Tem ra đời khi nào? Vua Cyrus Đại đế (558-528 trước CN) là người đầu tiên tổ chức ra bưu điện với các bưu trạm và các bưu tá chở thư bằng ngựa. Phần đóng góp cho bưu điện được trả ở người nhận thư. Năm 1653, J.J. R de Vilayer đã cải tiến việc trả tiền từ người nhận sang người gửi phải bọc thư trong các hóa đơn trả tiền. Đến năm 1780, ở Paris đã có tới trên 500 thùng thư. Năm 1820, ông Brewer (Anh) đã sáng tạo ra chiếc phong bì và đến năm 1840 thì ông Maquet (Pháp) mới bắt đầu tổ chức sản xuất ra hàng loạt phong bì. Năm 1834, ông J. Charlners (Anh) lần đầu tiên in ra con tem nhưng mãi đến năm 1838 thì tem mới được sử dụng sau cuộc cải cách bưu điện ở Anh do ông R. Hill chỉ đạo. Ở Pháp người đầu tiên cho in các con tem có giá tiền in trên đó là ông Tổng giám đốc Bưu điện E. Arago (1848). Loại tem có mép khía để người dùng tự xé cho tiện xuất hiện từ năm 1854 theo sáng kiến của H. Ancher (Anh).
Nguồn tin: GS. Nguyễn Lân Dũng - Theo cuốn Hỏi gì - Đáp nấy
TRANH CỔ ĐỘNG LÀ GÌ?
Theo Nhịp Cầu Thế Giới Online: Từ “cổ động” được Tự điển tiếng Việt giải nghĩa là hình thức tuyên truyền, vận động nhằm lôi cuốn số đông tham gia vào những hoạt động xã hội, chính trị nào đó, bằng cách vận dụng những phương tiện như sách báo, phim ảnh, kịch, v.v...
Theo Nhịp Cầu Thế Giới Online: Từ “cổ động” được Tự điển tiếng Việt giải nghĩa là hình thức tuyên truyền, vận động nhằm lôi cuốn số đông tham gia vào những hoạt động xã hội, chính trị nào đó, bằng cách vận dụng những phương tiện như sách báo, phim ảnh, kịch, v.v...
Theo cách hiểu ấy, tự cổ chí kim, hiếm chính quyền nào, nhà nước nào và lãnh tụ nào lại không vận dụng những biện pháp cổ động để đạt được mục đích của họ. Lịch sử Việt Nam cũng ghi lại nhiều HÀNH VI CỔ ĐỘNG như vậy, chẳng hạn việc Lý Thường Kiệt sai người vào đền thờ anh em Trương Hống, Trương Hát ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” để cổ vũ quân dân trong trận chiến chống quân Tống.
Hoặc, sự tích Nguyễn Trãi cho người lấy mỡ viết vào lá cây trên rừng tám chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi), để kiến, sâu ăn mỡ khoét lá rỗng thành chữ, lá rụng trôi theo dòng nước đến khắp mọi nơi khiến trăm họ tin tưởng, đồng lòng theo Lê Lợi chống giặc Minh.
Trong lịch sử hiện đại, nghệ thuật cổ động rất phổ biến tại các quốc gia XHCN (cũ), khi quyền lực được tập trung trong tay một đảng cầm quyền, và đường lối văn nghệ cũng được định hướng để theo đuổi những mục tiêu do nhà nước đề ra. Với những điểm đặc thù và tương đồng ở nhiều nước thuộc khối Warsaw, nhưng nếu xét trên khía cạnh hiệu quả, Liên Xô (cũ), CHDC Đức (cũ) (*), Trung Quốc, Bắc Hàn... nổi bật như các bậc thày trong nghệ thuật cổ động, tuyên truyền, với những tác phẩm văn học, điện ảnh, báo chí, những màn trình diễn thể dục ngoạn mục hiếm thấy.
Riêng tại Việt Nam, TRANH CỔ ĐỘNG cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi giai đoạn hình thành và phát triển của nhà nước XHCN, kể từ thuở khởi đầu cho đến tận ngày nay. Gần bảy thập niên nay, thông qua những bức tranh phản đối chiến tranh, cổ vũ cuộc sống mới, con người mới, ca ngợi lãnh tụ..., tranh cổ động nhiều khi đã vượt quá khuôn khổ của nhiệm vụ minh họa, tuyên truyền, xung kích, chuyển tải chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng - Nhà nước đến người dân, để trở thành một phần đáng kể trong đời sống tinh thần cư dân thời chiến và những năm đầu thời hậu chiến.
Đối với người đương thời - tranh cổ động với nội dung đơn giản, dễ hiểu và hàm súc, cách thể hiện khỏe khoắn và đậm tính hình tượng, chữ nghĩa cô động, khúc chiết - đã mang sức thuyết phục đáng kể, góp phần vận động hữu hiệu sức người, sức của cho những mục tiêu chung do chính quyền đề ra. Qua tranh cổ động, hậu thế có dịp tiếp cận bức tranh toàn cảnh về “một thời đạn bom - một thời hòa bình”, với tất cả những vinh, nhục, buồn vui, những gian nan và cam go, và cả những sai lầm và thiển cận không tránh khỏi của một thời kỳ lịch sử...
1 nhận xét: on "vẽ tranh cổ động lớp 8, tranh cổ động bảo vệ môi trường, tranh cổ động toàn giao thông, tranh cổ động môi trường, vẽ tranh cổ động, tranh cổ động là gì, tranh cổ động dễ vẽ, tranh cổ động phòng chống bạo lực học đườngtem sưu tập cổ, tem xe máy, tem xe dep, tem là gì, nhà hàng tem, quan tem, tem vỡ, tem xe dua: TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM QUA TEM"
Hick! Pam lắm thế?
Đăng nhận xét