Lúa “nhân điện”
Bà Ninh Huyền Trâm kiểm tra lúa “nhân điện” sau khi được những người có năng lực truyền nhân điện, ở cánh đồng thử nghiệm của nhóm nghiên cứu |
Đó là phương pháp trồng lúa hoàn toàn không dùng phân bón, thuốc trừ sâu, chỉ “bón” bằng nhân điện từ những người có khả năng truyền nhân điện. Chuyện có thật hay là chuyện của những người mê nhân điện?
"Trồng lúa bằng phương pháp truyền nhân điện là chuyện có thật hoàn toàn. Và đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, đang tiến hành ở giai đoạn cuối", GS-TSKH Lê Xuân Tú, Chủ nhiệm bộ môn năng lượng sinh học thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (NCTNCN)
Ông Tú cho biết, từ năm 1998, ông Phạm Xuân Toán - một nông dân ở xã Diên Thái (Thường Tín, Hà Tây), trong một lần theo học lớp nhân điện ở Bangkok (Thái Lan) đã đem một số thóc được sản xuất bằng cách truyền nhân điện từ Thái Lan về trồng thử. Sau đó, cũng trong một chuyến đi Thái Lan, bà Ninh Huyền Trâm (Công ty Giám định Hàng hóa xuất khẩu - Chi nhánh Hà Nội) - cũng là hội viên một CLB nhân điện, đem 3 kg lúa “nhân điện” về VN.
Với lúa “nhân điện” giống này, bà Trâm cùng với PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm (nguyên cán bộ ĐH Nông nghiệp 1), TS Đỗ Việt Anh (Trung tâm Nghiên cứu Cây đặc sản - Viện Cây lương thực thực phẩm) phối hợp trồng thử nghiệm trên diện tích 2 m2 ở Phú Đô, Hà Nội. Kết quả trồng rất khả quan.
|
Nhóm nghiên cứu đã chọn một diện tích trồng lúa ở thôn Đan Thầm (Mỹ Hưng, Thanh Oai - Hà Tây) để trồng thử nghiệm. Lần trồng thử nghiệm này cũng thành công tốt đẹp. Từ 2m2 ban đầu, theo ông Tú, qua 4 vụ trồng thử nghiệm, đến nay trên cả nước đã có 4 ha lúa sản xuất bằng phương pháp truyền nhân điện, ở các địa phương sau: Quế Võ (Bắc Ninh), Thanh Oai (Đan Phương, Thường Tín - Hà Tây), Tân Yên (Bắc Giang), Minh Hồng (Việt Trì - Phú Thọ), Châu Thành (Trà Vinh), Châu Phú (An Giang). Trong đó có 22.500 m2 do Trung tâm NCTNCN thực hiện, diện tích còn lại là do nông dân tự làm lấy.
Theo NLĐ
nguon: tuoitre.vn
Trồng lúa “nhân điện” bằng cách nào?.- Quy trình trồng lúa bình thường là gieo cấy, chăm bón bằng các loại phân, thuốc trừ sâu. Còn trồng lúa “nhân điện” hoàn toàn không dùng phân bón và thuốc trừ sâu. Quy trình trồng lúa “nhân điện” được nhóm thực hiện như sau: Từ sau được gieo cấy, mỗi tuần vài ba lần, nhóm thành viên tham gia nghiên cứu đề tài và cộng tác viên trong CLB nhân điện - những người có năng lực nhân điện - đến tận ruộng thử nghiệm, mỗi người đứng một góc ruộng, có khi lội xuống ruộng để truyền nhân điện cho cây lúa. Tuyệt đối không dùng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Điều lạ lùng là cây lúa “nhân điện” vẫn phát triển tốt tươi, năng suất đạt 212 kg/sào Bắc Bộ (360 m2) và rất ổn định qua các mùa - gần tương đương với năng suất lúa sản xuất theo cách thông thường. Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Tú, cán bộ Phòng Nghiên cứu lúa thuộc Trung tâm Nghiên cứu cây đặc sản, khi lúa “nhân điện” mới gieo cấy, có phát triển chậm hơn lúa thường nhưng sau đó xanh tốt dần, cây khỏe và ít bệnh. Còn theo TS Đinh Luyện, Trưởng bộ môn công nghệ vi sinh Viện Di truyền nông nghiệp, thì qua kết quả đánh giá, khả năng sinh trưởng của lúa “nhân điện”, đặc tính sinh học và di truyền không có dấu hiệu khác lạ so với lúa thường.
