Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA NGHỆ THUẬT ĐỒNG CỔ VƯƠNG QUỐC ĐIỀN VÂN NAM VÀ ĐÔNG SƠN.

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA NGHỆ THUẬT ĐỒNG CỔ VƯƠNG QUỐC ĐIỀN VÂN NAM VÀ ĐÔNG SƠN.

(phần 2 và hết).

Nguyễn Xuân Quang.
Những điểm khác biệt và không chính thống trong Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo của văn hóa đồ đồng Điền so với của đại tộc Đông Sơn.
Như đã biết nổi trội nhất, chính yếu nhất của đồ đồng Vương quốc Điền là các vật đựng vỏ ốc sứ, bằng chứng là trong ngôi Mộ Số 6 của một vị vua Điền chỉ thấy để những vật đựng vỏ ốc sứ mà không có để trống đồng như thấy ở các ngôi mộ trong văn hóa của đại tộc Đông Sơn. Những vật đựng này được coi như là tinh hoa nhất của nghệ thuật đồ đồng của Vương quốc Điền. Các vật này đã giúp đồ đồng Điền nổi tiếng với thế giới. Trong khi trống đồng Điền lu mờ đứng phía sau các vật này, ngược hẳn lại trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là một khuôn mặt chủ yếu của văn hóa Đông Sơn.
  1. Những vật đựng vỏ ốc sứ.
.Trước hết ta thấy Vũ Trụ Tạo Sinh trong đồ đồng của Vương quốc Điền thường được diễn tả ở phần bên theo chiều thẳng đứng của trống. Trong khi đó, trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn được diễn tả từ tâm mặt trống xuống tới đế: Thượng Thế là mặt trời nằm trong vòng tròn vỏ không gian ở tâm trống. Kế đến là Trung Thế cõi đất nhân gian có cảnh sinh hoạt nhân sinh, thú bốn chân gồm phần còn lại của mặt trống và tang trống. Phần còn lại ở mặt trống là vùng đất: đất dương ở trong gần mặt trời có vành hươu như thấy trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và đất âm ở ngoài biên trống thường có vành cò bay và tượng cóc/ếch. Tang trống và vùng nước thường có cảnh thuyền, chim nước. Đế trống là Hạ Thế cõi âm thường không có trang trí. Thân trống là Trục Thế Giới nối liền Tam Thế (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).
Ta thấy cách diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh trong văn hóa đồ đồng Điền theo chiều thẳng đứng không chính thống: vùng tang trống là vùng nước theo chính thống chỉ có cảnh sinh hoạt liên hệ với nước như thuyền bè, chim thú nước thấy trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Ở đây tang trống có vành chim cắt (lửa dương) chim trĩ (lửa âm) hoàn toàn nghịch lý với vùng nước. Vùng thân trống là Trục Thế Giới chỉ dùng làm trục lộ để dâng hiến các tế vật hay dùng làm phương tiện giao thông cho các linh hồn người chết hay giới lãnh đạo tinh thần như ông mo, thầy pháp đi lại Tam Thế. Ở đây dùng làm Trung Thế với cảnh người săn hươu hay hổ săn bò, hoàn toàn nghịch lý. Đế trống là Hạ Thế cõi âm tăm tối thường không có trang trí gì hết. Ở đây chân trống có trang trí các chim thú cõi âm thường thấy ở các trống muộn và ở các trống của các tộc chịu ảnh hưởng của văn hóa đại tộc Đông Sơn như thấy ở một vài trống ở Nam Dương, hoàn toàn nghịch lý.
.Cách diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh không chuyên chính, chính thống ví dụ nếu dùng thân trống làm Trung Thế cõi giữa thế gian thì chính thống chỉ cần có người và thú bốn chân bắt buộc phải có mang biểu tượng liên quan tới vũ trụ quan, nhân sinh quan như hươu chậy quanh mặt trời, người mặt trời trên trống Ngọc Lũ I. Ở đây diễn tả cảnh người săn hươu, hổ săn bò rất phàm tục, duy tục, sát máu, du mục và mang sắc thái rất muộn so với văn hóa Đông Sơn. Ở đây qua cảnh các tượng hình người săn hươu trên mặt vật đựng, trên thân trống, hổ săn bò, chim ăn rắn… Vũ Trụ giáo đã được nhìn theo con mắt du mục, võ biền không chính giáo dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương đề huề như trên các trống của đại tộc Đông Sơn.
.Trống không còn dùng làm trống thờ tức bộ gõ dùng gõ lên để khơi động quá trình vũ trụ tạo sinh, lúc khởi sự các nghi thức tế lễ, hiến tế liên quan tới Tam Thế. Mặt trống trên có những hình tượng nổi dùng dâng hiến tế vật hay diễn tả những nét đặc thù trong văn hóa, sử, các sinh họat nhân sinh chính của Vương quốc Điền. Mặt trống không còn phù hợp với bộ gõ nữa. Trống không còn là trống nữa.
.Hơn nữa đáy trống bịt kín để dùng như một vật đựng, không còn để hở mang ý nghĩa âm tính (mặt trống đặc mang dương tính), một nét chính yếu của chủ thể nòng nọc, âm dương của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Trống có đáy kín không còn là trống nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn.
. Như đã biết trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn nhất là loại Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) Nguyễn Xuân Quang VI tức Heger I  diễn tả trọn vẹn Vũ Trụ Tạo Sinh, Tam Thế, Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Người Điền diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh theo chiều đứng ở phía bên trống tức nhìn theo chiều cắt thẳng đứng của trống và trục trống có thiết diện hình chữ T. Vật chữ T trong nhiều nền văn hóa thế giới cũng  có một khuôn mặt là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) trong có Trục Thế Giới như ở người Ai Cập cổ, người Maya… (xem các bài Sự Tương Đồng Giữa Ai Cập Cổ, Maya Cổ với Việt Cổ). Các vật dùng dâng vật hiến tế, lễ vật thường có thiết diện hình chữ T ví dụ như chiếc bàn Thiên của người Việt để cúng trời đất Tam Thế  mang hình ảnh của một Trục Thế Giới. Chiếc bàn thờ dâng vật hiến tế có hình chữ T cũng thấy trong Hán ngữ Shì (thị) ở dạng giáp cốt văn có nghĩa là bầy tỏ, tỏ rõ (lòng biết ơn tới Tam Thế).
Hán ngữ shì (thị) (Wang Hongyuan.)
Chữ Shì nguyên thủy có hình bàn thờ hình chữ T diễn tả Trục Thế Giới. Về sau trên có nét ngang chỉ tế vật. Cuối cùng vẽ thêm hai chân hai bên, theo Wang Hongyuan ba nét quanh chữ T là để cho cân bằng và cho đẹp (!).
Lưu ý chữ thị ở dạng chữ triện trông giống thiết diện bổ dọc của một chiếc trống đồng có Trục Thế Giới  trên có để lễ vật.
Trong mộ của bà Tân Truy (Lady Dai) ở Mã Vương Đồi, Trường Sa, Hồ Nam có một tấm phướn đám ma hình chữ T diễn tả Tam Thế và Trục Thế Giới dùng để hướng dẫn hồn bà về Thượng Thế.
Hình của David Buck vẽ chi tiết tấm phướn đám ma hình chữ T diễn tả Tam Thế có Trục Thế Giới để hướng dẫn hồn bà Tân Truy về Thượng Thế ở trong ngôi mộ cổ ở Mã Vương Đồi, Changsha (Trường Sa) ( Fagan, copied from Changsha Mawangdui Yihao Hanmu 1973).
Người Điền khi để các hình tượng liên quan tới tế lễ, hiến tế trên mặt trống hay dùng trống làm vật đựng vỏ ốc sứ là dùng các vật này làm Trục Thế Giới dùng như một vật dùng để dâng cúng vật hiến tế, lễ vật tức một thứ bàn thờ Tam Thế,  một thứ bàn thiên…
Trục Thế Giới là một nét chính trong văn hóa Điền cũng thấy qua tục người Điền chôn người chết theo chiều thẳng đứng (4) giống như một số tộc ở Trung Nguyên Việt Nam dựng quan tài người chết thẳng đứng dựa vào một cây trụ hay một thân cây.
.Trưng bầy vật biểu của các tộc: như các hình bò, hươu, hổ…
.để dâng lễ vật như bò, dưới một góc cạnh các con bò này có thể là một thứ tế vật.
.Trưng bầy một cảnh linh thiêng, quí giá nào đó như
-Hiến tế
Nhiều vật đựng vỏ ốc sứ trên nắp diễn tả cảnh hiến tế người như đã thấy ở trên nơi phần trống đồng dùng làm vật đựng vỏ ốc sứ.
-Tế lễ.
Trên nắp vật đựng vỏ ốc sứ diễn tả cảnh tế lễ:
Một vật đựng vỏ ốc sứ trên nắp diễn tả một cảnh tế lễ phóng lớn, Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam (ảnh của Michelle Mai Nguyễn).
.một cảnh sinh hoạt nhân sinh như chiến trận, săn bắn, dệt vải…
Như thế vật đựng vỏ sò nếu có dùng dưới hình dạng trống đồng hay nhiều trống đồng chồng lên nhau mang một khuôn mặt chính là Trục Thế Giới để dâng lễ vật tới Tam Thế.
Một câu hỏi cần phải trả lời nữa là các vật đựng này thường đựng vỏ ốc sứ (nên tôi mới gọi là vỏ ốc sứ chứ không gọi là vỏ sò). Như thế vỏ ốc sứ phải là một lễ vật chính, tối quan trọng, tối thiêng liêng. Ốc sứ mang ý nghĩa biểu tượng gì?
Ốc sứ (nguồn http://arcticboy.arcticboy.com)
Ốc cowrie là một thứ ốc biển vỏ giống hệt như đồ sứ nên còn gọi là ốc sứ porcelaina, miệng ốc trông giống âm hộ nên dân dã Việt Nam gọi là ốc l…  Hiện nay thường được hiểu theo nghĩa duy tục, ốc sứ dùng làm tiền, báu vật thuở xưa. Cách giải thích vỏ ốc sứ dùng làm tiền, báu vật này không thuyết phục được ở đây vì vào thời Vương quốc Điền đã đúc được các đồ đồng tinh xảo như thế này không còn là thời kỳ dùng vỏ ốc vỏ sò làm tiền nữa. Trong mộ các vị vua chúa, ngoài các vật đựng vỏ ốc sứ còn có không biết bao nhiêu vàng bạc châu báu, ngọc ngà quí hơn tiền, hơn của báu bằng vỏ ốc vì thế vỏ ốc sứ không thể dùng làm tiền, của báu cho các vị vua chúa Điền về bên kia thế giới để tiêu xài hay làm báu vật. Vỏ ốc sứ ở đây phải mang một ý nghĩa biểu tượng triết thuyết, tín ngưỡng nhất là khi chúng được đựng trong các vật thờ tự có hình thạp đồng, trống đồng là những vật diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, biểu tượng cho Vũ Trụ giáo. Người Điền sống quanh Điền Trì lại tôn thờ một thứ ốc biển, như thế ốc sứ phải là một thứ mang ý nghĩa thiêng liêng. Vậy ta phải hiểu ốc sứ dưới lăng kính duy thần, mang ý nghĩa biểu tượng tín ngưỡng. Thật vậy ốc sứ này thấy trong sự thờ phượng của nhiều tộc ở châu Á, Nam Đảo, Châu Phi, châu Mỹ… Ốc sứ với phần lưng phồng lên trống như một cái bụng đang mang thai và ở phía bụng, khe miệng mang hình ảnh âm hộ nên mang nghĩa sinh tạo, tái sinh tức một nghĩa chính của vòng sinh tạo của Vũ Trụ giáo. Đây là lý do ốc l… được dùng với ý nghĩa tín ngưỡng thấy khắp thế giới. Hãy lấy một ví dụ ở một số tộc ở Ấn-Độ thờ ốc sứ. Phụ nữ ở một vài tộc ở Ấn-Độ này đeo vòng cổ, hoa tai bằng ốc sứ hay hình ốc sứ để cầu mắn sinh, được may mắn (may là hên vì được nhiều bổng lộc, phẩm vật từ trời ban cho và mắn là đẻ nhiều). Như vậy ốc sứ mang nghĩa sinh tạo, tái sinh của Vũ Trụ giáo mang hình ảnh nòng, âm, bộ phận sinh dục nữ đựng trong vật đựng liên hệ với trống có một khuôn mặt nọc, trống, bộ phận sinh dục nam. Ốc sứ âm đựng trong trống dương mang nghĩa nòng nọc, âm dương  nguyên lý căn bản của Vũ Trụ Tạo Sinh, của Vũ Trụ giáo. Vì thế mà trong Mộ Số 6 của vị vua Điền để các vật đựng vổ ốc sứ này là cầu chúc cho ông được tái sinh hay về miền hằng cửu theo triết thuyết của Vũ Trụ giáo.
  1. Trống đồng
Trước hết, như đã nói trống đồng Điền rất lu mờ so với vật đựng vỏ ốc sứ. Trống đồng Điền có những chức vụ nằm ngoài chức vụ chính của một trống thờ biểu tượng cho Vũ Trụ giáo dùng trong các giáo vụ tế lễ Tam Thế, vũ trụ trời đất, hiến tế của đại tộc Đông Sơn.
Những chức vụ chính của trống đồng Điền:
.Một số tác giả cho rằng trống đồng được người Điền sử dụng trong chiến trận (4). Điểm này thích hợp với tính võ biền của Vương quốc Điền. Đây là một chức vụ đã muộn nghiêng về duy tục mà các trống của đại tộc Đông Sơn cũng có (nhà Trần dùng trống đồng làm trống trận).
.Hiện nay các nhà khảo cổ Trung Quốc xếp trống đồng vào mục âm nhạc (1).  Đây là một quan niệm muộn, theo duy tục dùng trống đồng làm nhạc cụ trong các lễ hội và gần đây dùng nhiều trong văn hóa du lịch. Cách đánh trống hiện nay ở Nam Trung Hoa và Việt Nam cũng vậy. Chính thống cách đánh trống đồng phải theo đúng luật nòng nọc, âm dương là đầu âm, đầu hở, rỗng của dùi trống đánh (đâm) thẳng từ trên xuống dưới vào mặt trời dương ở tâm mặt trống cho âm dương giao hòa, khơi động lên quá trình Vũ Trụ Tạo Sinh như thấy trên trống đồng âm dương Hoàng Hạ (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).
.Trống dùng làm vật đựng vỏ ốc sứ như đã nói.
.Trống đồng Điền được dùng như một Trục Thế Giới, không còn là trống nữa. Các vật hiến tế, tế vật thường đứng trên hay chung quanh một chiếc hay nhiều trống nhỏ chồng lên nhau ở tâm trống dùng như một Trục Thế Giới.
Một vật đựng vỏ ốc sứ diễn tả một cảnh hiến tế người có ba trống đồng nhỏ chồng lên nhau diễn tả  Trục Thế Giới thân trống nối dài (nguồn 1).
So sánh với cảnh hiến tế người có Trục Thế Giới đã thấy ở hình vật đựng vỏ ốc sứ trên nắp có các hình tượng diễn tả một cảnh hiến tế (206 BC-25 AD, khu mộ Số 20, Trại Thạch Sơn) đã nói ở trên, ta thấy rõ trăm phần trăm cây trụ do 3 trống nhỏ chồng lên nhau tương đương với Trục Thế Giới.
Một lần nữa cho thấy ở đây là trống đồng Điền có một khuôn mặt chính dùng làm Trục Thế Giới.
.Trống đống Điền không còn là trống mà là vật dùng làm đế trưng bầy một khía cạnh văn hóa hay sinh hoạt nhân sinh.
Một trống đồng Điền trưng bầy cảnh nhẩy múa hát ca. Mặt trống không có các trang trí và mặt trời thường thấy (nguồn 1).
Lưu ý mặt trống không có trang trí và hình mặt trời có nọc tia sáng thường thấy mà chỉ có hình đĩa tròn ở tâm trống diễn tả chỗ để một vật gì hay nếu nhìn theo Vũ Trụ giáo thì đây có thể là đĩa tròn diễn tả không gian hoặc mặt trời nòng đĩa tròn.
. Trống đồng mạ vàng.
Trống mạ vàng coi như là một vật thờ, một báu vật, một tài vật nhưng không còn dùng như một trống (bộ gõ) dùng trong giáo vụ (gõ thì bong hết lớp mạ vàng).
Trống mạ vàng (nguồn 1).
. Trống đồng mang văn hóa Điền.
Một số những trống có trang trí mang bản sắc văn hóa Vương quốc Điền khác hắn với văn hóa của đại tộc Đông Sơn. Thường thường trống Điền loại này
-không giữ đúng đạo gốc Vũ Trụ giáo là còn giữ đúng nguyên lý nòng nọc, âm dương đề huề hoặc diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo một cách giản dị, bình dân, dễ hiểu như  đã thấy ở trên.
-Các hình vẽ không theo lối vẽ quang tuyến Xray mà vễ theo lối tự nhiên (naturalistic) thông thường.
Một phần mặt trống Điền vẽ một cảnh sinh hoạt nhân sinh thường ngày với lối vẽ tự nhiên (nguồn: 3)
Hình trên cho thấy các hình vẽ theo lối tự nhiên không theo cách vẽ quang tuyến, thấy rõ nhất là qua hình các con cò bay khác hẳn với các hình cò trên trống của đại tộc Đông Sơn vẽ theo cái nhìn quang tuyến.
