Việt Mỹ Thuật: NHÂN LOẠI GIÁC NGỘ TÌNH THƯƠNG
Thầy Lương Minh Đáng - vị sáng lập của Trường Học Năng Lượng Vũ Trụ - đã sinh ngày 30 tháng 01 năm 1942, tại thành phố Mỹ Tho miền nam Việt Nam. Năm 1985, Thầy Đáng đã di trú sang Hoa Kỳ và sau đó đã nhập quốc tịch Mỹ.
Thầy Đáng đã giúp nhiều người có được sức khỏe tốt và số người yêu cầu sự giúp đỡ (miễn phí) đã gia tăng đáng kể. Với sự khuyến khích và lời yêu cầu của số đông người, vào ngày 20 tháng 7 năm 1989, Thầy Đáng đã dạy Khóa Học Cấp 1 đầu tiên cho một nhóm gồm 27 học viên tại tiểu bang California, Hoa Kỳ. Trong những năm sau đó, Thầy đã tiếp tục dạy học tại nhiều quốc gia với sự hiện diện của Thầy hoặc qua hệ thống truyền hình.
Vào tháng 9 năm 1994, Thầy Đáng đã được Trường Đại Học Quốc Tế Mở Rộng Y Học Bổ Sung (Colombo, Sri Lanka) trao tặng bằng Tiến Sĩ (Ph.D.) Y Học Bổ Sung tại thành phố Munich, Đức Quốc. Vào tháng 4, năm 1996, Thầy Đáng được Trường Đại Học Quốc Tế Mở Rộng Y Học Bổ Sung trao tặng chức vị Tiến Sĩ Khoa Học Danh Dự, và vào khoảng năm 2000 Thầy đã nhận được bằng Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền từ Trường Đại Học Quốc Tế Mở Rộng Y Học Bổ Sung. Vào năm 2002 Thầy Đáng nhận được giải thưởng Albert Schweitzer Award từ Quỹ Tài Trợ Abert Schweitzer vì những thành quả nhân đạo và từ thiện của Thầy.
Tháng 11 năm 2002, Phân Khoa Trị Liệu bằng Năng Lượng Con Người và Vũ Trụ đã được thành lập tại Trường Đại Học Quốc Tế Mở Rộng Y Học Bổ Sung (Colombo, Sri Lanka). Thầy Đáng đã được giao phó trách nhiệm Chủ Nhiệm của Phân Khoa mới thành lập, và đồng thời kiêm chức vị Phó Hiệu Trưởng Bộ Ngoại Vụ của cùng Trường Đại Học.
Công việc truyền bá của ngành Năng Lượng Vũ Trụ đã phổ biến khắp Bắc Mỹ Châu cũng như các quốc gia khác trên lục địa Âu Châu, Á Châu, Trung và Nam Mỹ Châu, cũng như Phi Châu và Úc Châu. Từ tháng 7 năm 1989 đến tháng 8 năm 2007, Thầy Đáng đã truyền dạy từ Khóa Cấp 1 đến Khóa Cấp 20 (Khóa Ứng Dụng Khoa Học Tâm Linh II). Kể từ nhóm đầu tiên gồm 27 học viên, tổng số học viên của Trường Năng Lượng Vũ Trụ vào thời điểm hiện tại có khoảng 3 triệu hành giả bao gồm những bối cảnh văn hóa, tuổi tác, chủng tộc, và tôn giáo khác nhau, từ hơn 60 quốc gia trên khắp 5 châu. Số lượng người đã từng được truyền năng lượng miễn phí có khoảng vài triệu người.
Trong năm 1998 Thầy Đáng đã kết hôn với Bác Sĩ Theresa Thu-Thủy Nguyễn, trong năm 2000 Thầy Đáng cùng Bác Sĩ Nguyễn định cư tại Melbourne, Úc Châu, và sau đó Thầy đã nhập quốc tịch Úc Châu.
Sau sự kiện quá cố của Thầy Đáng tại Melbourne, Úc Châu vào ngày 12 tháng 8 năm 2007, quả phụ của Thầy, Bác Sĩ Theresa Thu-Thủy Nguyễn đã tiếp nối sứ mệnh của Thầy Đáng và trở thành Sứ Giả và giảng viên hàng đầu của Trường Học Năng Lượng Vũ Trụ.
