn minh suy tàn trước đó để lại, như một quy luật bất biến của lịch sử nhân loại toàn cầu. Điều này để tránh tranh luận không có hồi kết khi một vài nhà khoa học tranh cãi về nền văn minh Âi Cập. Họ lý luận rằng, nói đến nền văn minh Ai Cập thì phải nói đến yếu tố cổ đại trong đó, chứ không người ta hiểu nhầm về sự văn minh của Ai Cập ngày nay. Thực ra mà nói, người Ai Cập ngày nay có văn minh hay không? Có quá đi chứ, nhưng họ không còn được gọi theo địa danh Ai Cập nữa, mà phải gọi theo một tầm ảnh hưởng lớn hơn. Nhân loại ngày nay không sống trong các ốc đảo biệt lập như hàng năm trước đây nữa. Theo lập luận mới, trong vòng một trăm năm nữa (rất ngắn trong lịch sử loài người) loài người sẽ đạt đến một trình độ siêu văn minh: họ sẽ biết sống có trách nhiệm với trái đất của chúng ta, họ sẽ biết cân bằng năng lượng mà không gây ra khủng hoảng do ô nhiễm môi trường, họ sẽ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của các cư dân trên hành tinh, mà nguồn gốc thừa thiếu và mất công bằng là dẫn đến thảm họa chiến tranh, loài người sẽ ngừng phát triển về dân số khi đạt đến ngưỡng 8 tỷ dân trên hành tinh này và sẽ từ từ giảm xuống chỉ còn 4-5tỷ người trong 100 năm kế tiếp để cân bằng những gì mà bản thân Trái đất có thể cung cấp và tái sinh được?!. Và văn minh nhân loại, hay văn minh trái đất chỉ có thể lụi tàn, nếu một thảm họa nào đó từ bên ngoài vũ trụ giáng xuống đầu họ. Mọi chuyện đều có thể...


Theo chiều kim đồng hồ, từ hình trên cùng bên trái: Manhattan nhìn từ trên cao, Tháp chàm Po Nagar, Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư, Trung tâm thành phố London nhìn từ trên cao.


Thành Roma nhìn từ trên không trung


Một nông dân Ai Cập cổ đang cày ruộng bằng cày có bò kéo

Văn minh Trái Đất trong vũ trụ


Một kiến trúc độc đáo Chămpa
Hiểu thế nào là nền văn minh
Theo nghĩa đúng nhất, một nền văn minh là một xã hội phức tạp, thể hiện phẩm chất tiên tiến từ một xã hội đồng nhất. Mọi cư dân sinh sống trong xã hội cùng một văn hoá, nhưng không phải tất cả mọi cư dân đều sống trong nền văn minh. Về mặt sử học, các nền văn minh có một số hoặc là tất cả các đặc điểm chính sau đây: (một vài khái niệm này do V. Gordon Childe đề xuất)

Trình độ kỹ thuật nông nghiệp đạt được mức độ cao, như là con người sử dụng sức mạnh, canh tác luân canh và biết sử dụng thủy lợi. Điều này giúp hình thành một tầng lớp nông dân tạo ra một lượng thặng dư về thực phẩm ngoài số lượng mà họ cần đến.
Một điều chính yếu là không phải toàn bộ cư dân dồn hết thời gian cho việc kiếm thức ăn. Việc này sẽ thức đẩy dẫn đến sự phân chia các tầng lớp cư dân. Như vậy xã hội sẽ dôi dư các lực lượng cư dân quan tâm đến các lĩnh vực không thuộc lao động trong nông nghiệp như, xây dựng, chiến tranh, khoa học hoặc tôn giáo. Điều này chỉ có thể đạt được nếu xã hội nói đến có một lượng thặng dư thức ăn dồi dào.
Sự tập trung của một lượng lớn sản phẩm phi nông nhiệp vào khu vực định cư cố định, gọi là đô thị.
Một hình thái tổ chức xã hội hình thành. Điều này cần phải có một thủ lĩnh hoặc là người đứng đầu các gia đình quý tộc hoặc là đảng phái để điều hành xã hội; hoặc là hình thái nhà nước, ở đó tầng lớp cai trị được sự hỗ trợ của một chính phủ hay quan lại. Sức mạnh chính trị phải được tập trung bên trong đô thị.
Thức ăn được vận hành bằng thể chế hóa của tầng lớp cai trị, chính phủ hay quan lại.
Thể chế phức tạp, xã hội trật tự như một sự ngăn nắp của tôn giáo và giáo dục, đối nghịch với nó là một xã hội kém về tín ngưỡng và giáo dục thấp.
Sự phát triển của một hình thái phức tạp của nền kinh tế thương mại. Cái này đưa đến sự hình thành nền thương mại trên cơ sở sử dụng tiền tệ và khu thương mại tập trung - chợ.
Sự giàu có ở mức độ cao hơn một xã hội đơn lẻ.
Có sự phổ biến của các công nghệ mới do các lực lượng không bận bịu vào các công việc tìm kiếm thực phẩm. Trong rất nhiều nền văn minh sơ khởi, công nghệ luyện kim là một tiến bộ cốt lõi.
Có sự phát triển mạnh mẽ về hội họa, bao gồm cả chữ viết.
[sửa] Nền văn minh tương đồng với đặc trưng văn hóa
Nền văn minh có thể được hiểu như là văn hóa của một xã hội phức tạp. Ở mỗi xã hội, văn minh hoặc chưa, có được đặc trưng về tư tưởng và tập tục, có một phần vật chất và nghệ thuật, góp phần làm nên sự độc đáo. Các nền văn minh có nền tảng văn hóa đa dạng, bao gồm văn học, hội họa, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, và những tập tục đa dạng được kết hợp hài hòa. Nền văn minh có bản năng tự theo đuổi sự mở rộng, nhiều hơn, vươn xa, và phải có tiềm lực để đạt được những điều đó.

Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn còn một vài bộ lạc hoặc dân tộc vẫn chưa được văn minh. Điều này được gọi chung là lạc hậu, hoang dã. Họ không có phân tầng xã hội và chính trị, tôn giáo-tín ngưỡng, hệ thống chữ viết hoặc tiền tệ. Một trật tự về sự tín ngưỡng có thể có, ví dụ như, họ tôn trọng người cao tuổi, chỉ là quan hệ mà không đưa đến việc xác lập quyền lực, đúng ra là sự giao kèo về quan hệ. Sự thống trị thực sự không tồn tại, hoặc ở một mức tối thiểu kiểu văn minh cai trị giống thói quen trong mỗi gia đinh.

Thế giới đã văn minh là sự phổ biến về nông nhiệp, chữ viết và tín ngưỡng đến các bộ lạc nguyên thủy, hoang dã. Một số bộ lạc có thể chấp nhận tiếp cận sự khai sáng. Nhưng văn minh luôn luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh: nếu một bộ lạc nào đó không chấp nhận sự truyền bá nông nghiệp hoặc từ chối tôn giáo-tín ngưỡng. Văn minh thường sử dụng tôn giáo như một cách biện minh cho hành động của mình, như là một hành động đi khai hóa cho người chưa văn minh, còn hoang dã hay có ý muốn cưỡng ép để truyền bá văn minh.

Tuy nhiên, sự đa dạng một nền văn hóa kết hợp với văn minh luôn luôn có xu hướng mở rộng và ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác, đôi khi đồng hóa chúng vào với nền văn minh (một ví dụ kinh điển là với Nền văn minh Trung Hoa cổ xưa đã ảnh hưởng đến Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam). Trong thực tế có rất nhiều nền văn minh có tầm lan tỏa rất rộng ở nhiều quốc gia và lãnh thổ.




