Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

[Nhân Điện] Bài Phát Biểu tại Hội Thảo Y Học Bổ Sung do Unesco Tổ chức

[Nhân Điện] Bài Phát Biểu tại Hội Thảo Y Học Bổ Sung do Unesco Tổ chức
GS. LS Nguyễn Tấn Sỹ - Trợ lý đặc biệt của Bác sĩ Theresa Nguyễn Thị Thu Thủy tham gia Hội thảo khoa học Chẩn trị bệnh bằng phương pháp Y học bổ sung


Đã là con người thì không thể nào tránh khỏi chu trình bất biến sinh-lão-bệnh-tử. Cá nhân một con người không thể tự kiểm soát lấy việc mình được sinh ra cũng không thể kìm hãm được tiến trình tự nhiên là già yếu rồi chết. Tuy nhiên, có nhiều cái chết không phải do tuổi già mà vì con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho nhau lúc tuổi chưa già.

1. Vài con số thống kê tử vong

Ngày 11 tháng 9 năm 2003, thế giới kinh hoàng chứng kiến 3.000 mạng người bị cướp mất tại World Trade Centre ở New York và cho đến nay, chiến tranh Iraq đã có hơn nửa triệu người chết và con số tiếp tục tăng dần. Tuy nhiên, những con số đó lại quá nhỏ nếu so sánh Thế chiến thứ nhất với 15 triệu mạng người trong vòng 4 năm (1914-1918) và trong 8 năm từ 1937-1945, đệ nhị thế chiến, mang đi 55 triệu sinh mạng chưa kể 22 triệu người chết vì đói và thiếu thuốc men do hậu quả chiến tranh. Những cuộc nội chiến tàn huỷ từ vài triệu đến vài chục triệu mạng người vẫn còn đầy trong lịch sử nhân loại. Con người, do nhân danh một ý tưởng nào đó hay vì quyền lợi riêng tư, trực tiếp cướp đi mạng sống người khác và đau đớn thay điều này vẫn còn tiếp diễn với sự đề xướng của vài quốc gia có mức phát triển cao nhất.

Những cái chết trong chiến tranh quá nhiều nhưng chưa thấm vào đâu so với con số tử vong do bệnh hoạn. Vì thiếu hiểu biết và kinh hoàng, dịch hạch đã lây lan giết chết 200 triệu người tức 1/3 dân số thế giới vào năm 1328. Riêng Trung Hoa với dân số 125 triệu thời bấy giờ chỉ còn lại không đầy 90 triệu. 18 năm sau, trong vòng 12 tháng, dịch hạch quét sạch Constantinople và năm sau, tức 1347, mỗi ngày có 1 ngàn người chết ở thành phố Alexandria và 7 ngàn người ở Cairo.

Hiện nay, cứ mỗi 3 giây là có 5 người trên thế giới qua đời vì một căn bệnh nào đó chưa kể cứ trung bình mỗi 5 giây thì có 1 trẻ em chết vì đói. Nói cách khác, mỗi ngày có 16.000 trẻ em chết vì không có ăn và hơn 1 triệu người chết vì bệnh. Ta gọi nó là những con số vô cảm bởi nó không ghi nhận những đau đớn, oằn oại mà người bệnh phải chịu đựng trong nhiều năm cùng những giọt nước mắt của thân nhân họ khi mất người thân chưa kể những thảm cảnh mà những đứa trẻ thình lình mồ côi cha hay mẹ phải chịu đựng trong suốt phần đời còn lại.

Những con số khủng khiếp đó là do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra do sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều và do lòng tham của con người cố dành cho kỳ được lợi ích vật chất về mình.

Là một cá nhân trong tập thể thế giới hơn 6 tỷ rưỡi người hôm nay, nhiều người cảm thấy bất lực trước nỗi đau đồng loại và cũng chính là nỗi đau của cá nhân mỗi người. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều buông xuôi, chấp nhận số phận. Những người ngồi đây hôm nay không chấp nhận con số tử vong vì bệnh hoạn như là điều hiển nhiên không tránh khỏi trong thế giới chúng ta đang sống. Nhiều người trước chúng ta và những người hện diện ở đây hôm nay đã, đang và sẽ chiến đấu không ngừng nghỉ để làm giảm được phần nào thống khổ mà nhân loại phải hứng chịu.