Bác Sĩ Theresa Thu-Thủy Nguyễn đã sinh ngày 27 tháng 11 năm 1957 tại thành phố Saigon, Việt Nam và Cô đã di trú đến Úc Châu vào năm 1979. Cô Thủy đã đậu bằng Cử Nhân Y Khoa và Phẩu Thuật tại trường Đại Học Melbourne, Úc Châu (1988) và vào năm 1997 Cô Thủy được Trường Đại Học Quốc Tế Mở Rộng Y Học Bổ Sung (Colombo, Sri Lanka) cấp bằng Tiến Sĩ (Ph.D.).
Bác Sĩ Thủy hiện nay nhậm chức Chủ Nhiệm của Phân Khóa Trị Liệu bằng Năng Lượng Con Người và Vũ Trụ tại Trường Đại Học Quốc Tế Mở Rộng Y Học Bổ Sung, và đồng thời kiêm chức vị Phó Hiệu Trưởng Bộ Ngoại Vụ của Trường Đại Học. Hiện nay Bác Sĩ Thủy là Chủ Tịch của Học Viện Năng Lượng Con Người, Vũ Trụ và Tâm Linh (HUESA).
Tôi biết bạn cũng giống như tôi bạn đang tìm cái tôi đang đi tìm, dù chúng ta đang sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình. Nhưng nhiều khi chúng ta hoang mang khi tỉnh giấc, đôi khi có nỗi buồn man mác khó tả cứ lảng vảng trong tâm.
Chúng ta tìm chân lý, tìm một hướng đi, hay đi tìm chính mình? Cái khao khát mông lung trong tâm hồn chúng ta giống như cơn khát của thể xác, chúng ta uống nước rồi thì cơn khát vẫn còn đó, dù bao có bao nhiêu triết lý, có bao nhiêu chân trời của tôn giáo, rồi chúng ta vẫn lo âu và phiền não…
Đời người sinh ra đâu phải để tin tưởng hay đi tìm một đức tin nào đó rồi cả cuộc đời bước theo con đường đó gọi là tu hành.
Tôi viết những ý tưởng này xuống cho các bạn đồng hành có cùng tần số. Tôi theo học với Thầy Đáng suốt 12 năm dài, bây giờ tôi ghi lại mấy lời này để nhớ đến Thầy. Tôi không có ý chia sẻ hay dạy đời vì chính Thầy Đáng cũng nói “Thầy chỉ nhắc cho anh chị em thôi.”
Chúng ta bắt đầu từ đâu?
Trong lớp học cuối 20 Thầy có nói “Thầy biết, Thầy gây xáo trộn rất nhiều cho anh chị em với mục đích duy nhất là muốn anh chị em giỏi, anh chị em được minh triết giác ngộ.” Ngay từ những lớp học đầu tiên chúng ta đã thấy rõ điều này, bất cứ lớp học nào cũng có rất nhiều thành phần: trình độ văn hoá, tôn giáo, phe nhóm, địa vị xã hội … những lớp học rất phức tạp. Như vậy thì Thầy dạy gì đây?
Và học viên sẽ học được gì đây? Có một điểm chung mà ai cũng biết là tất cả học viên được khai mở luân xa 100% có huyền năng khả năng trị bệnh rất ư kỳ diệu! Từng cấp lớp cao hơn năng lượng sử dụng huyền diệu hơn nhiều học viên phát triển được tiềm năng khả năng của mình … nhưng mục đích của Ngành Nhân điện không phải ở những điểm này.
Mục đích mà Thầy hay nhắc đến luôn là sự thật linh hồn của chúng ta, Thầy luôn hướng dẫn chúng ta thấy được ý nghĩa toàn diện của cuộc đời, chúng ta có trọn vẹn niềm vui sướng, và nhất là ý thức về quyền tự do. Bài giảng của Thầy rất tinh vi và trọn vẹn, những học viên nhân điện rất may mắn được ngồi học với Thầy.
Tại sao tôi nói vậy? Vì: Chúng ta bắt đầu từ trong sự hỗn loạn nhất từ trong xã hội và trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta bắt đầu từ cái chúng ta đang có.
Thầy luôn trợ lực cho chúng ta bằng nguồn năng lượng vũ trụ vô biên giúp chúng ta buông xã những nỗi bận tâm, lo lắng, và sợ sệt, … Thầy muốn chúng ta thật sự được tự do tuyệt đối của chúng ta, thấy được chính mình. Mở luân xa 100% cho tất cả học viên là phương tiện để học viên luôn luôn tiếp xúc được với Thầy với các đấng thiêng liêng cao cả để học hỏi và tiến hoá.