Để đánh giá chất lượng gạo “nhân điện” sản xuất được, nhóm nghiên cứu đã gửi mẫu gạo đến Trung tâm Kiểm tra và Tiêu chuẩn hóa chất lượng nông sản (Viện Cơ điện), Viện Nông hóa thổ nhưỡng, để phân tích. Kết quả cho thấy, hàm lượng amylose trong gạo “nhân điện” thấp hơn so với lúa bình thường (11% - 12%) nên cơm dẻo thơm và rất ngon, trong khi hàm lượng protein (chỉ tiêu đánh giá giá trị dinh dưỡng) tương đương với gạo thường. Một số chỉ tiêu đánh giá khác cũng đáng được lưu ý như cơm nấu từ gạo “nhân điện” để lâu thiu, chuột rất ít khi cắn phá lúa “nhân điện”. Đặc biệt khi nhặt 1.000 hạt lúa “nhân điện” ra cân thử, so với 1.000 hạt lúa thường, thì hạt lúa “nhân điện” nặng hơn. Do vậy khi xay xát, tỉ lệ thu hồi gạo ở lúa “nhân điện” cao hơn lúa thường: 100 kg lúa thu trên 70 kg gạo (lúa thường chỉ đạt 65 kg).
Dưa chuột “nhân điện” và còn nữa...- Theo GS-TSKH Lê Xuân Tú, việc trồng lúa “nhân điện” qua 4 mùa như vậy là đã thành công; nhóm của ông cũng đã tiến hành sản xuất thành công dưa chuột “nhân điện”, sắp tới sẽ trồng thử với các nhóm rau khác để tạo ra rau sạch hoàn toàn.
Đề cập đến năng lượng nhân điện, GS-TSKH Lê Xuân Tú giải thích: Cơ thể con người có 7 luân xa (cửa mở ra thế giới bên ngoài), nếu luyện tập được đạt đến trình độ “vô giác”, các cửa luân xa này sẽ mở ra, thu được năng lượng nhân điện từ vũ trụ. Ông Tú lý giải rằng mọi hoạt động của sự sống trên trái đất đều cần năng lượng và cây trồng cũng vậy. Cách truyền nhân điện đến cây trồng là từ đôi mắt và bàn tay. Để có năng lực nhân điện, con người ai cũng có thể tập luyện được (nếu tập đúng cách), tuy nhiên mức độ năng lượng tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có người mạnh, có người yếu. Ông Tú còn cho rằng việc trồng trọt bằng nhân điện chỉ là một trong nhiều lợi ích của bộ môn năng lượng sinh học.
Gạo sạch tuyệt đối.- Ngày 23-11, chúng tôi đến tận nơi mà nhóm nghiên cứu trên trồng lúa “nhân điện”, ở thôn Đan Thầm. Bà Nguyễn Thị Minh - một trong 24 người tham gia sản xuất lúa “nhân điện” - mời chúng tôi ăn cơm “nhân điện”. Bà Minh khẳng định rằng gạo “nhân điện” rất thơm, dẻo và ngon. Chúng tôi ăn cơm “nhân điện” với cả sự thận trọng và cuối cùng phải buột miệng khen: “Ngon tuyệt”!
Tiếp xúc với ông Phạm Minh Chính, trưởng thôn Đan Thầm, ông cho biết: Nhóm nghiên cứu trên thuê của thôn ông 1,8 mẫu đất ruộng để trồng “lúa chay” (cách gọi lúa “nhân điện” của nông dân ở đây) và hợp đồng với 24 hộ nông dân để cấy hái, chăm sóc (chủ yếu là nhổ cỏ), tuyệt đối không dùng phân hóa học cũng như thuốc trừ sâu. Cũng theo ông Chính, lúc đầu nông dân ở thôn ông không tin chuyện “bón phân”... bằng mắt của mấy ông GS-TS từ Hà Nội đến và “truyền” cho cây lúa. Họ nghĩ rằng mấy ông trí thức này chán phố thị về nông thôn... ngắm ruộng đồng cho vui. Vậy mà, thật bất ngờ lúa “nhân điện” cứ xanh tốt, cho năng suất khá cao! “Nếu có kết quả tốt như vậy, sao không mở rộng diện tích lúa “nhân điện” - chúng tôi hỏi. Ông Chính cho biết, Trung tâm NCTNCN cũng muốn như vậy, nhưng tìm người có năng lực nhân điện không dễ. Lúc đầu, Trung tâm NCTNCN cử người có nhân điện xuống “bón” phân cho ruộng, sau đó giao hẳn cho ông Trịnh Minh Tiến - một người có năng lượng nhân điện ở thôn Đan Thầm, đảm trách.
