Hiển thị các bài đăng có nhãn BÀI VIẾT CỦA TÔI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÀI VIẾT CỦA TÔI. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

ĐỊA DANH VŨNG THƠM – SÓC TRĂNG VÀ ĐẶC SẢN BÁNH PÍA CỦA NGƯỜI TIỀU



ĐỊA DANH VŨNG THƠM – SÓC TRĂNG VÀ ĐẶC SẢN BÁNH PÍA CỦA NGƯỜI TIỀU

Lê Bá Thanh – Lê Hải Đăng

Địa danh Vũng Thơm

Địa danh Vũng Thơm người Tiều gọi là Pùng Thòom phiên âm từ tiếng Khmer là Kông-pông thom. Âm Hán tự viết là Bồng Đàn thị (蓬 潭?市). Tất nhiên không thể giải thích rằng Bồng Đàn có nghĩa là Đầm cỏ bồng, vì địa danh này vốn xuất xứ từ tiếng Khmer. Nhưng, theo cách giải thích của ông Thái Lợi thành viên Ban quản trị miếu Thiên Hậu, con rể ông Huỳnh Ngọc Lâm chủ tiệm bánh Tân Hưng, chữ “bồng” hiểu là chữ phùng (逢)! Chữ đàn (潭?) là đầm đã bị đổi từ chữ đàm (譚) trong nghĩa đàm thoại (Ở tiếng Hoa, đàn và đàm đồng âm). Bồng Đàn được cắt nghĩa là Tương phùng đàm thoại (gặp nhau nói chuyện). Cách ký tự này lấy căn cứ từ văn tự viết trên chiếc chuông đồng ghi chép thời điểm lập miếu Thiên Hậu (nằm trên địa bàn xã Phú Tân) của người Triều Châu. Miếu Thiên Hậu hiện còn lưu giữ một chiếc chuông đồng có từ ngày dựng miếu. Trên chuông ghi: 蓬譚坡, 光?乙未年, 端月?\日?ß (Bồng Đàm pha – chứ không phải thị – Quang Tự ất mùi niên, đoan nguyệt cốc nhật lập), có nghĩa là: Dốc Bồng Đàm, năm kỷ mùi niên hiệu Quang Tự, lập vào ngày lành đầu tháng 5). Chiếc chuông này được chở từ Trung Quốc sang. Nó chỉ ra thời điểm lập miếu vào năm 1895, tức cách đây hơn 100 năm khớp với ý niệm của người Triều Châu về thời điểm định cư của mình trên đất Vũng Thơm. Điều đó, chứng tỏ đã có sự chuyển hóa về quan niệm của cư dân địa phương, từ danh từ gốc cho tới cách cắt nghĩa, từ đó lại hình thêm những ngữ nghĩa mới, cũng tương tự trường hợp chữ “pha” hiểu là dốc sang chữ thị hiểu là chợ, rồi thị tứ, đô thị…

Truyền thuyết kể rằng: “Thuở xưa, Vũng Thơm còn là một doi đất nhô ra bể. Mỗi khi thủy triều xuống, các ghe thuyền qua đó nếu không muốn đi vòng thường phải dừng lại chờ thủy triều lên mới băng qua được. Do thuyền bè tập trung nên nơi đây mang tên gọi là Kôm-pông thom, có nghĩa là bến lớn.

Một đêm nọ, có một thuyền buôn đến Vũng Thơm thì gặp lúc thủy triều xuống. Thông thường phải cắm thuyền lại chờ thủy triều lên mới đi qua được, nhưng người chủ ghe vốn biết nhiều phép thuật, nên bảo mọi người trên ghe đi ngủ cả và dặn rằng nếu có thấy gì lạ cũng không được lên tiếng, để y làm phép cho băng qua doi đất để ra biển sớm. Theo lệnh chủ ghe mọi người đều buông chèo, vào khoang thuyền ngủ cả. Đến quá khuya, trong khi ghe đang bay lướt qua doi đất thì người đầu bếp, do tối qua mải lo dọn dẹp ở đầu lái, không nghe chủ dặn, bị đánh thức bởi tiếng gà gáy, trở dậy, lấy gầu ra thành ghe múc nước rửa mặt, định chuẩn bị nấu cơm ăn sáng. Nhưng khi thả gầu xuống thì đụng vào đất và vướng vào cây cỏ, người đầu bếp lấy làm lạ, la toáng lên. Tức thì thuyền bỗng mất phép thiêng, đứng khựng lại, rơi xuống vỡ tan…”