[sửa] Chữ viết với văn minh nhân loại
[sửa] Văn hóa - nghệ thuật với văn minh nhân loại
[sửa] Tôn giáo với văn minh nhân loại
[sửa] Khoa học kỹ thuật với văn minh nhân loại
[sửa] Tư tưởng - triết học Đông và Tây
[sửa] Vai trò của lịch với văn minh nhân loại
[sửa] Những nhân vật kiệt xuất của nhân loại
[sửa] Các trận chiến lừng danh thế giới
^ Năm 1275 TCN, Trận Kadesh, quân Ai Cập (dưới thời Ramses II) đánh Đế chế Hittite (dưới thời Muwatalli II).
^ Năm 490 TCN, Trận Marathon, quân Athena đập tan cuộc xâm lăng của đế quốc Ba Tư (dưới thời Darius I).
^ Năm 480 TCN, Trận Salamis, hải quân Hy Lạp do tướng Themistocles chỉ huy đập tan hải quân Ba Tư (dưới thời Xerxes I).
^ Năm 371 TCN, Trận Leuctres, nội chiến giữa các thành bang Sparta và Thebes của Hy Lạp.
^ Năm 333 TCN, Trận Issus, quân Macedonia (dưới thời Alexandros Đại đế) thắng Ba Tư (dưới thời Darius III).
^ Năm 331 TCN, Trận Gaugamela, Macedonia thắng Ba Tư.
^ Năm 216 TCN, Trận Cannae, đế quốc Carthage chặn đứng quân đội La Mã.
^ Năm 204 TCN, Trận Tỉnh Hình (trận Bối Thủy - Hàn Tín phá Triệu), nước Hán đánh Triệu.
^ Năm 31 TCN, Trận Actium (nội chiến La Mã), hải quân của Marcus Antonius bị hải quân của Augustus tiêu diệt hoàn toàn.
^ Năm 208, Trận Xích Bích, quân Ngụy (Tào Tháo) đánh liên minh Thục (Lưu Bị) - Ngô (Tôn Quyền).
^ Năm 1288, Trận Bạch Đằng 1288, nhà Trần đánh bại quân nhà Nguyên.
^ Năm 1389, Trận Kosovo, Đế quốc Ottoman (dưới thời Murad I) đánh bại người Serbia (dưới thời Lazar).
^ Năm 1427, Trận Chi Lăng - Xương Giang, khởi nghĩa Lam Sơn (do Lê Lợi chỉ huy) đại phá quân nhà Minh.
^ Năm 1444, Trận Varna, Đế quốc Ottoman (dưới thời Murad II) đại phá quân của Ba Lan-Hungary.
^ Năm 1453, Trận Constantinople, Đế quốc Ottoman (dưới thời Mehmed II) xâm lược Đế quốc Byzantine (dưới thời Constantine VI, kết quả là Byzantine sụp đổ.
^ Năm 1456, Trận Beograd, Hungary (dưới thời Lázsló V) thắng Ottoman (dưới thời Mehmed II).
^ Năm 1475, Trận Vaslui, Công quốc Moldavia (dưới thời Stefan Đại đế) giành chiến thắng quan trọng trước Đế quốc Ottoman (dưới thời Mehmed II).
^ Năm 1538, Trận Preveza, hạm đội Ottoman tiêu diệt hạm đội Liên quân các nước Nam Âu.
^ Năm 1571, Trận Lepanto, liên quân các nước Nam Âu đập tan hạm đội Ottoman.
^ Năm 1683, Trận Wien, liên quân Ba Lan-Áo-Đức đại phá quân Ottoman.
^ Năm 1691, Trận Slankamen, quân Áo đập tan quân Ottoman.
^ Năm 1702, Trận Zenta, quân Áo (dưới sự chỉ huy của Eugène của Savoie) thắng quân Ottoman (dưới sự chỉ huy của Mustafa II).
^ Năm 1709, Trận Poltava, đế quốc Thụy Điển (dưới thời vua Karl XII) đánh Nga (dưới thời Pyotr Đại đế).
^ Năm 1789, Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, quân Tây Sơn (do Nguyễn Huệ chỉ huy) đánh thắng quân nhà Thanh.
^ Năm 1805, Trận Trafalgar, đệ nhất đế chế (Pháp) (dưới thời Napoléon Bonaparte) thua Anh (do đô đốc Horatio Nelson chỉ huy).
^ Năm 1805, Trận Austerlitz (Trận Tam Vương), quân Pháp (dưới thời Napoléon) đánh tan liên quân Nga - Áo.
^ Năm 1812, Trận Borodino, quân Pháp (dưới thời của Napoléon) thắng Nga.
^ Năm 1815, Trận Waterloo, quân Pháp đại bại trước liên quân Anh, Phổ, Nga, Áo, Bỉ, Hà Lan...
^ Năm 1905, Trận Tsushima (Đối Mã), chiến tranh Nga-Nhật, hải quân đế quốc Nhật giành chiến thắng quyết định.
^ Năm 1916, Trận Jutland, chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Đức đánh Anh, kết quả là bế tắc.
^ Năm 1916, Trận Verdun, chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đánh thắng Đức.
^ Năm 1941, Trận Trân Châu Cảng, chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đánh Hoa Kỳ.
^ Năm 1942, Trận Midway, chiến tranh thế giới thứ hai, Không quân Hoa Kỳ thắng Nhật.
^ Năm 1942 - 1943, Chiến dịch Stalingrad, chiến tranh thế giới thứ hai, Đức thua Liên Xô.
^ Năm 1943, Chiến dịch Kursk, chiến tranh thế giới thứ hai, Đức thua Liên Xô.
^ Năm 1944, Trận Vịnh Leyte, chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ thắng Nhật.
^ Năm 1945, Chiến dịch Berlin, chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thắng Đức.
^ Năm 1945, Chiến dịch Mãn Châu, chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đánh Nhật, Nhật thua.
^ Năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Việt Nam thắng Pháp.
^ Năm 1975, Chiến dịch Tây Nguyên 1975, quân Việt Nam chống Hoa Kỳ xâm lược.
^ Năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh, quân Việt Nam chống Hoa Kỳ xâm lược.
[sửa] Các phát minh vĩ đại của con người
1651 - Giovan Battista Riccioli, người Italia nêu danh pháp các cấu tạo địa hình của mặt trăng.

1654 - Otto von Guericke thực hiện thí nghiệm với các bán cầu Mađeburg, chứng minh một cách hiển nhiên áp suất khí quyển. Fermat và Pascal sáng tạo ra phép tính xác suất.

1655 - Christiaan Huygens phát hiện vành sao Thổ và vệ tinh đầu tiên của hành tinh này.

1656 - Chuyên luận đầy đủ đầu tiên về phép tính xác suất của Huygens.

1657 - Huygens phát minh ra con ngựa đồng hồ có neo.

1660 - Ở Luân Đôn, thành lập Hội Khoa học Hoàng gia.

1661 - Robert Boyle, người Anh định nghĩa nguyên tố hóa học trong chuyên luận Nhà hóa học hoài nghi. | Người Italia Marcello Malpighi phát hiện các mao mạch.

1662 - Cornelio Malvasia, người Italia phát minh dây chữ thập (dụng cụ quang học).

1665 - Robert Hooke, người Anh phát minh khí áp kế mặt chia độ. | M. Malpighi phát hiện các hồng cầu. | R. Hooke lần đầu tiên nêu khái niệm tế bào.

1666 - Những thí nghiệm đầu tiên của Isaac Newton về sự tán sắc ánh sáng trắng do lăng kính. | Thành lập Viện hàn lâm Khoa học ở Paris.

1667 - Thành lập Đài thiên văn Paris. Thử nghiệm ưu tiên chiếu sáng các đường phố Paris bằng đèn dùng nến.

1668 - Francesco Redi, người Italia bác bỏ khái niệm tự sinh.

1669 - Johann Joachim Becher, người Đức phát hiện ra êtylen. | Nicolas Sténon, người Đan Mạch đặt nền móng cho địa tầng học và kiến tạo học. | Jan Swammerdan, người Hà Lan thực hiện những quan sát đầu tiên về giải phẫu của côn trùng.

1670 - Cân hai cánh tay đòn Roberval.

1671 - Newton chế tạo kính viễn vọng đầu tiên.

1672 - Những người Pháp J.D.Cassini, J.Picard và J.Richer đo khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời. Người Hà Lan Reinier de Graaf phát hiện các nang trứng.

