Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Họa sỹ Jan van Eyck

Họa sỹ Jan van Eyck




Jan van Eyck hay John de Eyck (sinh khoảng năm 1385, mất ngày 9 tháng 7 năm 1441) là một trong số các hoạ sỹ vĩ đại thời kỳ Phục Hưng; ông là người Flemish (Hà Lan). Do các tác phẩm được viết vào thế kỷ thứ 16 của Nhà sử ký học người Tuscan Giorgio Vasari, nên người ta thường nhầm tưởng rằng Jan van Eyck là người sáng tạo ra nghệ thuật Tranh sơn dầu, nhưng sự thực ông đã gặt hái được rất nhiều thành công và hoàn thiện kỹ thuật Tranh sơn dầu trên nền tảng sẵn có.
Jan van Eyck sử dụng chất liệu dầu để miêu tả sự vật đến độ cực kì chi tiết; ví dụ, ông tạo cho những bức vẽ về đồ trang sức hay kim loại quý sáng lấp lánh qua những nét hightlights tinh tế. Van Eyck còn chọn lọc và sắp xếp các đồ vật rất cẩn thận để chúng tạo nên ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, phong cách này được Erwin Panofsky gọi là Chủ nghĩa hình tượng cải trang. Sự chú ý quá tỉ mỉ đến chi tiết của Jan van Eyck trong các tác phẩm kiến trúc nội thất, thiên nhiên cũng được thể hiện trong các bức vẽ chân dung.



Tác phẩm nổi tiếng nhất và gây ra nhiều tranh cãi nhất của Van Eyck là Ghent Altapiece (1432) - một tập hợp gồm 20 mảnh vẽ ghép lại trong nhà thờ St. Bavo, Ghent. Tác phẩm nổi tiếng không kém khác của ông là bức hoạ đám cưới Giovanni Arnolfini và nguời vợ (1434). Hai bức hoạ tên tuổi khác là Madonna of Chancellor Rolin và Madonna of Canon van der Peale (1436).
Jan van Eyck thường được liên hệ với người anh của mình là Hubert van Eyck, bởi vì người ta cho rằng cả hai người đều sinh ra trong cùng thị trấn Maaseyck - Limbourg (Bỉ). Một người em ruột nữa của ông là Lambert van Eyck cũng được nhắc đến trong các tài liệu ở toà án Burgundy (địa danh phía đông nước Pháp), và có những phỏng đoán rằng ông cũng là một hoạ sỹ và ông còn tiếp tục điều hành xưởng tranh ở Bruges của Jan van Eyck một số năm sau ngày mất của ông.
Năm sinh của Eyck không được biết rõ. Bản ghi còn lại về Van Eyck được lấy từ cung điện của John III - Công tước Bavaria, tại Hague (thành phố lớn thứ 3 ở Hà Lan). Bản ghi được sử dụng cho đến năm 1422 và đề cập đến khoản tiền Jan van Eyck được John trả cho công việc ký hoạ tại các phiên Toà. Điều này chứng minh rằng ông không thể sinh muộn hơn năm 1935, thậm chí có thể sớm hơn.



Sau cái chết của John III - Công tước Bavaria vào năm 1425, Van Eyck tham gia phục vụ Công tước Philip the Good của xứ Burgundy, và cũng là vị Hoàng tử có khả năng và ảnh hưởng lớn của triều đại Valois. Jan van Eyck cư trú tại Lille (thành phố thuộc Pháp sát biên giới với Bỉ) trong vòng một năm, sau đó ông chuyển tới Bruges và sống ở đó cho tới khi qua đời vào năm 1441. Một số các tài liệu xuất bản vào thế kỷ 20 đã ghi lại các hoạt động của ông phục vụ cho Công tước Philip. Ông đã thực hiện một số nhiệm vụ thay mặt cho Công tước và làm cho các dự án nhiều hơn là việc vẽ tranh. Ngoại trừ hai bức chân dung của Isabella - công chúa con vua Manuel I Bồ Đào Nha và sau này trở thành Hoàng hậu Tây Ban Nha và Nữ hoàng đế quốc La Mã, Van Eyck vẽ theo yêu cầu của Philip vào năm 1428-1429 khi ông thực hiện chuyến đi đến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha dàn xếp cuộc thương lượng để Isabella trở thành vợ của Philip. Nguyên nhân thực chất sự ra đời của hai bức hoạ vẫn còn rất mơ hồ. Ngày nay không một bức nào còn tồn tại.
Với cương vị là một hoạ sỹ và người hầu cận cho Công tước, Jan van Eyck được trả lương cao ngoại lệ. Mức lương hàng năm của ông tương đối cáo khi ông đính hôn lần đầu tiên, nhưng nó đã tăng lên gấp đôi chỉ sau vài năm, và thường được bổ sung bằng các khoản thưởng đặc biệt. Một tài liệu từ năm 1435 đã chứng tỏ rằng các tác phẩm và bản thân Jan van Eyck cực kỳ được kính trọng vì tài liệu có ghi rằng Công tước đã quở trách người thủ quỹ do đã không trả lương cho Jan van Eyck. Công tước nhận chức cha đỡ đầu cho một người con của Eyck, trợ cấp cho vợ Eyck khi ông qua đời, và vài năm sau giúp đỡ một cô con gái của Eyck nguồn kinh phí để vào làm việc tại một tu viện.