Huyền thoại tuy chẳng khẳng định điều gì thật chính xác, nhưng lại góp phần khái quát hóa đặc trưng của một vùng đất. Chúng hiện lên như ký ức của một thời xa vắng. Hiện tượng nhiều địa danh (như Vũng Thơm, Kế Sách…) trùng lấp với những đặc điểm địa lý tự nhiên, khí hậu đã cho cái nhìn nhất quán về một sự thực tồn tại bền vững trong tâm thức cộng đồng. Qua quá trình khảo sát điền dã tại hiện trường, chúng tôi cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã khiến cho địa danh nên thơ này có tên là “vũng”, ngoại trừ những lý giải liên quan tới từ vựng gắn liền với tục danh xưa kia của người Khmer… còn thực tế lại không tìm ra dấu vết nào chứng tỏ sự tồn tại của những biểu trưng có quan hệ gần gũi, chí ít như đầm, vũng, hồ, ao… để có thể lý giải thoả đáng điều mà lịch sử chưa nói rõ!

Mặc dù quá trình hình thành đất đai tự nhiên và tổ chức xã hội là hai quy luật khác nhau, nhưng chắc hẳn chúng dựa trên những nền tảng chung nhất, rồi từ đó con người kiến tạo nên văn hóa ứng xử của mình sao cho tương thích một cách hợp lý giữa điều kiện tự nhiên và tồn tại xã hội. Mối quan hệ này thể hiện ở những khía cạnh đơn lẻ mà những tục danh ban sơ không biết ngẫu nhiên hay cố ý đã kết nối lại thành một đường dây xuyên suốt chiều dài lịch sử. Như vậy, quá trình hình thành đất Vũng Thơm tương ứng với hiện tượng biển lùi mà hai tác giả Phạm Văn Đang, Lê Thái Bạt đề cập. Tục danh ban sơ đã phần nào nói lên điều đó. Huyện Kế Sách… cũng vậy. Tương truyền, nơi đây là vành đai cát lấn xa ra biến, tiếng Khmer gọi là Khsach (cát) hay Phnor Khsắt (giồng cát).

Người Hoa tới định cư ở Sóc Trăng sớm nhất là vào khoảng thế kỷ XVII. Theo nhiều tài liệu đề cập, những di dân ban đầu có thể nằm trong tập đoàn của nhóm phản Thanh phục Minh thời Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch… Tất nhiên đó là theo suy đoán, còn quá trình di cư của cộng đồng người Hoa diễn tiến trong một thời gian khá dài sau đó, mà kết quả đã tạo nên một vùng đất với sự đa dạng về phong hóa. Riêng ở Vũng Thơm, theo ký ức của những hậu duệ người Hoa hiện tại mà chủ yếu là người Triều Châu kể lại, “tổ tiên” của họ tới định cư tại đây hơn 100 năm về trước. Nhân khẩu hiện tại của người Triều Châu vào khoảng 28.000 người, chiếm 3% dân số.

Người Triều Châu ở Vũng Thơm chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Họ có trong tay nhiều cửa tiệm kiêm sản xuất và cung ứng các mặt nhu yếu phẩm, như mứt kẹo, trái cây… đặc biệt là bánh. Địa danh Vũng Thơm từ lâu đã nổi tiếng nhờ công nghệ sản xuất bánh của người Triều Châu, dân gian vẫn quen gọi là bánh pía.

Bánh pía xuất xứ từ Trung Quốc. Theo mẫu quảng cáo ghi trên hộp bánh của một cơ sở sản xuất bánh tại Thâm Quyến do chủ tiệm bánh Công Lập Thành (ông Âu Minh Châu) cung cấp, Kiết Dương là địa bàn phát tích của loại bánh này. Đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên của người Trung Nguyên trong quá trình Nam tiến mà sau này, họ chính là những người đã cộng cư với một số sắc dân bản địa để hình thành nên người Triều Châu hiện đại. Vì vậy, trong các sử sách Trung Hoa đều cho rằng người Triều Châu là hậu duệ của người Trung Nguyên. Người Trung Nguyên tới Kiết Dương, rộng hơn bao quát cả vùng Lĩnh Nam lần đầu vào thời kỳ trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Năm 214 trước công nguyên, nhằm thôn tính và bình định Bách Việt, Tần Thủy Hoàng đã điều tới đây 50 vạn quân dưới quyền chỉ huy của tướng Sử Lộc. Tuy nhiên, nhóm quan quân này không có tác động gì đáng kể tới sự ảnh hưởng văn hóa đối với cư dân địa phương, chỉ đến sau nạn Đông Tấn, năm Vĩnh Gia (307), văn hóa Trung Nguyên mới chính thức thâm nhập và tác động mạnh mẽ tới sự thay đổi toàn diện của vùng đất này. Kể từ đó về sau, chắc hẳn còn nhiều cuộc di dân tự phát nữa diễn ra, song cũng từ thời điểm đó (nạn Đông Tấn) kéo dài cho tới đời Đường, Tống, người Triều Châu đã hình thành cho mình nét văn hóa riêng trên cơ sở cộng cư và giao thoa giữa văn hóa Trung Nguyên và địa phương.