Đáng lẽ ra anh chị em giỏi lắm!
Đây là câu Thầy nói. Đúng vậy, tất cả lời nào tư tưởng nào giúp cho học viên của Thầy minh triết và giác ngộ Thầy điều giảng dạy hết cho tất cả. Nhân loại muốn gì? Tất cả học viên nhân điện muốn gì? Hầu hết mọi người muốn mình đắc đạo, có huyền năng khả năng, muốn mọi người biết và tôn vinh cá nhân của mình lên chỗ cao nhất.
Tất cả những gì anh chị em chúng ta muốn đều có trong bài giảng của Thầy, nhưng chúng ta không hiểu rõ ở đoạn nào khúc nào. Thầy đã dẫn anh chị em qua ba thời kỳ chuyển biến:
1. Từ Lớp 1 (sơ cấp) đến Lớp 5.2 (tâm linh đặc biệt): Trong những lớp này còn sử dụng các luân xa. Thời kỳ này chuẩn bị cho sự minh triết của thể xác – Không bận tâm, lo lắng, và sợ sệt - Quyền tự do của thể xác.
2. Từ Lớp 6 đến Lớp 13++ (não bộ người tiền sử): Học về não bộ con người, điểm tiếp xúc giữa thể xác và linh hồn - Anh chị em là các Đấng, hiểu về quyền tự do của linh hồn.
3. Từ Lớp 18 đến Lớp 20: Lớp nghiên cứu thế giới tâm linh, sự giác ngộ của linh hồn.
Thầy dùng mọi lý lẽ và phương tiện dẫn anh chị em chúng ta ra khỏi quỹ đạo của: phong tục tập quán, tôn giáo, luật lệ người đời cụ thể là – phê bình phán xét, đúng sai, tốt xấu, chánh tà, … không có Thầy chúng ta đi vòng trở lại. Thay vì anh chị em phê bình phán xét người khác, thì hãy quay trở vào phê bình chính bản thân mình.
Chúng ta là học trò của Thầy Đáng, ai cũng biết Thầy Đáng, ai cũng hiểu điều Thầy Đáng dạy … Chúng ta biết được con đường của Thầy Đáng, nhưng chúng ta không thật sự đi trên con đường của Thầy. Anh chị em học viên quay lại phê bình Thầy – Thầy không biết dạy, Thầy dạy dỡ , Thầy lăng nhăng bê bối, Thầy không có đạo đức … Sau những lớp học của Thầy, học viên người nào không phê phán Thầy, chưa hề phán xét bạn đồng môn - Người đó minh triết giác ngộ, người đó đắc đạo!
- Thầy: “Anh chị em hiểu Thầy muốn dạy anh chị em điều gì không?”
- Trò: “Dạ hiểu Thầy.”
- Thầy: “Vậy anh chị em dám làm không?”
- Trò: “Dạ dám chớ Thầy.”
- Thầy: “Vậy anh chị em làm đi!”
- Trò: “ … dạ làm gì Thầy?” ngồi chờ học thêm lớp mới ???
………………..
- Thầy: “Thầy có dạy cho anh chị em đến Lớp 28 anh chị em cũng vậy thôi.”
Trong thời kỳ cận đại, nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mà phương tiện truyền thanh truyền hình, sách báo trở nên thông dụng và hữu hiệu cho sự truyền bá kinh sách và tôn giáo. Thế giới được gần lại với nhau. Bộ não của con người người giống như bộ nhớ của máy vi tính.
Kiến thức của con người là một tủ sách đầy đủ các loại, lúc nào cần chỉ cần mang ra sử dụng … sự hiểu biết của họ rất rộng rãi, nhưng cũng chỉ là phương tiện cho họ sinh sống, và thoả mãn những đòi hỏi và khát vọng của bản ngã. Nếu chúng ta học một điều gì đó mới, thì sự hiểu biết mang điều đó vào trong não bộ so sánh, sau đó não bộ cho biết là nhận điều mới đó hay loại bỏ ra ngoài.
Thầy Đáng rất rõ ràng vấn đề này, học viên ai cũng có trình độ cao nhưng đó chỉ là kiến thức mà họ học hỏi được, không giúp gì cho sự phát triển tâm linh và tiến hoá của con người. Cho nên Thầy khuyên anh chị em buông xã những tư tưởng không cần thiết, những tư tưởng làm anh chị em không tiến hoá được. (còn tiếp)
0 nhận xét: on " "
Đăng nhận xét