Ngoài các bức ký hoạ tại Toà án, Jan van Eyck còn vẽ các bức tranh cho các khách hàng tư nhân. Bức hoạ lỗi lạc nhất trong số các bức tranh này là tác phẩm Ghent Altarpiece vẽ cho Jodocus và vợ ông ta Catherine Borluut. Công việc bắt đầu trước năm 1426 và hoàn thành một phần vào năm 1432. Có thể cho rằng tác phẩm polytych này là tác phẩm ấn tượng nhất trong thế giới hội hoạ Châu Âu ngày nay, được trưng bày ngay tại nơi nó được tạo ra tại Nhà thờ St. Bavo ở Ghent, Bỉ. Bức họa đã trải qua một lịch sử đầy sóng gió, tồn tại qua thời kỳ nổi loạn tôn giáo thế kỷ 16, cách mạng Tư sản Pháp và gần đây nhất là sự cướp bóc của Đức Quốc Xã. Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, tác phẩm được phục chế lại tại một mỏ muối. Câu chuyện về quá trình phục chế bức hoạ đã lôi kéo sự quan tâm lớn của công chúng và giúp thúc đẩy đáng kể những nguyên tắc khoa học trong nghiên cứu hội họa. Quá trình nghiên cứu ý nghĩa của tác phẩm này cũng trải qua một lịch sử sóng gió không kém so với lịch sử tồn tại của nó. Kể từ khi một dòng viết trên tác phẩm khẳng định rằng đây là sự hợp tác giữa Jan van Eyck và anh trai của ông Hubert, câu hỏi đặt ra: ai là người vẽ bức tranh, Jan hay Hubert, đã không có câu trả lời. Một vài người còn đặt ra sự nghi vấn về tính hợp lệ của dòng chữ và sự liên quan của Hebert van Eyck.



Ngoại trừ khoảng thời gian này, Van Eyck thường ký tên và khắc ngày sáng tác lên khung của tác phẩm, đây là một phần không thể thiếu của công việc. Tuy nhiên, bức họa chân dung nổi tiếng Arnolfini Portrait (trưng bày tại Triển lãm quốc gia ở London) Van Eyck lại khắc tên lên bức tường phía sau trên chiếc gương là "Johannes de Eyck fuit hic 1434" (Jan đã sống ở đây vào năm 1434). Bức hoạ này được các nhà sử học phân tích nhiều nhất và thường xuyên nhất. Nhưng gần đây rất nhiều những lý giải trước kia đã bị loại trừ. Đây không phải là bằng chứng của một cuộc hôn nhân , cũng không phải là một cảnh hứa hôn theo quan điểm của Erwin Panovsky. Người phụ nữ không có thai, hành động kéo nhẹ chiếc váy được miêu tả thường xuyên trong hội họa đương thời về Đức mẹ đồng trinh St. Catherine (bao gồm trong các tác phẩm của Jan).
Các tác phẩm nghệ thuật khác của Jan bao gồm hai tác phẩm nổi tiếng, The Virgin with Chancellor Rolin ở bảo tàng Louvre-Pháp, The Virgin with Canon van der Paele (tại bảo tàng Groeninge, Bruges), một vài bức mang tính tôn giáo, đáng kể nhất là Annunciation trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật quốc gia Washington, và một loạt những bức chân dung được khách tham quan ưa thích gồm có cả bức chân dung của vợ ông Margaret, và cả bức được coi là chân dung tự hoạ của ông được đặt tên là Portrait of a Man in a Turban ở phòng triển lãm Quốc gia London. Rất nhiều các bức hoạ khác đang được tranh cãi hoặc được tin là các tác phẩm của trợ tá của ông hoặc những người nối nghiệp.



Theo nguồn tin đáng kể trong tác phẩm tiểu sử ghi lại của nhà nghiên cứu văn hoá người Genoa Bartholomeo Facio, Jan van Eyck được đặt tên là "Hoạ sỹ hàng đầu" vào thời kỳ đó. Danh hiệu này còn nói đến các tác phẩm hồi đó của ông đến nay đã bị mất, miêu tả cảnh đi tắm và bản đồ thế giới ông vẽ cho Philip the Good. Facio còn ghi lại rằng Jan van Eyck là một người uyên bác và ông rất thông thạo các tác phẩm kinh điển, đặc biệt là tác phẩm của Pliny the Elder về hội hoạ. Jan van Eyck còn biết cả tiếng Latin bởi vì ông phải thi hành rất nhiều công vụ ở nước ngoài thay mặt cho Công tước.
Jan mất ở Bruges năm 1441 và được chôn cất tạ đây trong nhà thờ Saint Donation (nhà thờ đã bị phá huỷ vào cuộc Cách mạng Pháp).
Chú thích:
Bức số 1: The Adoration of the lamb-Nửa trên
Bức số 2: The Adoration of the lamb-Nửa dưới
Bức số 3: Portrait of a Man in the Turban
Bức số 4: Isabella of Portugal
Bức số 5: Altarpiece
Bức số 6: Madonna of the Church


The Virgin of Chancellor Rollin.
Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "Họa sỹ Jan van Eyck"

Đăng nhận xét