-Các hình tượng, trang trí không theo qui ước lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, Vũ Trụ Tạo Sinh chính thống. Ví dụ:
./ Trên mặt trống có gắn tượng hình ba chiều nên không lật ngược lên được để dùng như một vật mang âm tính như cồng, nồi, vật đựng chất lỏng nên trống không còn mang nghĩa nòng nọc, âm dương. Hơn nữa khi lật ngược lên các tượng nổi gắn ở mặt sẽ bị gẫy và để lại những lỗ hổng trên mặt trống nên trống không còn dùng làm vật đựng chất lỏng được nữa.
./một trống còn giữ vóc dáng trống Cây Nầm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) có bốn tượng cóc/ếch.
Một trống Điền có bốn tược cóc/ếch nằm sát mặt trời, ở vùng đất dương và chuyển động theo duy âm tức theo chiều kim đồng hồ (nguồn 1).
Những con vật này thay vì nằm ngoài mép trống, vùng đất âm có nước lại ngồi xa vào trong mặt trống gần mặt trời, điểm này không bao giờ thấy ở trên các trống đồng nòng nọc, âm dương chính thống của đại tộc Đông Sơn.  Giả sử người Điền để các con vật này gần sát mặt trời tức ở vùng đất khô, dương vì muốn diễn tả các con vật này mang dương tính, tức chúng là những con cóc sống trên đất khô. Nhưng chúng lại chuyển động theo chiều âm tức theo chiều kim đồng hồ thay vì thường thường con cóc mang dương tính chuyển động theo duy dương tức theo chiều ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời. Những con vật này chuyển động theo chiều âm, mang tính âm tức con ếch. Rõ ràng con vật này mang hai khuôn mặt ếch/cóc, nòng nọc, âm dương đối nghịch nhau, thật là chéo cẳng ngỗng. Các tượng cóc ếch trên trống Điền cũng khác các tượng này trên trống của đại tộc Đông Sơn như nhỏ con hơn, thế tục hơn, không có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh…
Điểm này cho thấy trống này không chính thống, thuộc loại trống muộn, trống rỏm, trống lai căng lấy từ một văn hóa khác nên không rành qui luật nòng nọc, âm dương.
./ Thuyền
Thường thuyền trên trống Điền là thuyền thế tục không có bóng dáng thuyền phán xét linh hồn như trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và các trống họ hàng, không thấy các thuyền có đầu và đuôi thuyền dưới dạng lưỡng hợp rắn- chim, nòng nọc, âm dương  như trên trống của đại tộc Đông Sơn.
Ở một vài trống khác trên trụ trống có hình thuyền đi cùng với hình bò, chim. Thông thường thuyền chỉ có ở vùng nước trên tang trống. Đây là các diễn tả thuyền không theo qui ước, không chính thống.
Giả dụ ta cứ nhìn theo qui ước thì hình thuyền trên thân trống (trụ trống) tức Trục Thế Giới là thuyền đi lại được cả Tam Thế.  Ở đây thuyền có người thuyền trưởng trần truồng là người cõi nước,  cõi âm  có một khuôn mặt biểu tượng cho cho Hạ Thế. Bò ở trên trụ trống tức ở trên Trục Thế Giới  thưởng mang nghĩa của một tế vật có thể dâng cúng tới Tam Thế  nhưng nhìn theo Vũ Trụ Tạo Sinh thì bò ở đây có thể dùng làm biểu tượng cho Trung Thế và chim ở đây (đáng lý ra phải là chim bay) biểu tượng cho Thượng Thế. Như thế chim, bò, thuyền trên trụ trống biểu tượng cho Tam Thế. Ta thấy theo cách diễn tả không chính thống, kiểu dân dã, “bình dân học vụ” không theo qui ước này cho biết thân trống (trụ trống, eo trống) là một phần Trục Thế Giới thông thương Tam Thế. Tuy nhiên, nếu đúng là như vậy, thì các diễn tả bình dân học vụ rất muộn này  có một điểm hữu ích là nó xác thực cho thấy trăm phần trăm thân trống là Trục Thế Giới đúng như cách gỉải phẫu trống đồng trong chương Cơ Thể Học Trống Đồng của đại tộc Đông Sơn của tôi (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).
Đây là trống Điền kiểu của đại tộc Đông Sơn nhưng đã muộn và không chính thống.
./Trên chân trống có hình thú, chim nhưng theo nguyên tắc Hạ Thế là cõi âm, tăm tối thường không có trang trí gì cả.
-Hình tượng và chữ viết (hoa văn) sai lệch ngữ pháp của chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.
Trên mặt một trống có hình người cưỡi ngựa đi cùng với các tượng cóc ếch hoàn toàn cọc cạch. Người cưỡi ngựa diễn tả hình tượng võ biền trong khi tượng cóc ếch diễn tả sấm mưa (thường là bốn con diễn tả chuyển động bốn phương trời) hay mang nghĩa sinh tạo (nếu là hai con cõng nhau hay 6 con).
Ở trống trên ta thấy các vành có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nọc mũi mác (mũi tên, răng cưa, răng sói) bên trong có rất nhiều nọc chấm thay vì trên các trống của đại tộc Đông Sơn bên trong chỉ có một chấm (dương nguyên tạo), hai chấm (lửa) và ba chấm hình tháp (đất dương). Phần lớn người thú vật, các “hoa văn” trên trống Điền có rất nhiều chấm thay vì các chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.
-Trống có các thú, chim biểu của Vương quốc Điền mà ở các trống của đại tộc Đông Sơn không có như chim bìm bìm, hổ, báo, chó, thỏ, cây cỏ…  và thường không có hình cò bay, chim biểu của, bầu trời, khí gió ứng với khuôn mặt Hùng Vương bầu trời Tạo Hóa.
-Trên một số trống có các tượng nổi trên mặt và ở tâm trống nên trống hoàn toàn không còn là trống nữa mà chỉ là một vật dùng làm vật biểu tượng.
-Trống thường diễn tả các cảnh thế tục của giới vương quyền hay nhân sinh.
. . . . . .
.Trống đồng còn giữ nguyên vẹn văn hóa của đại tộc Đông Sơn.
Những trống này giữ đúng truyền thống của những trống của đại tộc Đông Sơn. Những loại trống này theo thể loại trống Việt (Yue style) và thường là Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I.
Điểm chính yếu nhất là mặt trống còn có hình cò bay.
Trống đồng giống hệt trống của đại tộc Đông Sơn trên mặt có hình cò bay (nguồn 1).
Đây có thể là loại trống do tước đoạt được của các tộc trong Bách Việt qua chiến lợi phẩm, có được do cống vật, giao thương hay do một tộc có gốc Bách Việt trong Vương quốc Điền chế tạo ra. Điểm này có thể thấy qua hình vật chim cắt thấy trên vật đựng vỏ ốc sứ và chiếc rìu đầu chim mỏ cắt ở trên. Chim cắt là chim Rìu, chim Việt, chim biểu của Viêm Đế, Viêm Việt. Chim cắt cũng thấy trên trống Duy Tiên và trên đuôi thuyền ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và các trống họ hàng. Hình ảnh rắn đơn giản cũng thấy trên trống đồng Điền ở đầu các mũi thuyền như ở trên các trống của đại tộc Đông Sơn muộn. Không có dạng lưỡng hợp chim trong miệng rắn như ở đầu mũi thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Với chim cắt và rắn nước, như thế Vương quốc Điền có một tộc thuộc ngành Viêm Đế-Thần Nông. Tộc này có thể đã làm ra các trống theo thể loại trống Việt thấy trong các trống Điền.
Tóm lại nhìn tổng quát riêng về trống đồng ở địa bàn Vương quốc Điền có hai loại trống: một là thuộc loại Điền (Dian Style) thấy nhiều ở Vân Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên và Hồ Nam, trong đó miền trung tâm Vân Nam và miền tây Quảng Tây có nhiều nhất. Trống Điền thường nhỏ, đường kính mặt trống nhỏ hơn tang trống.
Trống đồng Điền và những vật đựng liên hệ với trống đồng mang sắc thái Điền thường diễn đạt theo cách “du mục”, đơn giản, dân gian, đôi khi duy tục, đôi khi bình dân học vụ, không tinh tế, không bác học, không chính thống, không qui ước theo qui luật của nòng nọc, âm dương lưỡng hợp, theo Vũ Trụ giáo, theo Dịch lý như trống của đại tộc Đông Sơn. Trống Điền thường là trống khá muộn.
Hai là có một ít trống giống trống của đại tộc Đông Sơn tức theo kiểu Việt (Yue style). Những trống này có được có thể là do cướp đoạt qua chiến lợi phẩm qua cống vật, giao thương hay do các tộc trong Vương quốc Điền vốn có gốc Bách Việt chế tạo ra.
Trống thuộc loại trống kiểu Việt thường lớn, mặt to hơn tang và thân với kỹ thuật đúc và trang trí tinh vi hơn. Tuy nhiên những trống kiểu Việt thấy trong địa bàn Vương quốc Điền thường là trống khá muộn không tinh tế, không tuyệt kỹ lắm và không diễn tả trọn vẹn triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh như trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Như thế khó có thể nói rằng trống đồng Điền đã là nguồn cội ảnh hưởng tới trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn như các học giả Trung Quốc hiện nay rêu rao. Những trống tôi nhìn thấy ở Viện Bảo Tàng Vân Nam không có một trống nào so sánh được với trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và những trống họ hàng.
.Văn hóa đồ đồng Điền và văn hóa đồ đồng của đại tộc Đông Sơn.
Văn hóa đồ đồng Điền có thể ảnh hưởng tới các đồ đồng của các tộc Bách Việt lân bang với Vương quốc Điền hay cũng có thể xuôi dòng sông Hồng đi xuống ảnh hưởng lên văn hóa Đông Sơn ở vài nơi ở miền bắc Việt Nam hoặc cũng có thể những đồ đồng Điền đã được mang ra ngoài lãnh thổ Điền qua giao thương hay đi theo chân những người Điền vì một lý do gì đó phải bỏ xứ ra đi… Ở Lào Cay tại biên giới Việt-Hoa vào năm 1993-94 đào tìm thấy 19 trống đồng ở trên bờ sông Hồng thì có 6 chiếc thuộc loại trống Điền (Phạm 1997;45-59) và ở Hưng Yên đào tìm được trống Dong Xa vào năm 1997 thuộc loại trống Điền trọn vẹn nhất thấy ở Việt Nam cũng ở bên bờ sông Hồng. Chỗ tìm thấy trống cách một quan tài gỗ chừng 700m. Những đồng tiền kim loại Trung Hoa trong quan tài cho thấy mộ vào khoảng thế kỷ thứ nhất Trước Tây Lịch (2). Ngoài ra các đồ đồng ở vùng Sông Cả cũng có hình bóng văn hóa đồ đồng Điền (4).
Xa hơn nữa trống Đìền cũng thấy ở Thái Lan, Myanma (Miến Điện) với nguồn gốc không rõ.
Trống Beelaerts, Chiengmai, Thái Lan (nguồn 3).
Thân trống này có hình bò kiểu bò Điền và có các vành có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là ba vòng tròn đồng tâm có nọc chấm thường thấy ở trống Điền.
Tuy nhiên giao lưu văn hóa phải nhìn hai chiều (chứ không phải chỉ một chiều như các nhà khảo cổ học Trung Quốc hiện nay rêu rao). Hiển nhiên văn hóa Đông Sơn cũng có thể ảnh hưởng lên văn hóa đồ đồng Điền, trống đồng Điền qua các tộc Bách Việt lân bang với Vương quốc Điền ở Vân Nam hay trực tiếp từ Bắc Việt Nam  ngược sông Hồng đi lên.
So sánh ta thấy về vật tổ, ngoài những chim thú thấy nhiều mang hình bóng vật tổ riêng của văn hóa Điền như chim bìm bìm, chim cốc, hổ, báo, thỏ… không thấy trên trống Đông Sơn, ta cũng thấy một số các chim thú khác như chim cắt, chim trĩ, hươu, bò, rắn, cóc/ếch thấy trên trống đồng Điền thì cũng thấy trên đồ đồng Đông Sơn. Dĩ nhiên chúng có những nét riêng của mỗi nền văn hóa. Xin lấy một vài ví dụ:
.Chim cắt, chim biểu của ngành mặt trời Viêm Đế.
Như đã thấy chim cắt biểu tượng cho thần mặt trời Viêm Đế ở rìu Việt và ở vành chim bay trên một vật đựng vỏ ốc sứ Điền. Chim cắt cũng thấy trên trống Duy Tiên, ở đuôi thuyền trên trống Ngọc Lũ I và các trống họ hàng. Tuy nhiên ở những đồ đồng Điền khác ta cũng thấy chim biểu của mặt trời là con chim ó hay diều hâu mang tính võ biền du mục.
Hình chim thú trên đồ đồng Điền trong đó có hình chim ó hay diều hâu có hình mặt trời trên người, Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam (ảnh của tác giả).
Như thế ta thấy rõ chim cắt của Điền giống như thấy trong văn hóa Đông Sơn là của văn hóa nông nghiệp của Bách Việt. Nó có thể là của phần văn hóa nông nghiệp của Điền hay Điền đã lấy hoặc bị ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp Bách Việt. Còn chim mặt trời ó, diều hâu là của phần văn hóa du mục võ biền của Điền.
.Chim trĩ
Như  đã thấy ở trên, chim trĩ ở tang trống của trống đồng ở dưới của một vật đựng vỏ ốc sứ Điền biểu tượng cho không gian, bầu trời gió ứng với ngành Nòng Thần Nông tương đương với các chim trĩ thấy trên mái nhà ở trống Ngọc Lũ I. Ở đây các con chim trĩ trên đồ đồng Điền chứng thực rõ ràng, chỉ cho biết các con chim trĩ trên một căn nhà mái cong ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là căn nhà đó thuộc đại tộc gió, thiếu âm (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á) .
.Hươu sừng
Như đã thấy hình khắc và tượng nổi ba chiều hươu sừng trên thân trống của một vật đựng vỏ ốc sứ và nhiều hình tượng hươu sừng khác trong các cảnh săn bắn trong đồ đồng Điền. Ở đây ta thấy hình ảnh hươu thường mang hình ảnh duy tục trong khi hình hươu trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, Miếu Môn I, Phú Xuyên đều mang tính cách thú biểu, vật tổ và mang triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).
.Bò sừng
Một trong những điểm tiêu biểu nhất của văn hóa Điền là bò rất được tôn thờ. Ta cũng thấy bò trên thân trống Đông Sơn như trống Đồi Ro và một hai trống khác.
Hình bò trên thân trống Đồi Ro trên người có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que (Nguồn Nguyễn Văn Huyên).
Trên trống của đại tộc Đông Sơn bò ở thân trống có thể là một con thú hiến tế vì như đã biết thú vật trên trụ trống tức Trục Thế Giới có một khuôn mặt là tế vật. Dĩ nhiên văn hóa của đại tộc Đông Sơn cũng có sự hiến tế. Hơn nữa bò không phải là thú biểu của văn hóa của đại tộc Đông Sơn sông nước nông nghiệp (thường phải là trâu) nên bò dùng làm tế vật là chuyện hợp lý. Ở một trống đồng Điền ở trên ta đã thấy có cảnh đâm bò hiến tế. Bò làm tế vật có ở cả hai nền văn hóa nên có thể không phải ai lấy của ai. Tuy vậy, nếu ta so sánh hình bò Điền và hình bò Đông Sơn ta thấy có nhiều chi tiết khác nhau. Ở trống Đồi Ro, trên người bò có viết rất nhiều chữ viết nòng nọc vòng tròn-que trong khi bò trên trống Điền chỉ có những chấm (nọc dương). Như thế rõ ràng hai hình bò có thể mang nghĩa khác nhau trong việc dùng tế lễ hay cách diễn tả khác nhau theo văn hóa khác nhau. Nếu nhìn dưới lăng kính Vũ Trụ Tạo Sinh, bò của đại tộc Đông Sơn có nọc chấm, nọc que và vòng tròn có chấm hay chấm vòng tròn còn mang ý nghĩa nòng nọc, âm dương của cả họ, cả hai ngành trong khi bò Điền chỉ có chấm nọc chỉ mang nghĩa ngành nọc dương.