Hôm nay, chúng ta sẽ tập trung thảo luận về những cái chết do con người gián tiếp gây ra và chúng ta có thể làm gì để góp phần làm giảm số tử vong hàng năm và giảm những đau khổ, tuyệt vọng do bệnh gây ra. Chúng ta cũng đề cập đến việc giúp giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách quốc gia.

2. Bệnh và vai trò của Tây y

Một cách tổng quát, ta có thể chia các loại bệnh ra làm 2 nhóm: nhóm bệnh truyền nhiễm và nhóm không truyền nhiễm bao gồm cả các bệnh không do vi trùng hay vi khuẩn gây ra.

Cho đến giữa thế kỷ 20, các loại bệnh do truyền nhiễm như dịch hạch, sốt rét, lao phổi, dịch tả, v.v… chiếm tỷ lệ khá lớn trong con số thống kê về số lượng tử vong hàng năm.

Với sự phát triển nhanh chóng của Tây Y trong việc phòng ngừa và chữa trị các chứng bệnh truyền nhiễm cùng với các biện pháp y tế công cộng của Chính phủ nhiều quốc gia, dân chúng ngày càng có thêm nhiều kiến thức, ý thức về vệ sinh, phòng ngừa và phương tiện chữa trị các chứng bệnh này. Từ thập niên 60, nhiều quốc gia thịnh vượng đã dám tuyên bố quốc gia của họ là vùng đất bất khả xâm phạm của một số bệnh hiểm nghèo như lao phổi, sốt rét, dịch tả, v.v…

Tuy nhiên, tại các quốc gia mà chính phủ của họ đủ khả năng để phát triển mạnh mẽ hệ thống chăm sóc y tế cộng đồng nhằm giáo dục dân chúng, chủng ngừa, thực hiện biện pháp vệ sinh công cộng để giảm thiểu số công dân bị các chứng bệnh nhiễm trùng (truyền nhiễm) thì ngược lại số bệnh không lây tăng vọt. Các nước đang phát triển với hệ thống y tế yếu kém vẫn còn la nơi vùng vẫy của nhiều loại vi trùng và vào thập niên cuối của thế kỷ 20, thế giới lại kinh hoàng với sự xuất hiện của vi khuẩn liệt kháng HIV hoành hành không thương tiếc ở các quốc gia Phi Châu, nơi mà con người phải chật vật lắm mới có được miếng ăn và đã lan dần ra các quốc gia khác, nhất là các quốc gia nghèo.

Thế giới chúng ta đang sống hiện nay có ít nhất 21 loại bệnh được liệt kê trong danh sách “Các chứng bệnh không rõ nguyên nhân” và khoảng 80 bệnh nằm trong “Danh sách các bệnh nan y”. Riêng năm 2007, 33 triệu 3 trăm ngàn người bị nhiễm siêu vi liệt kháng (HIV) trong đó 2 triệu rưỡi là trẻ em. Mỗi năm có thêm khoảng 2 triệu rưỡi ngwofi mới gia nhập khối người bị nhiễm siêu vi liệt kháng và hàng năm 1 triệu 7 người lớn cùng 300 ngàn trẻ em chết vì chứng bệnh kinh khủng này. Trong lúc đó, 7 triệu người chết hàng năm vì bệnh ung thư và hàng năm có thêm 10 triệu người được xác nhận bị ung thư (con số này ước lượng sẽ lên đến 15 triệu người hàng năm từ năm 2020). Bệnh nhồi máu cơ tim cướp đi 7 triệu 2 trăm ngàn mạng sống. Chỉ riêng 10 loại bệnh hàng đầu đã tước đi 35 triệu mạng sống trong năm 2007.

