Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

TÌM HIỂU HỘI HỌA TRUNG HOA

TÌM HIỂU HỘI HỌA TRUNG HOA

CHƯƠNG MỘT
KHÁI QUÁT
I.HỘI HOẠ
Hội hoạ Trung Quốc ra đòi rất sớm,từ đời Hạ Thương,Chu(Thế kỉ 21-3TCN),là chữ viết và nhũng nét hoa văn được khắc trên những đồ bằng đồng . Thời Xuân thu chiến quốc,hội hoạ đã phát triển một bướckhá dài. Đo là nhũng hình trang trí,chim chóc, thú vật được vẽ trên các vật dung hằng ngày.
Đời Đông Tấn,nhũng bức trang Sơn thuỷ xuất hiện sớm nhất là Nữ sử châm,Xuân tàm thổ ty của cố khải Chi;qua những bức hoạ này ngưòi ta thấy hình thức chủ yếu là nhũng điểm,những nét được thể hiện với kỹ pháp rất hoàng chỉng.
Đòi Thịnh Đường,Lý Tư Huấn và Vương Duy (Ma Cật) đã khai sinh phái Nam Tôngvà Bắc Tông .
Đời Ngũ Đại,chuyê vẽ thuỷ mặccó Kinh Hạo,Quang Đồng;thích vẻ hao điểu có Hoàng Thiên,Hoàng Cư Thái.Và đổng Nguyên ;vẽ chim chóc có hai cha con là Hoàng Thiên và Hoàng Cư Thái.
Mã Viễn và Ha Khuê thừa cách vẻ tranh sơn thuỷ của hai cha con Lý Tư Huấn va Lý Chiêu Đạo.
Đời Nguyên,vẻ sơn thuỷ có Triệu Mạnh Phủ,Hoàng Công Vọng,Ngô Trấn …vẻ hoa điểu có Tiền Tuyển,Vương Uyên.
Đòi Minh,vẻ sơn thuỷ có ba trường phái:viện phái,chiết phái và Ngô phái.
Viện phái có Quách Thuần ,Nghê Đoan và Thạch Nhuệ .
Chiết phái có Ngô Vỹ, Đái Tuyền,Uông Chất .
Ngô Phái có Trẩm Chu,Văn Trưng Minh và Đường Diễn.
Vẽ hoa điểu có 4 trường phái:
Phái theo phương pháp song câu thì có Biên Văn Tiến,Phạm Xiên,Lã Kỷ.
Phái theo lối vẽ Của Từ Hi có Vương Vấn,Phan Khắc Hoàng.
Vẽ thuỷ mạc theo lối ấn tượng có Lâm Lương,Trần Thuần,Từ Vị.
Phái câu hoa điểm diệp có Chu Chi Miện,Uẩn Thọ
Ngoài ra,có 4 nhà sư,tứ tăng ,là Thạch Đào,Thạch Khuê,Tiệm Giang,và Bác Đại Tiên Nhân.
Đời Nguyên,các hoạ sĩ nổi tiến như Hoàng Công Vọng,Ngô Chân
Đời Minh,có Ngô Phái, đại biễu là Thẩm Chu,Văn Vy Minh,Dương Diễn,Cừu Anh.
Gần đây,có Ngô Xương Thạc và Tề Bạch Thạch.


____________________________
II-NHÂN VẬT,SƠN THỦY và HOA ĐIỂU
Các nhà nghiên cứu lịch sử hội hoạ Trung Quốc cho rằng,ban đầu người ta vẽ nhân vật sau đó dùng điểm xuyến thêm sơn,thuỷ và chim hoa;sau đó dần dần sơn thuỷ,hoa chim được tách riêng, độc lập và tạo nên những phong cách riêng biệt.
Nói chung,vẽ nhân vật,sơn thuỷ vàhoa lá có rất nhiều phương pháp kỹ năng,nhiề trưòng phái khác nhau và tất nhiên cũng có rất nhiều lý luận khác nhau.
Theo kinh nghiệm của các hoạ sĩ,người học vẽtrước hết là học vẽ sơn thuỳ ,sau đó là học vẽ nhân vật và chim,hoa.
Cách luyện tập vẻ sơn thuỷ trưóưc là vẽ cảnh gần sau mới vẻ cảnh xa,trưýơc vẻ cây cối sau vẽ đá,sau nữa là màu sắc.
Để phân biệt Nam Tông hay Bắc tông là căng cứ vào cách dụng bút và dùng mực
Cách dùng bútcủa Nan Tông là bên ngoài thì nhu bên trong thì cương .
Ngược lại ,cách dụng bút của Bác tông bên trong cương bên ngoài nhu.
Cách dụng mực của Nam tônglà do đạm nhập thâm do màu mực nhạc ta thấy chiều sâu.