Như thế bò Điền chỉ biểu tượng cho một tộc, một ngành dương mà thôi và bò của Đông Sơn có thể riêng rẽ không ảnh hưởng lẫu nhau.
Về thuyền, như đã thấy thuyền ở trên vùng nước ở tang trống trên một vài trống đồng Điền giống như những thuyền ờ trên tang trống của đại tộc Đông Sơn. Tuy nhiên thuyền trên trống Điền chỉ là những thuyền mang ý nghĩa muộn như dưới hình thức thuyền đua trong lễ hội nước, thuyền dùng trong phương tiện chuyển chở. Những thuyền có mang triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo thì được diễn tả rất thô thiển, không theo qui ước, sai luật nòng nọc, âm dương, rất rỏm, mang tính cách bắt chước nhưng không tới.
Hình thuyền trên một trống đồng Điền (nguồn 1).
Ví dụ hình thuyền trên trống nảy có mũi hình thủy quái trông như miệng cá kiếm, cá sấu… biểu tượng cho nước trong miệng có hình chim đứng biểu tượng cho lửa, ý muốn diễn tả lưỡng hợp nòng nọc, âm dương (?). Nhưng ta thấy rõ cách diễn tả này rất bình dân học vụ so với hình chim lao vào miệng rắn nước ở đầu mũi thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Ở đây thuyền mang hình bóng một chiếc thuyền đua trong một lễ hội nước không phải là  thuyền phán xét linh hồn trong Vũ Trụ giáo. Ở đuôi thuyền trước cũng có hình chim thành thử hình chim trong miệng mũi thuyền hình thủy quái chưa hẳn đã mang ý nghĩa lưỡng hợp trong Vũ Trụ giáo…
Ngược lại ta không thấy những nét đặc thù của văn hóa Điền như du mục, võ biền, hiếu chiến với cảnh cưỡi ngựa, kỵ binh, săn bắn, chăn nuôi, hiến tế người một cách tàn bạo, man rợ… trên đồ đồng của đại tộc Đông Sơn. Điều này cho thấy văn hóa đồ đồng của đại tộc Đông Sơn nghiêng nhiều về duy lý, trí tuệ, triết thuyết không bị ảnh hưởng bởi văn hóa đồ đồng Điền mang tính du mục, võ biền, duy tục.
Như thế trống đồng Điền mang một sắc thái riêng. Điều này cũng thấy rõ qua sự phân loại trống của các nhà khảo cổ Trung Quốc. Họ chia trống đồng nam Trung Hoa ra làm hai hệ thống: hệ Vân Nam- Quảng Tây (có loại trống mang mầu sắc Điền) và hệ Quảng Tây-Quảng Đông (nghiêng nhiều về trống Lạc Việt Zhuang).
Tóm lại, riêng về tương quan giữa trống đồng của Vương quốc Điền và của đại tộc Đông Sơn, ta thấy trống đồng Điền thuần túy là một tộc mang sắc thái riêng và trống của đại tộc Đông Sơn mang một sắc thái riêng. Trống Điền và trống Việt của đại tộc Đông Sơn là hai loại trống khác nhau.
Các học giả Trung Quốc ngày nay và Watson trước đây (1970: 60) cho rằng tất cả các loại trống ở Đông Nam Á đều xuất phát từ Vân Nam. Các khảo cứu khảo cổ học ở Việt Nam và nhiều nơi khác cho thấy điều này gần như hoàn toàn không đúng như vậy (Glover and Syme 1993; Ha 1980, 1994, Higham 1996, 2002; Mc Connell and Glover  1990; Pham 1996, 2003; Pham et al 1987; Sorensen 1979, 1988). Tôi cũng đã chứng minh như vậy (xem Trống Đồng Của Đại Tộc Việt hay của Trung Hoa?). Như đã thấy trống Điền không thể là nguồn gốc của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Những trống đồng loại Việt của đại tộc Đông Sơn thấy trong các ngôi mộ cổ Điền là những trống nhập cảng từ miền Bắc Việt Nam. Những trống này thường là trống khá muộn. Ambra Calo cũng xác nhận điểm này: “The Dong Son drums found in the Dian burials are likely to have been imported from the Dong Son region of north Vietnam. The Dong Son drums in the Dian burials correspond to the Dong Son types A IV, B II-III” in the Vietnamese classification” ( Pham et al, 1987) (Trống Đông Sơn  tìm thấy trong những nơi chôn cất Điền có lẻ thật ra đã dược nhập cảng từ miền Đông Sơn, Bắc Việt Nam. Trống Đông Sơn trong những nơi chôn cất Điền đáp ứng với loại Đông Sơn A IV, B II-II) trong cách phân loại của Việt Nam (2). Loại trống A IV, B II-III là trống khá muộn.
Về trống đồng, tôi sẽ khai triển thêm về chi tiết trong các bài viết về Trống Đồng Nam Trung Hoa sắp tới.
Kết Luận
Văn hóa đa tộc Vương quốc Điền
Qua các đồ đồng Điền ta thấy Vương quốc Điền có nhiều tộc với sự hỗn hợp của nhiều nền văn hóa trong đó văn hóa du mục và nông nghiệp là hai nét chính. Nền văn hóa sông nước nông nghiệp có lẽ là nền văn hóa bản địa, văn hóa gốc của Vương quốc Điền vì họ sống quanh vùng Điền Trì (Dianchi). Hán ngữ Điền 滇 (國) viết với bộ thủy cho thấy họ có gốc nước sống quanh hồ Điền. Các đồ đồng và trống Điền thường có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình hai vòng tròn có chấm (nước dương) hay ba vòng tròn có chấm. Nếu đọc ba vòng tròn có chầm thì có nghĩa là Khôn dương. Nếu đọc theo hai vòng tròn và vòng tròn có chấm (có một nghĩa là mặt trời sinh tạo) thì là mặt trời nước sinh tạo. Văn hóa du mục, võ biền có thể có gốc từ một tộc Việt ngành Lửa Viêm Việt vì người lập quốc Điền là Trang Kiểu vốn là Sở Việt hay du nhập từ các vùng lân bang phía tây Vân Nam hay từ “phương xa” vào.
Sau 500 năm, Vương quốc Điền biến mất, không biết họ đi đâu, không để lại một dấu vết. Điểm này cho thấy văn hóa Điền phần du mục, võ biền đã bị chùi xóa đi khi Vương quốc Điền xụp đổ bởi sự vùng dậy của chính phần văn hóa sông nước nông nghiệp của Vương quốc Điền và của Đại Tộc Việt chung quanh. Tộc Điền vẫn ở đó không đi đâu cả, họ chuyển qua văn hóa nông nghiệp chỉ là chuyển đổi thể chế văn hóa mà thôi. Giới lãnh đạo có gốc võ biền hay du nhập văn hóa du mục ngoại lai vào khi bị dân bản địa có văn hóa nông nghiệp tiêu diệt thì văn hóa võ biền du mục biến mất theo.
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc gần đây tìm thấy dưới đáy Điền Trì dấu tích của những tòa nhà cổ và một số cổ vật Điền cho rằng một trận động đất lớn đã xẩy ra và chôn vùi Vương quốc Điền xuống đáy hồ. Điều này khó mà tin được.
Văn hóa Điền và văn hóa Bách Việt có những điểm chung:
Như đã thấy văn hóa Điền và Bách Việt có nhiều điểm giống nhau:
Vũ Trụ giáo
Đồ đồng Điền và Đông Sơn đều có những vật diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Vũ Trụ giáo.
Riêng về trống đồng nòng nọc, âm dương và các vật biến cải từ trống đồng ta thấy Vương quốc Điền cũng diễn tả Vũ Trụ giáo nhưng Vũ Trụ giáo trong trống Điền diễn tả không chính thống, duy tục. Vương quốc Điền chính yếu chỉ dùng trống đồng lấy theo những khuôn mặt võ biền của trống đồng nòng nọc, âm dương trong triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh như:
-Dùng làm vật đựng dưới hình thứcTrục Thế Giới để dâng lễ vật, trong đó có sự hiến tế người dâng cúng thần mặt trời, cho thần chiến tranh, tôn vinh chiến thắng với cảnh chiến trận, cảnh tàn sát kẻ thù…
Trống đồng dùng như một Trục Thế Giới cũng thấy trong trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Như đã biết thân trống là một phần Trục Thế Giới.
Ngoài ra cả trống đồng cũng dược dùng như một Trục Thế Giới đi kèm với ý nghĩa sinh tạo, tái sinh của Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Ví dụ trống đồng dùng mai táng tro than hay đầu người chết và trống đồng lớn hay dưới dạng trống minh khí dùng làm vật tùy táng. Các vật này ngoài nghĩa sinh tạo, tái sinh của Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) còn dùng với nghĩa Trục Thế Giới để đưa hồn người chết về Thượng Thế [như đã thấy thiết diện đứng của trống đồng nòng nọc, âm dương có hình chữ T mang ý nghĩa Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) và Trục Thế Giới].
Điểm khác biệt là người Điền đã dùng khuôn mặt Trục Thế Giới của trống theo duy tục dưới hình thức các vật đựng vỏ ốc sứ hay các trống minh khí chồng lên thành cột trụ hay làm chân đế cho Trục Thế Giới.
-Dùng trống đồng như một biểu tượng sức mạnh quân sự, oai quyền như các cảnh cưỡi ngựa, kỵ binh.
-Dùng trống đồng nòng nọc, âm dương như một thứ trống trận để báo tin hay thúc quân.
-Dùng trống đồng như một vương biểu, tài sản quốc gia nên mới mạ vàng trống đồng.
-Những trống còn giữ truyền thống của đại tộc Đông Sơn thường là trống khá muộn hay đã không theo qui ước chính thống.
-không có chim nông, không thường thấy bóng dáng cò.  Đây là hai chim biểu chính của ngành nòng âm Thần Nông. Họ có chim cắt, chim trĩ mang dương tính ăn khớp với khuôn mặt võ biền thích hợp với ngành nọc dương Viêm Đế.
Chúng ta rút tỉa được gì từ khảo cổ vật của Vương quốc Điền?
Sau đây là những điểm chính yếu bằng vàng rất hữu ích ta rút tỉa ra được từ đồ đồng Điền:
1. Truyền thuyết và cổ sử Việt
Đồ đồng Điền đã giúp kiểm chứng lại những khám phá của tôi về truyền thuyết và cổ sử Việt và cho thấy rất đúng:
-Chim cắt
Chim cắt là vật tổ tối cao của ngành nọc dương, mặt trời thái dương Viêm Đế tức Viêm Việt đối ứng với chim nông của ngành nòng âm không gian Thần Nông tức Thần Việt của đại tộc Việt (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Vành chim Cắt như đã thấy ở trên một vật đựng vỏ ốc sứ của Vương quốc Điền biểu tượng cho Thượng Thế và rìu Việt “yue ax” đầu chim cắt xác thực chim cắt là chim Việt, vật tổ tối cao ở cõi tạo hóa, sinh tạo của ngành Nọc thần mặt trời Viêm Đế của Đại Tộc Việt, Bách Việt (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
-Rìu Việt
Qua khảo cổ vật của Vương quốc Điền ta thấy và sờ được cây Rìu Việt “yue ax” đầu chim mỏ cắt.
Hình vẽ chi tiết Rìu Việt “yue ax” đầu chim mỏ cắt,  đầu hai phần mỏ có “phụ đề” hai lưỡi rìu nhỏ nhấn mạnh cho biết là chim mỏ rìu, phần sau đầu biểu tượng cho mũ sừng. Con mắt mang hình ảnh mặt trời (nguồn 1).
Lưu ý với hai lưỡi rìu nhỏ ở mỏ chim thì rìu này không thể dùng như một dụng cụ để chặt, đẽo thông thường mà đây phải là một thứ rìu thờ, rìu biểu tượng cho một tộc, một đại tộc, một ngành Rìu tức Đại Tộc Việt, Bách Việt.
Đúng trăm phần trăm chim cắt là chim Rìu, chim Việt, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế. Viêm Đế có họ Khương (Sừng) có chim biểu là chim mũ Sừng, Mường ngữ gọi là chim Khướng (biến âm của Khương) và Anh ngữ gọi là Hornbill (chim mỏ sừng). Việt có một nghĩa là Rìu thì phải hiểu Rìu Việt là Rìu mỏ chim Rìu, chim Cắt. Việt là một đại tộc của thần mặt trời Viêm Đế. Việt là Rìu, là rìu chim Cắt, chim Rìu.
– Việt là đại tộc Người Mặt Trời Thái Dương.
Việt là một đại tộc của thần mặt trời Viêm Đế. Như thế ta suy ra ngay Việt là đại tộc Người Mặt Trời Thái Dương ngành Viêm Việt thần mặt trời Viêm Đế. Các cách giải thích khác của từ Việt không liên hệ tới Rìu Việt chim cắt, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế đều theo nghĩa suy diễn từ chương và sai lệch.
Người Việt là Người Mặt Trời ngành thần mặt trời Viêm Đế.
– Vương quốc Điền liên hệ với Viêm Việt ngành Viêm Đế.