Đứng trước những loại bệnh hiểm nghèo đe doạ mạng sống của conngười bất kể ở nơi nào trên quả đất, không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác,v.v… chúng ta không thể đếm hết những cá nhân, tổ chức lớn nhỏ đã nỗ lực không ngừng để mong giảm được phần nào số người bệnh trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) đề ra những sách lược y tế toàn cầu; UNESCO khuyến khích, giúp đỡ, thúc đẩy các chính phủ thực hiện các kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; những bác sĩ, dược sĩ, các chuyên gia về cơ thể học, hoá học, vi trùng học, v.v… liên tục nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp và dược liệu để chữa bệnh.

Bài diễn văn của cựu Tổng thống Bill Clinton đọc trước Quốc hội Mỹ đầu năm 2000 xác nhận chính phủ Mỹ phải chi trong lĩnh vực y tế gần 5 ngàn Mỹ kim cho mỗi đầu người, nhưng tại quốc gia dẫn đầu ngày Tây Y hiện nay hàng năm có khoảng 90.000 người chết vì định bệnh và chữa trị sai lầm, hơn phân nửa trẻ em dưới 2 tuổi chưa được chủng ngừa các chứng bệnh chết người, một phần ba dân chúng Mỹ không đủ điều kiện tài chính để chữa bệnh theo Tây Y vì y tế phí quá cao, chưa kể rất nhiều bệnh chưa có cách chữa trị.

Tây Y ngày nay tiến bộ rất xa so với nhiều thế kỷ trước. Các máy móc tối tân, dụng cụ thử nghiệm tân kỳ đã giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhiều, thuốc men ngày càng đa dạng, trị được nhiều bệnh. Về ngoại khoa, Tây Y đã đi những bước rất dài trong việc chữa trị thương tích mà không một ngành Y học nào khác có thể theo kịp. Với những thành quả lớn lao đó, trong nhiều thập niên, Tây Y tự nhận vai trò tối ưu trong việc trị bệnh và chinh phục hoàn toàn niềm tin của con người trên trái đất. Với niềm tin gần như tuyệt đối đạt được từ công chúng. Tây Y đã đẩy một số ngành y học cổ truyền có mặt từ nhiều ngàn năm trở thành những ngành y học bất hợp pháp ở một vài quốc gia.

Sự phát triển kinh tế và kỹ thuật tân tiến đã giúp Tây Y tiến rất nhanh trong phương pháp cũng như phương tiện chữa trị bệnh hoạn cho con người, nhưng mặt khác sự phát triển kinh tế làm thay đổi cách sống của nhân loại, gây thêm nhiều chứng bệnh mới đe doạ mạng sống con người mà Tây Y dường như không đủ khả năng đáp ứng. Trong vài thập niên qua, Tây Y bắt đầu dần mất vị thế tuyệt đối vì mô thức trị bệnh bất di bất dịch- cho thuốc, tìm hiểu nguyên nhân rồi cho thuốc và / hoặc giải phẫu v.v… đã không còn làm bệnh nhân hài lòng nữa.

Từ thập niên 90’ Tây Y đã để lộ ra nhiều khuyết điểm nặng nề:

- Nhiều loại “thần dược” trước đây lại bị chứng minh có hại như độc dược hoặc gây những chứng bệnh chết người.

- Nhiều loại Tây Y dược được dùng để trị “chứng” chứ không phải chữa ngay căn bệnh, các phản ứng phụ của thuốc gây tổn thương cơ thể và tạo thêm nhiều bệnh khác;

- Thuốc kháng sinh (anti-biotics) bị dùng bừa bãi trong quá khứ khiến nhiều loại vi trùng trở nên “lờn thuốc” và nhiều loại thuốc kháng sinh mới mạnh hơn được sản xuất nhưng lại kèm theo những phản ứng phụ nguy hiểm hơn.

- Nhiều loại thuốc quá đắt tiền, vượt quá xa khả năng tài chính của người bệnh, đặc biệt là đối với đa số người dân ở các quốc gia đang phát triển.

- Kỹ thuật giải phẫu độc môn của Tây Y đã bị lạm dụng, sử dụng quá nhiều trong những trường hợp không cần thiết dẫn đến các bệnh khác gây khó khăn cho việc trị liệu về sau.