1673 - Huygens định nghĩa lực li tâm và nêu những định luật của con lắc kép.

1675 - Nicolas Lémery, người Pháp phát hiện arsen. | Huygens sử dụng lò xo xoắn ốc trong đồng hồ. | Thành lập Đài thiên văn Greenwich.

1676 - Olaus Romer, người Đan Mạch thực hiện phép đo đầu tiên vận tốc ánh sáng. | Người Pháp Edme Mariotte nêu định luật về độ nén của các khí.

1677 - J.L.Ham, người Hà Lan phát hiện tinh trùng.

1679 - Denis Papin phát minh van an toàn, hoàn chỉnh nồi hấp (nồi Papin), tiền thân của nồi cao áp.

1686 - Trong công trình Historia plantarum, người Anh John Ray định nghĩa khái niệm loài thực vật và mô tả 18.655 loài cây. | Gottfried Wihelm Leibniz, người Đức trình bày những quy tắc cơ bản của phép tính vi phân.

1687 - Công trình Philosophiae naturalis principia mathematica của I. Newton. Định luật vạn vật hấp dẫn, phép tính tích phân.

1690 - Thuyết sóng ánh sáng của Huygens.

1693 - Leibniz đưa ra khái niệm định thức trong toán học.

1694 - Joseph Pitton de Tournefort, người Pháp, xác lập khái niệm giống trong thực vật học.

1696 - Chuyên luận đầy đủ đầu tiên về phép tính vi phân của người Pháp Guillaume de L'Hospital.

1697 - Thuyết nhiên tố của Georg Ernst Stahl, người Đức.

1698 - Thomas Savery, người Anh phát minh máy dùng để bơm nước, trong đó lần đầu tiên áp lực của hơi nước được sử dụng như động lực.

1700 - Thành lập Viện Hàn lâm khoa học Berlin.

1727 - James Bradley, người Anh phát hiện sự quang sai của ánh sáng.

1729 - Người Pháp Pierre Bouguer đặt những cơ sở của phép trắc quan. | Người Anh Stephen Gray phát hiện sự nhiễm điện do tiếp xúc và tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về chuyển tải điện. | Người Anh Chester Moor Hall chế tạo thấu kính tiêu sắc đầu tiên.

1732 - Henri Pitot phát minh ống mang tên ông dùng để đo áp suất trong một chất lưu, nếu phối hợp với việc đo áp suất tĩnh, cho phép tính vận tốc chảy của một chất lưu, cụ thể của không khí.

1733 - Xuất bản công trình Euclides ab omni naevo vindicatus của người Italia Giovanni Girolamo Saccheri, người mở đầu cho hình học phi Euclide. | Charles Francois de Cisternay Du Fay phát hiện hai loại nhiễm điện (dương và âm). | Người Anh Stephen Hales tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về áp lực động mạch ở động vật. | Người Anh John Kay phát minh thoi bay dùng trong máy dệt cơ khí.

1734 - Người Pháp Julien Le Roy phát minh lực kế. | Người Thụy Sĩ Leonhard Euler bắt đầu sử dụng khái niệm phương trình vi phân riêng. | Réaumur bắt đầu xuất bản công trình Kỷ yếu về lịch sử côn trùng (12 tập).

1735 - Công trình Systema naturae của người Thụy Điển Carl von Linné là công trình đầu tiên về sự phân loại động vật và thực vật. | Người Thụy Điển Georg Brandt tách được cobalt. | Người Anh Abraham Darby II xây dựng lò cao công nghiệp đầu tiên dùng than cốc.

1736 - Người Anh John Harrison phát minh thời kế hàng hải. | Công trình chuyên luận đầy đủ về cơ học của Euler, công trình lớn đầu tiên trong đó giải tích được áp dụng cho khoa học về chuyển động. | Năm sinh Charles de Coulomb, Joseph Louis de Lagrange và James Watt. | Người Anh C. Amyand báo cáo thành công đầu tiên về giải phẫu ruột thừa.

1737 - Người Pháp Jacques de Vaucanson chế tạo máy tự động đầu tiên Người chơi sáo ngang.

1738 - Công trình Hydrodynamica của người Thụy Sĩ Daniel Bernoulli: chuyên luận thủy động học, cơ sở của lí thuyết động học chất khí. | César Francois Cassini de Thury, Nicolas Louis de La Caille và Giovanni Domenico Maraldi tiến hành đo vận tốc của âm trong không khí, thực hiện giữa đồi Montmatre ở Paris và Montrhéry.

1739 - L. Euler triển khai số e thành chuỗi.

1740 - Người Thụy Sĩ Charles Bonnet phát hiện ra sự trinh sản ở con rệp (sự sinh sản do con cái thực hiện không giao cấu với con đực).

1742 - Người Anh Benjamin Robins phát minh con lắc thử đạn để đo vận tốc của đạn. | Công trình Chuyên luận của lưu tử của người Anh Colin Maclaurin nêu những công thức triển khai thành chuỗi mang tên ông. | Thang nhiệt độ bách phân của người Thụy Điển Anders Celsius.

1743 - Năm sinh người Pháp Antoine Laurent de Lavoisier. | Chuyên luận động lực học của người Pháp Jean Le Rond d'Alembert. | Lí thuyết Bộ mặt trái đất của người Pháp Alexis Caliraut.

1744 - L. Euler sáng tạo phép tính biến phân. | Pierre Louis Moreau de Maupertuis phát biểu nguyên lí tác dụng cực tiểu (đường đi của ánh sáng là con đường mà động lượng là cực tiểu) và đề ra mức định luật phổ biến của tự nhiên.

1745 - Người Hà Lan Petrus Van Masschenbroek và người Đức Ewald J.von Kleist đã chế tạo tụ điện đầu tiên một cách độc lập với nhau (chai Leyde). | J.de Vaucanson chế tạo máy dệt tự động đầu tiên.

1747 - Tu viện trưởng Jean Antoine Nollet phát minh điện nghiệm. | j.Bradley phát hiện dao động địa trục (dao động tuần hoàn của trục nối hai cực trái đất). | Người Đức Andreas Sigismund Marggraf sản xuất được đường củ cải ở trạng thái rắn. | Người Pháp Francois Fresneau phát hiện cây cao su ở Guyane. | C.F.Cassini de Thury tiến hành lập một bản đồ lớn của nước Pháp, tỉ lệ xích 1/86400.

1748 - Tu viện trưởng Nollet phát hiện sự thẩm thấu. | L.Euler xuất bản công trình Nhập môn các đại lượng vô cùng nhỏ, coi hàm số là khái niệm cơ bản trên đó xây dựng toàn bộ bộ máy toán học.

1749 - Tập một của công trình Lịch sử tự nhiên của Georges Louis Leclerc, công tước Baffon. | A.S.Marggraf phát hiện axit fomic.

1750 - Nhập môn phân tích các đường cong đại số của người Thụy Sĩ Gabriel Cramer.

1751 - Những người Pháp Nicolas de La Caille và Joseph Jérôme Lefrancois de Lalande đo thị sai của Mặt trăng. | Người Thụy Điển Cronstedt phát hiện nikel. | Diderot xuất bản tập I của Bách khoa toàn thư.

1752 - Người Mĩ Benjamin Franklin phát minh ra cột thu lôi. | Người Đức Johann Andreas von Segner nêu lí thuyết mao dẫn.

1754 - Người Đức Andreas Sigismund Marggraf phát hiện alum, người Anh Joseph Black phát hiện khí cacbonic, và người Anh John Canton phát hiện sự cảm ứng điện.

1757 - Người Thụy Sĩ Albrecht von Haller chỉ ra rằng vận động của cơ bắp là do sự kích thích dây thần kinh và trung tâm nhận cảm và vận động nằm ở não. | Người Anh John Abrecht Dollond cải tiến các thấu kính tiêu sắc và phát minh kính tiêu sắc.

1759 - Người Italia Giovanni Arduino phân biệt ba mức tuổi của đá (kỉ cổ sinh, kỉ trung sinh và kỉ đệ tam). | Người Pháp Christophe Philippe Oberkampf lập ra xưởng vải in (vải Jouy) đầu tiên ở Jouy-en-Josas gần Paris.