Chúng tôi được biết, nhóm tham gia đề tài đã thành lập Tổ hợp khoa học sản xuất dịch vụ gạo năng lượng Đan Thầm để tiêu thụ sản phẩm gạo “sạch”. Vào ngày 19-12 tới đây, sản phẩm gạo Bắc thơm, gạo lức Đan Thầm được sản xuất theo phương thức truyền nhân điện sẽ tham gia Hội chợ Triển lãm An toàn lương thực thực phẩm VN 2004 tại Hà Nội. Sau đó, gạo “sạch” Đan Thầm sẽ được bán rộng rãi tại 27 Hàng Vôi, Hà Nội. Theo nhà cung cấp, dự kiến giá bán từ 7.000 đồng - 8.000 đồng/kg.
Như vậy có thể nói gì về lúa “nhân điện”? Theo chúng tôi, đây là một đề tài nghiên cứu khoa học, đang được tiến hành có kết quả ban đầu. GS-TSKH Lê Xuân Tú cũng cho biết, đề tài này sẽ được đánh giá nghiệm thu vào cuối tháng 12 tới. Vậy vấn đề nên để khoa học đánh giá. Một góc cạnh khác, cũng cần lưu ý, cho đến nay khoa học chưa đánh giá hết tiềm năng của chính con người. Cho nên những điều lạ lùng có thể xảy ra với con người cũng bình thường và cần được nghiên cứu nghiêm túc.
![user posted
image](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_vwwxeuWA0IosHHK3cGteflut8-1Ak8A9nBidB-ZdH-uqroqFCBWgymNSVqwpCzh37b0YdPyiAIYkkkgWYA8XJC4p-RZJgPV4vmLgZP-bnE=s0-d)
GS-TS - viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu:
Chúng ta vẫn phải thừa nhận những vấn đề như kiểu lúa “nhân điện”
Theo ông Hiệu, hiện khoa học cơ bản vẫn chưa chứng minh được các hiện tượng về nhân điện, khí công, ngoại cảm... Ở Trung Quốc, những khả năng này rất mạnh và có nhiều kỳ tích. Có nhiều việc người có khả năng này làm được mà “người ngoại đạo” rất khó tin, nhưng kết quả của họ thì rõ rệt.
Để giải thích rõ ràng về lúa “nhân điện” trên cơ sở khoa học thì hiện tại chúng ta chưa làm được. Cần phải có thời gian để các nhà khoa học am tường lĩnh vực này nghiên cứu thêm.
Theo Người lao động
Để đánh giá chất lượng gạo “nhân điện” sản xuất được, nhóm nghiên cứu đã gửi mẫu gạo đến Trung tâm Kiểm tra và Tiêu chuẩn hóa chất lượng nông sản (Viện Cơ điện), Viện Nông hóa thổ nhưỡng, để phân tích. Kết quả cho thấy, hàm lượng amylose trong gạo “nhân điện” thấp hơn so với lúa bình thường (11% - 12%) nên cơm dẻo thơm và rất ngon, trong khi hàm lượng protein (chỉ tiêu đánh giá giá trị dinh dưỡng) tương đương với gạo thường. Một số chỉ tiêu đánh giá khác cũng đáng được lưu ý như cơm nấu từ gạo “nhân điện” để lâu thiu, chuột rất ít khi cắn phá lúa “nhân điện”. Đặc biệt khi nhặt 1.000 hạt lúa “nhân điện” ra cân thử, so với 1.000 hạt lúa thường, thì hạt lúa “nhân điện” nặng hơn. Do vậy khi xay xát, tỉ lệ thu hồi gạo ở lúa “nhân điện” cao hơn lúa thường: 100 kg lúa thu trên 70 kg gạo (lúa thường chỉ đạt 65 kg).
Dưa chuột “nhân điện” và còn nữa...- Theo GS-TSKH Lê Xuân Tú, việc trồng lúa “nhân điện” qua 4 mùa như vậy là đã thành công; nhóm của ông cũng đã tiến hành sản xuất thành công dưa chuột “nhân điện”, sắp tới sẽ trồng thử với các nhóm rau khác để tạo ra rau sạch hoàn toàn.
Đề cập đến năng lượng nhân điện, GS-TSKH Lê Xuân Tú giải thích: Cơ thể con người có 7 luân xa (cửa mở ra thế giới bên ngoài), nếu luyện tập được đạt đến trình độ “vô giác”, các cửa luân xa này sẽ mở ra, thu được năng lượng nhân điện từ vũ trụ. Ông Tú lý giải rằng mọi hoạt động của sự sống trên trái đất đều cần năng lượng và cây trồng cũng vậy. Cách truyền nhân điện đến cây trồng là từ đôi mắt và bàn tay. Để có năng lực nhân điện, con người ai cũng có thể tập luyện được (nếu tập đúng cách), tuy nhiên mức độ năng lượng tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có người mạnh, có người yếu. Ông Tú còn cho rằng việc trồng trọt bằng nhân điện chỉ là một trong nhiều lợi ích của bộ môn năng lượng sinh học.