- Việc sử dụng thuốc bị lạm dụng gây tốn kém cả cho ngân sách y tế quốc gia lẫn chi phí cá nhân và gây thêm các chứng bệnh khác một cách không cần thiết.

- Các nghiên cứu về hiệu quả hay tác dụng của thuốc mới không đáng tin cậy. Phản ứng với thuốc được xếp vào hàng thứ 6 trong các nguyên nhân tử vong của người bệnh tại Mỹ và các nước tân tiến.

- Tây Y bắt dùng thuốc và khuyến khích việc dùng thuốc để trị bất kỳ triệu chứng nào của bệnh khiến con người trở neê hoàn toàn lệ thuộc vào thuốc và thờ ơ với các phương thức không dùng thuốc hoặc tự chữa bệnh.

Chất Flourte dùng làm dược liệu căn bản cho kem đánh răng bị chứng minh là nguyên nhân của ung thư. Penicilline và nhiều loại thuốc khác cũng bị tình trạng tương tự.

Hormone replacement (thuốc thay thế chất horomne) đang gây tranh cãi sôi nổi hiện nay trong y giới vì khiến:

- Tỷ lệ rủi ro bị ung thư ngực của phụ nữ khá cao: 30% đến 50% phụ nữ bị ung thư ngực đã sử dụng Hormone replacement trong thời gian dài 6-8năm.

- Thêm nhiều nguy cơ bị nghẽn mạch máu (dù Hormone replacement không trực tiếp gây ra bệnh này nhưng nó có tác dụng gây nên các chứng bệnh về máu và thường đưa đến hậu quả bị nghẽn mạch máu).

- Là nguyên nhân của áp huyết cao vì dược chất chính dùng trong Hormone replacement là estrogen và nếu dùng estrogen với liều lượng nhiều sẽ làm áp huyết gia tăng nhanh chóng và sẽ làm các chứng bệnh khác trở nên trầm trọng hơn.

Ông Chuck Woolery, thành viên của Hội đồng Quốc gia về Y tế Quốc tế trong phúc trình trước Quốc hội Mỹ ngày 25/4/1996 cảnh cáo rằng cuộc chạy đua giữa bệnh mới và thuốc mới có thể tiêu thuỷ sự sống của con người trên quả địa cầu.

Khoảng 60% những lần khám bệnh với các bác sĩ toàn khoa, bệnh nhân được cho toa mua thuốc, trong đó có 80% thuốc không thích hợp. Những loại thuốc không thích hợp này chẳng những không giúp gì cho việc chữa bệnh mà còn gây thêm các bệnh khác. Một cách tổng quát, chỉ có 15% bệnh được những bằng chứng khoa học vững chắc xác nhận rằng việc sử dụng thuốc là thích đáng hay nói cách khách 85% bệnh không cần thiết phải dùng thuốc hoặc thuốc không dính dáng gì đến việc giúp người bệnh phục hồi sức khoẻ, vượt qua cơn bệnh.

Phản ứng với thuốc được xếp vào hàng thứ 6 trong các nguyên nhân tử vong của người bệnh tại Mỹ và các nước tiên tiến. Những thống kê được công bố gần đây cho thấy chỉ có 5% các loại thuốc bị cho là không thích hợp nếu chương trình nghiên cứu thí nghiệm do các nhà bào chế thuóc tài trợ, còn nếu việc nghiên cứu do một tổ chức độc lập tài trợ, tỷ lệ thuốc bị cho là không thích hợp lên đến 40%.

3. Sự hồi sinh của các ngành y học cổ truyền và sự phát triển các ngành y học bổ sung

Ngay từ thời vàng son nhất của Tây Y, khả năng phiến diện của nó đã được tiên liệu và người ta không còn xem Tây Y như là một ngành y học duy nhất để chữa bệnh. Những ngành y học khác bắt đầu xuất hiện và phổ biến rộng rãi. Năm 1962, Liên Hiệp Quốc thành lập Viện Đại học Quốc tế mở rộng các ngành Y học bổ sung để nghiên cứu và phát trriển phương pháp y học bổ sung hầu đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của công chúng là một bằng chứng cho khuynh hướng này.