Bắc tông thì trước đậm sau nhạc .


IV-SAU! PHEP! VẼ SƠN THUỶ
Các hoạ sĩ Trung Quốc cho rằng,muốn trở thành một hoạ sĩ tài ba họ phải trải qua công phu luyện tập,rèn luyện không ngừng nghỉ,thiên chùa bách luỵên,mới đạt được cảnh giói tinh thâm.
Không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt hết những ý tưởng sáng tạo trong hội hoạ mà chỉ qua nghiên cứu,luyện tập và qua thật tiễn người ta mới thủ đắc được phương pháp và kỹ thuật của hội hoạ.Theo Tề Tạ Hách,Nam triề,vẽ sơn thuỷ có sáu phép gọi là lục pháp luận,là cơ sở lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử của hội hoạ Trung Quốc,biến chuyển,phản ánh dược cái thân của đối tượng miêu tả.
2.Cốt pháp dụng bút
Là kỹ năng,kỹ xảo,bút pháp nghệ thuật diễn đạt có hiệu quả theo từng đối tượng được miêu tả .
3.Ứng vật tượng hình
Là cấu trúc hình tượng trên cơ sở thực tế của sự vật .
4.Tuỳ ioaị phú thái
Là sử dụng màu sắc,phân bổ đậm nhạc phù hợp vói từng loại vật thể để đạt được ý d0ồ nghệ thuật
5.Kinh doanh vị trí
Là xây dựng bố cục,sắp xếp sự tương quan,xử lý tỷ lệ thích hợp trong một bức tranh .
6.Chuyển di mô tâm
Là kế thừa truyền thống một cách sáng tạo,biến hoá,phù hợp vói sự vận động của khách quan .
chuyển di mô tả hoặc còn gọi là lâm mô là vẽ theo.Tức tiếp thụ phương pháp kỹ na7ng truyền thống,tập vẻ từ giản đơn đến phức tạp từ cục bộ đến chỉnh thể.
Khi dụng bút đã có xương cốt thì luyện tập kinh doanh vị trí,tổ chức một tác phẩm hội hoạ.
Quan trọng của việc học vẻ,một mặt nghiên cứu những thành công của người đi trước,mặt khác là sự khám phá năng lực của mình .
Tất cả nhưng4 bản thảo luyện tập nên đóng thành tập để tự thấy được sạư tiến bộ của bản thân.
Thông thường khi học nên tiếp thu tinh hoa của nhiều trường phái và sau tự lập cho mình một trường phái.
Có người cho rằng học hội hoạ cần phải có năng khiếu?
Nhưng trên thực tế thì phần nhiều người thành đạt đều do biết tiếp thụ những thành công của người đi trước,luyện tập công phu và rút tỉa kinh nghiệm từ thực tiễn.
V-Thần,Diệu,Năng và Dật
Xưa nay ,Trung Quốc có bốn tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm hội hoạ là thần,diệu, năng và dật .
Thần là đạt được ý,năng là đạt được hình trạng,diệu là được sự thích thú, dật đạt được khí.
Ngược lại bức vẽ không đạt được các tiêu chuẩn trên gọi là chuyết, tức là vụng về , thiếu tính thẩm mỹ.

CHUƠNG HAI
VĂN PHÒNG TỨ BẢO
Văn phòng tứ bảo:bút,mực,giấy và nghiên là những dụng cụ cần thiết,bốn vật quý,dùng để viết hoặc vẽ,có tính chất truyền thống của Trung Quốc.
1-Bút
Người ta thường nói Thà mặc áo cũ nhưng không thể không mua bút,chứng tỏ rất quan trọng đói vói hoạ sĩ.
Bút có nhiều loại :loại dùng để vẽ sơn thuỷ,loại dùng để vẽ hoa lá,loạidùng để vẽ những bức hoạ công phu,gọi là công bút .
Ngòi bút được làm bàng nhiều loại lông :Lông chồn,lông thỏ,lông dê,lông chuột,râu chuột ,lông ngụa ,lông gấu …có khi dùng tóc của em bé sơ sinh,gọi là thai bút .Sự phân chia khá phức tạp,ngay lông dê đã có 32loại .
Quản bút cũng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau :ngà voi,sơn mài,có những quản bút đượg khảm xà cừ hoặc nạm vàng,bạc rất công phu và tinh xảo.Nhưng thông dụng nhất là bằng trúc hoặc bằng tre .
Có ngưòi cho rằng ,lông sói thật ra là lông chồn,tử hào là lông thỏ mà thôi.
Xét về độ cứng và mền,gồm có ba loại :loại cứng, loại mền và loại vừa cứng vừa mền.
Loại mền,nhuyễn ít đàn hồi,làm bằng lông dê;nét mực nhuận ,dùng để vẽ hoa lá .