1760 - Người Pháp Jean Henri Lambert xác định những định luật quang kế. | Người Anh J.Black phân biệt nhiệt độ và nhiệt dung và đưa ra khái niệm nhiệt dung riêng và tiềm nhiệt chuyển trạng thái.

1763 - Người Pháp Michel Adanson xuất bản công trình Họ tự nhiên của thực vật, trong đó ông chứng minh cần phải xét rất nhiều tính chất chứ không đơn giản chỉ xem xét hoa như Linné đã nghĩ để có thể phân loại tốt các loài thực vật.

1764 - Người Anh James Hargreaves chế tạo máy dệt cơ khí đầu tiên (spinning jenny).

1765 - Người Anh James Watt cải tiến máy hơi nước của Newcomen bằng cách thêm thiết bị ngưng.

1768 - J.H.Lambert chứng minh tính chất vô tỉ của số. | Người Pháp Gaspard Monge đặt cơ sở cho hình học họa hình.

1770 - Người Pháp Joseph Cugnot chế tạo xe chở hàng nặng chạy bằng hơi nước.

1771 - Người Anh Joseph Priestly và người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele cùng phát hiện oxy một cách độc lập.

1772 - Người Pháp Vandermonde phát triển nghiên cứu các định thức. Djohaun Elert Bode, người Đức, công bố hệ thức kinh nghiệm (định luật Tituis-Bode) cho biết các khoảng cách trung bình tương đối của các hành tinh trong hệ mặt trời tới Mặt trời. Daniel Rutherford, người Anh, tìm ra nitơ.

1773 - Người Pháp Pierre Simon de Laplace chứng minh rằng hệ mặt trời là bền về mặt cơ học.

1774 - C.W.Scheele phát hiện mangan và clo.

1775 - Người Pháp Antoine Laurnet de Lavoisier định nghĩa nguyên tố hóa học và chứng minh rằng oxy và nitơ là những đơn chất.

1871 - J. C. Maxwell phát triển lí thuyết động học theo đó áp suất của một chất khí do sự va chạm của các phân tử trong chất khí gây ra và nhiệt độ của chất khí là hàm số của tốc độ phân tử chất khí. | Người Đức Richard Dedekind sáng tạo lí thuyết các iđêan trong đại số học. | Người Ireland John Tyndall phát hiện hiện tượng đông lại của nước đá. | Người Bỉ chế tạo máy phát điện một chiều đầu tiên. | Người Mĩ Simon Ingersoll sáng chế búa hơi, người Anh Richard Leach Maddox phát hiện nhũ tương ánh bạc brômua-gelatin.

1872 - R. Dedekind trình bày lí thuyết các số vô tỉ | Người Đức Felix Klein áp dụng lí thuyết nhóm vào hình học. | Người Mĩ Henry Draper thu được bức ảnh phổ sao đầu tiên (sao Vega). | Lần đầu tiên trong xe lửa sử dụng phanh khí nén do người Mĩ George Westinghouse nghĩ ra. | Người Mĩ George Brayton đăng kí bằng sáng chế một động cơ chạy xăng. | Cáp xuyên đại dương đầu tiên được đặt giữa châu Âu và Nam Mĩ.

1873 - Charles Hermite nghiên cứu các hàm elliptic và chứng minh tính siêu việt của số Etal (tính không đại số). | Người Hà Lan Johannes Diderik van der Waals xác lập tính liên tục của các thể lỏng và khí. | Người Thụy Sĩ Hermann Fol cho những mô tả chính xác đầu tiên vầ các giai đoạn của sự phân chia tế bào (gián phân). | Người Na Uy Gerhard Hansen phát hiện trực khuẩn bệnh hủi. | Hippolyte Fontain thực hiện việc tải năng lượng điện đầu tiên ở Vienne (Áo). | Người Mĩ Philo Remington hoàn thiện và sản xuất hàng loạt máy chữ.

1874 - Người Đức Georg Cantor sáng tạo lí thuyết tập hợp. | Joseph Achille Le Bel và người Hà Lan Jacobus Henricus Van't Hoff sáng tạo hóa học lập thể. | Người Pháp Émile Baudor đăng kí bằng sáng chế một hệ thống điện tính nhanh.

1875 - Người Đức Oskar Hertwig đưa ra sự mô tả đúng đắn đầu tiên về quá trình thụ thai (hợp nhất nhân của trứng và của tinh trùng). | Người Mĩ Willard Gibbs phát biểu quy tắc pha quy định phương sai của một hệ hóa lí. | Người Pháp Francois Lacoq de Boisbaudran phát hiện gali. | Người Thụy Điển Alfred Nobel sáng chế đinamit-gôm. | Người Pháp Ferdinand Carré thực hiện việc chuyên chở thịt ướp lạnh lần đầu tiên trên đường dài (từ Buenos Aires đến Le Havre) bằng tày thủy mang tên Paraguay có trang bị hầm làm lạnh.

1876 - Người Mĩ Henry Augustus Rowland chứng minh rằng một điện tích di động tạo ra từ trường, qua đó chứng minh tĩnh điện và điện động là một. | J.W.Gibbs mở rộng nhiệt động lực học sang hóa học và đưa ra khái niệm thế hóa học. | Người Mĩ Alexander Graham Bell sáng chế điện thoại. | Những người Đức Nikolaus Otto, Gotlieb Daimler và Wilhelm Maybach chế tạo những động cơ đốt trong 4 kì đầu tiên. | Tàu thủy đầu tiên có những khoang làm lạnh, mang tên Frigorifique (để nhập cảng thịt từ Nam Mĩ) do người Pháp Charles Tellier trang bị. | Người Mĩ Melville Reube Bissel sáng chế chổi cơ học và người Pháp Paul Decauville sáng chế đường xe lửa khổ hẹp.

1877 - Người Áo Ludwig Boltzmann sáng tạo cơ học thống kê. | Người Đức Karl Mobius đưa ra khái niệm quần xã sinh vật (quần thể động vật và thực vật sống trong cùng một sinh cảnh, là láng giềng của nhau và phụ thuộc lẫn nhau). | Người Mĩ Asaph Hall phát hiện hai vệ tinh của sao Hỏa. | Người Pháp Charles Friedel và người Mĩ James Mason Crafts phát hiện một phương pháp tổng quát tổng hợp hữu cơ (phản ứng Friedel và Crafts) cho phép gắn các mạch nhánh vào nhân benzen. | Người Mĩ Thomas Alva Edison sáng chế máy quay đĩa cơ.

1878 - Người Đức Charles Sédillor đưa ra khái niệm vi trùng. | Louis Pasteur phát hiện tụ cầu khuẩn. | Người Mĩ David Edward Hughes sáng chế micro dùng than. | Người Đức Carl Benz chế tạo động cơ chạy nhiên liệu khí hai kì. | T. A. Edison hoàn chỉnh đèn dây tóc nóng sáng. | Người Thụy Điển Gustaf de Laval sáng chế máy li tâm. | Người Mĩ George Eastman sáng chế kính ảnh đầu tiên có lớp gelatin bạc clorua.

1879 - Người Anh William Crookes nghiên cứu sự phóng điện trong khí hiếm. | H. von Helmholtz chứng minh rằng điện có "cấu trúc hạt". | Người Đức Albert Neisser phát hiện lậu cầu. | L. Pasteur tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về chủng dự phòng bằng cách chủng các vi trùng (lên động vật). | Người Đức Hugo Kronecker cho ra đời dung dịch natri clorua đẳng trương. | Người Đức Werner von Siemens chế tạo xe lửa chạy điện đầu tiên.