Những cuộc chiến tranh thời cận đại lại tiếp tục tác động tới tình hình phân tán dân cư trên toàn lãnh thổ của đất nước Trung Hoa rộng lớn mà thời kỳ Phát xít Nhật, nội chiến giữa các phe phái… đóng vai trò nền tảng. Người Triều Châu hiện đại ở Việt Nam, theo phán đoán, đa phần họ là lớp hậu duệ của những di dân kinh tế trong thời kỳ này. Nam bộ cho tới đầu thế kỷ XX vẫn là vùng đất hứa, đất rộng người thưa, dễ làm ăn sinh sống. Cộng với một nền tảng đa sắc dân đã hướng người Hoa tới việc lựa chọn nơi đây làm quê hương thứ hai của họ. Thời kỳ thực dân Pháp khai thác thuộc địa đã tiếp nhận rất nhiều những cư dân Hoa Nam. Họ được hưởng chế độ “tối huệ quốc” và đã góp phần bổ sung đáng kể vào sự thiếu hụt nguồn nhân lực do cần phải đẩy nhanh tốc độ khai thác thuộc địa lúc đó. Người Hoa cũng không nằm trong lực lượng đối kháng với Pháp ở chiến trường miền Nam! Chính vì những lý do trên, trong một khoảng thời gian ngắn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, tức trước khi đoàn quân Pháp rút khỏi Đông Dương, người Hoa đã tứ tán đi khắp nơi, trong số đó có một bộ phận đã định cư tại Vũng Thơm.

Truyền thống của người Tiều ở Vũng Thơm chủ yếu biểu thị dưới góc độ tập quán (thói quen) văn hóa. Nhà ở của họ thường dán câu đối trước cửa, không phân biệt sang hèn, nhà lá hay nhà lầu. Câu đối dán lên nhằm ngày 24 tháng chạp. Theo quan sát, nhiều câu đối ở đây có nội dung khác nhiều so với Sài Gòn, Chợ Lớn – nơi cộng đồng người Hoa thương nghiệp chiếm đa số – Nội dung của các bức hoành phi thường mong cầu gia trung hòa thuận, Châu liên bích hợp, Lương duyên mỹ mãn… thậm chí trong nhiều trường hợp, câu chữ bị đảo lộn trật tự làm cho nó khác với ngữ pháp truyền thống, như Mỹ mãn lương duyên, Hằng ký tửu lầu… Người Triều Châu ở Vũng Thơm không còn giữ được ngôn ngữ như ở Tắc Cậu, Kiên Giang (điều mà thế hệ các ông già bà cả luôn lấy làm tiếc nuối). Họ sử dụng tiếng Kinh thành thạo trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, do đây cũng là địa bàn cộng cư mạnh mẽ giữa ba cộng đồng Việt – Hoa – Khmer, nên nhiều khi, cư dân sở tại lại sử dụng được thứ ngôn ngữ đa tạp. Một bộ phận nhỏ lai ba dòng máu Việt – Hoa – Khmer biết nói thành thạo tiếng Khmer và đương nhiên là cả tiếng Việt. Ngược lại, rất nhiều người Triều Châu ở Chợ Lớn chưa nói tiếng Việt được một cách lưu loát.

Ban thờ tại tư gia của người Triều Châu ở Vũng Thơm thường thờ một chữ Thần (đại tự) ở chính giữa, bên cạnh là Tổ đường. Còn các ngôi miếu cộng đồng, như miếu Quân Đế, miếu Thiên Hậu, cung Thiên Hậu… chủ yếu thờ Thiên Hậu, Quan Thánh và Bổn Đầu Công…

Đặc sản bánh pía

Nghề làm bánh pía ở Vũng Thơm có thể xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ XIX. Chúng ta biết, đây là một trong những sản phẩm được làm từ nguyên liệu bột mì. Vì vậy, nó có thể xuất hiện cùng với thời điểm bột mì được truyền vào Việt Nam! Bánh truyền thống của người Việt chủ yếu làm bằng bột gạo, gạo nếp có bánh tét, bánh chưng, bánh dầy… gạo tẻ như bánh rán, bột lọc… còn những loại như bánh mì, bánh pía, bánh quảy… tất thảy đều là sản vật du nhập sau này. Như vậy, theo phán đoán, bột mì do người phương Tây truyền sang, các loại bánh làm bằng bột mì của người Hoa cũng lấy đó làm cơ sở để phát triển.








