Lê Bá Thanh
Tham luận tại hội thảo mỹ thuật Việt Nam sau đổi mới tại Viện Mỹ thuật Việt Nam năm 2007
my thuat viet nam : Nói tới văn hóa – nghệ thuật nói chung, nói tới mỹ thuật nói riêng là phải nghĩ đến nhiều yếu tố căn bản mà trước hết là tác giả, tác phẩm và công chúng. Ở đây, trong một mà ba, nó là một chuỗi liên kết không thể tách rời nhau. Nếu yếu tố tác giả, tác phẩm được ưu tiên quá nhiều thì yếu tố công chúng bị xem nhẹ và ngược lại. Tuy nhiên, tác giả, tác phẩm và công chúng có vẻ như một điều tất yếu và đơn giản nhưng thực tế 3 vấn đề này không đồng thuận chút nào mà nhiều khi nó là trở ngại lớn đối với người hoạt động mỹ thuật. Bởi, công chúng thì đa dạng, nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề, nhiều trình độ và có nhiều nhu cầu nghệ thuật khác nhau nên để đáp ứng được những nhu cầu của công chúng là cả một vấn đề to lớn đã và đang đặt ra.
Đặc biệt, ở các tỉnh thành phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh từ sau đổi mới đến nay – Nơi mà trải qua nhiều biến động lịch sử trong mấy chục năm qua, sự hình thành, đổi mới và tiếp xúc, giao lưu văn hóa Đông – Tây diễn ra liên tục thì khâu tiếp nhận hay thị hiếu thẩm mỹ của người dân đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Phức tạp vì công chúng có nhiều thành phần, nhiều tầng lớp, nhiều cái nhìn khác nhau.
Chúng ta thường nói: văn hóa, văn nghệ phải đem lại cho công chúng cái mới; phải nâng cao, cảm hóa họ, phải đem lại cho họ cái đẹp… Như vậy, văn hóa, văn nghệ phải đem lại cho công chúng cả 3 chức năng (Nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ). Nhưng họ là ai? Công chúng của văn hóa, nghệ thuật hiện nay là ai? Trước hết phải đánh giá được trình độ nhận thức của họ đã rồi mới xác định được những gì là mới đối với họ. Đánh giá được trình độ tư tưởng đạo đức của họ mới có hướng giáo dục, đánh giá được thị hiếu thẩm mỹ của họ mới tính chuyện đem lại cái đẹp mà họ cần. Tuy vậy, nhưng mọi chuyện phải bắt đầu từ hai phía, đó là: Công chúng phải được giáo dục về thẩm mỹ, tác giả phải có những tác phẩm phù hợp và phải liên kết cho được thành một mối liên hệ (nhà giáo dục – tác giả; tác phẩm – và công chúng), 3 yếu tố này phải quan hệ khăng khít và chặt chẽ.
Quá trình hình thành trình độ tiếp nhận nghệ thuật của công chúng là quá hành động. Sự luân chuyển giữa cái cũ và cái mới, cái tốt và cái xấu diễn ra liên tục và xen kẽ nhau trong từng con người. Đối với công chúng, khi mà các loại hình nghệ thuật khác như văn học, sân khấu, điện ảnh, ca nhạc… mỗi thứ đều có thị hiếu riêng và đông đúc thì mỹ thuật đối với rộng rãi công chúng lại chẳng có mấy người để ý.
Ngay các thông tin về mỹ thuật trên các sách báo cũng không được nhiều đọc giả quan tâm. Kể cả giới trí thức cũng rất thờ ơ với mỹ thuật chỉ đơn thuần là họ không thể hiểu. Điều này, đặt ra hai câu hỏi: Mỹ thuật cao siêu quá nên khó hiểu? Hay công chúng không có nhu cầu thưởng thức? Như đã nói, mối quan hệ giữa tác giả – tác phẩm – công chúng là một thể liên kết, nhưng ở mỹ thuật lại phản tác dụng? Về phần công chúng, thị hiếu của họ có nhiều cấp độ nên sự tiếp nhận thông tin chỉ ở giới hạn là thông tin thuần tuý trong khi nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng là một trong những kiến trúc thượng tần nên khi nói về thị hiếu trước hết phải nói đến khía cạnh thẩm mỹ rất yếu và hầu như không có của công chúng. Trong giáo dục, ở phổ thông cấp I học sinh chỉ được học qua về đạo đức. Ở cấp II và cấp III học sinh được học giáo dục công dân, còn ở cấp đại học, sinh viên chỉ được học qua về triết học, còn mỹ học thì tuỳ vào sự đào tạo của từng trường mà được học hay không được học. Cái học đó không thể đủ để trang bị cho một người tiếp nhận những thông điệp mà nghệ thuật mang lại. Trong khi ở đại học, đa số các sinh viên coi môn triết học hay mỹ học là môn phụ và họ rất ghét, coi như bị tra tấn mỗi khi phải lên lớp. Họ coi các môn này là khó hiểu, có người coi là nhảm nhí không thực dụng, họ không biết rằng đây là những môn học cơ bản nhất mà bất kể sinh viên nào trước khi ra trường đều phải hiểu. Chỉ xét vậy thôi, chúng ta cũng đủ biết vì sao công chúng với mỹ thuật lại xa lạ với nhau như vậy.
Trong mỹ thuật, các ông thầy người Pháp đã công khai mở cho người Việt Nam một cái nhìn khoa học Châu Âu, phân tích không gian, luật viễn cận, giải phẩu người… đã gợi mở cho người Việt sự nắm bắt ấn tượng về thế giới, về cuộc sống. Các họa sỹ thế thệ trước đã tiếp thu một cách thành công cách nhìn và cách thể hiện này để diễn đạt chính mình, nói lên ngôn ngữ nghệ thuật của chính mình. Công chúng lúc ấy, đa số đã đồng hành được với người sáng tác, người yêu tranh và sưu tập tranh có khá nhiều.