Vương quốc Điền có rìu Việt “yue ax” dầu chim cắt và vật tổ chim cắt như thế họ có một tộc Viêm Việt hay có thể họ vốn gốc là một tộc của Đại Tộc Việt (người lập quốc Điền là Trang Kiểu người Sở Việt). Nếu đúng như thế, tộc Viêm Việt này làm liên tưởng tới 50 Lang Hùng theo mẹ Âu Cơ lên núi thuộc ngành Nọc Lửa Viêm Đế mang tính võ biền. Có một điểm rất đáng chú ý dù cho đây có thể chỉ là trùng hợp đi nữa là Hùng Vương ngành Nọc Viêm Đế bị An Dương Vương ngành Nòng Thần Nông tiêu diệt và để lại rất ít chứng tích lịch sử ngoài trống đồng nòng nọc, âm dương. Điểm này giống hệt như Vương quốc Điền đã biến mất một cách bí mật chỉ còn thấy qua các đồ đồng Điển. Phải chăng Vương quốc Điền võ biền (dính dáng với Hùng Vương ngành Lửa Viêm Việt Viêm Đế) đã bị thay thế bởi một tộc Việt thuộc ngành Nòng Nước (An Dương Vương ngành Nước Nông Việt Thần Nông) nên văn hóa Vương quốc Điền võ biền bị văn hóa nông nghiệp thay thế.
-Truy tìm dấu tích Hùng Vương ngành nọc Lửa Viêm Đế.
Dù gì đi nữa, vì cùng ngành Viêm Đế, ta có thể dùng các chứng cứ khảo cổ học của Vương quốc Điền để làm một thứ kim chỉ nam truy cứu Hùng Vương ngành Lửa thần mặt trời Viêm Đế.
Trường hợp, nếu không phải là một tộc Việt ngành Lửa thì Vương quốc Điền vốn là một tộc của Bách Việt ngành Nước có văn hóa nông nghiệp về sau vì địa thế ở “ngã tư quốc tế” nên họ hội nhập văn hóa du mục, võ biền hay bị xâm chiếm bởi một tộc du mục võ biên khác. Yếu tố du mục võ biền, hiếu chiến trở thành ngự trị trong văn hóa Vương quốc Điền.
Ngược lại nếu họ là một tộc riêng thì họ đã chịu ảnh hưởng hay giao lưu văn hóa với các tộc Bách Việt sống vậy quanh họ.
……
2. Về trống đồng
Trống Điền cho thấy:
-Trống đồng Điền có hai thể loại Điền và Việt. Trống Điền mang sắc thái của trống của đại tộc Đông Sơn thường là trống khá muộn và du nhập từ các vùng Đông Sơn vào, không phải do Điền làm ra.
-Trống đồng của Vương quốc Điền đã kiểm chứng, xác thực lại cho thấy sự Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á của tôi đúng trăm phần trăm. Trống đồng là trống nòng nọc, âm dương diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, là trống diễn tả triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, là trống  biểu của Vũ Trụ giáo, là bộ Dịch đồng và là bộ sử đồng của Đại Tộc Việt, Bách Việt. Trống Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I là trống Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) trong có Trục Thế Giới (thân trống kéo dài theo hai chiều)…. Sự phân loại trống đồng của tôi theo Vũ Trụ Tạo Sinh trong đó trống Nguyễn Xuân Quang VI tức Heger I là trống Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) đúng trăm phần trăm.  Vật đựng vỏ ốc sứ hình trụ ống xác thực cho thấy trống đồng có loại hình trụ ống Nguyễn Xuân Quang II giống vật đựng này biểu tượng cho cực dương/tượng Lửa (trong khi trống moko của Nam Dương hình trụ có eo ở giữa mang âm tính của tộc Nước mang hình ảnh của búa thiên lôi hình trụ).
Ta đã thấy rất rõ trống đồng Điền cũng diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh. Nhưng người Điền đã dùng trống đồng theo nghĩa duy tục, nghiêng nhiều về văn hóa du mục, lấy trống đồng dùng làm một chức vụ chính là Trục Thế Giới để dâng cúng tế vật qua các vật đựng vỏ ốc sứ và dùng trống đồng làm chân các Trục Thế Giới hay vật kê các tế vật hay vật, người hiến tế. Người Điền nhìn trống đồng nòng nọc, âm dương theo diện duy tục, hiến tế trong khi người Đông Sơn dùng trống nặng về ý nghĩa triết thuyết, bác học.
-Trống đồng nòng nọc, âm dương là trống của Bách Việt toàn gồm vùng Đông Nam Á, Nam Trung Hoa và ngay cả những tộc ở lân bang với Bách Việt mà chịu ảnh hưởng của văn hóa trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Mỗi tộc có trống đồng nòng nọc, âm dương diễn tả theo sắc thái, bản thể của tộc mình [như liên bang Văn Lang, Đại Tộc Việt  có trống Đông Sơn có hình Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) gồm bốn tộc chính là tộc Nước có trống Nước Lạc Việt ở Nam Trung Hoa ; tộc Gió có trống Gió Karen; tộc Lửa có trống Lửa moko Nam Dương, hay dưới hình thức các vật đựng vỏ ốc sứ hình trụ ống của Điền; tộc Đất có trống Đất ở các vùng cao Việt Nam…]. Các tộc nằm ngoài chịu ảnh hưởng văn hóa Đông Sơn có trống đồng có pha thêm bản sắc địa phương của tộc đó như điển hình là tộc Điền. Ngoài ra trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn cũng thay đổi tùy thời điểm làm ra trống.
-Trống đồng Điền được các nhà khảo cổ Trung Quốc hiện nay ngang nhiên phổ biến cho thế giới biết là nguồn cội của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn, không thể nào thuyết phục được.
Trống Điền mang nặng sắc thái văn hóa du mục, võ biền của văn hóa Điền thuộc hệ thống trống Quảng Tây-Vân Nam chỉ là một chi, một tộc trống biểu tượng cho một tộc, một chi tộc không thể nào có thể đẻ ra hay có ảnh hưởng nhiều tới trống Đông Sơn biểu tượng cho cả liên bang ứng với liên bang Văn Lang Bách Việt.
Chỉ riêng một sự kiện là dùng trống đồng để diễn tả các nét văn hóa võ biền du mục của mình và dùng mặt trống để trưng bầy các cảnh của đời sống phàm tục như dệt cửi, ca hát, săn bắn… là coi thường sự thờ phượng mặt trời linh thiêng, đạo mặt trời, chủ thể của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Vì họ lấy trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn nên mới coi thường đạo mặt trời của đại tộc Đông Sơn. Họ biến cải trống đồng thành những vật đựng giống như người Tây Ban Nha đã xây cất các nhà thờ Thiên Chúa giáo chồng lên các đền đài thờ mặt trời của thổ dân Hoa Kỳ.
Một điểm nữa trống đồng không quan trọng hay chính yếu trong văn hóa Điền bằng chứng cụ thể là trong ngôi Mộ Số 6 của một vị vua Điền không để trống đồng mà chỉ để vật đựng vỏ ốc sứ biến cải từ trống đồng.
Hơn thế nữa khảo cổ học cũng cho thấy văn hóa Đông Sơn nối tiếp văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun chứ không phải một sáng một chiều đột nhiên xuất hiện, nghĩa là lấy từ bên ngoài, từ văn hóa Điền.
Đồ đồng Điền ảnh hương lên văn hóa đồ đồng Đông Sơn?
Còn vấn đề các học giả Trung Quốc cho rằng văn hóa đồ đồng Điền ảnh hưởng nên văn hóa đồ đồng của đại tộc Đông Sơn như đã thấy không vững và không thuyết phục nhiều. Ảnh hưởng văn hóa khi có sự giao lưu văn hóa phải hai chiều. Văn hóa của đại tộc Đông Sơn cũng có thể đã có ảnh hưởng lên văn hóa đồng Điền.
Như đã thấy rất rõ trống đồng mang sắc thái Đông Sơn không phải của Điền mà du nhập từ  nguồn Đông Sơn. Người Điền đã lấy trống đồng của đại tộc Đông Sơn dùng vào các chức vụ có chủ đích văn hóa của mình. Người Điền lấy trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn làm vật đựng, đồ kê, đã lấy ý nghĩa của Trục Thế Giới của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn làm Trục Thế Giới để dâng cúng tế vật, làm báu vật (mạ vàng)… Điểm này giống như Thiên Chúa giáo lấy đền đài của thổ dân châu Mỹ biến đổi thành nhà thờ hay xây cất nhà thờ trên nền móng của các đền đài của thổ dân. Cũng giống như người Tây phương lấy tượng Phật dùng để trang trí trong vườn hay nhà cửa…
Hình tượng ba chiều gắn vào vật đựng vỏ ốc sứ hay trống đồng đòi hỏi một kỹ thuật đã tiến đã cao so với các trang trí khắc lên đồng, lên sáp. Nói một cách khác những đồ đồng gắn các hình tượng ba chiều có niên đại muộn hơn các loại có trang trí khắc vào mặt đồng. Ngoài ra các hình khắc trong đó có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que diễn tả triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh còn những hình tượng Điền chỉ diễn tả khía cạnh duy tục của đời sống. Như thế đồng đồng Điền đã có sau đồ đồng của đại tộc Đông Sơn.
Sự hiện diện của một số trống Đông Sơn Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I ở Nam Trung Hoa có thể giải thích là ngoài các trống biểu chính của các tộc, các chi tộc ra, mỗi tộc vẫn còn phải tôn thờ trống biểu của liên bang ví dụ như California có cờ biểu của California hình con gấu nhưng vẫn phải có cờ hoa có sọc và sao, cờ biểu của liên bang Hoa Kỳ.
Dù gì đi nữa thì trống đồng và các vật đựng vỏ ốc sứ dùng trống đồng hay biến cải trống đồng của Vương quốc Điền đã giúp tôi kiểm chứng lại sự Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á của tôi và cho thấy rất chính xác, rất đúng nếu không muốn nói là trăm phần trăm. Chủ yếu người Điền dùng trống đồng như một Trục Thế Giới để dâng lễ vật, vật người hiến tế tới Tam Thế nằm trọn vẹn trong ý nghĩa của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn do tôi giải đọc. Trống của đại tộc Đông Sơn diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, là trống biểu của Vũ Trụ giáo với trống Nguyễn Xuân Quang VI tức Heger I là trống Cây Vũ Nấm Trụ (Cây Nấm Tam Thế, Cây Nấm Đời Sống)  có thân trống là Trục Thế Giới. Người Điền chỉ chủ yếu nhìn trống đồng dưới diện Trục Thế Giới này.
Trống đồng nòng nọc, âm dương là của Đại Tộc Việt, của Bách Việt. Mỗi tộc có một loại trống đồng mang sắc thái của tộc đó và nó thay đổi tùy theo thời đại nhưng vẫn nằm trong liên bang Văn Lang có trống biểu là trống Nấm Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I. Trống đồng Điền chỉ là một tộc nằm trong trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn mang thêm mầu sắc võ biền, du mục và không thể cho rằng trống đồng Điền là  nguồn  gốc của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn (xem bài viết Trống Đồng Của Trung Hoa hay của Đại Tộc Việt). Trống đồng Nam Trung Hoa của các tộc Bách Việt chấm dứt vào thời nhà Thanh vì khi đó phần đất nam Trung Hoa bị hoàn toàn sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, các tộc Bách Việt không còn ở dưới thể chế chư hầu phải triều cống Trung Hoa như trước. Điểm này cũng cho thấy trống đồng nòng nọc, âm dương không phải của Trung Hoa.
Tài Liệu Tham Khảo
Tài liệu tham khảo chính ngoài các tác phẩm của tác giả:
1.Zhang Zengqi, Bronze Arts of Dian Kingdom, Yunnan People’s Publishing House, Yunnan Fine`Arts Publishing House.
2.Ambra Calo –  Heger I Bronze Drums and the Relationships between Dian and Dong Son Cultures,  Interpreting Southeast Asia’s Past, Volume 2: Chapter 16, Monument, Image and Text – Google Books Result, European Association of Southeast Asian Archaeologists. International ConferenceElisabeth A. BacusIan Glover
3.A.J Bernet Kempers,  The Kettle Drums of Southeast Asia, A. A. Balkema/ Rotterdam/Brookfield, 1988.
4.Vi. Wikipedia.
read more...