Đối diện với sự thay đổi thái độ của công chúng đối với Tây Y, vài quốc gia tân tiến đã thiết lập các tổ chức, cơ quan nghiên cứu về y học bổsung. Viện Y học Quốc tế Hoa Kỳ chi tiêu khoảng 70 triệu Mỹ kim hàng năm cho các công trình nghiên cứu về y học bổ sung và năm 1992, Chính phủ Mỹ đã nâng Sở Y học Bổ sung lên thành Trung tâm Y học Bổ sung Quốc gia.

Năm 1997, Thái tử Charles của Anh Quốc chủ toạ lễ phát hành một phúc trình mang tựa đề: “Phối hợp các ngành trong lĩnh vực y tế; một bước đi trong 5 năm tới?” (“Integrated Health Care: a way forward for the next 5 years?”). Với phúc trình này, Thái tử Charles đã tập hợp các nhà tri thức, giáo sư y khoa, bác sĩ và đại diện các ngành Y học bổ sung của Anh Quốc để đưa ra một khuynh hướng phối hợp các ngành y học lại với nhau.

Vào tháng 6 năm 1999, Úc cho thành lập Sở Y học Bổ sung để tài trợ các nghiên cứu về y học bổ sung. Tuy nhiên, quan trọng nhất là việc chính thức khánh thành Bệnh viện Đại học Swinburne vào ngày 3/7/2001, bệnh viện đầu tiên ở Úc chữa bệnh nhân bằng phương pháp của Tây Y lẫn Y học bổ sung, một bệnh viện phối hợp các ngành y khoa đầu tiên trong các quốc gia nói tiếng Anh. Vì lợi ích chung của nhân loại, hy vọng nhiều quốc gia khác trên thế giới sẽ đi theo bước chân của Đại học Swinburne thành lập các bệnh viện nhằm khám phá và ứng dụng các tinh tuý của mọi ngành y khoa, hiện đại cũng như cổ truyền.

Châm cứu, bấm huyết, vật lý trị liệu, khí công, dược thảo, … trở thànhquen thuộc với nhiều người trên thế giới. Một ngành y học bổ sung khác cũng được đón nhận mạnh mẽ và trở thành một phân khoa của Đại học Quốc tế mở rộng các ngành Y học Bổ sung tại Colombo vào tháng 11/2002: ngành Nhân điện.

4. Nhân điện, một ngành Y học Bổ sung hiệu quả và an toàn

Ngành Nhân điện do một người Việt Nam, giáo sư Lương Minh Đáng, thành lập vào cuối thập niên 80’ đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều người nhờ hiệu quả đặc biệt của nó trong việc phòng và chữa bệnh, đặc biệt là các chứng bệnh “nhà giàu”- các bệnh không do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc bị Tây Y xếp vào loại nan y. Nhân điện đào tạo được hơn 3 triệu môn sinh toàn cầu trong thời gian chưa đầy 2 thập niên. Sự phát triển khá nhanh của Nhân điện có lẽ nhừo 3 đặc điểm chính: không dùng dược liệu nên không sợ phản ứng phụ hay “kỵ” với các loại thuốc khác, các môn sinh Nhân điện chữa bệnh hoàn toàn miễn phí và trong nhiều trường hợp Nhân điện đạt hiệu quả nhanh chóng.

Ngành Nhân của thầy Lương Minh Đáng dựa vào căn bản ngừa và chữa bệnh có từ nhiều ngàn năm về trước nhưng phương pháp tập luyện và chữa trị thì hoàn toàn mới.