1880 - Những người Pháp Pierre Curie và Paul Jacques Curie phát hiện hiện tượng áp điện, và người Đức Emil Warburg phát hiện hiện tượng từ trễ. | Người Mĩ Edwin Herbett Hall phát hiện hiệu ứng được gọi theo tên ông (sự xuất hiện một điện trường trong một chất dẫn điện hay một chất bán dẫn dưới tác dụng của điện trường). | Người Mĩ Samuel Pierpont Langley sáng chế nhiệt kế bức xạ. | Người Đức Karl Eberth phát hiện trực khuẩn thương hàn và người Pháp Anpohnse Laveran phát hiện tác nhân gây bệnh sốt rét. | Người Pháp Aimé Laussedar sáng chế phép chụp ảnh lập thể (địa hình). | T.A. Edison thực hiện hệ thống phân phối điện đầu tiên trên tàu thủy chở khách xuyên Đại Tây Dương mang tên Columbia (tàu thủy đầu tiên được chiếu sáng bằng điện). | Người Mĩ Hermann Hollerith chế tạo máy thống kê dùng phiếu đục lỗ đầu tiên.

1901 - Người Nhật Takamine Jokichi cô lập hóc môn đầu tiên adrenalin. | Người Hà Lan Hugo De Vries đưa ra khái niệm đột biến trong sinh học. | Người Pháp Victor Grignard tìm ra các hợp chất cơ-magiê rất có ích trong tổng hợp hữu cơ. | Người Đức Jungner sáng chế ăc-quy điện cực sắt và kẽm. | Người Pháp Auguste Rateau chế tạo tuabin xung kích nhiều khoang mang tên ông.

1902 - Các công trình của những người Anh Ernest Rutherford và Frederick Soddy về phóng xạ tự nhiên. | Người Pháp Paul Sabatier nghiên cứu các hiện tượng xúc tác hóa học và thực hiện tổng hợp mêtan. | Để giải thích sự truyền các tín hiệu vô tuyến điện trên Đại Tây Dương, người Mĩ A.E.Kenelly và người Anh Oliver Heaviside nêu giả thiết có một lớp dẫn điện trong tầng cao của khí quyển - tầng điện li - có tính chất phản xạ các sóng vô tuyến. | Người Đức Robert Bosch sáng chế phương pháp đánh lửa bằng manhêtô trong động cơ nhiệt. | Phát minh kính tiềm vọng cho tàu ngầm. | Cuộc thi Lépine đầu tiên ở Paris.

1903 - Nhừng người Đức Emil Fischer và Joseph von Mering đưa veronal, thuốc giảm đau đầu tiên vào điều trị. | Người Nga Ivan Petrovitch Pavlov lần đầu tiên trình bày những công trình của mình về phản xạ có điều kiện. | Người Áo Richard Zsigmondy và người Đức Henry Siedentopf chế tạo kính siêu hiển vi đầu tiên. | Người Hà Lan Willem Einthoven tìm ra phương pháp ghi điện tâm đồ. | Chuyến bay đầu tiên có sức đẩy và liên tục của một máy bay có động cơ của những người Mĩ Orville Wright và Wilbur Wright. | Người Nga Konstantine Edouarddovitch Tsiolkovski xuất bản công trình Thám hiểm các không gian vũ trụ bằng những thiết bị phản lực, cuốn sách trong đó trình bày lần đầu tiên những định luật chuyển động của tên lửa.

1904 - Bắt đầu những công trình của người Đức David Hilbert về những cơ sở của hình học. | Người Hà Lan Hendrick Antoon Lorentz công bố các công trình biến đổi liên hệ các độ dài, khối lượng và thời gian của hai hệ chuyển động thẳng đều so với nhau. | Người Anh John Ambrose Fleming phát minh ra điôt, Auguste và Louis Lumiere phát minh kính ảnh màu (chụp ảnh màu).

1905 - Những người Đức Erich Hoffman và Fritz Richard Schaudinn tìm ra tác nhân của bệnh giang mai. | Người Đức Albert Einstein giải thích hiệu ứng quang điện, chuyển động Brown và nêu thuyết tương đối hẹp. | Khai thác đầu tiên trong công nghiệp phương pháp in offset của người Mĩ Ira W. Rubel. | I. L. Fouché phát minh phương pháp hàn xì.

1906 - Người Nga Mikhail Semennovitch Tsvet tìm ra phương pháp sắc kí (phương pháp tách các cấu tử của một hỗn hợp). | Người Đức Walther Nernst phát biểu nguyên lí thứ ba của nhiệt động lực học (ở độ không tuyệt đối, entropy của tất cả các hệ đều bằng không). | E. Rutherford nhận ra các hạt là nhân hêli. | Người Đức Fritz Haber thực hiện tổng hợp amôniăc trong công nghiệp. | Người Mĩ Leo Baekeland phát minh bakêlit. | Đưa vào sử dụng đường hầm Simplon, đường hầm xe lửa dài nhất thế giới (19,8 km).

1907 - Khi thực hiện tổng hợp nhân tạo prôtêin cơ bản của lụa (gồm 18 axit amin), người Đức E.Fischer cung cấp chứng cứ rằng các prôtêin tạo nên cơ thể sinh vật gồm những chuỗi axit amin. | Người Pháp Pierre Weiss nêu lí thuyết về hiện tượng sắt từ. | Người Anh Frederick Soddy tìm ra hiện tượng đồng vị. | Người Italia Ettore Bellini phát minh máy rađa định hướng vô tuyến hiện ảnh và người Pháp Êdouard Belin phát minh máy điện báo truyền ảnh.

1908 - Người Đức Hermann Minkowski đưa ra khái niệm không-thời gian bốn chiều cho phép biểu diễn bằng hình học lí thuyết tương đối hẹp. | Người Đức Ernst Zermedo tiên đề hóa lí thuyết tập hợp. | Người Hà Lan Heike Kamerling Onnes hóa lỏng hêli ở -269⁰C. | Người Mĩ George Hale phát hiện từ tính của các vết đen mặt trời.

1909 - Người Pháp Louis Lapicque xác lập những định luật về khả năng chịu kích thích của các sợi thần kinh. | Người Đức Paul Ehrlich đưa ra cách điều trị hiệu quả đầu tiên chữa bệnh giang mai trên cơ sở các thuốc có gốc arsen. | Người Pháp Charles Nicolle phát hiện tác nhân phòng bệnh sốt chấy rận. | Người Đan Mạch Søren Sørensen đưa ra khái niệm pH (thế hiđrô). | Người Nam Tư Andrija Monorovičic phát hiện sự gián đoạn giữa vỏ ngoài cùng và lớp trong của Trái đất. | Người Pháp Louis Blériot vượt biển Manche lần đầu tiên bằng máy bay.

1910 - Người Mĩ Thomas Hunt Morgan bắt đầu xác lập thuyết nhiễm sắc thể về di truyền. | Người Đức Alfred Wilm tìm ra đuyra (hợp kim nhôm). | Người Pháp Henri Fabre thực hiện chuyến bay đầu tiên bằng thủy phi cơ.

(Theo Từ điển các phát minh và các nhà phát minh)
Tài liệu kham khảo
Almanach Những nền văn minh thế giới. Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin, Hà Nội 1999.
Wiktionary: civilization, civilize
Casson, Lionel (1994). Ships and Seafaring in Ancient Times, London: British Museum Press.
Chisholm, Jane; and Anne Millard (1991). Early Civilization, illus. Ian Jackson, London: Usborne.
Các nền văn minh
read more...