Như trên đã giải thích, theo cách gọi của người Triều Châu pía chỉ có nghĩa là bánh. Vì vậy, bản thân từ pía đối với họ chưa nói lên được điều gì, duy có tập quán sử dụng ngôn từ của người Việt đã hình thành từ lâu, nên khi nói tới pía, mặc nhiên chỉ một loại đặc sản cụ thể của người Triều Châu. Tương tự như vậy, người Khmer địa phương cũng không gọi bánh này với tên đầy đủ của nó, trong khi người Việt lược bỏ bổ ngữ (bánh gì), còn lại từ bánh thuần túy, thì người Khmer bỏ phần danh từ, chỉ lấy phần nhân. Họ gọi bánh pía là Tàu sa (Đậu mỡ). Nếu ráp cả hai tập quán của người Việt và người Khmer đối với cách đặt tên cho bánh, chúng ta sẽ có được tên gọi hoàn chỉnh là bánh tàu sa (đậu sa bính).

Một đặc điểm khác nữa trong cách đặt tên của người Việt cũng đáng chú ý là: nơi sản xuất và cung ứng bánh, người Hoa gọi là “nhà” (đề cao mối quan hệ giữa các thành viên), người Việt (có thể là Bắc bộ) gọi là “lò” (nhắm vào một phương tiện chế biến quan trọng), người Nam bộ gọi là “tiệm” (đề cao nơi buôn bán). Cũng chính vì gọi “nhà” là “lò” như người Bắc bộ, nên bánh Trung thu gọi là bánh nướng (!), người Hoa gọi là bánh trăng, gắn với sự tích Chu Nguyên Chương đánh giặc Kim trong một đêm trăng làm ra chiếc bánh đó (月»ỉ) để mừng chiến thắng. Theo tập quán của cư dân đ?a phư?ng, pía cũng chỉ luôn cả bánh trung thu.








Đậu sa (豆沙) hay Tàu sa là tên gọi chung cho tất cả các loại bánh pía (Bởi vì tên gọi này đã trở thành tập quán, ngoại trừ những chỗ giải thích từ vựng, còn lại đều dùng theo thói quen của cư dân địa phương).
Theo ông Thái Lợi, chủ tiệm bánh Tân Hưng, Vũng Thơm, tên các loại bánh pía có: Bánh sầu riêng (không có hột vịt): 榴蓮月»ỉ; Bánh sầu riêng hột vịt (1, 2 hay 1/2 là tùy nhu cầu khách hàng): 榴蓮蛋餅?; Mứt bí (mỡ ướp đường, bí, mỡ heo, gạo đường): 瓜?U仁餅?; Sầu riêng nhân môn: 芋頭?h蓮餅?

Ngoài bánh pía, người ta cũng sản xuất bánh mè láo, người Tiều gọi là Sá pxả, ở Tắc Cậu gọi al Láo wuôi.

Bánh pía có những loại sau: Bánh trăng (月»ỉ); Đậu mỡ (豆沙餅?); Môn mỡ (芋頭?F餅?); Mứt bí (瓜?U); Đậu mặn (梅?東菜?); Sầu riêng (榴蓮), mới có sau này.







Có thể xác định bánh pía gồm nhiề loại, nhân bánh thay đổi tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng và sự đổi mớ về gia liệu phụ trợ nhằm nâng cao chấ lượng của bánh. Tuy nhiên, trong tấ cả các công đoạn chế biến mà kinh nghiệm của nhà sản xuất khác nhau thấy rằng da bánh là thành phần xưa nay ít (thậm chí không) thay đổi. Do vậy, trong dân gian, bánh pía còn có một cách gọi tên khác là bánh lột da, nhằm vào mộ đc để không thay đổi trên tất cả các loại bánh (pía), hoặ như tên gọ bánh sầu riêng, dùng độc chỉ một thứ phụ liệu phổ biến. Theo anh Âu Minh Châu, bánh pía của Trung Quốc không có thành phần sầu riêng! Chúng ta cũng biết, sầu riêng là đặc sản của Nam bộ mùi vị đặc trưng củ nó chỉ hấp dẫn những người đ thư?ng thứ nhiề lầ, đ?i vớ vịkhách tiế xúc lầ đ?u thư?ng không dễcó thiệ cả! Chính vì vậ, bánh pía sầ riêng đ hạ chếphầ nào khảnăg thâm nhậ nhữg vùng có tậ quán thư?ng thứ khác nhau. ỞTrung Quố, sầ riêng hầ nhưphả nhậ từcác nư?c Đng Nam Á, đ?c biệ là Thái Lan, chỉtính riêng giá thành đ không cho phép nhà sả xuấ lự chọ nó làm gia liệ phụtrợ Mộ đ?c để khác cũg liên quan tớ sựkhác biệ giữ bánh pía Vũg Thơ và bánh pía Trung Quố là, bánh pía Vũg Thơ có thêm mỡsợ (tư?i), thành phầ khiế cho nhân bánh thơ và mề, nhưg ngư?c lạ, nó làm giả thờ gian bả quả bánh. Theo kinh nghiệ củ ngư?i sả xuấ, bánh pía chỉnên sửdụg trong phạ vi mư?i ngày, tính từngày sả xuấ. Vư?t quá khoảg thờ gian đ, bánh không đ?m bả đ?ợ chấ lư?ng, dễôi thiu. Lý do này thêm mộ lầ nữ làm hạ chế“hịphầ”củ bánh. Bánh pía đ?ợ bày bán nhan nhả ởkhắ các tỉh Nam bộ trong khi nó hiế dầ từcác tỉh miề Trung đ? ra phía Bắ. Ởđ, ngoài tậ quán sửdụg khác biệ nhưđ nói ởtrên, nhưg cái chính là thờ hạ bả quả củ bánh không cho phép nó đ xa! Trư?c đy, phư?ng tiệ vậ chuyể chủyế bằg tàu hỏ, hoặ tàu thủ, thờ gian di chuyể chiế hế khoảg 3/10 quỹthờ gian bả đ?m chấ lư?ng sả phẩ, cộg thêm vớ thờ gian rủ ro, chư tiêu thụkị, rõ ràng, ngư?i cung ứg không dễchấ nhậ loạ mặ hàng này!







Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bánh pía chỉ tiêu thụ hạn chế trong những vùng phụ cận, mà nó còn được xuất khẩu sang thị trường ngoại quốc, song loại bánh này không giống như bánh thông thư?ng. Nó phải trải qua nhiều khâu kiểm nghiệm chất lư?ng sản phẩm, cũng như áp dụng những biện pháp kỹ thuật nhằm kéo dài thời gian bảo quản, đồng thời không sử dụng những vật liệu dễ bị ôi thiu làm nhân bánh, như sầu riêng, mỡ? Vì vậy, loại bánh này không chế biến đại trà, mà chủ yếu làm theo đơn đặt hàng.







Một chiếc bánh pía thư?ng có hai bộ phận cấu thành là da bánh và nhân bánh. Trong quá trình chế biến, ngư?i ta chia tách chúng ra thành hai công đoạn riêng biệt.

Nguyên liệu làm nhân bánh gồm: Đậu xanh (khoai môn); Sầu riêng; Mứt bí; Trứng muối (bánh chay không dùng trứng muối); Mỡ thịt (bánh chay dùng mứt bí thay cho mỡ thịt); Mỡ nước (bánh chay thay bằng dầu thực vật); Đ?ờng

Nguyên liệu làm da bánh gồm: Bột mì

Phụ liệu có: Lòng đỏ hột vịt tư?i; Bột mì khô; Phẩm.

Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có khoảng 50, 60 hộ cung cấp mặt hàng bánh pía. Trong số đó, không phải hộ nào cũng kết hợp sản xuất và cung ứng, thực tế cho thấy, nhiều hộ kinh doanh (đặc biệt tại thị trấn Sóc Trăng) chỉ đóng vai trò làm đại lý cho các cơ sở sản xuất có tiếng, như Công Lập Thành, Tân Hưng, Tân Hoa Viên… và bánh pía chỉ là một trong nhiều mặt hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh chứ không phải duy nhất. Ở nhiều cửa tiệm, ngư?i ta bán bánh pía kèm với lạp xư?ng, bánh mè láo, bánh in, trà tàu, củ cải (đây cũng là một đặc sản của ngư?i Triều Châu tỉnh Sóc Trăng)… Năm 2003, Câu lạc bộ bánh pía ra đ?i nhằm quy tụ tất cả các hộ sản xuất trên đ?a bàn tỉnh. Mặc dù, như tên gọi phản ánh thì nó chỉ tập hợp những hộ cùng chế biến một (trong nhiều) loại sản phẩm tư?ng tự, nhưng qua đó cũng hư?ng tới việc giải quyết những khó khăn còn tồn đọng của hoạt động này, đồng thời nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày một đa dạng của khách hàng.


