Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI TÂY SƠN


NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI TÂY SƠN


Chùa Tây Phương (hay Sùng Phúc Tự). Chùa thường gọi là chùa Tây Phương . Tọa lạc trện đỉnh đồi tây Phương , hình cong như lưỡi câu (xưa gọi là núi Câu lậu ) cao chừng 50m , thuộc núi Ngưu Lĩnh ( núi con Trâu ), xã Thạch Xá , huyện Thạch Thất , tỉnh Hà Tây cũ , thành phố Hà Nội ngày nay . Chùa cách trung tâm Hà Nội 40km về hướng tây bắc , cách thị xã Sơn Tây 18km về hướng đông nam .

Từ chân núi , qua 239 bậc lát đá ong thì đến đỉnh núi và cổng chùa .Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song : bái đường , chính điện và hậu cung .

Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm , tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ , để trần , tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc ,điểm những cửa sổ tròn với biểu tượng sắc và không , các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen . mái lợp hai lớp ngói : mái trên có múi in nổi hình lá đề , lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hang rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn . Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều trạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn , trên mài gắn nhiều con giống bằng đất nung , các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa , lá ,rồng , phượng ,giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm . Cột chùa kê trên những tảng đá chạm hình cánh sen . Toàn bộ ngôi chùa toát ra một tính hoành tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lý “sắc sắc không không “ của nhà Phật .

Chùa được dựng từ lâu đời và đã được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ XVI , XVII, XVIII . năm 1554 , chùa được xây lại trên nền cũ . Năm 1632 , chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian . năm 1660 , Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho xây lại chùa mới . Đến năm 1794 , dưới thời Tây Sơn , chùa được đại trùng tu , lấy tên chùa Tây Phương .

Năm 1893, Tỳ Kheo Thích Thanh Ngọc trụ trì đã tổ chức trùng tu chùa , tạc tượng quan âm trăm tay , Thiện Tài Long Nữ ,Bát Bộ Kim Cang , La Hán












Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác quý hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ ,phù điêu và tạc tượng . Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ . các đầu bẩy , cac bức cổn , xà nách , ván long …đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt : hình lá dâu , lá đề , hoa sen , hoa cúc ,rồng , phượng ,hổ phù …rất tinh xảo .

Điện Phật ở cả 3 nếp nhà đều bài trí tôn nghiêm . Hệ thống tượng thờ ở chùa khá đầy đủ , chủ yếu được tạc bằng gỗ mít . Trong chùa có 72 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi . các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng . Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp , cao chừng 3m , trang nghiêm phúc hậu . Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18 . Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19 .


Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI TÂY SƠN"

Đăng nhận xét