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Tranh của các họa sĩ Châu Âu

Tranh của các họa sĩ Châu Âu


Anton Romako – Áo


Arnoldus Bloemers – Hà Lan





August Clement Chretien – Pháp





Amable Lenoir





Charles Amable Lenoir





Charles Borromee Aantoine Houry – Pháp





Charles Burton Barber





Charles Chaplin – Pháp





Charles Emile Jacque – Pháp





Charles Soubre – Bỉ



(Tổng hợp)
read more...

ĐỒ SỨ BLEU DE HUE TRONG SƯU TẬP VƯƠNG HỒNG SỂN



ĐỒ SỨ BLEU DE HUE TRONG SƯU TẬP VƯƠNG HỒNG SỂN

PHÍ NGỌC TUYẾN (*)

Vương Hồng Sển (1902 – 1996) là một nhà nghiên cứu văn hóa đồng thời là nhà sưu tập cổ vật nổi tiếng ở miền Nam. Suốt cuộc đời, ông đã say mê tìm hiểu và sưu tập được hàng trăm món cổ vật qúy giá gồm nhiều chất liệu khác nhau như gốm, đá, gỗ, đồng, sừng, ngà, sơn mài, vải, giấy… Trong đó, số lượng nhiều nhất, có giá trị hơn cả là đồ gốm của Trung quốc, Việt nam, Cam-pu-chia, Thái lan, Nhật, Pháp… Trong sưu tập gốm sứ của ông, chúng ta dễ dàng nhận ra các loại đồ gốm men trắng hoa lam thế kỷ XVIII được sản xuất tại Trung quốc hoặc do các nước đặt hàng Trung quốc làm với những kiểu dáng, hoa văn trang trí khác biệt, trong ấy có nhiều loại hình do các chúaViệt nam đặt hàng.

Trước khi giới thiệu về một số cổ vật gốm sứ men lam thế kỷ XVIII có ghi chữ: “Nội phủ…” và “Khánh xuân …” được làm tại Trung quốc theo Việt Nam đặt hàng trong sưu tập của Vương Hồng sển, chúng tôi xin được phép sơ lược qua vài nét về chủ nhân của nó với tấm lòng kính trọng và ngưỡng mộ về một con người đầy tài hoa, phóng túng.

Vương Hồng Sển sinh năm 1902 tại tỉnh Sóc trăng (miền tây Nam bộ) trong một gia đình làm nghề kim hoàn. Lớn lên, ông theo học tại trường Chsseloup Laubat Saigon (1919 – 1923) nay là trường Trung học phổ thông Lê Qúy Đôn. Sau khi thôi học, Oâng làm nhiều công việc ở nhiều nơi khác nhau : Thư ký trường máy ; Ký lục – phát lương (Sa đéc) ; Thư ký Sở Điền địa (Sóc trăng) ; Tòa Bố chính (Cần thơ) ; Dinh Thống đốc Nam kỳ (sài Gòn) ; Quản thủ Viện bảo tàng Quốc gia tại Sài gòn (1948 – 1964).

Trong những năm làm việc cho Nhà nước thuộc địa Pháp và chính quyền Sài gòn trước đây, Vương Hồng Sển đã bỏ nhiều công sức, chuyên tâm chăm lo nghiên cứu, sưu tầm cổ vật, nghiên cứu văn hóa, phong tục tập quán của miền Nam, tham gia hướng dẫn và giảng dạy đại học. Khi về hưu, ông tập trung viết sách, hồi ký và nghiên cứu sưu tập cổ vật của mình. Oâng cũng góp phần đáng kể trong việc xác định niên đại của một số chủng loại gốm (đặc biệt các loại gốm do Trung quốc sản xuất) và hướng dẫn kỹ năng ban đầu cho người thích sưu tập cổ vật. Nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình cùng những tác phẩm nghiên cứu của mình, lớp học trò của ông ngày nay có khá nhiều người thành đạt và nổi tiếng trên lĩnh vực sưu tầm và nghiên cứu cổ vật ở trong và ngoài nước. Nhiều công trình nghiên cứu của ông được các nhà chuyên môn đánh giá cao. Oâng đã xuất bản được 15 đầu sách có giá trị như : 50 năm mê hát (1968) ; Thú chơi cổ ngoạn (1971) ; Sài Gòn năm xưa (tái bản lần thứ 4 vào năm 1994) ; Khảo về đồ sứ cổ Trung hoa (1971,1972) ; Khảo về đồ sứ men lam Huế (1993,1994) …. Cuối đời, với lòng mong muốn sưu tập cổ vật của mình được bảo tồn lâu dài, trải qua những năm tháng gian khổ, đấu tranh với chính bản thân mình và gia đình, với bệnh tật hiểm nghèo và vượt lên tất cả, ôâng đã quyết định lập di chúc hiến tặng toàn bộ cổ vật và nhiều sách qúy hiếm cho Nhà nước.

Sau khi ông qua đời, theo quyết định của Uûy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, toàn bộ 815 trong tổng số 849 cổ vật đã được đưa về bảo quản và nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh. Là một thành viên trong qúa trình tiếp nhận bộ sưu tập cổ vật trên từ gia đình cố học giả Vương Hồng Sển theo di chúc, chúng tôi đã có một số thời gian nhất định để phân loại, sắp xếp, thống kê, đo vẽ, chụp ảnh, đối chiếu với những công trình nghiên cứu và sổ tay ghi chép cổ vật của ông. Suốt qúa trình ấy, những cổ ngoạn trong bộ sưu tập này như có sức hút kỳ lạ chúng tôi. Mỗi chiếc đĩa, tô, chén, bát, chậu, bình, ấm trà… đều là một tác phẩm nghệ thuật, là thời khắc lịch sử…

Trong sưu tập gốm sứ của cố học giả Vương Hồng Sển, có một số hiện vật thuộc loại gốm men trắng hoa lam được sản xuất tại Trung quốc do Việt nam đặt làm vào thế kỷ XVIII. Những sản phẩm này có kiểu dáng, hoa văn trang trí độc đáo và thường ghi một số chữ Hán : “Nội phủ thị trung”, “Nội phủ thị đông”, Nội phủ thị nam”, “Nội phủ thị bắc”, “Nội phủ thị đoài”, “Nội phủ thị hữu” và “Khánh xuân thị tả” (trong bài viết, chúng tôi gọi tắt là:”Nội phủ…” và “Khánh xuân…”). Những hiện vật kể trên cùng với hơn 200 hiện vật khác thuộc sưu tập Vương Hồng Sển đã được trưng bày tại một số nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà nội… thu hút đông đảo công chúng, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Để người quan tâm đến bộ sưu tập Vương Hồng Sển có những thông tin cụ thể hơn, trong phạm vi bài này, chúng tôi xin giới thiệu về một sưu tập nhỏ trong bộ sưu tập của ông, đó là sưu tập đồ gốm hoa lam “Nội phủ…” và “Khánh xuân…”.
1. Hiện vật trong sưu tập gốm sứ :

Đồ gốm sứ Việt nam đặt Trung quốc sản xuất ở thế kỷ XVIII (thuộc bộ sưu tập Vương Hồng Sển) lưu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh đều có ghi “Nội phủ…” hoặc “Khánh xuân…” tất cả có 19 món, phân loại như sau :

Nội phủ thị trung : 2 Nội phủ thị bắc : 2

Nội phủ thị nam : 2 Nội phủ thị hữu : 7

Nội phủ thị đông : 2 Khánh Xuân : 4

Để bạn đọc có một cái nhìn bao quát về loại gốm này, chúng tôi xin giới thiệu một số hiện vật cụ thể :

1.1 Đồ gốm sứ ghi “Nội phủ…”

- Tô “Nội phủ thị trung” (mang ký hiệu BTLS.15124) có đường kính miệng 19cm, cao 7cm. Chiếc tô này ông Vương Hồng Sển mua năm 1962 tại Sài Gòn. Bên trong lòng tô vẽ chữ “Thọ” hình tròn ; ngoài tô vẽ rồng 4 móng một con long mã, trên lưng con long mã có một cuốn thư và thanh bảo kiếm. Các nét vẽ trơn tru, khéo léo, chính xác ; men sáng trong ; xương gốm mỏng. Dưới đáy ghi 4 chữ Hán “ Nội phủ thị trung”.

- Tô “Nội phủ thị trung” (BTLS.15123) có đường kính miệng 17cm, cao 6,5cm, mua năm 1966. Da tô trơn, không rạn ; trong lòng vẽ chữ “Thọ” hình tròn; thành ngoài vẽ rồng 4 móng đạp chân lên đụn mây (tản vân) và một con long mã trên lưng chở cuốn thư và kiếm, dưới chân có mây. Hai con vật linh chầu nhật. Dưới đáy tô ghi chữ Hán “Nội phủ thị trung”.