Loại cứng,nhiều tính đàn hồi,làm bằng lông thỏ ,lông chó,thích hợp vói vẽ sơn thuỷ.
Loại kiêm,tức vừa cứng vừa mền, được làm bằng lông dê,lông sói (lang mao),lông thỏ tía (tử thỏ mao)dùng để vẽ nhân vật,sơn thuỷ và hoa lá .
Xét về kích cở thì mỗi loại trên được chia thành ba loại :loại lớn(đại),loại vừa(trung)và loại nhỏ(tiểu).
Khi chọn bút ngưòi ta chú ý đến bao tử bút đầy đặn,ngọn bút nhọn;khi thấm mực bao tử bút no mực nhưng đầu bút vẫn nhọn không bị trương nước.
Chọn được cây bút vừa ý đã công phu nhưng đời sống cây bút khá ngắn ngủ,do đó các hoạ sĩ giữ gìn cây bút khá kỹ.
Vẽ xong,lấy nước sạch để rửa,dùm giấy để thấm khô bao tử bút, đàu bút,chăm chút cho bao tử đầy,ngịn bút nhọn;sau đó mới để vào lọ đựng bút hoặc để vào trong mành trúc,gọi là rèm bút,bút liêm,hoặc gỗ tùng,yên mặc;loại hầm bằng dầu thảo mộc vói các loại hột trong lò đất thành than sau đó trộn với keo,du mặc.Người ta gia thêm các hương liệu như hương trầm,xạ hương,vỏ lựu để mực thơm.
Việc làm mực cũng rất công phu,khó mà nói hết được,chọn một thỏi mực quý và tốt cũng công phu không kém.Cho nên,người ta cũng thường nói:Vàng dễ kiếm màmực khó tìm.
Mực tốt có mùi hương dễ chịu,mịn, ít a dao hoặc keo,cầm nặng tay,khô ráo,mực đen ánh lên sắc tía;có thể lâu càng lâu càng tốt.
Mực xấu,nặng mùi a dao hoặc keo, ẩm, để lâu không dùng được.
III-GIẤY
Trong hội hoạ chủ yếu là dùng giấy xuyến chỉ,loại giấy đặt biệt ít thấm nước.
Tương tự như mực,phương pháp,kỹ thuật làm giấy xuyến chỉ rất phức tạpvà công phu.
Xưa nay,các hoạ sĩ rất ưa dùng bán sinh thục xuyến,mỏng và mềnmại, để vẽ sơn thuỷ.
Khích thích giấy xuyến chỉ cũng có nhiều loại:3thước,4thước,5thước,6thước,8thướcvà 1 trượng 2(trượng là 10thước)
Tuỳ theo hình thức,kích cỡ của bức hoạ mà chọn kích thước giấy cho thích hợp .
Ngoài việc dùng giấy xuyến chỉ ,nhiều hoạ sĩ cũng dùng lụa để vẽ.
Mễ phế được vua Huy Tong cho vào cung viết chữ.Vua rất vừa ý,hỏi muốn thưởng gì?
Mễ phế tâu chẳng cần chức tước,vàng bạc,cgau báo chỉ được vua ban cho cái nghiên ông vừa mài mực .Vua gật đầu.
Thế là Mễ phế mừng rơn,vội om nghiên vào lòng,mực dây đầy áo,ai nấy điều bật cười .
Loại nghiên nổi tiếng của Trung Quốc là làm bằng đá Đoan Khuê và Đoan Vỹ.Có những chiếc nghiên chạm trổ tinh vi và cầu kỳ.
Nghiên tốt,gõ có tiếng kêu thanh và mài mực không có tiếng kêu loạt soạt;cht61 liệu của nghiên chắc chắn,mịn,mặt trơn để khi mài mực không động trên nghiên và khỏi mòn bút.
Người ta không dùng giấy nhám để chùi nghiên,sợ nghiên bị sây sát.
V-CÁC DỤNG CỤ KHÁC
Ngoài bốn vật quý là bút,mực,giấyvà nghiên,các hoạ sĩ có nhiều vật dụng khác:lọ đựng bút,rèm để bút,vật dùng để đè giấy,tấm vải để thấm mực,các dụng cụ để pha màu.Nhiều hoạ sĩ cẩn thận có cả bình rót nước và lọ rửa bút.a
Hai vậy dụng thú vị đáng chú ý là giá gác bút và ấn chương.
1-Giá gác bút
Khi tạm ngừng vẽ hoặc dùng bút khác thì người ta gác bút lên giá bút.
Giá bút nghiên vói mặc phẳng khoảng 30độ c,mục đích không để mực chảy xuống bàn hoặc chảy ngược xuống quản bút.