Nghề làm bánh pía ở Vũng Thơm có lịch sử lâu đ?i. Xưa kia đây là một nghề thủ công hoàn toàn, nó đòi hỏi sự kiên trì và bàn tay khéo léo của ngư?i thợ. Nhưng, do điều kiện lúc bấy giờ, bánh pía chỉ tiêu thụ đ?ợc tại những đ?a bàn phụ cận. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trư?ng như hiện có, nó đã đi đ?ợc xa hơn, như xuất sang thị trư?ng Mỹ chẳng hạn. Tất nhiên, đó là trư?ng hợp hãn hữu chứ không đại diện cho toàn bộ hoạt động này trên đ?a bàn tỉnh. Vì vậy, để hư?ng tới một thị trư?ng rộng lớn với nhiều tập quán thư?ng thức đa dạng, bánh pía chắc hẳn sẽ có những thay đổi (như đã từng xảy ra) trong tư?ng lai, từ việc cải tiến công cụ sản xuất, nguyên vật liệu, quy trình chế biến cho đến các biện pháp nhằm kéo dài thời hạn bảo quản bánh và những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Quá trình trên diễn ra nhanh chóng hay chậm chạp hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng, tiềm lực của các hộ kinh doanh trư?c sức ép của thị trư?ng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Hoài Đ?c: Gia Đ?nh thành thông chí, bản dịch của Đỗ Mộng Khư?ng, Nguyễn Ngọc Tỉnh, hiệu đnh và chú thích Đào Duy Anh, Nxb Giáo dục 1998.

2. Huỳnh Ngọc Trảng: Truyện cổ Khmer Nam bộ,

3. Sóc Trăng, Nxb Thông Tấn, Hà Nội 2003

4. Tài liệu Hội thảo khoa học lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Sóc Trăng, gồm các tham luận:

4.1 Phú Văn Hăn: Những cột mốc cơ bản trong lịch sử phát triển Sóc Trăng từ khi hình thành đến 1945.

4.2 Đinh Huy Liêm: Vài nét về tiểu thủ công nghiệp trên đ?a bàn tỉnh Sóc Trăng trư?c năm 1945.

4.3 Ngô Xuân Trư?ng: Vài nét về những thị tứ quan trọng trên đ?a bàn dân cư tỉnh Sóc Trăng trư?c năm 1945.

4.4 Huỳnh Lứa: Bư?c đầu tìm hiểu quá trình khai thác đất đai ở Sóc Trăng trư?c 1945.

4.5 Phan An: Ngư?i Hoa ở Sóc Trăng – Lịch sử và hiện tại.

4.6 Nguồn gốc đ?a danh hành chánh tỉnh Sóc Trăng.

4.7 Lê Trung Hoa: Nguồn gốc và ý nghĩa một số đ?a danh ở tỉnh Sóc Trăng.

4.8 Phạm Văn Đang, Lê Thái Bạt: Quá trình hình thành đất tỉnh Sóc Trăng dư?i góc nhìn thổ như?ng.

4.9 Lê Văn Năm: Vài nét về việc đ?nh cư, khai phá vùng đất Sóc Trăng
read more...

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Hoa Văn Trang Trí Kh'me Nam Bộ

Hoa Văn Trang Trí Kh'me Nam Bộ




Tác giả: Lê Bá Thanh

Hoa văn trang trí Kh’mer Nam Bộ tập trung chủ yếu ở hơn 500 ngôi chùa ở miền Tây Nam Bộ nói chung, Trà Vinh và Sóc Trăng nói riêng. Nên khi nói về hoa văn trang trí, chúng ta không thể tách chúng ra khỏi tổng thể của nó, bởi hoa văn có tác dụng làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi chùa làm cho ngôi chùa thêm phần lung linh, lộng lẫy...




Hoa văn hoa lá, kỷ hà (đầu hồi chùa Âng, Châu Thành, Trà Vinh)  

 
Văn hóa Angco (cổng chùa Munirangsay, đại lộ Hòa Bình, Cần Thơ  



Hoa văn Angco(trên rắn Naga 5 đầu chùa Phướng, Trà Vinh

Hoa văn trang trí Kh’mer có nhiều loại hình đa dạng, nhiều bố cục phức tạp, ngoài ra họ còn tạo ra được nhiều đồ án hoa văn từ những hình tượng sẵn có trong thiên nhiên. Trên bề mặt chất liệu, từ độ cứng, mềm của gỗ, của đá, hay của một loại hỗn hợp kết dính nào đó, đều khoe được nhiều nét tinh xảo, mềm mại.
Bố Cục
Hoa văn trang trí Kh’mer Nam Bộ có những bố cục điển hình sau: bố cục thành dải, bố cục hình tam giác, bố cục hình tròn và nhiều kiểu khác. Nhưng ở đây bố cục hình tam giác và hình dải là phổ biến nhất. Với nhiều hình thức phức tạp phối hợp với nhau, chạm chìm, chạm nổi trên nhiều chất liệu, các mô típ hoa văn được phối hợp xen kẽ với nhau tạo thành một tổng thể công phu tỉ mỉ.