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Các loại Phật tượng thờ

Các loại Phật tượng thờ
Mar 19, 2010 12:26 PMPrivatePageviews 00


Đồ tượng học là phương pháp phân định những loại tượng thờ tại những cơ sở tín ngưỡng đình chùa, miếu điện… hay trong dân gian. Những nghệ nhân trong ngành đồ tượng học đã nghiên cứu những pho tượng cổ điển đồng thời gia công cải tiến lại từng khuôn mặt, thể dáng, thủ ấn, trì vật sao cho thích hợp. Chính do những gia giảm các chi tiết của đồ tượng, mà nghệ nhân ngành chế tác tượng hình có thể biểu đạt nguyên tắc nghi qui và đồ tượng. Nghi qui là cácnghi lễ, tư thế, trang phục thích ứng. Đồ tượng là hình thể củatượng đi, đứng hay ngồi. Việc thực hiện đồ tượng phải vâng theo: (a) kinh điển ghi chép của từng vị; (b) quy pháp và Phật thoại; (c) nguyên tắc tạo hình trong nghệ thuật điêu khắc.
Hình tướng Phật và La Hán: Về hình tướng Phật tượng nói chung, dựa theo những nguyên tắc trong nghệ thuật tạo hình, thường phân chia ra các loại: Phật hình, Bồ Tát hình, La Hán hình, Thần Vương hình, Thiên Vương hình, Quỷ hình và Súc hình. Mỗi thể loại còn được chế tác theo nguyên tắc cách điệu, biểu trưng, tả chân, ấn tượng. Điều cơ bản để tạo nên sự khu biệt ấy một phần quan trọng là do các tư tọa lập, các thức thủ ấn, trang phục.
Tượng Phật: Có 5 cách thể hiện Phật Thích Ca diễn tả những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của đức Thế Tôn: (a) Tượng Cửu Long (chín con rồng chầu) thể hiện lúc đức Thích Ca đản sanh. (b) Tượng Tuyết Sơn: thể hiện giai đoạn tìm đạo, tu khổ hạnh. (c) Tượng Niệm Hoa: thể hiện giai đoạn đức Bổn sư cầm hoa sen thuyếtpháp. (d) Tĩnh toạ: đức Phật thành chánh quả. (e) Nhập diệt: đức Phật nhập Niết bàn, trong tư thế nằm.
Tượng Phật đản sinh: Tượng nầy được chế tác nhiều loại khác nhau bằng tượng gốm ở khắp mọi miền đất nước. Đặc trưng của pho tượng nầy là tượng Ngài đứng trên một đài sen, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất. Chi tiết biểu thị Phật trong hình tượng là hai taicó thùy châu dài theo lối hiểu "tai dài như tai Phật". Trong những pho tượng tạc bảo lưu đến nay, sự tuân thủ vào quy pháp tạo hình cũng không thống nhất: chẳng hạn: pho tượng đức Thích Ca Đản sanh tại nhiều ngôi chùa ở miền Bắc và miền Trung thì tay phải chỉ lên trời; còn pho tượng lưu hành tại chùa Tây Phương, chùa Yên Tử, chùa BáoQuốc thì ngược lại, tay trái chỉ lên trời. Tính chất không nguyên tắc nầy cũng thấy trong những pho tượng gỗ, tượng đồng ở các ngôi chùa miền Nam. Về sau từ thập niên 60 của thế kỷ XX, trong những loại tượng đúc thành khuôn bằng thạch cao hay bằng xi măng, thì mới phổ biến hàng loạt những pho tượng "tay mặt chỉ lên trời".Những pho tượng nầy đều dựa theo ý niệm "trụ như sơn" chứ không theo lối "hành như phong" ở những pho tượng Phật đản sanh còn lưu hành tại miền Nam VN hiện nay,sự tuân thủ đúng nguyên tắc đồ tượng cũng được áp dụng trong những loại tượng khác.
Tượng Di Đà toạ thiền: Tượng Phật nầy được chế tác chân phương và có phần đăng đối. Đầucó tóc xoắn ốc, giữa đỉnh đầu có nhục kế nổi cao, tai dài xuống gần vai, áo cà sa rộng trùm cả hai bả vai, cổ tròn, tay áo dài rộng. Phật ngồi theo thế kiết già trên tứ phượng toạ; chung quanh trang trí hình sen. Hai tay đặt chồng lên nhau theo thế "thủ ấn thiền định" (Dhyana mudra). Đây cũng là họa tiết và kiểu thức của các pho tượng Bồ Tát Quan Âm, mà có những đường nét theo kiểu tượng hình Di Đà Tam tôn; nhưng nhiều ngôi chùa miền Trung và miền Nam lại không thấy tượng của ngài Bồ Tát Đại Thế Chí. Nhìn chung, tượng đức Phật Di Đà được chế tác theo đúng chuẩnmực, thể hiện được "tướng hảo quang minh" và "tùy hảo vô lượng".Chưa thấy có đủ các loại tượng "tam thập nhị tướng" và "bát thập tùy hản" mà kinh sách thường ghi chép.
Tượng đức Phật Di Lặc: Trong đồ tượng học, tượng Phật Di Lặc là tập hợp dược thể hiện trong diện mạo hình tướng "Di Lặc Lục tặc": đầu tròn, áo hậu,ngồi bệ lập phương, y toạ, tĩnh tâm, thiền định.
Tượng Quan Âm: Những pho tượng lưu hành đều theo sáu cách thể hiện quy định (a) Quan Âm Chuẩn Đề: theo công thức thì tượng nầy có ba mặt và 18 tay. (b) Thiên thủ, Thiên nhãn: đức Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt như pho tượng ở chùa Bút Tháp. (c) Quan Âm tọa sơn: thể hiện đức Quan Âm ngồi trên đỉnh núi. (d) Phật Bà: thể hiện Phật bà Quan Âm đội mũni, ngồi toà sen. (e) Quan Âm Tống Tử: thẻ hiện đức Quan Âm ngồi bế đức bé, một bên có Thiện Sĩ (biểu trưng bằng hình con vẹt).
Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề: Trong đồ tượng, xét về hình tướng của Bồ tát Chuẩn Đề không khácgì so với Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho tượng thường trình bày nhiều tay: có tượng 6 tay, có tượng tay, có tượng 18 tay, biểu trưng cho công năng trong từng giai đoạn và trường hợp hành trì. Tại chùa Trăm Gian và chùa Diên Hựu, pho tượng Bồ Tát Chuẩn Đề lại thêm nhiều taynữa, ngồi kiết già. Tại một số chùa khác thì đài toạ và tư thế có hai loại tượng khác nhau: Một loại trình bày Chuẩn Đề cỡi công (gọi là Khổng Tước tọa); loại thứ hai gọi là Chuẩn Đề Lục giác toạ.Nếu so với quy pháp đề tượng chính thức của Ngài Chuẩn Đề thì cácpho tượng Chuẩn Đề ở nhiều chùa chiền Việt Nam có phần được giảnlược hơn. Những trì vật thông thường là Nhật Nguyệt Quan Âm.
Địa Tạng Vương Bồ Tát: Trong tập hợp những loại đất nung về đồ tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát được phân chia ra làm hai loại chính: Loại thứ nhất làtượng ngồi trên ngai, chung quanh có các thị hầu oai nghiêm; loại thứ nhì, Ngài ngồi trên con thanh sư, mỗi biểu trưng cho việc hành trì chánh pháp. Cả hai đều có những điểm chung nhất trong nghệ thuậttạo hình: đầu đội mũ Tì Lư (hay Thiên Sứ Tì Lư), toàn thân khoác Y bá nạp, một tay để ngửa trước bụng, trên có một Hồ bình hay Bửu bát; tay kia giơ cao lên; ngón áp út khuyên tròn lên ngón cái.