2-Ấn chương
Các hoạ sĩ Trung Quốc có câu:Hoạ long điểm nhãn,người nghệ sĩ tài năng vẽ rồng xương, điểm mắt rồng sẽ bay lên. Ý nói tạo nên sự sinh động của bức hoạ .
Ấn chương chính là con mắt,tạo nên sự sinh động của bức tranh. Ấn chương là con dấu của tác giả,thường ghi tên hoặc hiệu của tác giả.
Vật liệu làm ấn chương rất phong phú:gỗ,đá quý,ngà voi, ngọc…Hình dáng thì cũng rất đa dạng:vuông, tròn, bầu dục…
Khắc thì có khắc và khắc nỗi .Khi đóng dấu,chữ hiện lên,gọi là dương văn.Khi đóng dấu, chữ chìm xuống,gọi là âm văn .
Có những búc hoạ,hoạ sĩ đóng cả hai dấu âm văn và dương văn để tạo sự điều hoà giữa âm và dương.
Màu sắc các hoạ sĩthích dùng cho ấn chương là châu sa và châu phiêu .
Ngoài ra có hợp đụng ấn chương và hợp đựng mực của ấn chương .
VI-MÀU SẮC

Các hoạ sĩ Trung Quốc thường được sử dụng 12màu căn bản sau đây:
1.Yên chi(phấn sáp) 2. Hoàng đằng
3. Hoa thanh 4. Giả trhạch
5.Thạch lục 6.Dương hồng
7.Châu pha 8.Thạch thanh
9.Bạch phấn 10.Châu phiêu
11.Thạch hoàng 12.Mặc
Ngoài ra còn sử dụng các màu khác:Ngân châu,thạch hoàng,sa lục,duyên phấn,cáp phấn,kim giao phàn…
*Ghi chú

Mỗi loại màu có cách chế tạo khác biệt,phức tạp.
Việc pha chế 11màu cơ bản(không kể mực đen),gọi là đơn sắc độ đậm nhạc khác nhau cũng phức tạp không kém,phải tuân theo những tỷ lệ nhất` định
Một màu sắc người ta cũng chia ra nhiều sắc độ đậm nhạc khác nhau,tên gọi khác nhau.
Thạch thanh thì chia ra : đầu thanh,nhị thanh, tam thanh,tứ thanh.
Đầu thanh đậm nhất,nhị thanh hơi nhạt,tam thanh nhạc hơn…
Tương tự,thạch lục cũng chia ra đầu lục,nhị lục,tam lục,tứ lục.
Việc học cũng phải tuần tự nhi tiến,trước là học những vấn đề đơn giản sau mói học tập những vấn đề phức tạp,từ nông đến sau cho đến khi tâm và tay hoặc bút là một thì có thể nói là đã tiến bộ.


II-DỤNG BÚT
Như đã nói ở trên,một trong sáu phép vẽ sơn thuỷ là cốt pháp dụng bút.Tức là nói đến bút lực và phương pháp dụng bút .Cốt pháp còn gọi là cốt khí.
1-Cầm bút hoặc chấp bút
Phương pháp cầm bút,chấp bút còn gọi là ác bút pháp(ác là cầm,nắm)


NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN TRÌNH CỦA HỘI HOẠ TRUNG QUỐC
Hội hoạ và viết chữ(thư pháp)có nguồn gốcgần gũi nhau đến nỗi khómà tách chúng ra đượ.Trong số những mảnh xương trinh bốc(cũng gọi là giáp cốt)thuộcđời thương(khơáng1766-1122)có một mai rùa mà trên đó ghi chép chu kì ngày tháng bói toán và vẽ hình một con voi lớn và một con voi nhỏ nằm trong bụng voi lón,tượng trương cho sự cưu mang. Điều này cho thấy hội hoạ và viết chữ từ thời cổ xưa.Dồng thời nó cũng chứng minh mối quan hệ mực thiếp từ thuở d7àu của hội hoạ và viết chữ.Do đó rất nhiều người đã đề ra thuyết,thư hoạ đồng nguyên(thư pháp và hội hoạ có chung một nguồn)trong lịch sử mỹ thuậtTrung Quốc .