Gạo sạch tuyệt đối.- Ngày 23-11, chúng tôi đến tận nơi mà nhóm nghiên cứu trên trồng lúa “nhân điện”, ở thôn Đan Thầm. Bà Nguyễn Thị Minh - một trong 24 người tham gia sản xuất lúa “nhân điện” - mời chúng tôi ăn cơm “nhân điện”. Bà Minh khẳng định rằng gạo “nhân điện” rất thơm, dẻo và ngon. Chúng tôi ăn cơm “nhân điện” với cả sự thận trọng và cuối cùng phải buột miệng khen: “Ngon tuyệt”!
Tiếp xúc với ông Phạm Minh Chính, trưởng thôn Đan Thầm, ông cho biết: Nhóm nghiên cứu trên thuê của thôn ông 1,8 mẫu đất ruộng để trồng “lúa chay” (cách gọi lúa “nhân điện” của nông dân ở đây) và hợp đồng với 24 hộ nông dân để cấy hái, chăm sóc (chủ yếu là nhổ cỏ), tuyệt đối không dùng phân hóa học cũng như thuốc trừ sâu. Cũng theo ông Chính, lúc đầu nông dân ở thôn ông không tin chuyện “bón phân”... bằng mắt của mấy ông GS-TS từ Hà Nội đến và “truyền” cho cây lúa. Họ nghĩ rằng mấy ông trí thức này chán phố thị về nông thôn... ngắm ruộng đồng cho vui. Vậy mà, thật bất ngờ lúa “nhân điện” cứ xanh tốt, cho năng suất khá cao! “Nếu có kết quả tốt như vậy, sao không mở rộng diện tích lúa “nhân điện” - chúng tôi hỏi. Ông Chính cho biết, Trung tâm NCTNCN cũng muốn như vậy, nhưng tìm người có năng lực nhân điện không dễ. Lúc đầu, Trung tâm NCTNCN cử người có nhân điện xuống “bón” phân cho ruộng, sau đó giao hẳn cho ông Trịnh Minh Tiến - một người có năng lượng nhân điện ở thôn Đan Thầm, đảm trách.
Chúng tôi được biết, nhóm tham gia đề tài đã thành lập Tổ hợp khoa học sản xuất dịch vụ gạo năng lượng Đan Thầm để tiêu thụ sản phẩm gạo “sạch”. Vào ngày 19-12 tới đây, sản phẩm gạo Bắc thơm, gạo lức Đan Thầm được sản xuất theo phương thức truyền nhân điện sẽ tham gia Hội chợ Triển lãm An toàn lương thực thực phẩm VN 2004 tại Hà Nội. Sau đó, gạo “sạch” Đan Thầm sẽ được bán rộng rãi tại 27 Hàng Vôi, Hà Nội. Theo nhà cung cấp, dự kiến giá bán từ 7.000 đồng - 8.000 đồng/kg.
Như vậy có thể nói gì về lúa “nhân điện”? Theo chúng tôi, đây là một đề tài nghiên cứu khoa học, đang được tiến hành có kết quả ban đầu. GS-TSKH Lê Xuân Tú cũng cho biết, đề tài này sẽ được đánh giá nghiệm thu vào cuối tháng 12 tới. Vậy vấn đề nên để khoa học đánh giá. Một góc cạnh khác, cũng cần lưu ý, cho đến nay khoa học chưa đánh giá hết tiềm năng của chính con người. Cho nên những điều lạ lùng có thể xảy ra với con người cũng bình thường và cần được nghiên cứu nghiêm túc.
GS-TS - viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu:
Chúng ta vẫn phải thừa nhận những vấn đề như kiểu lúa “nhân điện”
Theo ông Hiệu, hiện khoa học cơ bản vẫn chưa chứng minh được các hiện tượng về nhân điện, khí công, ngoại cảm... Ở Trung Quốc, những khả năng này rất mạnh và có nhiều kỳ tích. Có nhiều việc người có khả năng này làm được mà “người ngoại đạo” rất khó tin, nhưng kết quả của họ thì rõ rệt.
Để giải thích rõ ràng về lúa “nhân điện” trên cơ sở khoa học thì hiện tại chúng ta chưa làm được. Cần phải có thời gian để các nhà khoa học am tường lĩnh vực này nghiên cứu thêm.
Theo Người lao động
0 nhận xét: on "Lúa “nhân điện”"
Đăng nhận xét