Nhân điện dựa trên nguyên tắc về nguyên nhân gây bệnh đã có ít nhất 7.000 năm lịch sử theo đó con người không chống chọi được với bệnh vì cơ thể bị thiếu một loại năng lượng đặc biệt. Người Ấn Độ từ 5.000 năm trước Công nguyên gọi loại năng lưwngj này là Prana, nguồn sống căn bản của mọi sinh vật, Người Trung Hoa từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên gọi loại năng lượng này là “Qi”, là “Khí”, một loại “Tiên thiên khí” hiện hữu trong mọi sinh vật bao gồm hai lực âm dương, và nếu quân bình sẽ được khoẻ mạnh. Thầy Lương Minh Đáng gọi loại năng lượng tối quan trọng này là “Năng lượng vũ trụ” hay còn được gọi nôm na là “Nhân điện”.

Trường phái Pythagoras ở Hy Lạp gọi nó là “năng lượng tối cần” (Vital energy). Thế kỷ thứ 16, Paracelsus ở Âu Châu gọi loại năng lượng này là “Illaster” và cho rằng loại năng lượng này là sức mạnh và vật liệu tối cầnchẳng những chữa lành bệnh mà còn giúp con người tiến bộ về tâm linh. Thé kỷ 17, Gottfried, Wilhelm Von Leibnitz gọi loại năng lượng này dưới tên “Monads”, Franz Anton Mesmer vào thế kỷ 18 đặt tên nó là “Magnetic Fluid”; Wilhelm Von Reichenbach trong thế kỷ 19 cho nó cái tên “Odic force”. Trong nửa cuối thế kỷ 20, người ta chứng kiến rất nhiều công trình nghiên cứu về năng lượng trong cơ thể con người bao gồm kết cấu và vai trò của năng lượng đối với sự sống. Mỗi thời điểm hay mỗi công trình nghiên cứu, người ta đặt cho loại năng lượng luân lưu trong cơ thể con người một tên khác nhau và mô tả nó bằng những ngôn ngữ hai cách nhìn khác nhau. Walter Kilner gọi nó là “Aura” hay “Human atmosphere”; Georege De La Warr gọi là “Emanations field”, John Pierrakos, Richard Dobrin, Barbara Brennan, David Frost, Karen Gestla đặt tên là “Human Energy Field”, Victor Inyushin gọi là “Bioplasma”, và với Valerie Hunt, nó có tên là “Biofield”. v.v…

Với dụng cụ đo đạc và chụp rọi hiện nay, người ta tìm thấy loại “nhân điện” này “chảy” trong cơ thể con người dưới dạng sóng vi hạt nhưng tần số rung động của nhân điện lại khác nhau tại mỗi bộ phận hay mỗi vùng trên cơ thể. Dù được gọi dưới bất kỳ tên gì, dù nhìn thấy được hay không, dù nó có hình dạng như thế nào dưới các máy móc tối tân hay chỉ được biết như là một thứ “khí” theo cách nhìn của nhiều ngàn năm trước, vai trò tối cần của loại năng lượng này đối với cơ thể sống là điều chưa bao giờ bị phủ nhận.

Loại năng lượng mà thầy Lương Minh Đáng gọi là “Nhân điện” mang 2 nhiệm vụ chính: thứ nhất, giúp cơ thể phục hồi tình trạng nguyên thuỷ của nó một cách nhanh chóng tức chữa lành các chứng bệnh mắc phải và thứ nhì, giúp tăng cường kháng thể cho cơ thể tức ngăn ngừa được bệnh, làm nhiệm vụ của một hệ thống miễm nhiễm trong cơ thể.

Qua trải nghiệm của trên 3 triệu hành giả Nhân điện trong nhiều năm qua, nếu Nhân điện không chữa lành được một chứng bệnh nào đó vì phát giác quá muộn thì Nhân điện cũng giúp bệnh nhân đỡ đau đớn và tinh thần nhẹ nhàng hơn. Chính các hành giả Nhân diện cũng bị bệnh nhưng cơn bệnh nhẹ hơn và dứt sớm, chi phí thuốc men cho các hành giả Nhân điện giảm rất nhiều. Có nhiều người không dùng đến thuốc trong nhiều năm. Nhiều người đã chữa lành được những căn bệnh được xem là nan y.