Tư liệu cỗ nhất ghi chép về họi hoạ có lẽ là thư kinh,về thư kinh,trong đó phần thương thư(sách chépvề đời thường)có đề câpviệc vua Vũ Đinh(tức Cao Tông,1324-1266 tcn)nằm mộng thấy thượng đế ban cho một vị tài đức giúp núơc.Sau dó vua hạ lệnh cho thợ hoạ lại chân dung người mà ngài mộng thấy,rồi dùng bức chân dung đó mà tìm kím vị thiên tài ấy .Cuối cùng vua tìm được ông phó Duyệt,cùng đàm đạo tương đắc,vua bèn phong choông duyệt làm tể tướng.Thiên duyệt mệnh tượngcủa Thương Thư chép:Mộng đế lạ dư lương bật,kỳ đại dư ngôn.Nãi thẩm quyết tượng,tỉ dỉ hình bàn cầu vu thiên hạ.Duyệt trúc phó nham chi dã,duy tiếu,viên lập tác tướng.(Ta chiêm bao thấy Thượng đế cho ta một bật hiền lương giúp đỡ, người ấy thay ta mà phát ngôn!vua bèn sai vẽ đúng hình ngườitrong mộng để tìm khắp thiên hạ. Ông duyệt ở cánh đồng phó Nham là người duy nhất giống hệt tranh vẽ Vua bèn cất ông Duyệt làm tể tướng.gii đoạn này xảy ra cách đây ít nhất 3000 nam7,có thể gọi là cái mốc cho hội hoạ Trung Quốc .
Vào đời chu (1122-211),nơi Minh Đường-nơi cử hành đại lễ của đế vương và chư hầu thời cổ đại-có treo tranh chân dung của nghiêu,Thuất, Kiệt,Trụ.Mỗi vua với vẻ mặt thánh thiện hoặc hung ác,tượng trưng đầy cảnh giác về sự hư vong của triều đại.Rõ ràng qua những bức chân dung này người xem có thể rút ra bài họcvề nhân nghĩa và phép trị nước.
Một bức tranh lụa được các nhà khảo cổ khai quật tại trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam mà họ xác định vào thời chiến quốc(481-221),miêu tả một nữ nhân được rồng phượng vây quanh.Bởi bức tranh được tìm thấy tring ngôi mộnên người ta cho rằng nó phục vụ choo mục đích tôn giáo .
Ngoài ra còn có những bức chân dung các vị chính khách tạ Kỳ Lân Các (nơi trưng bày chân vẽ các bật công thần nhà Hán 206 tcn-220cn cao vút tận mây)thời Hán Minh Đế (58-76) để truy niệm 28 tiên hiền.Tiếc thay các bức tranh này cũng như công trình kiến trúc đã bị huỷ hoại theo thời gian.Một số tranh chân dung đời Hán hiện trưng bày ở việtnBảo tàn Mỹ Thuật Boston.
Hẳn chúng ta còn nhớ giai thoại về Hán Nguyên Đế(48-33)và nàng Vương chiêu Quân.tương truyền vua có lắm cung đến nổi không biết hết mặc họ.vua bèn giao mao Diên Thọ hoạ lại chân dung các nàng.các cung phi mỹ nử đưa nhau hối lộ mao để được hoạ thật đẹp.Chỉ có một người thì không, đó là nàng cung nữ đẹp nhất bọn tên vương Chiêu Quân.Chỉ can7 cứ theo tấm hoạ xấu xí về nàng mà sau này vua ra lệnh đem nàng ban cho một thủ lĩnh rợ Hồ,Ngay lúc nàng Vương rời khỏi cung điện để tiến cống rợ Hồ,vua trông thấy mặt nàng thì bàng hoàng hoảng hốt và tự trách mình quá sơ suất.Nhưng lệnh thi hành rồi rút lại không kịp nữa.maoDiên Thọ bị trừng phạt đến chết –có lẽ vẫn dám để sống mất (quốc bảo)của vua hơn là vì tội nhận hối lộ .Còn nàng Vương một ít lâu sau cũng qua đời nơi thảo nguyên quá xót thân tủi phận.câu chuyện lâm li này ít ra cũng cho thấy trình độ hoạ chân dung thời đó cũng là khá cao.Hiện nay tại British Museum có bức huấn luyện tài nhân dạy dạy các cô gái biết ca múa để đưa vào cung của Cố Khải Chi, đời tấn. đây là bức tranh về nhân vật tiêu biểu.Một số người cho rằng đây không phải là chân bút họ Cố,nếu sao chép được như vậy cũng là quá trung thực rồi.Bức tranh này cho thấy sự thành tựu của loại tranh nhân vật vào thế kỉ Ivcn.
Một ngôi thạch mộ đang trưng bày tại NelsonGalleryKansas, được xác định vào thời lục Triều(525cn)có chạm nổi các gương hiếu tử như Thái Thuận , Đồng Vinh,bên hông mộ có hình núi non cây cối dùng trang trí. Đây cũng có lẽ là đầu lối vẽ phong cảnh về sau.