- Đĩa “Nội phủ thị trung” (BTLS.15177) có đường kính miệng 11cm, cao 2,7cm. Trong lòng đĩa vẽ đề tài “lưỡng long chầu nhật”, cảnh hai con rồng đang vờn quanh một qủa cầu lửa, cạnh đó là những đám mây. Bên ngoài đĩa cũng vẽ đề tài trên, nhưng hai con rồng uốn khúc quanh co, tạo thành một vòng xung quanh thành ngoài đĩa. Dưới đáy ghi 4 chữ Hán “Nội phủ thị Trung”.

- Bộ đĩa, chén “Nội phủ thị hữu” (BTLS.15158-15161) là một bộ đĩa chén uống trà có 4 món : đĩa đựng, chén tống, hai chén quân (1) : đĩa đường kính miệng 17,5cm ; chén tống đường kính miệng 7,5cm, cao 4,5cm ; chén quân đường kính miệng 6 cm, cao 3,5cm. Các họa tiết trang trí trong mỗi cái đều vẽ hình rồng và phượng chầu chữ “Thọ” hình tròn. Con rồng được thể hiện 5 móng rất rõ ràng. Nghiên cứu về bộ trà này, Vương Hồng Sển cho rằng, đây là bộ chén trà ngự dụng do Chúa và Tuyên phi sử dụng, về sau những bộ tương tự như vậy nhường lại cho vua Lê và Hoàng hậu. Bộ chén uống trà chỉ có 2 chén quân cho 2 người là đúng nghi lễ theo cách “đối ẩm”, “song ẩm”? (2).

- Tô lớn “Nội phủ thị hữu” (BTLS.15128) là một chiếc tô khá lớn. Đường kính miệng 29,5cm, cao 8cm. Chiếc tô này ông Vương Hồng Sển mua ngày 1/1/1965 tại Sài Gòn. Tô đã bị rạn, nứt đôi chỗ. Cả hai mặt trong và ngoài vẽ rồng và phượng chầu nhật (mặt trời). Rồng 5 móng đang bay lượn ẩn hiện trong những cụm mây. Dưới đáy tô ghi chữ Hán “ Nội phủ thị Hữu”. Kích thước của tô khá lớn. Do vậy, nhiều người không đồng ý với tên gọi là “tô”. Ông Vương Hồng Sển gọi nó là “Quán tẩy” (chậu rửa mặt).

- Đĩa “Nội phủ thị đông” (BTLS.15483) có đường kính miệng 19cm, cao 2,4cm mua ngày 30/6/1960. Chiếc đĩa vẽ cả mặt trong và thành ngoài. Đề tài trang trí được thể hiện là hình ảnh của hai con lân đang vờn nhau giữa đám mây sòi. Nét vẽ điêu luyện, giúp người xem cảm tưởng như từng đường gân, bắp thịt của con lân cuộn lên, cảnh sống động, vui tươi. Dưới đáy ghi chữ Hán “Nội phủ thị đông”. Nhiều người nghiên cứu loại hình này, hầu hết cho rằng những đồ dùng ghi “Nội phủ thị đông” được dùng trong Đông cung của phủ Chúa, mà Đông cung là nơi ở của Thái tử, người sẽ thay thế ngôi vị sau này.

- Đĩa “Nội phủ thị đông” (BTLS.15484) có đường kính miệng 10,5cm, cao 2,4cm được vẽ đề tài “Mai – điểu” (chim và hoa mai). Trên gốc mai già hoa nở kín, có con chim đang đậu và nhòm ngó bắt sâu. Hai câu thơ chữ Hán rõ nét, sắc sảo :

“Vị kinh tam bạch hậu

Tiên chiếm bách hoa khôi”

(ý thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa mai trước trăm hoa)

- Chén “Nội phủ thị bắc” (BTLS.15119) có đường kính 9,5cm, cao 4,2cm. Ông Vương Hồng Sển mua ngày 5/10/1960. Trong lòng chén để men trắng, các đề tài trang trí được thể hiện ở thành ngoài chén : phong cảnh gồm 2 tòa lâu đài, phía trước có 2 cây tùng ; hai người cưỡi ngựa, theo sau có 2 tiểu đồng, tất cả đều từ phía lâu đài đi ra. Phía trước đoàn người, ngựa có một cây cầu bắc qua sông, bên kia sông xa xa là một dãy núi. Bên bờ sông, cạnh chiếc lều nhỏ, một ông già đang cất vó. Câu thơ chữ Hán ghi :

“Hoa cảng quan ngư

Giang sơn trình tú lệ

Hương thấn mã đề khinh”

(ý thơ ca ngợi vẻ đẹp của non sông đất nước)

- Đĩa “Nội phủ thị nam” (BTLS.15129) có đường kính miệng 12cm, cao 2,8cm. Trong lòng đĩa vẽ 2 con cua, 2 bông sen, 2 lá sen và một nhánh cỏ lau vươn lên cao. Thành ngoài vẽ 1 con cua, 1 lá sen và 2 nhánh cỏ lau vươn cao hơn lá sen. Đáy ghi chữ Hán : “Nội phủ Thị Nam”. Trong lòng đĩa cũng có câu thơ :

“Thanh hương trần bất nhiễm

Hoạt động y vô cùng”

(ý thơ ca ngợi vẻ đẹp và hương thơm của hoa sen)

Những đồ sứ men lam có vẽ cua, sen và đề hiệu “Nội phủ thị nam”, có phải là những đồ vật dùng trong Nội phủ mà vị trí của nó là nhà bếp của Chúa?

1.2 Đồ gốm sứ ghi “Khánh Xuân…”

Đồ gốm sứ men trắng vẽ lam có hiệu “Khánh xuân…” đặt làm tại Trung quốc vào thế kỷ XVIII cũng tương đồng về thời gian với các loại hiệu “Nội phủ” nhưng muộn hơn một chút. Sản phẩm gốm hiệu Khánh Xuân xinh xắn hơn bởi dáng, hoa văn, nét vẽ do bàn tay các nghệ sĩ tài ba. Trong sưu tập gốm sứ Vương Hồng Sển đang bảo quản và gìn giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh có 4 món. Các đề tài trang trí thường là rồng, sư tử, lân, chữ thọ, khánh… Chúng tôi xin giới thiệu 2 hiện vật tiêu biểu sau :

- Đĩa “Khánh Xuân thị tả” (BTLS.15139) có đường kính miệng 26,5cm, cao 3,8cm. Ông Vương Hồng Sển mua ngày 3/6/1959 do một người mang từ Huế vào Sài Gòn bán . Chiếc đĩa này khá lớn, nguyên vẹn. Trong lòng đĩa vẽ hình rồng 5 móng ẩn hiện trong mây và chữ “Thọ” ỡ giữa. Mặt sau của đĩa vẽ đề tài thủy ba rợn sóng. Trên sóng nước cuồn cuộn có một con long mã lớn, đầu có gạc có sừng ; phía sau long mã lớn có hai long mã khác nhỏ hơn đang chạy theo con lớn. Dưới đáy ghi chữ Hán “Khánh Xuân thị tả”.

Khi nghiên cứu hiện vật này, ông Vương Hồng Sển cho rằng, Trịnh Sâm khi đặt làm những sản phẩm này đều có dụng ý về chính trị, âm mưu thoán quyền Vua Lê. Trịnh Sâm coi mình có quyền thống soái (rồng 5 móng). Hàm ý của đề tài long mã lớn và 2 long mã nhỏ chỉ Chúa Trịnh Sâm và hai con trai, ngầm hiểu ý là Thái sư, Thiếu sư trong triều ? (4).

- Chén tống “Khánh Xuân thị ta”û (BTLS – 15118) có đường kính miệng 7cm, cao 5cm. Dáng của chén thanh thoát, vẽ màu lam hơi đậm. Đề tài trang trí là rồng, sóng nước, mây. Một con rồng lớn có 5 móng đang bay trên không trung có những làn mây. Một con rồng khác nhỏ hơn đang từ dưới biển vạch sóng trồi lên chào đón rồng lớn (không rõ mấy móng vì thân rồng còn ở dưới nước). Dưới đáy chén có chữ Hán “Khánh xuân Thị tả”.
2. Một vài nhận xét

- Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu một số hiện vật gốm sứ hiệu “Nội phủ…” và “Khánh xuân…” trong tổng số 19 món đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt nam – TP.HCM. So sánh, đối chiếu giữa số lượng hiện vật trên thực tế với số lượng mà ông Vương Hồng Sển đã viết trong sách “Khảo về đồ sứ men lam Huế” (tập thượng), chúng tôi thấy có sự chênh lệch : có 31 món(5). Để tiện theo dõi, chúng tôi lập bảng sau :


TT

HIỆU ĐỀ

SỐ LƯỢNG HIỆN VẬT TRONG SÁCH

SỐ LƯỢNG HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG


1

2

3

4

5

6

7 Nội phủ thị trung


Nội phủ thị hữu

Nội phủ thị đông

Nội phủ thị đoài

Nội phủ thị bắc

Nội phủ thị nam

Khánh Xuân thị tả

07

07

04

03

03

01

06

31 hiện vật

02

07

02

0

02

02

04

19 hiện vật



Sở dĩ có sự chênh lệch về số lượng trên đây, chúng tôi cho rằng, cuốn sách mà ông Vương Hồng Sển đã viết và hoàn thành vào năm 1972 theo lời tựa ghi ở đầu sách thì “…cuốn bản thảo cứ nằm trơ trên bàn”, do đó, qua mấy chục năm, số lượng hiện vật có sự thay đổi : đổi món này, lấy món kia của những người chơi cổ ngoạn ; bán món này, mua món khác thích hơn. Cuối đời, số cổ vật của ông thường bị con trai và con dâu lấy trộm đem bán như trong cuốn sổ tay của ông đã ghi rõ (5). Do vậy, chúng tôi thấy rằng, một số hiện vật có ghi chép, mô tả trong sách nhưng hiện tại không có, hoặc hiện vật có nhưng lại không ghi trong sách.

- Về niên đại của những loại đồ gốm này, Vương Hồng Sển và một số nhà nghiên cứu khác như : Trần Đình Sơn, Phạm Hy Tùng, Trần Đức Anh Sơn… đều cho rằng đã được làm vào thế kỷ XVIII tại Trung quốc. Niên đại này còn được khẳng định thêm bởi Hội đồng Giám định cấp Nhà nước vào đầu năm 1997 do Giáo sư Hà Văn Tấn làm Chủ tịch.

- Việc xác định chủ nhân của những đồ gốm kể trên là một việc làm khó khăn. Theo sử liệu về tình hình xã hội Việt nam thế kỷ XVIII, chúng tôi đồng ý với Vương Hồng Sển và một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là những sản phẩm do các chúa Nguyễn đặt làm tại Trung quốc để làm đồ dùng trong phủ chúa. Nhưng nói món này dùng ở chỗ này, món khác dùng ở chỗ kia… cũng cần cân nhắc thấu đáo thêm.

- Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt nam suốt hơn hai trăm năm, họ Trịnh đã mượn tiếng phò Lê để dần dần lấn lướt, tiếm quyền. Ban đầu, nhìn bên ngoài, có lẽ các chúa chưa dám đoạt ngôi vua nên đã lập ra “phủ” ; không dám xưng “cung”, xưng “điện” nhưng thực ra, mọi quyền hành hầu như đã thâu tóm hết về tay. Các chúa đã tước hết mọi thực quyền của vua Lê, quy định chế độ bổng lộc của nhà vua…Từ chỗ thành lập 3 phiên (Binh , Hộ, Thủy sư) đến chỗ thành lập 6 phiên ( Lại, Hộ, Lễ, Binh , Hình, Công) và chịu trách nhiệm cai trị đất nước. Khi mọi quyền lực chính trị, kinh tế, quân sự ở xứ Đàng Ngoài đều tập trung vào phủ chúa, họ Trịnh đã ra sức tác oai, tác quái, sống xa xỉ trên mồ hôi nước mắt của nhân dân. “Ruộng đất rơi hết vào nhà hào phú, còn dân nghèo thì không có một miếng đất cắm dùi”(7). Nội chiến liên miên, thuế khóa nặng nề, quan lại nhũng nhiễu làm cho đời sống nhân dân ngày càng sa sút nghiêm trọng.

Sau 248 năm với 11 đời chúa trị vì, năm 1786 với việc vua Lê Chiêu Thống ra lệnh đốt hoàn toàn phủ chúa đã chấm dứt vai trò của thế lực họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Từ đây, phủ chúa đã đi vào dĩ vãng. Ngày nay, tuy không còn biết phủ chúa hình dáng, kiến trúc, vị trí các khu vực trong phủ ra sao… nhưng qua những món đồ sứ ghi bằng chữ Hán và các biểu tượng hoa văn mà các chúa đã đặt làm ở Trung quốc như : “Nội phủ thị trung”, “Nội phủ thị đông”, “Nội phủ thị hữu”, “Nội phủ thị nam”, “Nội phủ thị bắc”, “Nội phủ thị đoài” và “Khánh xuân thị tả”û đã giúp chúng ta hình dung được một phần sơ đồ cùng lối sống xa hoa ở nơi phủ chúa.