Điều mấu chốt của vấn đề mà con người từ nhiều thế kỷ qua đã không thể giải quyết được là làm thế nào để có thể cung cấp cho cơ thể người bệnh số lượng “Nhân điện” đầy đủ theo nhu cầu để hết bệnh và làm thế nào để con người có thể luôn luôn dự trữ được số lượng “Nhân điện” cần thiết để ngăn ngừa bệnh hoặc vi trùng xâm nhập. Và điều rất quan trọng là “Nhân điện” phải “dễ tìm” và không tốn kém.

Nhân điện của thầy Lương Minh Đáng giải quyết được mọi vấn nạn từ mấy ngàn năm nay. Qua khai mở luân xa và thiền tịnh, hành giả Nhân diện thu hút được năng lượng vũ trụ và biến chúng thành nhân điện đưa vào cơ thể người cần năng lượng vũ trụ để chữa bệnh.

Năng lượng vũ trụ có đầy rẫy khắp nơi như không khí quanh ta và không ai phải mất tiền mua. Sau khi luân xa được khai mở, hành giả nhân điện thực tập thiền tịnh và chữa bệnh. Hành giả nhân điện chỉ giúp người khác chữa bệnh chứ không giúp ngừa được bệnh, nhưng hành giả Nhân điện thì có thể tự chữa cho mình và tự ngừa bệnh cho mình.

Tuy nhiên, để có thể vận dụng và phát huy khả năng chữa bệnh bằng năng lượng vũ trụ cần phải thoả mãn một điều kiện tiên quyết và cũng khá khó tìm. Đó là một tấm lòng yêu thương người khác bất vụ lợi, một tâm tình tha thiết muốn xoa dịu khổ đau người khác mà không nghĩ đến được đền đáp. Điều may mắn là trong số trên 6 tỷ rưỡi người trên thế giới hiện nay đã có trên 3 triệu tấm lòng thoả mãn được điều kiện tiên quyết đó và chắc chắn sẽ còn nhiều, rất nhiều những trái tim đầy ắp tình thương nhân loại từ khắp năm châu gia nhập đại gia đình Nhân điện để góp phần san sẻ phần nào khổ đau của trên 6 tỷ người trên thế giới.

5. Ứng dụng nhân điện vào hệ thống y tế

Chi phí y tế của cá nhân, gia đình và quốc gia là gánh nặng không nhỏ. Tìm cách giảm thiểu gánh nặng này là một trong những trách nhiệm của ngành y tế quốc gia. Sự ứng dụng Nhân điện trong lĩnh vực Y tế công cộng giải quyết phần nào gánh nặng này.

Cơ quan đặc trách về y tế nên lập một hội đồng, uỷ ban nghiên cứu về lợi ích của từng ngày y học bổ sung và nếu Nhân điện chứng minh được sự hiệu quả của nó trong việc phòng và chữa bệnh, chính phủ có thể tạo điều kiện để người dân có thể hưởng được lợi ích từ ngành này.

Nếu bộ Y tế và Chính phủ của một quốc gia cần ứng dụng Nhân điện ngay cho dân chúng, nhiều hành giả Nhân điện cao cấp hiện nay trên thế giới rất sẵn lòng đóng góp công sức. Chính quyền chỉ cần giúp phương tiện hoặc tạo cơ hội để hành giả Nhân điện có dịp chữa bệnh cho dân chúng mà thôi.

Bệnh viện, các Trung tâm y tế công cộng hoặc các khu chữa bệnh theo y học cổ truyền của Chính phủ là các nơi có thể áp dụng Nhân điện như một phương pháp y học bổ sung ngay.

Tại Bệnh viện, các hành giả Nhân điện có thể túc trực để chữ bệnh cho mọi bệnh nhân. Tại khu cấp cứu, hành giả Nhân điện có thể giúp cứu tỉnh bệnh nhân bị kích ngất, cầm máu ở những vết thương hở, làm giảm đau các trường hợp cấp tính trước khi bệnh nhân được khám nghiệm và chữa trị theo Tây Y theo trình tự bình thường. Điều này giúp bệnh nhân không bị quá kiệt sức trước khi được chữa trị theo Tây Y và với những trường hợp khẩn cấp như bị lên cơn suyễn nặng hay bị kích ngất, việc làm hạ cơn suyễn tức thời hoặc cứu tỉnh người bị ngất hay đứt mạch máu não giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và não bộ ít bị tổn hại nếu được cứu tỉnh chậm.