Hoa văn Angco (cổng chùa Phướng, Trà Vinh)

Bố cục tam giác chỉ xuất hiện và chỉ đẹp khi được phối hợp trong kiến trúc chùa Kh’mer. Bố cục này hiện lên từ xa, mà điển hình là ở đầu hồi chùa (ho - chen). Trong bố cục này, sự bố trí họa tiết hoa văn thường theo phép đối xứng qua một trục dọc nối liền từ đỉnh của tam giác đến cạnh đáy, đây là trục để hoa văn chính. Những họa tiết phụ kết hợp đối xứng qua trục dọc này, chiếm kết các khoảng trống còn lại, nhiều chi tiết dày đặc hoặc chỉ là một đường cong đơn giản, nhẹ nhàng.
Bố cục thành dải có mặt khắp nơi trong mỗi ngôi chùa, nhưng vẫn đảm bảo được liều lượng nhất định. Với diện phân bố hoa văn theo hướng dàn đều thành hàng ngang đã mang lại một vẻ đẹp độc đáo, cùng với sự kết hợp với nhiều loại bố cục, với các loại hình trang trí khác đã kết hợp hài hòa với kiến trúc. Mỗi đường diềm kết hợp hai hay nhiều đường song song gọi là đường diềm kép, một chính một phụ.
Các chuyên gia nghiên cứu nhiều kinh nghiệm đã phân chia các loại hình hoa văn trang trí chùa Kh’mer thành 5 nhóm tiêu biểu:
1 - Hoa văn hình ngọn lửa (Pnhi - Phlơng)
Hoa văn hình tam giác là biến thể của hoa văn hình ngọn lửa. Nếu xét về cấu trúc thì hoa văn hình ngọn lửa khá đơn giản. Tổng thể của môtíp nằm trong một hình bình hành hay tam giác, với các góc mềm mại được kết hợp với nhau thành một bố cục đẹp có tính lặp lại, nhẹ nhàng, bay bổng như ngọn lửa. Ở chùa Kl’eng (Sóc Trăng), hoa văn lửa thường được đặt trang trọng trên bệ tượng, thường xuất hiện trên các hình mão vua và những nơi thiêng liêng khác trong chùa, với sự kết hợp của nhiều loại hình hoa lá, đôi khi kết hợp thêm với các hoa văn của môtíp Angco tạo thành một tổng thể hoa văn sinh động.




 Hoa văn hoa lá, động vật (chạm khắc gỗ), chùa Samrong EEk, Trà Vinh 

Hoa văn Ăng co, Chùa Dơi, Sóc Trăng 

2 - Hoa văn các loại hình hoa lá, kỷ hà (Pnhi-tee hay vu)
Hoa văn hình hoa lá, kỷ hà có mặt khắp nơi trong mỗi ngôi chùa. Với diện phân bố hoa văn theo hướng đan xen nhau trong khuôn khổ bố cục chung, đã mang lại một vẻ đẹp độc đáo, hài hòa, tạo thành một tổng thể mềm mại của kiến trúc.
Trong nhóm hoa văn hoa lá, kỷ hà, thì hoa sen là một môtíp trang trí phổ biến nhất, được thể hiện lặp đi lặp lại qua nhiều thời đại với nhiều hình dáng khác nhau đã được bàn tay tài nghệ của người nghệ nhân Kh’mer sáng tạo và đưa lên một tầm cao quan trọng trong chùa. Như đã biết, hoa sen là biểu tượng cao quý của Phật giáo, tượng trưng cho sự trong sạch và tinh khiết của đức Phật. Ngoài ra còn có hoa cúc, cũng là môtíp trang trí thông dụng các chùa, đặc biệt là các khung cửa gỗ ở chùa Kl’eang. Hoa cúc ở đây được thể hiện với nguyên cành lá, được cách điệu hóa nằm kín trong một bố cục chật. Sự khoẻ mạnh của hình khối với vẻ mềm mại uyển chuyển của hoa lá làm nên sự sống động cho môtíp. Đối lập với những đường cong mềm mại của hoa cúc là hoa “chen”. Hoa này thường được trang trí trong các đường diềm như diềm mái, các y phục của nhân vật. Hoa có hình sáu cánh cứng cáp, nhưng tùy theo từng chùa và từng nghệ nhân mà loại hoa này có thể có bốn hoặc tám cánh.
Bên cạnh đó, còn có nhiều ô trang trí trên trần nhà, vách tường... mỗi ô trang trí gồm một hay nhiều hoạ tiết xếp đặt thành một hình vuông, hình thoi, hình tròn... Mỗi hoạ tiết chính thường gồm một họa tiết phụ hay một hoạ tiết rồi sắp đặt đối xứng, đảo ngược trong khuôn khổ của bố cục hình. Họa tiết trang trí có khi là một bông hoa, một nhánh hoa hay một nhân vật trong chuyện thần thoại như: Reahu, Hanuman, Apsara... với màu vàng của vàng lá làm lung linh một vẻ đẹp huyền ảo.
3 - Hoa văn Ăngco
Hoa văn Angco được lấy từ các hoa văn điển hình trong các trang trí của Angco Vát, Angco Thơm… ở Campuchia. Những hoa văn này khá phức tạp về hình khối, đường nét nhưng khi sang đến chùa Kh’mer Nam Bộ thì được các nghệ nhân giản lược thành những hình khối đơn giản hơn, dễ làm hơn và mang nhiều phong vị của văn hóa bản địa.
4 - Nhóm hoa văn tổng hợp
Tại các chùa: K’leang, chùa Sà Lôn, chùa Chà Tiêm, chùa Peng Som Kếch, Bãi Sàu… Cho thấy một điều là các nhóm hoa văn không đứng độc lập mà được kết hợp với nhau, xen kẽ nhau thành một tổng hợp của họa tiết, đường nét, màu sắc. Nhưng vẫn giữ đặc điểm đặc trưng và nổi bật hơn của các nhóm cũng như loại hình. Ở chùa K’leang, nổi bật nhất là hoa văn hình ngọn lửa và các loại hình hoa lá, kỷ hà. Ở chùa Chà Tiêm lại mang một điển hình khác, đó là hoa văn Ăngco giản lược. Tuỳ thuộc vào liều lượng mà mỗi một loại hình hoa văn lại là chủ đạo, chi phối toàn bộ các loại hoa văn khác, hoa văn chủ đạo đó có tính chất điều tiết và là điểm nhấn, cũng như đóng vai trò chủ đạo trong tổng thể chùa.
5 - Nhóm ảnh hưởng của các dân tộc khác
Trong các ngôi chùa Kh’mer ở Nam Bộ, đều thấy có rõ nét sự giao lưu của các nền văn hoá. Có thể thấy sự giao lưu này ở chùa Sà Lôn (Chén kiểu), các mẫu hoa văn thể hiện rõ sự giao lưu văn hóa – nghệ thuật với các tộc người khác như: Việt, Hoa, Thái Lan… Toàn bộ ngôi chính điện trang trí những chất liệu lấy từ sành sứ, chén, đĩa vỡ gắn lên thành những hình hoa văn lạ mắt. Ngoài ra, thay vào đường diềm truyền thống là những viên gạch men có hoa văn hiện đại, màu sắc sặc sỡ làm cho ngôi chùa thêm phần độc đáo. Ở Chùa Mahatup hay còn gọi là Chùa Dơi, ở các tháp cốt được trang trí bằng những viên gạch men có hoa văn đơn giản cũng làm cho ngôi chùa thêm lạ mắt.