Trai nổi tiếng về mặt trúc và bí kíp (Trúc Phổ Tường Lục)nghiên cứu đời sống sinh thái cây trúc và hoạ pháp cây trúc, vẩn còn truyền tụng đến nay.Kha Cửu Tư củng biên soạn Hoạ Trúc Phổ,nghiên cứu hoạ pháp cây trúc đời Tống.Như vậy kể từ đời Tống,Nguyên tới Minh các danh thủ về trúc có Văn Đồng,Tô Thức,Lý Tức Trai,Phương Nhai,Kha Cửu Tư,Vương Phất,và Hạ Xưởng.Vương Phất là khuông mặt buổi giao thời Nguyên Minh.Trường hợp ông giống với Lý Đường(giữa Bắc Tống-Nam Tống)và Triệu Mạnh Phủ(giữa Nam Tống-Nguyên). Địa vị Vương Phất là quan trọng.Môn đệ của ông nhờ đó mà đạt mức tinh thâm như Thẩm Chu và Văn Trương Minh nổi tiếng về sơn thuỷ,Hạ Xưởng nổi tiếng về mặt trúc.Hạ Xưởng danh tiếng lẫy lừng,Hạ Hương nhất cá trúc,Tây Lương thập đình.Kim.Một cành trúc quê ông hạ trị giá 10 nén vàng ở Tây Lương.Ngoài ra còn có Vương Miện và Trần Hiến Chương nổi tiếng về mặc mai.Do đó mà người ta truyền nhau câu:Vương mai,Hạ trúc(mai của Vương Miện vẽ,trúc của Hạ Xưởng vẽ)
Đời Minh có Tứ đại họa gia là Thẩm Chu,Văn Chương Minh,Cừu Anh và Đường Dần.Thẩm Chu là thủ lĩnh họa phái Ngô phái, địa vị rất quan trọng.Văn Trưng Minh và những người trong phái chịu ảnh hưởng họ Thẩm rất nhiều.Cừu Anh và Đường Dần nổi tiếng về tranh nhân vật và sơn thuỷ.Ngoài ngô phái ra còn có Tống Khắc,Lỗ Đắc Chi, Đái Tiến. Đái Tiến là thủ lĩnh họa phái Chiết phái và Hạ Khuê.Trong Chiết phái còn có Mã Thứccũng là tay cự phách.Vào đời Minh, Biên Cảnh Chiêu trên nổi tiếng
về hoa điểu, ông chịu ảnh hưởng họa pháp đời Tống.Giữa đời Minh họa pháp hoa điểu tách riêng 2 hướng:một lối vẽ đặc sắc mạnh bạo.Tiêu biểu cho hai lối vẽ này là Lâm Lương và Lã Ký.Nổi tiếng về nhân vật có Ngô Vỹ và Quách Hủ.Cuối đời Minh có Trần Hồng Thụ chủ trương tránh sự dung tục trong tranh mà phải quay về với sự đơn sơ thuở xưa.Cho nên tranh ông tao nhã khác thường.Ngoài ra còn có Đổng Kỳ Xương chủ Trương thi hoạ tương hợp ,rất được nhiều người tán thưởng.Cũng vào cuối đời Minh Từ Vị,rất nổi tiếng với bút pháp độc đáo dị kỳ ,ảnh hưởng rất nhiều đến hai danh thủ sau này là Thạch Đào và Bát Đại Sơn Nhân.
Khuy hướng chung hội hoạ đời Thanh(1644-1912)là khôi phục những hoạ pháp các đời trước.nổi tiếng có Ngô Lịch,Uất Thọ Bình và nhóm (Tứ Vương) gồm Vương Thời Mẫu,Vương Giám,Vương Nguyên kỳ,Vương Huy nổi tiếng nhất nhóm.Ngô Lịch chịu ảnh hưởng hoạ pháp đời Tống-Nguyên,Uấn Thọ Bình nổi tiếng ngang với Vương Huy về tranh sơn thuỷ.Bát Đại Sơn Nhân là khuôn mặt độc đáo về nhân cách cũng như hoạ pháp. Ông và Thạch Đào có thể đứng riêng thành một tân hoạ phái. Đời Thanh còn có Trịnh Tiếp (lan trúc),và Lý Phương Ưng,Kim Nông,Uông Sỉ Thận(mặc mai)
Họa gia cận đại có Triệu Huy Thúc,Ngô Xương Thạc,Tề Bạch Thạch,Từ Bi Hồng,Trần Sư Tăng,Lâm Cầm Nam,Mai Lan Phương…
Trên đây là đôi nét về nguồn gốc và tiến trình của hội hoạ Trung Quốc.Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cộng đồng người Hoa ngoài Hoa lục, Đài Loan,và Hương Cảng.Con đường nghệ thuật truyền thống này đã đến chổ phân kỳ mà mỗi ngã rẻ đều rất đa dạng và phong phú,do bối cảnh xã hội chính trị văn hoá khác nhau và nhất là do đời sống vật chất càng ngày càng ngày càng văn minh hơn.Vì thế có thể quan niệm thưởng ngoạn cũng có ít nhiều dị biệt.Các hoạ gia hoặc là duy trì phong cách cổ điển,hoặc là cách tân nó do ảnh hưởng lối hoạ Tây phương.Cho nên hiện tại và tương lai của môn quốc hạ này hết sức thú vị và hứa hẹn nhiều bất`ngờ mà ta có thể luận bàn được..|

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI HOẠ TRUNG QUỐC
HỘI HOẠ CUNG ĐÌNH
Chỉ có triều đình là có toàn quyền và nguồn tài lực để bảo trợ nghệ thuật cao với quy mô đáng kể.Vua chúa đã quy tụ những thư hoạ gia tài giỏi nhất nước về phục vụ cho họ,không chỉ vì họ yêu nghệ thuật và còn là vì họ muốn tuyên truyền về cái thiên mệnh của họ để đối phó với các thế lực chính trị khác và công chúng .