Phật thoại ghi: Tướng pháp nầy biểu trưng cho ấn thí vô úy. Ngoàira, một số tượng biểu trưng cho "ấn an ủy". Trong một số đồ tượng khác, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát còn cóhai đệ tử theo hầu: Mẫn Công và Đạo Minh. Một số tượng khác thì còn thêm Chủ Mạng Quỷ Vương. Trong nhiều thể loại tượng đất nung về pho tượng nầy thì gậy tích của ngài Địa Tạng Vương lại thấy ở tượng của Chủ Mạng Quỷ Vương; trong khi đó trái châu biểu hiện cho thần lực của Ngài thì thấy ở pho tượng Mẫn Công. Giải thích điều nầy, Pháp Thoại ghi: Hình tướng Địa Tạng Vương ở đây là một trong 6 trường hợp hoá thân của Ngài, được gọi là Lục Địa Tạng. Lục Địa Tạng là: Đàn Đầu Địa Tạng, Bảo Châu Địa Tạng, Bản Ấn Địa Tạng, Trì Địa Địa Tạng, Trừ Chướng Địa Tạng và Nhật Quang Địa Tạng.
Tượng La Hán: Hình tướng của các bộ tượng La Hán ở tập hợp tượng đất nung, hầuhết được biểu hiện dưới dạng Thinh Văn hình. Biểu tướng nầy còn gọi là Tỳ Kheo hình, tức là có hình tướng chiếu theo hình tướng của đúc Bổn Sư Thích Ca khi còn tại thế; tuy nhiên tóc không xoắn mà đầu cạo trọc, đỉnh đầu không có nhục kế, áo hậu có dây thắt lưng. Nói chung, hình tướng La Hán có phần thoát sáo, và trong chừng mực nào đó, đã thoát khỏi những nét đặc trưng nhân dạng của người Tây Vực hay Trung Hoa, mà lại có nhân dạng Việt Nam khá rõ nét.
Ở nhóm tượng nầy thường có hai loại: ngồi trên ngai và cưỡi thú. Nhưng dù thuộc thể loại nào chăng đi nữa, thì hình tướng cũng có phần hiện thực hơn so với các tượng thuộc nhóm Phật hình, Bồ Táthình, hay những nhóm tượng thuộc Thiên Vương, Hộ Pháp, Thiện Hữu,Ác Hữu, Kim Cang, thường được gọi chung là Thiên Thần Hộ Pháp.
Tứ Thiên Vương: Tứ Thiên Vương còn được gọi là Hộ Thế Tứ Vương là 4 hình tướng tiêu biểu cho Thiên Vương Hình. Cả bốn vị đều ngự ở cõi trời "Tứ Thiên Vương Thiên" (Caturmaha Rajakasika) thuộc về cõi trời dục giới; lưng chừng trên ngọn núi trung tâm vũ trụ gọi là "Tu Di Sơn", thấp hơn cõi trời Đao Lỵ của Đế Thích. Tứ Thiên Vương là ngoại thần của Đế Thích có trách nhiệm thống quản cõi trời theo 4 hướng: Trì Quốc Thiên Vương (Virudka) (Hướng đông), Quảng Mục Thiên Vương (Viruphaka) (Hướng tây), Tăng Trưởng Thiên Vương (Dhirtarastra) (Hướng nam), Đa Văn Thiên Vương (Dhananda) (Hướng bắc). Tứ Thiên Vương đã từng nghe đức Phật thuyết pháp kinh Đại Thừa vàcũng đã nguyện độ trì Tam Bảo. Do vậy mà các chính điện chùa chiền đều có tượng Tứ Thiên Vương. Biểu tướng của các tướng Thiên vương là một tướng nhà trời oai nghiêm: đi giày trận, mặc áo giáp, đầu đội kim khôi, tay cầm bửu bối; đàn tỳ bà, bảo kiếm, vòng kim cang, ngọc châu, che dù, có con "hoa hồ điêu". Đó làhình tướng phổ biến trong các tượng thuộc đề tài nầy cũng nhưtrong điệu múa "Tứ Thiên Vương" ở loại diễn xướng cung đình Huế. Một số làng miền Nam cũng theo nghi lễ như vậy. Tuy nhiên, ở đây, các loại bửu bối đã được giản lược bớt, chẳng hạn như mũ kim khôi được thay bằng mũ "ngũ Phật" với hình 5 cánh sen.
Bát Bộ Kim Cang: Đây là các vị Kim Cang Lực Sĩ (Vajrapani) cũng được gọi là Kim Cang Thần; thường chỉ chung các vị thần cầm chày Kim Cang (như Kim Cang Thủ, chấp Kim Cang) biểu hiện uy thế lớn lao, bảo vệ Phật pháp ở khắp tám bộ chúng (Thiên, Long, Quỷ Vương, Dạ Xoa, Càn Thát Bà,A Tu La, Khần Na La, Ma Ha La Già). (theo Đoàn Trung Còn). Nghiên cứu kỹ những đồ tượng đất nung và đồ gốm cải tiến, thì những vị Kim Cang Thần được chế tác với dạng các võ tướng: đầu đội kim khôi, mình mặc áo giáp, vai có phong đai, tay cầm hoa sen, ngọc châu… Tuy là Thiên Hình tướng như Bát Bộ Kim Cang đều có diện mạo thanh tú, khuôn mặt hiền hậu, phúc đức. Điều nầy khácvới vẻ oai vệ và dữ dội của các loại tượng Kim Cang khác.
Điêu khắc tiêu biểu:
Một trong những ngôi chùa còn được bảo lưu từ thời Lê Sơ khá hoàn thiện là chùa Tây Phương, tại núi Câu Lậu, huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội. Những công trình điêu khắc tại chùa Tây Phương khá hoàn chỉnh, đãđóng vai trò chính yếu về điêu khắc cuối thế kỷ XVIII, với sắc thái Tịnh Độ Tông. Những pho tượng tại chùa nầy không điêu khắc cùng một lúc nhưng phần nhiều đều được hoàn tất vào năm 1794, trong lễ khánh thành chùa. Có pho tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát 12 tay vào thế kỷ XVII là tượng cổ nhất của thế kỷ XVII còn lưu lại; muộn nhất trong nhóm tượng nầy là 2 tượng Kim Cương, được mang từ nơi khác đến; tượng đức Quan thế Âm 112 tay vào thế kỷ XIX sau đó; còn hầu hết đều thuộc thế kỷ XVIII.
Những nhóm tượng tại chùa Tây Phương còn lại thì phải kể đến:
(1) 7 pho tượng Kim Cương. (2) Bộ tượng Di Đà Tam Tôn; tượng Thích Ca Tuyết Sơn, tượng Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tượng Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3) Bộ tượng Tam Thế. (4) 18 pho tượng các vị tổ Thiền tông.Sự sắp đặt các hệ thống nầy có tính loại hình cao, mang tinh thần nhập thế của Phật Giáo.Tuy là Bát Bộ Kim Cương (8 pho tượng) nhưng hiện nay chùa Tây Phương chỉ còn 7. Tất cả đều có chiều cao vào khoảng 2,2m tính từ đầu xuống không kể tầm vươn của các binh khí, thể hiện được trình độ rất cao của nghệ thuât điêu khắc, lắp ghép các thành phần gỗ, cũng như cách bố cục, chuyển động, trên một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ.
Các chi tiết trang trí mang tính chất hiện thực, về khuôn mặt mỗi người thì theo một khác nhau, mang tính chất cường điệu. Chiều cao vào khoảng ba mét, được sắp đặt chung quanh góc chùa trong thế phù trì. Những nghệ nhân nổi tiếng tại huyện Ba Vì đã chăm lo điêu khắc;họ đã căn cứ vào đức tính và chức năng của mỗi vị Thần, để từ đó,bố cục, trang trí những đường nét sao cho hợp lý về cử chỉ cũng như trang phục cho từng vị một. Những tay thợ khéo cũng đã nghiên cứu từng binh khí, giáp trụ, từng chiêu thức tiến thoái, bàn tấn trong võ thuật, tạo những đường nét sinh động, tinh vi lạ thường. Những nét chính của sự sáng tạo và nghiên cứu tâm lý nầy mà những pho tượng Bát Đại Kim Cương nầy đã trở thành mẫu mực về nghệ thuật diễn đạt dung mạo của chư Thánh.
Linh động nhất trong toàn thể những công trình nầy thì phải kể đến các pho tượng chư vị La Hán. Tượng lớn bằng người thật, có tượng đứng, có tượng ngồi, ở phía tường hậu của thượng điện. Tất cả còn lại 14 pho tượng (trước kia là 18 pho); mỗi pho tượng đều biểu hiện cử chỉ, phong thái riêng, trang phục riêng.
Một số La Hán chùa phương Tây:

read more...

Bộ truyện tranh về cải cách ruộng đất (Rất quý)


Hôm nay tình cờ vào Talawas, thật thú vị khi xem Bộ tranh truyện về cải cách ruộng đất này gồm 15 bức, kích thước 90cm x 25 cm, phía dưới có phần ghi chú viết tay, được sáng tác vào năm 1953. Không thấy ký tên tác giả, và không rõ hoạ sĩ có phải là một hay nhiều người vẽ. Đây là tư liệu quí và thú vị đối với ai quan tâm đến những biến thiên của lịch sử và xem thêm về phương pháp sử dụng mỹ thuật vào mục đích tuyên truyền của các họa sĩ hồi giữa thế kỷ 20.
Với những bức vẽ tay và là độc bản, những bức tranh này được xem là những tác phẩm quí mang tính lịch sử. Đây hẳn là điều mà Bảo tàng Mỹ thuật và các nhà sưu tập sẽ dành cho nó sự quan tâm đặc biệt. 
1-Trước Cách Mạng Tháng 8, nông dân thôn V. sống cực khổ, đói lạnh dưới nanh vuốt của bọn đế quốc, phong kiến: phần chịu sưu cao, thuế nặng, phần bị địa chủ áp bức, bóc lột, quanh năm vất vả mà cơm ăn không no, áo mặc không ấm. Bọn phú hào ăn trên ngồi trước, lập phe cánh bao chiếm công điền, xâm phạm công quỹ… Bao năm dân cày biến thành trâu ngựa, nai lưng cày cấy nạp tô cho chúng nó hưởng.
2-Tên địa chủ Bùi Ấm hống hách trong thôn xóm, đánh đập, ức hiếp dân cày, muốn gì được nấy. Nó nuôi trai cày để phục dịch đồng áng, đầy tớ để hầu hạ trong nhà. Nó dụ dỗ ép gả người nầy lấy người kia. Cả đời từ vợ chồng đến con cái cứ tiếp tục ở không công cho nó, làm lụng đầu tắt mặt tối để chỉ hưởng miếng cơm thừa, canh cặn.
3Những ngày làng vào đám là những ngày nông dân cực khổ: phải thây phiên nhau nấu nướng, sửa soạn ngày đêm để bọn phú hào ngồi ván cao chiếu sạch hạch xách. Tên ác bá Bùi Ngang Ấm không đám tiệc nào là không tìm cách nầy cách nọ bắt vạ dân làng để dương oai. Có lần nó ăn xong, bước ngang qua chỗ mâm của một cố nông đau ốm, anh chưa kịp để chén xuống chào, bị nó xỉ mắng thậm tệ, nuốt không trôi miếng cơm. Anh xấu hổ phải bỏ làng đi lên rừng cao su nước độc kiếm việc làm rồi bỏ thân trên đó. Nông dân căm thù sôi sục, đợi chờ một sự biến đổi.
4-Lệnh Tổng Khởi Nghĩa ban ra. Nhân dân thôn V. hò reo đứng dậy hưởng ứng cướp chính quyền. Cha con tên Bùi Ấm run sợ. Nhưng trong hàng ngũ nhân dân, tổ chức còn lỏng lẻo, con tên Bùi Ấm thừa cơ lọt vào tổ chức và nhảy lên ghế Chủ tịch xã.
5-Chính phủ ta lúc đó rất bận lo củng cố bộ máy chính quyền nhân dân để cương quyết trường kỳ kháng chiến nhưng vẫn ban hành sắc lệnh giảm tô, qui chế lãnh canh để cải thiện đời sống cho nông dân. Đến tay con tên Bùi Ấm, nó dựa vào ưu thế chính trị xuyên tạc sắc lệnh.

Nhân dân căm tức nên đã nảy ra những cuộc đấu tranh lẻ tẻ.
6-Bộ mặt phản động của cha con tên Bùi Ấm càng ngày càng hiện rõ. Chúng nó xuyên tạc chính sách chính phủ, công tác kháng chiến chúng không tham gia. Cán bộ nhiều lần đến giải thích, nó không nghe còn tìm cách làm giảm uy tín của cán bộ.
7-Trong đám số quần chúng giác ngộ, có anh Đinh Bát bản thân bị bóc lột tàn nhẫn, đứng ra vận động nòng cốt, hô hào anh em kết đoàn đấu tranh đòi quyền lợi. Anh đưa ra yêu sách phải giảm tô theo mức anh nông dân định. Cha con tên ác bá tìm cớ hứa hẹn để trì hưỡn. Anh Đinh Bát kiên quyết không chịu. Sau cùng đuối lý, cha con tên Bùi Ấm phải miễn cưỡng chịu. Nhưng lúa tô vừa gánh xuống sân thì vợ tên ác bá hô hoán là trộm cắp, và tức thời cả gia đình nó a vào túi bụi đánh anh trọng thương.
8-Nhân dân quanh xóm nghe tiếng la vội vàng phá cỗng vào can thiệp. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân, cha con tên Bùi Ấm bỏ chạy vào nhà nín thinh trong đó. Anh Bát vẫn còn nằm trên đất. Anh em nông dân cảm động, thấy quyền lợi mình gắn liền nỗi đau đớn của anh Bát cũng là nỗi đau đớn của mình, bừng bừng căm tức, nổi lên nguyền rủa tên ác bá không tiếc lời. Nhân đó anh Bát đứng dậy hô hào anh em đoàn kết hơn nữa để đấu tranh.
9-Sau ngày đó, tên ác bá thấy tình thế có thể bất lợi, Nó liền tập hợp một số họ hàng, một số anh em tá điền chưa giác ngộ, bàn tính lập một nông đoàn gia tộc hòng mưu chia rẽ tá điền với tá điền. Anh Bát kiên trì giải thích, chỉ mặt kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến cho anh em thấy rõ và không mắc mưu tên địa chủ ngoan cố.
10-Đầu năm nay (1953) Đảng và Chính phủ đề ra phải thực hiện đúng chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ. Nông hội tổ chức học tập từ nhóm đến tổ. Anh em nông dân nức lòng phấn khởi. Những buổi học tập, đồng bào nô nức tới Nhà Đoàn dự để hiểu rõ thêm chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, thấy rõ con đường phải đấu tranh với kẻ thù của giai cấp.
11-Phong trào Phóng Tay chuẩn bị chuẩn bị Phát Động Quần Chúng được lan rộng. Nông dân họp bàn thảo luận quên ăn quên ngủ, đồng thanh bầu ra Ban Đấu tranh, quyết nghị đưa gia đình tên ác bá ra hỏi tội.
12-Ngày đem cha con tên Bùi Ấm ra trước nhân dân là ngày không thể quên được của nông dân thôn V. Trên hàng ghế Chủ tịch đoàn, có mặt bà Tảo, suốt đời phải ở không công cho tên ác bá, anh Bôn trước ở chăn trâu cho nó đã 2 lần bị nó đập gần chết, anh Điệp dân quân xưa kia lệ thuộc vào gia đình nó, có lần bận công tác không đi gặt được cho nó, đi ngang nhà nó bị nó doạ lột ba lô liệng xuống sông. Anh em bần cố nông hôm nay lần lượt lên trút căm hờn trên bộ mặt gian ác của gia đình tên ác bá.
13-Ruộng tên ác bá bị tịch thu giao cho nông đoàn quản trị, một phần để bồi thường cho những gia đình bị Bùi Ấm bóc lột khi trước và để thối tô mà nó đã lường gạt tá điền. Nông dân gánh lúa vào nhà hội. Tiếng ca hát vang dậy trong thôn xóm.
14- Đoàn tiếp vận của thôn V. đi ra mặt trận vừa lúc bộ đội hạ đồn của giặc. Tù binh, súng đạn ta thu được nhiều đếm không hết. Hạt lúa vàng của nông dân đưa ra tiền tuyến để ngày mai nơi đồn địch sẽ biến thành nhiều đồng lúa hoà bình, đem lại hạnh phúc vĩnh viễn cho đất nước, cho loài người.
15- Ánh sáng nông thôn hôm nay tươi mát hơn. Trên đường thôn xóm, thiếu nhi ca hát, đoàn tiếp vận trở về. Ảnh cụ Hồ, khẩu hiệu rước đi khắp xã, nhân dân nhìn hình của Chủ tịch lòng hân hoan trìu mến.

Xong câu chuyện chiến thắng cặp vợ chồng cố nông nhìn lên hình Hồ Chủ tịch hỏi với nhau: “Biết bao giờ cụ mới vào thăm thôn mình”?
Sưu tầm
read more...