 
Khỉ Hanuman chiến đấu với rắn Naga được cách điệu thành hoa văn hoa lá. Tưởng rào chùa Phướng, Trà Vinh 

 

Hoa văn hoa lá, kỷ hà (ảnh hưởng nghệ thuật Hoa). Chùa nước mặn, Sóc Trăng  



Hoa văn hoa lá(cánh cửa chùa Phướng, Trà Vinh)

6. Màu sắc
Tất cả các loại hoa văn trên đều được thể hiện với những màu sắc rực rỡ không hạn chế, cũng không khắt khe lắm về cách đặt màu. Tuy vậy trong nền nghệ thuật tạo hình, người Kh’mer không dùng nhiều màu sắc, họ chỉ dùng 6 màu, là những màu cơ bản nhất, cũng là 6 màu cờ của Phật giáo và cũng tượng trưng cho mỗi kiếp hóa thân của đức Phật
Những nhân vật, mô típ trong thần thoại Bà La Môn cũng như trong Phật thoại đều được thể hiện lên với một lòng ngưỡng mộ và sùng kính. Những mô típ trang trí như: hoa lá, các hoa văn cổ được chạm khắc và tô màu. Với sự góp mặt của các loại hình nghệ thuật mà hoa văn trang trí góp một phần quan trọng trong việc tôn vinh ngôi chùa như một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh.
Hoa văn trang trí Kh’mer Nam Bộ nói chung, chủ yếu tập chung trong chùa nên ngôi chùa không những là trung tâm của mỗi phum, sóc mà còn mang trong mình một giá trị thẩm mỹ cao, một giá trị văn hoá tinh thần đậm bản sắc của người dân. Ngoài ra, ngôi chùa còn là một “bảo tàng” của các loại hình, môtíp, bố cục trang trí hoa văn. Thật vậy, sự đa dạng của hoa văn trang trí, sự phong phú các thể loại, đề tài đã đem lại cho ngôi chùa một giá trị thẩm mỹ lớn lao, đã nói lên được bản năng sáng tạo và bản sắc văn hoá đặc trưng của người dân Kh’mer Nam Bộ.



L.B.T.
read more...

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Tây Hồ mùa xuân (西湖春天)

Tây Hồ mùa xuân (西湖春天)

















































































































read more...