Cuối đời Đường và suốt giai đoạn Ngũ Đại và Thập Quốc phân rã ly loạn trên 50năm,những truyền thống hội họa cung đình(tạo thành viện phái) đã được bảo tồn tốt nhất tại Nam kinh và Tứ Xuyên với các họ gia chuyên về hoa điểu và sơn thuỷ.Sự đỉnh thịnh của tranh hoa điểu trong thời này đã được ghi nhận trong hai tác phẩm đời Tống là Mộng Khuê Bút Đàm của Thẩm Quát (1086-1093)và Đồ Hoạ Kiến Văn Chí của Quách Nhược hư(sống cuối thế kỷ XI).
Tác phẩm Đường Triều danh Hoạ Lục cho biết đời đường có trên 20 hoạ gia chuyên về hoa điểu,mà người nổi bật nhất là Biên Loan.Cứôi đời Đường có hai loại gia về hoa điểu trứ danh là Điêu Quang dẫn va Đằng Xương Hựu. Điêu Quang Dẫn là thầy của Hoàng Thuyên.Trong cục diện thập quốc phân loạn,Hoàng Thuyên (903-968)và Từ Hi(mất khoảng 975)trở thành hai cao thủ về tranh hoa điểu với hai trường phái trái ngược mà người đời gọi là :Từ Hoàng nhi thể ,(hai phong cách của Từ Hi và Hoàng Thuyên)Hoàng Thuyên là hoạ gia cung đình (tức viện phái)còn Từ Hi là hoạ gia thôn đã thôn dã bố y ở Giang Nam.Quách Nhựô Hư nói:Hoàng gia phú quý,Từ Hi dã dật. Ý nói tranh hoa điểu của Hoàng Thuyên toát vẽ sang trọng,tranh Từ HIi chuộng vẽ mộc mạ bình dị .Về kỹ pháp,Hoàng Thuyên chuyên về tả chân(tả sinh)hay công bút còn Từ Hi chuyên về tả ý hay ý bút.
Với công bút, tranh phải giống y như thực.Tác giả trước tiên phải dựng hình bằng những đường nét tinh tế (gọi là câu lạc)làm đường viền của đối tượng (hoa, lá, cành, chim, đá v.v…)sau đó mới tô màu lên.Trái lại, ý bút là kỹ pháp phóng khoáng, đối tượng được thể hiện một cách tựợng trưng,thí dụ một nhánh cây hay một chiếc lá lan lá trúc chỉ vẽ bằng một nét bút lướt đi.
Suốt nữa đầu thế kỷX,tranh sơn thuỷ có chuyển biến sau sắc.Nổi bật về sơn thuỷ có hoạ gia Quách Hi (1000-1090).Vua TỐng Huy Tông (cai trị 1101-1125)là một nhà bảo trợ lớn cho các hoạ gia.Bản than nhà vua cũng là một thư hoạ gia nổi tiếng.tranh hoa điểu dời này cũng noi theo phong cách của Hoàng Thuyên và Từ Hi đời trước.Hòng Cư Thái(con của Hoàng Thuyên0rất được vua sũng ái,và được mời vảo Hoàng Lâm Hoạ Viện và do đó phong cách tả thực (công bút)chiếm ảnh hưởng độc tôn trong Viên phái (hoạ phái của cung đình .