Tuy chưa đồng ý với nhau nhiều vấn đề khi nghiên cứu loại gốm này, nhiều tác giả như Vương Hồng Sển, Trần Đình Sơn, Trần Đức Anh Sơn, Phạm Hy Tùng… (8), Phạm Hữu Công (9) đã có những phác họa một sơ đồ đơn giản về Nội phủ theo kiểu đăng đối như sau:
Nội phủ

thị bắc

Nội phủ Nội phủ Nội phủ Khánh xuân Nội phủ

thị tây (Đoài) thị hữu thị trung thị tả thị đông

Nội phủ

thị nam

Theo sơ đồ trên, Vương Hồng Sển ; Trần Đình Sơn… cho rằng, những mô típ, hình thức trang trí, đồ dùng nơi phủ chúa có những nét riêng nhất định:

Nội phủ thị trung (tập trung chính điện) là nơi sinh hoạt của chúa, đề án trang trí là rồng 5 móng và mây.

Nội phủ thị hữu (điện bên phải) là nơi dành cho Chánh phi, các đề án trang trí thường là rồng và phượng.

Nội phủ thị đông (điện phía đông) là nơi ở của các Hoàng tử, các đề án trang trí thường là lân, chim, hoa, mây.

Nội phủ thị nam (điện phía Nam) là nơi trù viện (bếp), thường được trang trí các đề án có hoa sen, cua, vịt…

Nội phủ thị đoài (điện phía Tây) dùng để trang trí phong cảnh.

Nội phủ thị bắc (điện phía Bắc) là nơi ở của các phi tần, trang trí bằng các đề án hoa cúc.

Khánh xuân thị tả (điện mừng xuân) thường dùng các đề án trang trí như rồng và 2 con lân…

Việc đoán định và đặt vị trí cho từng loại kể trên, tôi cho là có cơ sở. Nhưng trên thực tế, trong một vài sưu tập tư nhân có những món đồ gốm với đặc diểm về dáng, men ,đề tài trang trí, nét vẽ… thuộc về những loại kể trên, nhưng chỉ ghi hai chữ “Nội phủ” hoặc không ghi chữ nào?

- Những sản phẩm gốm sứ mang hiệu “Nội phủ…” và “Khánh xuân…” được làm vào thế kỷ XVIII, lúc đó là những đồ dùng cao cấp xa xỉ nơi phủ chúa. Những vật dụng này đã được các chúa Đàng Ngoài đặt làm vào đúng thời kỳ thịnh đạt huy hoàng của các lò gốm sứ Trung quốc. Mỗi sản phẩm là sự kết hợp tài tình của các nghệ nhân bởi những bộ óc sáng tạo và bàn tay khéo léo. Gần ba trăm năm qua đi, những sản phẩm độc đáo ấy hiện nay còn quá ít (kể cả trong hai bảo tàng lớn của Việt Nam là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà nội) và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh. Một phần (có lẽ không nhỏ), những cổ vật quý giá này hiện vẫn nằm rải rác trong dân và một số nhà sưu tập tư nhân ở trong và ngoài nước. Những cổ vật mà chúng tôi giới thiệu trong bài này cũng là một phần rất nhỏ (cả về số lượng và loại hình), nhưng đã góp phần quan trọng cho việc vẽ ra một mảng màu cho bức tranh gốm Việt Nam trong lịch sử.

- Cái đẹp của gốm “Nội phủ…” và “Khánh xuân…” trong sưu tập này, trước hết phải nói về dáng. Việc tạo dáng cho gốm loại này có xu hướng nhỏ, gọn, xinh xắn. 19 cổ vật kể trên không có cái nào to lớn, cồng kềnh. Hơn nữa, dáng của gốm không có những chi tiết phụ hay đắp nổi cầu kỳ, rườm rà. Gốm được tạo dáng đơn giản, các góc không gãy đột ngột mà mở rộng và lượn vòng, cung độ lớn. Nhìn phong cách tạo dáng của gốm sứ trong sưu tập của Vương Hồng Sển, thoạt nhìn ta thấy cảm giác gần gũi với gốm hoa lam thời Lê. Tuy nhiên, có thể nói, gốm loại này về kiểu dáng có chứa đựng những nét tinh tế của dáng gốm Trung hoa và Việt : hài hòa, giản đơn…

- Sau yếu tố tạo dáng phải kể đến các hoạ tiết trang trí trên gốm “Nội phủ…” và “Khánh xuân…”. Các đề tài trang trí thường là rồng, phượng, lân, vịt, chim, mây, sóng nước, hoa mai, hoa sen… Đặc biệt, hình tượng rồng, phượng, lân… có nhiều trong các cổ vật trên đây. Con rồng có thân hình mềm mại, ẩn hiện trong mây trời. Hình dáng, râu tóc, mặt mũi, nanh vuốt và đuôi rồng rất giống với rồng trang trí ở triều Nguyễn sau này, khác hẳn với rồng Trung quốc. Rồng trong sưu tập gốm sứ này có 2 loại 4 móng và 5 móng – biểu tượng của vương quyền.

- Nghệ thuật trang trí được sử dụng bằng cách vẽ trực tiếp trên xương gốm. Đây là cách vẽ rất khó về bố cục, đường nét. Một nét vẽ xuống là vĩnh viễn không bao giờ thu lại được. Do vậy, đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao, điêu luyện và tất nhiên sản phẩm ra đời không cái nào giống cái nào. Đó mới là điều độc đáo, có giá trị cao trong nghệ thuật. Các nét vẽ sau khi nung chảy, chỗ thì mờ nhạt, chỗ thì đậm nét… làm cho gốm cứ lung linh, huyền ảo.

- Sản phẩm gốm “Nội phủ…”û và “Khánh xuân…” trong sưu tập Vương Hồng Sển tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở các bảo tàng khác và các nhà sưu tập đều thuộc những cổ vật qúy giá bởi giá trị lịch sử, văn hoá và nghệ thuật của nó. Những sản phẩm này có lẽ chỉ được đặt hàng vài lần và có số lượng không nhiều, kể cả trong các sách nghiên cứu gốm của Trung quốc cũng không thấy đề cập đến gốm “Nội phủ…”û và “Khánh xuân…”(9)ï. Và có lẽ cũng vì thế mà các loại đồ gốm nói trên đến nay đã trở nên rất hiếm hoi. Trước thực tế đó, việc sưu tầm, giữ gìn, bảo quản các hiện vật thuộc loại gốm “Nội phủ…” và “Khánh Xuân…” lại càng cần thiết. Có được sưu tập hiếm hoi đồ gốm thuộc loại trên đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt nam – TP.HCM, chúng ta thêm trân trọng cố học giả Vương Hồng Sển – người đã dành nhiều thời gian và công sức cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc.

Chú thích:

(1) : Khi uống trà, trà được rót từ bình trà vào chén tống, sau đó từ chén tống lại rót vào các chén quân – chén quân nhỏ hơn chén tống.

(2) : Vương Hồng Sển – Khảo về đồ sứ men lam Huế – Quyển thượng – NXB TP. Hồ Chí Minh – TP. Hồ Chí Minh, 1993, trang 134.

(3) : Vương Hồng Sển – Đã dẫn, trang 142.

(4) : Vương Hồng Sển – Đã dẫn, trang 144,145.

(5) : Gồm có 14 cuốn sổ ghi chép cổ vật, hiện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh đang lưu.

(6) : Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập I. NXB Giáo dục. H. 2000. Trang 395.

(7) Trong cuốn : “Đồ sứ men lam Huế” , những trao đổi học thuật, NXB Thuận hóa, Huế, 1997, tr. 181,182 ; 202,203 ; 232,233 ; 254,258.

(8) : Phạm Hữu Công – Thông báo khoa học số 2 – Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.137.

(9) Trong bài viết, cúng tôi có sử dụng “Đề cương trưng bày” và “Tóm tắt thuyết minh sưu tập Vương Hồng Sển” của Bảo tàng LSVN – TP. HCM.

(*) Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
read more...

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Sơn Thủy Họa

Sơn Thủy Họa

đăng 21:29 31-07-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 21:52 15-12-2013 ]
Tranh sơn thủy hay Tranh phong cảnh là những bức tranh vẽ lên cảnh quan sông, núi khi thì hùng vĩ, khi thì tĩnh lặng. Đây là loại tranh tiêu biểu nhất của Trung Quốc.
Để thể hiện được một ngọn núi hay một dãy núi thì các hoạ gia phải có góc nhìn từ rất xa để bao quát toàn cảnh. Vì vậy, tranh sơn thủy thường chia thành 3 chủ đề/bố cục: Cao Viễn, Bình Viễn và Thâm Viễn.
Còn nước trong tranh có khi là khe suối trên núi hay là một khoảng thác ghềnh, một khúc sông nước mênh mong tuỳ theo bố cục chung của bức tranh. Dưới đây là ba bố cục chính của tranh sơn thuỷ.
1) Cao Viễn
Tranh phong thủy theo bố cục cao diễn hiện ra trước mắt ta một phong cảnh cao cả và hùng vĩ. Núi được dùng làm nội dung chủ đạo. Trong tranh ta thấy đỉnh núi cao vút, trùng trùng điệp điệp và được nhìn từ rất xa, toàn cảnh thể hiện từ đỉnh núi trải dài xuống dưới; tiêu điểm/điểm nhấn của bức tranh có thể thay đổi và xuất hiện từ đỉnh núi xuống chân núi. Bên dưới là hai bức theo bố cục cao viễn.
 



《秋山晚翠圖》五代 關仝 
Thu sơn vãn thúy đồ - Quan Đồng (Ngũ Đại)


谿山行旅圖  北宋 范寬 
Khuê Sơn Hành Lữ Đồ - Phạm Khoan (Bắc Tống)

2) Bình Viễn

Tranh Bình Viễn vẽ ra trước mắt ta một phong cảnh mênh mong, xa xăm. Chữ Bình ẩn chứa hai nghĩa là bằng phẳng và yên bình. Núi trong tranh không cao, tác giả dùng phần Thủy làm nội dung chủ đạo nên ta sẽ thấy bức tranh mênh mong sông nước và xa xa là dãy núi lô nhô, chập chùng hay bên cạnh là một phần của ngọn núi cao. Trong tranh thường có cảnh con thuyển và ngư phủ hay các "ông tiên" đang chơi cờ, bình thơ ở các mỏn đá.


《秋江待渡图》元 盛懋
Thu giang đãi độ đồ - Thịnh Mậu (Nguyên)



《洞庭渔隐图》元 吴镇
Đổng Đình Ngư Ẩn Đồ - Ngô Trân (Nguyên)


3) Thâm Viễn

Phong cảnh nhìn từ trên cao xuống thể hiện không gian sâu rộng. Tranh thường hiện ra các thung lũng, hang động trong núi nên mang vẽ u tịch, huyền bí hoặc hiểm trở; là những nơi mà các ẩn sĩ hay tìm đến để lánh đời!


《玉洞仙缘图》明 仇英 
Ngọc Đổng Tiên Duyên Đồ - Cừ Anh (Thời Minh)




《杏花茅屋图》明 唐寅 
Hạnh Hoa Mao Ốc Đồ - Đường Dần (Minh)




Hoa điểu họa

đăng 20:54 20-07-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 06:56 02-04-2015 ]
Hoa Điểu Họa 花鳥畫 rất phong phú và đa dạng. Nội dung của thể loại này là chim chóc, hoa cỏ hay các loài vật. Tùy theo sở thích hay sở trường của họa gia mà họ chọn một hoặc một vài loài vật cụ thể để sáng tác.


清 陳書 歲朝麗景 
Tuế triều lệ cảnh - Trần Thư (thanh) 

    Ý nghĩa biểu trưng của tranh Hoa Điểu: 
    Để hiểu về tranh hoa điểu ta cần biết qua các ý nghĩa biểu trưng của các loại hoa cỏ, loài vật theo quan điểm, phong tục của người Trung Hoa. Thông thường người ta phân nội dung tranh Hoa Điểu ra thành các chủ đề, trong mỗi chủ đề các họa gia sẽ vẽ một hoặc một số vật biểu trưng để gửi gắm tình cảm, tâm tư của mình vào đó. Dưới đây là các chủ đề chính của tranh hoa điểu. 

a/ Hoa Hủy:
    Hủy 卉 là tên gọi chung các thứ cỏ. Như kì hoa dị hủy 奇花異卉 hoa kì cỏ lạ. Hoa Hủy là nói chung về các loài hoa cỏ, cây cối làm nội dung chính trong bức tranh. 

    Hoa có một địa vị rất đặc biệt trong đời sống văn hóa. Hoa có thể làm đại diện cho một nước gọi là Quốc Hoa. Mỗi loại hoa phổ biến thường biểu trưng cho một ý nghĩa trong đời sống tinh thần, hội họa cũng lấy đó mà làm nguồn cảm hứng sáng tác. Ý nghĩa biểu trưng thường dựa vào hai đặc điểm chính, hoặc là do bản thân điều kiện sống trong thiên nhiên hay vẽ đẹp của chúng, hoặc là do tên gọi (phát âm) của nó khiến ta liên tưởng tới sự tốt đẹp trong cuộc sống. 
    Ý nghĩa biểu trưng của một số loại hoa, trái và cây cối thường thấy trong hội họa Trung Hoa: 

  • Hoa Mẫu Đơn: ngoài vẽ đẹp lộng lẫy, rực rỡ vốn có, hoa mẫu đơn còn tượng trưng cho sự phú quý. 
  • Hoa Sen: ngoài nét đẹp tinh khiết, giản dị, Sen còn nói lên cái bản chất 'gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn' 
  • Trái Đào tiên: thể hiện sự tường tồn, đắc thọ. 
  • Cây ngô đồng: trong thi ca, cây ngô đồng thuộc loại cây quí phái, hoa của nó là “vương giả chi hoa”. Còn thân cây thì to lớn sừng sửng giữa trời. 