Ở khu ngoại chẩn, các hành giả Nhân điện cao cấp có thể truyền năng lượng cho tất cả các bệnh nhân cùng lúc trước khi gặp Bác sĩ và có thể giúp họ hết bệnh nhanh chóng.

Tại các khu nội trú, hành giả Nhân điện sẽ trực tiếp chữa bệnh cho từng bệnh nhân nếu bệnh nhân nào đồng ý hoặc truyền năng lượng bằng luân xa không cần bệnh nhân hay biết trong khi các bệnh nhân vẫn được tiếp tục chăm sóc bằng Tây y. Ở khu hậu phẫu, hành giả nhân điện sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng sau khi mổ- giúp vết mổ mau lành và bệnh nhân chóng phục hồi. Các bệnh viện sẽ có dịp quan sát công năng của Nhân điện qua sự phục hồi vô cùng nhanh chóng của bệnh nhân.

Đặc biệt là tại các bệnh viện tâm thần, Nhân điện tin rằng con số không nhỏ bệnh nhân bệnh tâm thần sẽ được thuyên giảm và lành bệnh nhanh chóng để bệnh nhân và thân nhân họ có cuộc sống yên vui.

Nhân điện chỉ làm công việc hỗ trợ cho Tây Y và các ngành y học cổ truyền khác. Bệnh viện sẽ quan sát để xác định hiệu năng của Nhân điện trong việc chữa trị từng loại bệnh và phúc trình đầy đủ cho Chính phủ. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng số y dược sử dụng sẽ giảm thiểu và thời gian nằm bệnh viện của bệnh nhân sẽ được thu ngắn lại. Bệnh viện sẽ tiết kiệm được một phần ngân sách không nhỏ. Nếu Nhân điện chứng minh được hiệu quả của nó tại các bệnh viện công, Chính phủ có thể mở những phòng chữa bệnh bằng Nhân điện miễn phí cho mọi người trong đó chi phí điều hành không đáng kể. Các vùng quê hẻo lánh thưa dân và dân chúng quá nghèo cũng là nơi đáng để đưa nhân điện đến.

Khi thành quả của nhân điện được xác nhận và được chính quyền hỗ trợ, số người sử dụng Nhân điện để chữa bệnh sẽ đông thêm và nhu cầu về các dịch vụ y tế của Chính phủ cũng sẽ giảm bớt.

Với đà tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thập niên vừa qua, số người Việt bị các loại bệnh “bệnh nhà giàu” bắt đầu tăng, trong khi đó “bệnh nhà nghèo” không giảm sút bao nhiêu, mọi ngành y học nên được tận dụng để đáp ứng nhu cầu của dân chúng đồng thời giảm được phần nào gánh nặng của ngân sách quốc gia. Chính phủ chẳng những tiết kiệm được ngân sách y tế để dùng cho những mục đích giáo dục, kinh tế, xã hội, v.v… mà còn bớt được sự chênh lệch trong cán cân chi phí nhờ giảm được mức nhập cảng thuốc Tây hàng năm.

Có lẽ chưa có một ngành y học nào mà “dược chất” không mất tiền mua, “thầy thuốc” lại chữa trị miễn phí như ngành Nhân điện. Nhân điện phát triển lòng “nhân ái” của con người, một đặc tính mà nhân loại rất cần trong bất kỳ thời điểm nào.





Bác sĩ Theresa Nguyễn Thị Thu Thủy

Phó viện trưởng, Khoa trưởng phân khoa Nhân điện

Viện Đại học Quốc tế Mở rộng các ngành Y học bổ sung.

Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "[Nhân Điện] Bài Phát Biểu tại Hội Thảo Y Học Bổ Sung do Unesco Tổ chức"

Đăng nhận xét