Tuy nhiên trong các đời vua Tống sau đó,con cháu của Từ Hi(nhu Sùng Tự,Sùng Huân,Sùng Củ)cũng được vua sủng ái.vì thế phong cách của viện phái là sự dung hợp của tả thực và tả ý.Các hoạ gia tiêu biểu là Thôi Bạch, Thôi Cốc, Ngô Nguyên Dũ,Triệu Xương, Dịch Nguyên Cát. Đời Nam Tống,Hàn Lâm Hoạ Viện có các hoạ gia danh tiến như Lý An Trung,Lý Đích,Lâm Thung
Hội hoạ đời Nguyên không có gì đặc sắc, chẳng qua là mô phỏng đời Tống .Trong đời Minh, triều đình cũng bảo trợ các hoạ gia .Thời này nổi bật ba hoạ phái:Viện phái (của triều đình ),Chiết phái,và Ngô phái,. Đại biểu của Viện phái là Đường Dần,Cừu Anh, Chu Thần.Chiết phái gồm các hoạ gia quê Chiết Giang như Ngô Vĩ,Trương Lộ Tưởng Nam Tùng,Tạ Thời Tần ,v.v…Ngô phái tiêu biểu là Thẩm Chu, Văn Trưng Minh, Đổng Kỳ Xương, Vương Phấtv.v…Khi đời Thanh d8ạt đỉnh thịnh dưới triều vua càng long,phong cách Viện phái càhg Trau chuốt trỉ mỉ do ảnh hưởng thị hiếu của nhà vua và ảnh hưởng phong cách của các giáo sĩ Tây Phương kiiêm hoạ sĩ, thí dụ như Giuseppe Castiglione(1688-1768).


NGHỆ THUẬT CỦA GIỚI VĂN NHÂN
Cuối đời nam Tống,các văn quan như Tô Thức, MPhất(Mễ phế),và Lý Công Lân đã khởi sinh một phong cách hội hạ gọi là “Văn nhân hoạ “-cũng gọi (sĩ đại phu hoạ)hội hoạ của các văn nhân ,sĩ đại phu –tương phản với phong cách chính thống của Viện phái.Khi người Mông Cổ chiếm Trung Quốc ,giới nho sĩ Hán tộc bị nhấn chìm dưới đáy xã hội .Các nho sĩ văn nhân thường thành lập những hội hoạ tương tế.Trong hoàng cảnh đó các tác phẩm hội hoạ được xem là phương thức để đền ơn đáp nghĩa .
Trong hệ thống giáo dục Lục nghệ của nho giáo ,các nho sĩ cũng thưòng phải giỏi về thư pháp.Do doó văn nhân hoạ đã phản ánh kỷ pháp của th7 pháp theo Triệu Mạnh Phủ -một đạo thư hoạ gia đời Nguyên thuộc văn nhân hoạ phái -những nét cứng cõi của chữ triện hoá than thành những cành cây ,than cây ;còn tám nét cơ bản của thư pháp (tức vĩnh tự bát pháp:tám nét của chữ vĩnh)thì hoá thân thành các lá cây như lá lan,lá trúc .Những nét bút khô mực tạo thành dáng thô nhám sần sùi thích hợp vẻ đá .Người thưởng ngoạn sành điệu có thể nhận ra kỹ pháp của thư gia trong cách vận bút của họa gia .
Các hoạ gia thuộc văn nhân hoạ phái chuộng tranh đơn sắc, thường là màu mực đenvới những mức độ đậm nhạc của mực.Những tranh vẽ tứ quân (mai,lan,cúc,trúc)chỉ bằng mực đen do đó được gọi tương ứng là :Mặc mai,mặc lan,mặccúc,mặctrúc.Tứ đại hoạ gia cuối đời Nguyên (gọi là Nguyên Tứ Gia:Hoàng Công Vọng,Nghê Tán, Vương Mông và Ngô Trấn) đã phat1 triển cao độ nghệ thuật tranh sơn thuỷ theo phong cách văn nhâ hoạ .Nghê Tán(1301-1374)là một trường hợp đặc biệt. Ông quê ở Vô Tích,gần Đại Vận Hà và Thài hồ . ông thông kinh điển nho gia và khổ công nghiên tập hội hoạ từ tranh của các hoạ gia tiền bối trong các bộ sưu tập của bạn bè khá giả của ông .Mùa xuân 1352,trong bầu không khí chính trị ,kinh tế,và xã hội bất ổn của triều đại Nguyên đang sụp đổ ,ông buộc phải rời quê hương ,rồi sống trên một chiéc ghe lên đên 20năm trên Thái Hồ .Cuộc sống phiêu bạc ẩn dật như một đạo sĩ đó là cách mà ông chọn để bảo vệ tiết tháo và tránh sự bức hại của quan quân triều Nguyên.Các hoạ gia đời Minh và Thanh hâm mộ và khen ngợi ông là (Nghê Cao Sĩ). Ông dụnh bút công phu tinh tế mà tranh toát vẻ giản phát tiêu sơ,chủ yếu là tả cảnh Thái Hồ .Hoạ pháp sơn thuỷ của Nguyên tứ gia ảnh hưởng rất lớn đến các hoạ gia thuộc văn nhân phái đời Minh (như Thẩm Chu,Văn Trưng Minh, Đổng Kỳ Xương)và đời Thanh(như Tứ Vương:Vương Thời Mẫn ,Vương Giám,Vương Huy,và Vương Nguyên Kỳ).
Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "TÌM HIỂU HỘI HỌA TRUNG HOA"

Đăng nhận xét