Ngày nay, văn hóa – nghệ thuật phát triển mạnh theo cơ chế thị trường và theo cơ cấu kinh tế – chính trị. Thượng tầng kiến trúc được quyết định bởi hạ tầng cơ sở, công chúng quyết định sự phát triển của nghệ thuật nên các dòng nhạc thị trường ra đời, kịch tấu hài phát triển, tranh ảnh bờ hồ được ưa chuộng, các họa sỹ đánh mất mình cũng vì điều này. Còn đâu, các họa sỹ chân chính thì chật vật trong đời sống vật chất, nhiều người lao vào thử nghiệm các khuynh hướng mới và trở về với cái tôi cách biệt, không được chia sẻ, không được ủng hộ, chỉ đơn giản là không ai hiểu.
Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ cho quần chúng ở các cấp học là một việc làm không thể thiếu, để có thể xem tranh thì công chúng phải có một năng lực và kiến thức thẩm mỹ như người sáng tác và học để xem tranh phần nào đó cũng giống như học để vẽ tranh nên đơn giản thôi, xem tranh phải học bởi nghệ thuật chỉ có tính tác động chứ không phục vụ con người.
Lại nói thêm về công chúng, ở Thành phố Hồ Chí Minh sau đổi mới, cuộc sống kinh tế khá cao, văn hóa – nghệ thuật cũng phát triển mạnh theo nhiều chiều hướng. Trong đó, thị hiếu công chúng cũng phân biệt rõ rệt ở tất cả các loại hình nghệ thuật. Tuy nhiên, các chiều hướng phát triển đó cũng có hai mặt của nó mà hầu như mặt tích cực có khoảng cách rất lớn với công chúng. Những mặt tiêu cực lại cận kề. Điều này không cần phải chứng minh vì những biểu hiện của nó khá rõ ràng.
Nói chung sau đổi mới, thị hiếu công chúng tăng nhanh, đa dạng và khó kiểm soát. Công chúng là người Việt, lớn lên trong lòng văn hóa Việt, tiếp thu cách sống, cách ứng xử và một nền giáo dục Việt nhưng tiếc thay, thị hiếu công chúng lại vô tình để cho nghệ thuật nước khác chinh phục, ở đây đâu phải nghệ thuật chính thống, mà là thứ nghệ thuật thương mại, quảng cáo mà thôi. Từ đó cho thấy, bản chất của nghệ thuật vốn đã khó tiếp nhận, nhưng lại càng khó hơn bởi thứ thị hiếu hời hợt, đua đòi đó. Trong khi mỹ thuật chính thống đang trên đà phát triển, các khuynh hướng, các trường phái đua nhau ra đời, thành quả nghệ thuật được nhiều nước chú ý thì ở Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, công chúng và tác phẩm vẫn là hai vấn đề xa cách. Càng xa cách hơn khi tác phẩm không đến được với người xem, người xem không đến được với tác phẩm.
Những điều đã viết ra giúp chúng ta trả lời những câu hỏi đang đặt ra hàng ngày trong hoạt động văn hóa nghệ thuật không chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều địa phương khác, không phải chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động thực tiễn mà còn có ý nghĩa hoạt động lý luận và giáo dục thẩm mỹ trong tương lai nữa.
1. Địa chí Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh (tập 3 – nghệ thuật), nhà xyất bản Thành phố Hồ Chí Minhnăm 1990
2. Kỷ yếu Đại hôi Hội Mỹ thuật Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật – Hà Nội năm 2002
3. Kỷ yếu Hội Nghệ sỹ tạo hình Việt Nam, 1957 – 1992.
4.Tài liệu Đai hội lần thứ VI Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhiệm kỳ 2004 – 2009, Hà Nội tháng 7/2004.
5.Tài liệu Đại hội Đại biểu Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ V (2005 - 2010). Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 – 30 0 – 03 – 2005.
6. Vietnammese painting, from tradition to modernity, Corinne De Ménonville. Les Editions d’ Art et d’Histoire, 2003
7. Hoạ sỹ trẻ Việt Nam, tác giả: Phan Cẩm Thượng, Lương Xuân Đoàn, Nhà xuất bản Mỹ thuật năm 1993.
8. Các giai đoạn của Lịch sử Mỹ thuật hiện đại Việt Nam thế kỷ XX. Hoạ sỹ Nguyễn Văn Chiến….
9. Tác giả- tác phẩm thời kỳ chiến tranh cách mạng. Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Văn hoá – Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh biên sạn.
10. Một số vấn đề trong công tác quản lý văn học nghệ thuật hiện nay: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương – Viện Văn hóa. NVB tư tưởng văn hoá, Hà Nội, 1990.
11. Báo Người lao động, số 3234, thứ ba ngày 22/2/2005.
2 nhận xét: on "Mỹ thuật Việt Nam : Thị hiếu công chúng trong thưởng thức nghệ thuật"
Sang bên nài là chân trời rộng mở, có chém gió thì nó cũng phải thành bão chớ đéo lìu tìu dư bên Yahoo đâu!
Chúc mừng tân gia phát he he!!
À mà vào cài đặt, bỏ mẹ cái nhập mà cache đi, lần sâu anh vầu còm đỡ nhọc!
Yên tâm, dao của mỗ sắc lắm. Đủ để chém đứt đầu bất cứ tên nào. Bi giờ chú chỉ điểm cho mỗ vài tên đi? Mỗ thử dao phát.
Đăng nhận xét