Hoa Mẫu Đơn



Cây Ngô Đồng nở rộ trước sân điện Hữu Vu, kinh thành Huế. 
Nghe nói cây Ngô Đồng này được nhà Nguyễn mang từ Quảng Châu về trồng.


    Tứ Quân Tử 四君子: đây là chủ đề nổi bậc nhất và được nhiều người ưa thích trong nhóm tranh Hoa Hủy. Tứ Quân Tử là bốn loài Mai, Lan, Trúc và Cúc梅蘭竹菊. Mỗi loại có một đức tính đặc trưng và rất gần với các đức tính của người Quân Tử theo quan điểm Nho Giáo. 
  • Mai: hoa mai nở rộ vào đầu xuân sau khi đã chịu đựng cái giá lạnh của mùa đông. 
  • Lan: diễm kiều mãnh mai, hoa của nó lâu tàn có hương thơm kính đáo 
  • Trúc: thân cây ngay thẳng, thể hiện tinh thần tiết tháo trước gió mưa nghiệt ngã. 
  • Cúc: sau khi trải qua một đợt nắng khắc nghiệt của mùa hè nhiều loại rụng lá trơ trọi vào mùa thu thì cúc lại đua nhau nở hoa, tô điểm cho đời bằng nhiều màu sắc khác nhau. 

四君子 Tứ Quân Tử 

    Ngoài ra, Cúc và Mai còn được ca ngợi cùng với cây Tùng. Người xưa gọi là Tuế hàn tam hữu 歲寒三友 (ba người bạn khi trời lạnh). Mặc dù trong mùa sương tuyết các cây khác đều không chịu đựng nổi, sơ sát nhưng Tùng, Cúc, Mai vẫn sừng sửng tốt tuơi. 



b/ Trùng Ngư 蟲魚 

    Các loài ong, bướm, cá tôm ... gọi chung là Trùng Ngư cũng là những nguồn cảm hứng để các họa gia sáng tác. 

錢選 - 荷塘早秋图 
Hà Đường Tảo Thu Đồ - Tiễn Tuyển


紅鯉魚 Hồng Lý Ngư 



c/ Điểu Thú 鳥獸 
    Tranh vẽ các loài Gia cầm, Gia súc và các Động vật hoang dã được xếp vào chủ đề Điểu Thú. 


寫生珍禽圖 - 黃荃 
Tả Sinh Trân Cầm Đồ - Hoàng Thuyên (Ngũ Đại) 


八駿圖 - 郎世寧
Bát Tuấn Đồ - Lang Thế Ninh
c/ Linh Vật 靈物 
    Linh: là thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần 神, khí tinh anh của khí âm gọi là linh 靈, ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các vật cùng loài với nó vậy. Người là giống linh hơn cả muôn vật, con kỳ lân, con phượng hoàng (phụng), con rùa, con rồng gọi là tứ linh 四靈 (bốn giống linh trong loài vật) Người ta cũng gắn cho mỗi con vật một hay một vài ý nghĩa nào đó, phần lớn là do niềm tin về tín ngưỡng. 


龍鳳呈祥
Long Phượng Trình Tường


    Tuy có những tiểu loại về tranh Hoa điểu nhưng khi sáng tác, các Họa gia hay kết hợp cây cỏ, điểu thú, trùng ngư lại để tạo nên một chủ đề nào đó cho bước tranh có một ý nghĩa riêng. 


陈之佛 鹤寿图
Trần Chi Phật - Hạc Thọ Đồ


Công bút họa

đăng 21:23 14-07-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 22:22 20-07-2013 ]
Công Bút Họa được chia thành 2 loại:
a/ Bạch miêu họa 白描畫
Bạch miêu họa hay Công bút bạch miêu 工筆白描 là những bức tranh vẽ đường nét rõ ràng, chi li, dùng đơn sắc. Loại tranh này xuất hiện rất sớm ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam thời chiến quốc. 
Bức Ngũ Mã Đồ của Lý Công Lân 
thời Bắc Tống đánh dấu cho sự phát triển toàn diện của thể loại này.


Một con ngựa trong số Ngũ Mã Đồ

Bức Vân Long Đồ của Trần Dung là một ví dụ khác của thể loại này.


《雲龍圖》 南宋 陳容 
Vân Long Đồ - Trần Dung (Nam Tống) 

b/ Trọng thải họa 重綵畫
Trọng thải họa hay Công bút trọng thải 工筆重綵 là loại tranh lấy ngũ sắc làm quan trọng. Việc phối màu và đường nét đạt đến mức tinh vi, sắc sảo. 




閑情 – 趙國經、王美芳 
Nhàn tình – Triệu Quốc Kinh và Vương Mỹ Phương

Có thể nói trọng thải họa tạo nên sức quyến rũ mạnh mẽ, đặc biệt thể loại này thường dùng để vẽ mỹ nhân hay các bức tranh hoa lá cây cỏ đầy sắc màu.

芙蓉錦雞圖
Phù Dung Cầm Kê Đồ
Tống Huy Tông (Nam Tống)

Tả ý họa

đăng 08:07 14-07-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 22:23 20-07-2013 ]
Miêu 描 : Phỏng vẽ, nghĩa là trông bức vẽ nào hay chữ nào mà vẽ phỏng ra, viết phỏng ra cho giống vậy. Tả 寫: Phỏng theo nét bút. Như vẽ theo tấm ảnh đã chụp ra gọi là tả chân 寫真, vẽ theo hình vóc loài vật sống gọi là tả sinh 寫生. 
Ý 意: Ý chí. trong lòng toan tính gì gọi là ý. Trong văn thơ có chỗ để ý vào mà không nói rõ gọi là ngụ ý 寓意. 

Như vậy: 
Miêu tả là dùng nét vẽ hoặc lời văn mà vẽ lại, viết lại những điều mình thấy. 
Tả ý là Phỏng bằng nét bút theo ý chí của mình. 

Tả ý họa寫意畫 là phỏng vẽ một bức tranh theo ý của tác giả. Loại tranh này ngày nay còn gọi là Tranh Ấn Tượng, có các đặc điểm: 
- Tác giả dùng phép cường điệu để tạo sự thu hút mà không phải tuân theo qui tắc nào; 
- Bức tranh trực tiếp biểu hiện cảm xúc, cá tính của tác giả;
- Đường nét, bố cục của bức tranh có thể là đại khái gọi là đại tả ý họa 大寫意畫 hoặc chi tiết gọi là tiểu tả ý họa 小寫意畫
大寫意畫
Đại tả ý họa


李白行吟圖 - 宋 梁楷 
Lý Bạch Hành Ngâm Đồ - Lương Khải đời Tống


六祖斫竹图 - 樑楷
Lục Tổ Chước Trúc Đồ; - Lương Khải

Với những đường nét đơn sơ, Lương Khải tiên sinh họa nên hai nhân vật nổi tiếng đồng thời cho ta thấy được cái hồn của nhân vật trong tranh.
小寫意畫
Tiểu tả ý họa


明 朱瞻基 武侯高卧图 
Minh Chu Chiêm Cơ - Vũ Hầu Cao ngọa đồ

Bức trên vẽ con chim chi tiết, nhành cây thì đơn sơ. Bức dưới vẽ khóm trúc và gương mặt của nhân vật chi li hơn so với tranh Đại tả ý họa. 

Bích Họa

đăng 07:32 14-07-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 20:48 21-07-2013 ]
Bích Họa xuất hiện từ rất sớm trong đời sống thời thượng cổ của người Trung Quốc. Thể loại tranh này có thể chia làm ba nhóm lớn:
1/ Mộ thất bích hoạ. 墓室壁畫 
Các nhà khảo cổ phát hiện nhiều bức bích họa có trên các lăng tẳm, ngôi mộ cổ từ thời đại Tần - Hán. Nội dung bức tranh thường thể hiện các hình ảnh về tâm linh hoặc về các sự kiện, nhân vật…. 



玄武圖 
Huyền vũ đồ 



徐顯秀墓壁畫 
Từ Hiển Tú mộ bích hoạ 



2/ Đôn Hoàng bích họa 敦煌壁畫 

Đặc biệt trong thể loại này có một loạt tranh về Phật giáo được phát hiện trong 492 hang động ở trung tâm thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc gọi là Đôn Hoàng Bích họa 敦煌壁畫. 


3/ Vĩnh lạc cung bích hoạ 永樂宮壁畫 
Đại diện cho thể loại bích họa được vẽ trong các cung thất. Đây là nơi trình bày nhiều bức tranh trên tường, khởi thủy xây dựng ở trấn Vĩnh Lạc (thuộc tỉnh Sơn Tây) từ năm 1240 thời nhà Nguyên, đến năm 1358 toàn bộ công trình cơ bản hoàn thành.




Thủy mặc họa

đăng 07:00 14-07-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 17:34 18-07-2013 ]
Thuỷ mặc hoạ  là loại tranh truyền thống của Trung Quốc, còn gọi là Quốc Họa (tức Tranh Nước Trung Quốc) và nó lan truyền sâu rộng trong các nước ở Châu Á. Xưa, mực chỉ có màu đen, ta hay gọi là mực tàu, nhưng ngày nay mực có nhiều màu sắc nên tranh thủy mặc tăng thêm sự quyến rũ và phong phú. Tranh Thủy mặc được vẽ trên giấy hoặc lụa có thể treo lên vách hoặc cuộn lạ thành cuốn nên rất tiện cho việc cất giữ và bảo quản. Có những bức tranh thủy mặc được người chết "mang theo" trong mộ của mình mà đời sau khai quật phát hiện được.
Các họa gia vẽ tranh thủy mặc nổi tiếngVương DuyTô Đông PhaTề Bạch ThạchTừ Bi Hồng

王维诗意图
Vương Duy Thi Ý Đồ
蘇軾疊嶂詩圖 
Điệp Chướng Thi đồ - Tô Thức

Sơ lược các thể loại tranh Trung Quốc

đăng 01:28 11-07-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 17:33 18-07-2013 ]
    
Hội 繪 là vẽ, Họa 畫 là bức tranh. Hội họa là vẽ một bức tranh. Về từ ngữ thì đơn giản là vậy nhưng để thưởng thức một bức tranh Trung Quốc, trước tiên ta cần biết qua các thể loại tranh. Tuy nhiên, việc phân loại tranh cũng có nhiều cách. Qua tìm hiểu tôi xin phân loại tranh theo ba tiêu chí chính sau:

1/ Phân loại theo chất liệu:
    
    Căn cứ theo chất liệu tạo nên bức tranh thì có hai loại chính:
    a/ Thủy Mặc Họa 水墨畫: Thủy nghĩa là nước, mặc nghĩa là mực. Tranh thủy mặc (đôi khi gọi trại là Tranh Thủy Mạc) là tranh vẽ bằng mực nước.
    b/ Bích Họa 壁畫:  là loại tranh được vẽ trên tường, nó xuất hiện từ rất sớm trong đời sống thời thượng cổ của người Trung Quốc. 


2/ Phân loại theo kỹ pháp
      Kỹ thuật và phương pháp hội họa Trung Quốc rất đa dạng. Dưới gốc độ tổng quát, có hai kỹ pháp 技法 (lấy thủ pháp làm cơ sở) chi phối nền hội họa Trung Quốc và cũng là phương pháp hội họa đặc thù của Phương Đông, đó là: 

    a/ Tả Ý họa 寫意畫:  là phỏng vẽ theo ý của tác giả, loại tranh này ngày nay còn gọi là Tranh Ấn Tượng    b/ Công Bút họa 工筆畫: Là những bức tranh được vẽ tỉ mi công phu và chi tiết, chú trọng vào kỹ thuật. 


3/ Phân loại theo nội dung
    Về nội dung Hội hoạ Trung Hoa thể hiện ba phạm trù bao quát:

    a/ Hoa Điểu họa: Nội dung của tranh hoa điểu rất phong phú, đa dạng như chim chóc, hoa cỏ hay các loài vật. Tùy theo sở thích hay sở trường của họa gia mà họ chọn một hoặc một vài loài vật cụ thể để sáng tác.
    b/ Sơn Thuỷ hoạ 山水畫: Tranh sơn thủy hay Tranh phong cảnh là những bức tranh vẽ lên những cảnh quan sông, núi khi thì hùng vĩ, khi thì tĩnh lặng. Đây là loại tranh tiêu biểu nhất của Trung Quốc.
    c/ Nhân Vật họa 人物畫: Vẽ tranh nhận vật đã có lâu đời, xuất hiện sớm nhất có lẽ từ thời nhà Thương, đó là sự kiện trong Kinh Thư, thiên Duyệt Mệnh說命: vua Cao Tông nhà Thương mộng thấy hiền thần rồi truyền cho vẽ tranh để tìm kiếm khắp trong thiên hạ. Cuối cùng tìm gặp người giống như bức họa tên là Duyệt ở đất Phó Nghiêm, nhà vua bèn lập ông làm Tể Tướng lấy tên đất làm họ nên gọi ông là Phó Duyệt. Nhân vật trong tranh thường là các chân dung nhân vật lịch sử như Danh thần tướng lĩnh, văn nhân thi sĩ, đặc biệt là các bức mỹ nhân.

    Thông qua các nội dung trên mà các hoạ gia trình bày tác phẩm hội hoạ theo một Chủ đề cụ thể như nói về phong tục, tôn giáo tín ngưỡng, các loài vật, hoa cỏ trong thiên nhiên ... Do vậy, trong một bức hoạ có khi thì chỉ vẽ đơn thuần một nội dung, có khi thì tổng hoà các nội dung với nhau làm cho nội dung của bức hoạ phong phú và đa dạng nhưng hàm nghĩa sâu xa.
read more...